ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

45

Chương II

MỸ HỌC VÀ VĂN CHƯƠNG 

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, 

 

2. Quan hệ mỹ học với văn chương (tiếp theo)

Trong Cơ sở tư tưởng thời quá độ, tôi đă nói đến đối nghịch giữa triết học lục địa châu Âu (CP) với triết học phân tích Anh-Mỹ (AP) từng là hai ngả tư duy khác biệt. Những phê phán, tranh biện, thông giao như đánh dấu thời hậu phân tích để có thể đạt tới một ngôn ngữ chung, hiểu theo nghĩa có thể nói chuyện được với nhau.

Một mỹ học phân tích có khác biệt ra sao đối với những lư luận mỹ học đi trước hoặc những đối thủ của nó, về mặt vận động, phương pháp và thể tài. Thường nói đến triết học phân tích, người ta nghĩ ngay đến việc sử dụng toán thuật/algorithm nhằm xác định ư nghĩa và tham chiếu mọi biểu trưng trong phạm vi hoạt động; nói đến biểu trưng là nói đến nhận thức của cả biểu trưng không thuộc về chữ và lời, việc sử dụng, ngữ cảnh lẫn lịch sử của nó. Đặc trưng của mỹ học phân tích, theo một đại biểu của nó, Richard Shusterman, là hậu quả của tiếp cận phân tích ở thế kỷ XX  qua những tư trào triết học Moore, Russell, Wittgenstein, thuyết nguyên tử luận lư, thực chứng luận lư và phân tích ngôn ngữ thông tục; phân tích là chủ yếu, hơn là xây dựng những hệ thống triết học như triết học lục địa (CP). Tuy nhiên, không phải mọi nhà tư tưởng phân tích đồng ư với nhau về những khái niệm, ư nghĩa, đề án được phân tích, c̣n có vấn đề, như một nghịch lư của phân tích là làm sao bất kỳ phân tích nào đă được định thức có thể chính xác một cách hoàn hảo và có thể thông tin được với cái được đem ra phân tích [101].

J.- Claude Piguet luận về mỹ học [102] nhận xét dầu mỹ học hiện đại có những xu hướng khác biệt song có thể đồng thuận với nhau về ba giai đoạn (hay tầng, lớp) của tác phẩm nghệ thuật. Xu hướng nhị nguyên thường lập thành trong tư tưởng, như bản thể và tùy thể, bản chất và thuộc tính, kinh nghiệm và giả thuyết, hữu thể và ảo diện, chất thể và h́nh thái v.v… song khi xét đến những thực tại không thuộc vật chất, song thuộc tinh thần, nhị nguyên  dầu tiện lợi và tự nhiên đối với tư tưởng dường như trở nên phức tạp, cho nên phân định ra ba. Ư niệm phân ba có thể ứng dụng  vào việc nghiên cứu tác phẩm nghệ thuật, cho nên Piguet đă xét đến  tác phẩm nghệ thuật như thể biểu thị/significant (nhằm chỉ định một dấu hiệu đă chọn trong ngôn ngữ để gợi lên những đối tượng khác với nó), như thể được biểu thị/signifié (đi từ biểu thị đến được biểu thị, theo Piguet như đi từ vật chất đến tinh thần); cái được biểu thị trong tác phẩm nghệ thuật để đáp ứng một t́nh cảm rất rơ, trong tri giác có nhiều hơn là cái người ta nghe hay thấy; cái “nhiều hơn” được tác phẩm nghệ thuật biểu thị phải được tri giác trong tác phẩm, chứ không phải được tư duy một cách trừu tượng ngoài tác phẩm [103], như thể thống nhất và duy nhất (hai giai đoạn nói trên không thể hiện hữu độc lập với nhau và xây dựng trên giai đoạn thứ ba, nghĩa là ư nghĩa của một tác phẩm nghệ thuật là do sự thống nhất của cái biểu thị và cái được biểu thị bởi nó); Piguet phân tích sự thống nhất như vậy thuộc lănh vực tri giác, trực giác chứ không thuộc luận lư hay tâm lư, như con mắt giữ bức tranh ở trong khuôn khổ của nó, tai nghe chú ư đến một âm nhạc nổi lên trên một yên lặng nguyên ủy, hiện diện trước khi nhạc bắt đầu và sau khi nó chấm dứt. Biểu thị và được biểu thị của Piguet tương tự như analysansanalysandum trong mỹ học phân tích đề cập ở trên.

Gérard Genette, nhà lư luận thuộc thế hệ tiếp thu giao lưu hai nền triết học lục địa và phân tích, đă nói đến quan hệ mỹ học khi luận về tác phẩm nghệ thuật [104]. Quan hệ mỹ học theo ông là nói đến chức năng mỹ học có ư hướng, đặc thù của những tác phẩm nghệ thuật, hay có thể gọi là chức năng nghệ thuật. Nói một cách chủ quan, cái liên hệ tới một đối tượng dưới mắt người tiếp nhận về t́nh trạng của tác phẩm nghệ thuật, là t́nh cảm với đối tượng trong một ư hướng mỹ học. Tuy nhiên với quan hệ mỹ học nói chung, phải kể đến chú tâm/attention và lường giá/appreciation mỹ học là hai bộ diện có tương liên nhưng khu biệt với chức năng mỹ học. Chú tâm mỹ học theo Genette là phán đoán nhă thức thú vị (Geschmacksurteil) trong định nghĩa của Kant, v́ phán đoán này mang tính mỹ học, nghĩa là lường giá thuần túy chủ quan. Khái niệm Beschaffenheit của Kant, tương tự như Genette gọi là bộ diện/aspect trong khái niệm attention aspectuelle không quan tâm đến hiện hữu của đối tượng hay quan hệ đến quan năng dục vọng, như Kant nói đến phán đoán nhă thức thú vị là một phán đoán không quan tâm đến hiện hữu của đối tượng mà chỉ đặt mối quan hệ thành h́nh/Beschaffenheit của đối tượng với t́nh cảm của khoái lạc và bất khoái. Trong phán đoán mỹ học của Kant, tưởng như trùng phức, song thật ra theo Genette phân tích, phán đoán mỹ học là phán đoán nhă thức, và phán đoán này không là một phán đoán tri thức, nghĩa là thuộc mỹ học, không phải luận lư học, mà nguyên lư xác định không thể nào khác hơn là mang tính chủ quan. Lường giá mỹ học thoạt xem có vẻ mâu thuẫn v́ vừa mang tính chủ quan vừa là đối tượng của nghiên cứu, song thực sự nội dung của lường giá (vẻ đẹp, xấu của đối tượng được lường giá) không có hiện hữu khách quan. Khi chúng ta để tâm đến đối tượng mỹ học, là động đến việc cho những phẩm tính mỹ học, không phải chính những phẩm tính này, mà là phán đoán, trong phân tích cũng như nội dung của nó. Nói như Hume: Vẻ đẹp ở trong mắt người xem [105].

Quan hệ mỹ học mà Genette đề cập khởi từ một phân tích của Kant về “đẹp tự nhiên” trong Phê b́nh quyền năng phán đoán: mối quan tâm ở đây về vẻ đẹp yêu cầu một cách tuyệt đối là một vẻ đẹp của tự nhiên và hoàn toàn mất đi khi người ta để ư thấy đă bị lừa, và chỉ thuộc về nghệ thuật (nur Kunst); ở chỗ nhă thức không c̣n thấy ǵ là đẹp và nhăn quan không có ǵ hấp dẫn nữa” [106], trong khi Aristote lại coi mô phỏng được nhận diện như một đặc thị của cảm tính con người và là nền tảng hay kiểu mẫu cho mọi kinh nghiệm mỹ học. Genette cũng dẫn quan niệm của nhà triết học phân tích, Arthur Danto là “khoái lạc của một mô phỏng đem lại cho chúng ta, như người ta thấy, tùy thuộc vào sự kiện là biết đó là một mô phỏng, chứ không phải từ sự vật thực. Tiếng quạ kêu của một người bắt chước tiếng quạ đem lại cho chúng ta một thích thú mà chúng ta không nghiệm thấy khi nghe những tiếng chim quạ kêu thực, dầu là tiếng quạ kêu thực này để đáp ứng tiếng kêu của đồng chủng”.

Phân tích của Kant trong quyển Phê b́nh ba này dẫn đến việc thẩm tra trên một đối tượng mới: tính đặc thù của quan hệ mỹ học đối với tác phẩm nghệ thuật; nó chỉ ra trên cùng một đối tượng có hai giá trị mỹ học khác nhau, nghĩa là giá trị và không có giá trị. Mối quan tâm của nhiều nhà mỹ học nói chung, và nhà mỹ học thuộc xu hướng (triết học) phân tích là quan hệ đó nhằm xét đến quan hệ giữa đối tượng tự nhiên với sự vật nhân tạo/artefact (do con người tạo ra). Điểm đặc sắc trong công tŕnh nghiên cứu Tác phẩm nghệ thuật [107] của Gérard Genette là tham chiếu và tranh biện với cả hai nguồn tư tưởng lục địa (CP) và phân tích (AP), ngay từ định nghĩa về tác phẩm nghệ thuật, ông đă dẫn J.O. Urmson [108] nhằm xác định một tác phẩm nghệ thuật là một đối tượng mỹ học có ư hướng, cũng như là một sự vật giả tạo (hay sản phẩm của con người)  với một chức năng mỹ học. Đối tượng mỹ học là đối tượng ở vị thế sản sinh ra một hiệu quả mỹ học, trong khi chức năng  là hiệu quả có ư hướng, cho nên cả hai mệnh đề dẫn trên tương đương với nhau.

Tuy nhiên, Genette nhận xét Kant c̣n đưa ra một định nghĩa thứ ba, ngoài giả thuyết tiếng chim hót thật và phản đề là người giả tiếng chim (mặt đối mặt giữa tự nhiên và nghệ thuật), về những đối tượng trung gian, sản phẩm của con người làm ra không nhằm nghệ thuật: “Đẹp là h́nh thái có mục đích tính của một đối tượng, khi nó được tri giác trong đối tượng này mà không biểu hiện một mục đích” và trong chú thích, Kant giải nghĩa: người ta có thể phản bác định nghĩa này là có những sự vật không hề thấy có h́nh thái nào phù hợp với một mục đích mà không nhận ra một mục đích rơ rệt, chẳng hạn những dụng cụ bằng đá, đục thủng một cái lỗ như dùng làm cho cái cán, thường thấy trong những ngôi mộ đá cổ; những dụng cụ này không thể gọi là đẹp, mặc dầu trong h́nh thái của chúng chỉ rơ ra là có mục đích tính, mà người ta không biết mục đích. Song điều đơn giản là nh́n chúng như những công phẩm kỹ năng thuật của con người/Kunstwerk, đủ để bắt buộc chúng ta phải nhận biết là biểu hiện của chúng nhằm một ư hướng nào đó và một mục đích xác định. Như vậy không có thỏa măn trực tiếp nào khi nh́n chúng. Bù lại, một bông hoa chẳng hạn như uất kim hương, được xem là đẹp, bởi v́ bằng tri giác nó, người ta thấy tính mục đich nào đó, mà như chúng ta phán đoán nó, không mang lại một mục đích nào [109].

Theo Genette,  động cơ khu biệt ở đây là khu biệt giữa mục đích đơn giản là không biết (nghĩa là không biết dùng làm ǵ, song biết là để sử dụng đặc biệt) với một mục đích hoàn toàn không xác định, song điều quan trọng trong vấn đề đang thảo luận là hậu quả của dụng cụ [trong câu: như vậy không có thỏa măn trực tiếp nào khi nh́n chúng], ở ngoài phạm vi khảo sát mỹ học. Trong ba trạng thái phân biệt: đối tượng tự nhiên, tạo tác thực dụng, tác phẩm nghệ thuật, mà Kant chỉ nhận ra hai, khi giản lược trạng thái thứ hai vào trạng thái thứ ba, h́nh dung từ “trực tiếp” đáng chú ư ở chỗ, theo Kant, là chỉ đối tượng tự nhiên mới gợi lên một thú vị hay một thỏa măn trực tiếp. Genette không quyết đoán là lư giải của ông có trung thực vớiư định của Kant, song điều ông muốn thảo luận là những công tŕnh tạo tác của con người hẳn phải tạo ra thỏa măn mỹ học, không nhất thiết là trực tiếp, như những đối tượng tự nhiên.

Trong phạm vi xét quan hệ mỹ học và văn chương ở đây, tôi muốn nói đến quan niệm của Genette ti61p cận với những nhà tư tưởng phân tích [110] mà ông thường đối chiếu, như Beardsley, Danto, Gombrich, Goodman, Sibley v.v…   

-------------

[101] Xem: Analytic Aesthetics, Richard Shusterman biên tập và xuất bản 1989.

[102] J.-Cl. Piguet, De l’Esthétique à la Métaphysique 1959 nói đến nan đề của siêu h́nh học, và không thể bỏ qua những mô h́nh, không phải là một sự vật hay một diễn ngôn mà là dây liên hệ từ cái nọ với cái kia, nghĩa là một diễn ngôn trên một số sự vật. Piguet liệt kê những mô h́nh của siêu h́nh học như khoa học (tuy nhiên, ngày nay  không c̣n như thế nữa, v́ đối tượng của khoa học ngày càng trở nên phi thực, nhà triết học ở thế kỷ 17 có thể hiểu những từ vựng như lực, không gian, nguyên tử mà nhà khoa học dùng, song tính đặc thù của khoa học đă trở thành giới tuyến ngăn cách khoa học với triết học; nếu đến thế kỷ 19 c̣n những chủ nghĩa thực chứng triết lư, ngày nay, thực chứng luận thuộc về khoa học), mỹ học và nghệ thuật  theo gịng lịch sử cua nó  nhằm trở thành mô h́nh của một bộ môn siêu h́nh học. Theo Piguet, có thể nói mỹ học ở thế kỷ 20 trở thành phương sách thực của siêu h́nh học tương lai.

[103] Piguet nhận xét yêu cầu đó đă được Nicolai Hartmann xác định như thể tri giác cái không thể tri giác nhằm trả lời vấn đề “làm thế nào cái không thể tri giác có thể là là cái thực trong tri giác/Wie kann das Nichtwahrnehmbare in der Wahrnehmung das Eigentliche sein?” trong Ästhetik 1953.

[104] G. Genette, L’œuvre de l’art, La relation esthétique, tập 2 1997.

[105] Beauty is in the eye of the beholder.

[106] Ở mở đầu mỗi phần về chú tâm, lường giá và chức năng mỹ học, Genette đều đưa ra một trích dẫn làm đề từ:

1/ Người ta kể lại rằng họa sĩ Courbet một hôm đang họa phong cảnh, th́nh ĺnh nhận ra là trong khoảnh khắc vừa qua ông vẽ một vật ở tận đằng xa mà không biết là cái ǵ. Ông nhờ người đến tận nơi để xem vật đó là ǵ. Người trợ tá trở về nói: Đó là những bó củi. Courbet như vậy đă vẽ một vật “không nhận dạng”, và điều đó cũng không gây trở ngại ǵ đặc biệt, v́, như một họa sĩ, ông không bận tâm đến lư lịch (“Cái này là cái ǵ?”)  và cũng không bận tâm đến chức năng (“Vật này dùng làm ǵ?”) của đối tượng, nhưng chỉ chú ư đến ngoại diện thị giác, đến bộ diện của nó – h́nh thế và màu sắc: “Nó ra làm sao?”. [Doran, Conversations avec Cézanne 1978].

2/ Sancho [nhân vật người hầu trong Don Quichotte của Cervantès] kể, tôi có lư do chính đáng để phán đoán được mọi thứ rượu chát: đó là phẩm chất di truyền trong gia tộc tôi. Có hai người trong bà con họ nhà tôi một hôm được mời đi để có ư kiến về một thùng rượu, có vẻ tuyệt hảo v́ thuộc loại nho tốt lâu đời. Một người nếm rượu , sau khi trầm ngâm nghĩ ngơi cất lời phán là rượu tốt nếu như không có chút mùi da thuộc ông ta nhận ra trong rượu. Người kia sau khi nếm rượu cũng đă có những suy nghĩ thận trọng, cũng đưa ra lời phán xét tốt về rượu, ngoại trừ có mùi sắt mà ông ta phân biệt dễ dàng. Quư ngài không thể tưởng tượng họ bị chế nhạo tới dộ nào về những lời phán của họ. Nhưng rốt cuộc ai cười ai?  Khi thùng đă cạn, người ta thấy ở đáy thùng có một chiếc ch́a khóa cũ, cột vào một giải dây da thuộc. [Genette dẫn đoạn này qua bản tóm lược ở tiểu luận “De la norme du goût” của David Hume, bản dịch sang Pháp ngữ trong Essais esthétiques, 1974].

3/ Tiếng hót của chim mang lại niềm vui và yêu đời. Ít ra đó cũng là điều chúng ta lư giải tự nhiên, dầu lư giải của chúng ta có phù hợp hay không với những định ư của nó. Nhưng mối quan tâm ở đây về vẻ đẹp đ̣i hỏi một cách tuyệt đối là về một vẻ đẹp của tự nhiên, và hoàn toàn biến đi khi người ta nhận ra đă lầm, và chỉ về nghệ thuật; về mặt nhă thức thú vị không thấy ǵ là đẹp và nhăn quan không thấy ǵ là hấp dẫn. C̣n ǵ đáng giá hơn cho những thi sĩ bằng tiếng chiên âm thánh thót của chim oanh, phóng lên từ một cụm cây cô độc, trong một chiều hạ êm đềm, dưới ánh trăng thanh dịu hiền? Song người ta cũng biết nhiều ví dụ về điều, khi người ta không thấy một tiếng ca như vậy, v́ một vài chủ nhân ma mănh biết đánh lừa, để làm thỏa măn cực kỳ những khách quư được mời đến nhà  hưởng không khí của đồng quê, bằng cách cho một thiếu niên tinh ranh ẩn trong bụi có thể nhái giọng những chiên âm này một cách hoàn toàn tự nhiên (thổi trong một bụi mây hay bụi sậy). Nhưng khi người ta đă tin vào những tṛ phỉnh gạt này, không ai chịu nổi lâu  nũa khi nghe tiếng hót trước đây quyến rũ biết bao nhiêu nữa; điều này cũng áp dụng cho mọi giọng chim hót khác. Để người ta có được mối chú tâm trực tiếp với cái ǵ là đẹp như vậy, vẻ đẹp này phải tự nhiên, hay hiện ra trước mắt ta; huống hồ là khi ta cho phép ngờ là những người khác cũng quan tâm đến nó. [Genette dẫn bản Pháp ngữ Critique de la faculté de juger 1989 của Kant].

[107] G. Genette, L’Œuvre de l’art, t. 1: Immanence et Transcendance 1994; t. 2: la Relation esthétique 1997 (Tác phẩm nghệ thuật, tập 1: Nội tại và Siêu việt 1994; tập 2: Quan hệ mỹ học 1997).

[108] “I believe that a work of art can most usefully be considered as an artifact primarily intended for aesthetic consideration” J.O. Urmson, “What Makes a Situation Aesthetic?” trong Proceedings of the Aristotelian Society 1957.

[109] Nguyên văn định nghĩa trong Kritik der Urteilskraft: “Schönheit ist Form der Zweckmäßigkeit eines Gegenstanden, sofern sie ohne Vorstellung eines Zwecks an ihm wahrgenommmen wird.”

Trong chú thích dẫn trên, từ Kunstwerk tiếng Đức Kant dùng ở đây hiểu theo nghĩa “đồ tạo tác/Artefact” con người làm ra, chưa có ư nghĩa “tác phẩm nghệ thuật/œuvre d’art” (theo Genette).

[110] Gérard Genette c̣n biên tập và xuất bản những bài viết dịch sang Pháp ngữ Esthétique et Poétique 1992.

 

(c̣n nữa)

 

       Đặng Phùng Quân

 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 

© gio-o.com 2012