ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

40

Chương II

MỸ HỌC VÀ VĂN CHƯƠNG 

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, 

 

Mỹ học: xác định tác phẩm nghệ thuật?  (tiếp theo)

Luc Ferry trong Homo Aestheticus phân chia ba thời, và thời của Nietzsche đánh dấu chủ thể  đổ vỡ và đăng cao của mỹ học hiện đại. Nói đến Nietzsche là nói về một triết học phản biện chứng, có nghĩa là chống Hegel; thật sự, ở nửa sau thế kỷ 19, khi tư tưởng Hegel thống trị ở Đức, những khuôn mặt tiêu biểu phê phán nhà triết học lớn này phải kể Marx (1818-1883), Kierkegaard (1813-1855) và Nietzsche (1844-1900)  để lại ảnh hưởng sâu đậm cho thế kỷ tới.

Chỉ xét riêng ở nước Pháp, quê hương của Ferry, phản ứng chống lại “những người theo Nietzsche” (nietzschéens) [60] vào thập niên sáu mươi, một thế hệ kế tiếp với những Vincent Descombes, Luc Ferry, Alain Renaut, André Comte-Sponville v.v..[61] nhận xét: có một thời khoảng Nietzsche ở Pháp tới ba lần, với những nhà văn ở cuối thế kỷ trước [thế kỷ XIX], với một số trí thức “không thuộc cơ hội chủ nghĩa” vào giữa hai cuộc chiến [thế chiến I và II], và sau cùng là với những nhà triết học vào lúc những tư trào (như chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa Mác, rồi tới chủ nghĩa cấu trúc) thống trị thời hậu chiến đang suy thoái (Vincent Descombes, tác giả Le Même et l’Autre, bản dịch sang tiếng Anh Modern French Philosophy, xác định từ ngữ  “thời khoảng” dùng ở đây hiểu theo nghĩa “phá đạo lư” của những đoàn thể công lập (Giáo hội, định chế) và những tổ chức quần chúng (những chính đảng) để thuận lợi cho việc “chấn khởi tinh thần” cá thể đă được giải tỏa khỏi mọi lệ thuộc vào những luật lệ hay quyền thế siêu việt);  với mọi triết gia của thời đại chúng ta, đối đầu với Nietzsche là một nhiệm vụ tất yếu (Comte-Sponville); về ư niệm nghệ thuật là một “dối trá thực”, một ảo ảnh xác thực, bởi v́ nó nhận ra là phi luận lư, có một nghịch lư đáng chú ư nhưng không cần phải thậm xưng tầm mức của nó…nhưng tại sao đối lập nghệ thuật với khoa học? …Có lẽ bởi v́ Nietzsche phủ nhận khoa học có thể tiếp cận chân lư của hữu thể và ủy thác cho nghệ  thuật chức năng khảo sát ảo diện như thể ảo diện (A. Boyer, tác giả Dẫn vào việc đọc Karl Popper).

Trong tinh thần ấy, Luc Ferry dẫn lư giải trọng yếu của người Pháp, nhất là sau những công tŕnh của Deleuze và Foucault, xác định Nietzsche như một triết gia phản Hegel, v́ toàn bộ tư tưởng của ông có lẽ c̣n trừu tượng và khó hiểu, nếu như người ta  không phát hiện ra là nhằm chống ai, chủ chốt là chống Hegel, chẳng hạn Deleuze đă viết trong Nietzsche et la philosophie “tư trào chống Hegel tràn ngập tác phẩm của Nietzsche như một ḍng gây hấn”. Tuy nhiên, Ferry cũng chỉ ra một đề cương của Heidegger minh chứng mối liên tục ngầm giữa tác phẩm của Nietzsche và Hegel. Tư tưởng bi đát của một phức thể không thể giản lược của đời sống  với chủ nghĩa thuần lư đă hoàn tất biểu hiện nơi tư tưởng Hegel. Nietzsche đă thấy trước mắt cái ư niệm nghệ thuật từ nay thuộc về quá khứ là phi lư, chỉ v́ khởi từ Platon, triết học không ngừng muốn hạ thấp thế giới khả xúc nhân danh thế giới khả tri, mà cái công cụ phương tiện dùng để hạ giá ấy chính là cái mệnh danh “phép biện chứng”. Thế nên Socrate đă sử dụng để phủ nhận, ngay cả tiêu hủy những sức mạnh của ảo ảnh, ảo diện nhằm đưa chân lư của những Ư niệm lên chỗ toàn thắng. Nhưng nghệ thuật thực sự dựa trên những sức mạnh này, và khi công bố cùng khắp “sự sai lầm” nhân danh một ư chí chân lư mệnh danh là khoa học hay triết học, chính là không thừa nhận nghệ thuật. Cho nên phải hủy tạo biện chứng nếu như muốn trả lại vị thế cho nghệ thuật, đánh giá lại mỹ học.

Trước khi xét đến quan niệm của Ferry trong việc lư giải thời khoảng của Nietzsche, có thể nh́n khái quát những điều đă thảo luận ở những phần trên về quan hệ giữa Hegel với Nietzsche.

Ở phần luận về tôn giáo thần khải, Hegel nói đến tự thức khốn khổ và nỗi đau đớn diễn đạt trong lời tàn bạo: Thượng đế đă chết [xem: kỳ 36, chú thích 21]. Thật ra, ngay từ một tác phẩm thời trẻ Tín và trí/Glauben und Wissen 1802, trong kết luận khi nói đến khái niệm thuần túy của vô cùng như vực thẳm của hư không, Hegel nghĩ tồn tại cái cảm giác “chính thượng đế đă chết” trong tôn giáo, như cảm giác Pascal diễn đạt dưới h́nh thức thường nghiệm “tự nhiên như đánh dấu cùng khắp một Thượng đế thất tung  trong cũng như ngoài con người”[62] và luận là khi đánh dấu cảm giác này như một thời khoảng của Ư niệm tối cao, khái niệm thuần tuư phải đem lại hiện hữu triết lư cho cái ǵ được dùng hoặc cho quy tắc đạo đức mà chúng ta phải hy sinh bản thể thường nghiệm/Wesen hay khái niệm trừu tượng h́nh thức/formell.

Nietzsche nói đến tiếng “Thượng đế đă chết” lần đầu trong tác phẩm La gaya scienza 1882, và lặp lại trong Also sprach Zarathustra 1883/85:

Trong quyển ba Tri khoái/Die fröhliche Wissenschft (la gaya scienza), khởi đầu với §108, Nietzsche viết: thượng đế đă chết; song đó âu cũng là bản tính của con người, có lẽ kéo dài hàng thiên niên kỷ đă có những hang động chỉ ra cái bóng của thượng đế; và chúng ta - vẫn c̣n phải chinh phục cái bóng này [63] trước khi đến một đoạn tiếp §125 như khởi thảo cho tác phẩm thơ trường thiên những năm sau, viết về người điên thắp đèn đi giữa chợ và kêu lên không ngừng: Tôi t́m thượng đế…Thượng đế đă chết![64]; trong Zarathustra nói như thế, thưọng đế thực đă chết [65].

Heidegger cũng dẫn từ “Le grand Pan est mort” mà Pascal lặp lại lời Plutarch để muốn nói công bố của Hegel , hay Pascal dẫu mang một tư tưởng khác với những ǵ chứa đựng trong từ của Nietzsche, vẫn thuộc cùng phạm vi, và giữa Hegel với Nietzsche  có mối liên hệ cơ bản  thường tự dấu trong bản chất của mọi siêu h́nh học. Công bố “thượng đế đă chết” muốn nói thế giới siêu cảm không c̣n quyền lực kỳ thành. Không c̣n đời sống; siêu h́nh học đối với Nietzsche tức là triết học tây phương hiểu như chủ nghĩa Platon, đă tới một chung cuộc, triết học của chính Nietzsche như một phản vận động của siêu h́nh học, với ông là vận động đối lập với chủ nghĩa Platon [66].

Deleuze lư giải cái chết của Thượng đế có nghĩa Thượng đế hiện hữu và chết và sẽ dậy lên từ người chết , Thượng đế trở thành Người và Người trở thành Thượng đế. Câu “thượng đế chết’ là một mệnh đề đặc biệt là gây ấn tượng , tổng hợp cho nên chủ yếu là đa nguyên, điển h́nh và khu biệt, như trong Zarathustra nói: khi thượng đế chết, luôn chết theo nhiều cách chết. Theo Deleuze, Nietzsche tương phản với những nhà tư tưởng đi trước, không tin vào cái chết này, như Hegel hàm ngụ sự tái điều ḥa giữa hữu hạn và vô hạn, thống nhất giữa Thượng đế và cá thể, bất biến và đặc thù; với Nietzsche tất yếu phải có dự h́nh thành những lực lượng cho cái chết của Thượng đế một nghĩa không chứa trong chính nó, nhưng cho một bản chất xác định như thể tặng dữ huy hoàng của ngoại hướng [67].

Với Bernard Sève trong khi đặt vấn đề triết học về hiện hữu của Thương đế, nhận xét về nhiều mặt, Heine đă dự tưởng vị trí của Nietzsche, v́ Heine quan niệm Thượng đế không những chết, mà c̣n do bị giết. Với Nietzsche, cái chết của thượng đế bao giờ cũng là cái chết của niềm tin vào thượng đế. Khác với Hume và Freud, ông không lư giải niềm tin vào thượng đế đơn giản theo nhu cầu cá nhân hay ư chí yếu kém, nhưng ông lư giải  qua từ ngữ định mệnh của nhân loại, cái số mệnh này bí hiểm đến độ ông  đặt vào miệng người điên như trong §125 Trí khoái dẫn trên. Sève nhận xét lư giải của Heidegger về cái chết của Thượng đế nơi Nietzsche nhằm nêu lên định mệnh của hai mươi thế kỷ lịch sử phương Tây, và Nietzsche nhằm lật nhào những giá trị cũ, vượt siêu h́nh học, xây nền móng những giá trị mới trong ư chí tới quyền lực là bản chất riêng có của hữu thể. Tính chủ thế của con người mở ra vị thế thay đổ chỗ trống của Thượng đế [68].   

-------------------------

 

[60] Nhan đề quyển sách Pourquoi nous ne sommes pas nietzschéens? 1991, tập thể viết gồm Alain Boyer, André Comte-Sponville, Vincent Descombes, Luc Ferry, Robert Legros, Philippe Raynaud, Alain Renaut, Pierre-André Taguieff. Ngay từ lời tựa, Luc Ferry và Alain Renaut  đă viết: Nghĩ cùng Nietzsche để chống lại Nietzsche…Đối với phần lớn sinh viên của thế hệ chúng tôi – cái thế hệ khởi sự học tập trong những năm sáu mươi – lư tưởng của thời Khai sáng chỉ có thể là một tṛ lố bịch, một thần bí hóa đen tối. Ít ra đó là những điều người ta dạy chúng tôi. Những vị thầy tư tưởng của thời đại mang tên Foucault, Deleuze, Derrida, Althusser, Lacan. Merleau-Ponty, nhà nhân bản mang bộ mặt lăo ông râu ria và Sartre đă không c̣n được đại đa số trong chúng tôi  đọc nữa. Từ con phố Ulm [để chỉ trường Cao đẳng Sư phạm nổi tiếng] đến Học viện Pháp quốc [Collège de France] chúng tôi khai phá những triết gia của nghi hoặc: Marx, Freud, Heidegger, đích thực như thế rồi, song trước hết phải kể là Nietzsche, người bày đầu ra cái ‘phổ hệ” này mà v́ cái đó coi mọi diễn ngôn như những triệu chứng.

[61] Thế hệ những triết gia sinh chung quanh thập niên sáu mươi, Descombes sinh năm 1943, Ferry sinh năm 1951, Alain Renaut sinh năm 1948, André Comte-Sponville sinh năm 1952, Alain Boyer sinh năm 1954, .

[62] Hegel dẫn nguyên văn Pascal: la nature est telle qu’elle marque partout un Dieu perdu et dans l’homme et hors de l’homme [trong Pensées, 441 bản biên tập của L. Brunschvig].

[63] Gott ist tot: aber so wie Art der Menschen ist, wird es vielleicht noch jahrtausendelang Höhlen geben, in denen man seinen Schatten zeigt. – Und wir – wir müssen auch noch seinen Schatten besiegen! Sdt.

[64] “habt ihr nicht von jenem tollen Menschen gehört, der am hellen Vormittage eine Laterne anzündete, auf den Markt lief und unaufhörlich schrie: Ich suche Gott! Ich suche Gott!...Gott ist tot!” Sdt.

Xem: Anh có nghe nói về người điên đốt đèn giữa ban ngày, vừa chạy giữa đám công chúng vừa kêu lên: “Tôi t́m Thượng đế! Tôi t́m Thượng đế!”…Người điên nhẩy chồm lên giữa đám đông và nh́n trân trối mọi người, hắn la to: Thượng đế đi đâu rồi? Tôi nói cho các người hay đây. Chúng ta giết ngài rồi, các người và tôi! Chính chúng ta, tất cả chúng ta, đều là những kẻ sát nhân! Nhưng làm sao chúng ta làm nổi việc đó? Làm sao chúng ta có thể tát cạn bể khơi? Ai cho chúng ta một miếng bọt biển để xóa sạch tất cả chân trời? Chúng ta làm ǵ khi đă cởi bỏ sợi dây xích nối liền trái đất này với mặt trời? Bây giờ sợi dây xích đó đi đâu rồi? Cả chúng ta đây, chúng ta đi đâu? Đi xa mọi mặt trời? Chúng ta chẳng rơi xuống lien hồi sao? tới trước, tới sau, sang bên, mọi phía? C̣n một trên đầu, một dưới chân nữa? Chúng ta chẳng đi lang thang như qua hư không vô hạn ư? Chúng ta chẳng thấy hơi thở của sự trống trải phà trên mặt chúng ta ư? Chẳng lạnh hơn trước ư? Đêm và bao đêm nữa chẳng kéo đến lũ lượt không ngừng đó ư? Thế chẳng lẽ lại không nên thắp đèn lồng ngay từ sáng sớm ư? Chúng ta chưa nghe rơ tiếng động của bọn phu đào huyệt chôn Thượng đế sao? Chúng ta chưa cảm thấy sự tan ră thần thánh đó sao?…Các thần linh th́ cũng phải tan ră chứ! Thượng đế chết rồi! Thượng đế vẫn c̣n chết! Và chính chúng ta giết ngài! (bản dịch của Nguyễn Nhật Duật, in trong Ca ngợi triết học 1970).

[65] (Gott) ist gründlich tot (dẫn từ đoạn cuố`I phần bốn, thiên Außer Dienst trong Also sprach Zarathustra).

[66] Heidegger, Nietzsches Wort “Gott ist tot” in trong Holzwege 1952.

[67] Deleuze, Nietzsche et la philosophie 1962.

[68] Bernard Sève, La question philosophique de l’existence de Dieu, 1994

(c̣n nữa)

 

       Đặng Phùng Quân

 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 

© gio-o.com 2012)