ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
121
CHƯƠNG V:
THÔNG DIỄN HỌC
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120, Kỳ 121,
Từ ngữ thông diễn/έρμηνεία để chỉ khoa học và lư luận, trong khi sớ chú/έξήγησις hàm ngụ nghệ thuật và thực hiện việc lư giải kinh thánh. Quyển khái luận đầu tiên dùng từ thông diễn ở nhan đề Hermeneutica sacra sive methodus exponendarum sacrarum litterarum [51] và từ hermeneutica sacra dùng để chỉ việc áp dụng thông diễn trong lĩnh vực sách đạo/thánh khu biệt với hermeneutica profana hoặc philologia profana trong lĩnh vực sách đời/phàm.
Friederich Schleiermacher (1768-1834) sử dụng từ thông diễn học phổ quát/allgemeine Hermeneutik như một nghệ thuật nhận thức chung không chỉ đối với văn bản cổ hay thánh kinh, nhưng với mọi bản văn. Có thể nói, thông diễn học khởi sự trở thành một bộ môn phổ thông từ Friederich Ast, Friederich August Wolf, F. Schleiemacher ở đầu thế kỷ 19 [52].
Trong Từ điển triết học giản yếu [53], mục từ Ast (1778-1841) xác định Ast và Wolf là những người tiên khu của Schleiermacher xây dựng thông diễn học. Theo Ast, nguyên lư cơ bản của mọi lănh hội và nhận thức trong một quan hệ biện chứng giữa toàn bộ và từng phần, nghĩa là t́m cái riêng trong toàn bộ và lănh hội cái riêng qua toàn bộ, cái trước là phương pháp phân tích và cái sau là phương pháp tổng hợp của tri thức. Thông diễn học giả định nhận thức này ở mọi thành phần trong và ngoài, và là cơ sở giải thích, v́ chỉ có ai hiểu toàn bộ nội dung và h́nh thức mới có thể giải thích công tŕnh đó, khai triển ư nghĩa của nó và miêu tả liên hợp trong cũng như ngoài với công tŕnh khác hay với công tŕnh cổ điển như một toàn bộ. Quy luật quan trọng của thông diễn học là mọi nhận thức bắt đầu với một linh cảm/Ahnung, mở đường cho sự phát triển của khoa phê b́nh văn học: người lư giải phải hiểu tác giả hơn chính ông ta, v́ trong quá tŕnh tư tưởng của một tác giả, nhà phê b́nh thiết yếu nhận thức được nhiều hơn tác giả, những điều tác giả không ư thức, đi sâu vào những biểu tượng vô thức, tối tăm nhất của tác giả để sáng tạo lại vùng cầu ngữ ngôn của tác giả, giải thích quá tŕnh tư tưởng của tác giả và do đó hiểu ông ta hơn chính ông ta.
Schleiermacher mở đầu bài giảng thông diễn học năm 1819 với câu: Thông diễn học như một nghệ thuật nhận thực không hiện hữu như một thông diễn học tổng quát mà chỉ là nhiều thông diễn học đặc thù [54] - điều này không hẳn chỉ lư luận thông diễn học của những người tiên khu như Ast và Wolf ứng dụng những vấn đề lư giải đặc thù trong lĩnh vực ngữ học, thần học và pháp học, với những quy luật uyển chuyển theo những nan đề ngữ học và lịch sử trong việc thông dịch và lĩnh hội những bản văn cổ, song vẫn thiếu liên hợp hệ thống.
Trong Thông diễn học phổ quát khởi thảo vào mùa đông 1809, Schleiermacher xác định: thông diễn học dựa trên sự kiện phi-lănh hội của diễn ngôn, trong ư nghĩa khái quát nhất, bao hàm cả ngộ nhận trong ngôn ngữ mẹ và trong đời sống hàng ngày; bởi v́ phi lănh hội một phần là do bất xác định, phần khác v́ tính hàm hồ của nội dung; cho nên nghệ thuật giải thích nhằm sở hữu mọi điều kiện của lănh hội/Verstehen.
Ông cũng khẳng quyết trước hết nói đến thông diễn học là phải liên quan đến ngữ pháp, song khi nói đến ngôn ngữ phải thông qua lănh hội diễn ngôn của con người, do đó thông diễn học không phải xây dựng trên bác ngữ học, mà là quan hệ biến đổi giữa nó và bác ngữ học. Trong đề án này, ông xét đến mặt ngữ pháp của lư giải, trong đó ngôn ngữ hàm ngụ người phát biểu và người nghe, nên phải xác định những yếu tố về mặt chất liệu cũng như h́nh thái của nó; sau nữa xét đến mặt kỹ thuật của lư giải, v́ mục đích như đă nói ở trên là xét đến quan hệ giữa toàn bộ và từng phần, nghĩa là toàn bộ sự việc của giải thích và nhận thức cá thể của người phát biểu trong nội tại tổng thể của nó [55].
Ư tưởng về một khoa học hay nghệ thuật lư giải/ars interpretandi như Jean Grondin, một trong những người chuyên khảo về thông diễn học nhận xét, có thể đuợc nghĩ đến từ lâu, song nếu xét đến như một phản tư triết học th́ thực sự không xa lắm. Dầu những người tiền bối của khoa thông diễn học hiện đại như Schleiermacher, Droysen, Dilthey đă đóng góp lớn lao vào việc xây dựng một ư thức thông diễn trong triết học, song họ cũng không tŕnh bày tư tưởng dưới tiêu đề thông diễn học.
Quả thực, vị thế của Schleiermacher trong việc khai sáng khoa thông diễn học phổ quát khá quan trọng, như Dilthey xác định Schleiermacher khi viết những công tŕnh lớn như Cuộc đời của Schleiermacher, về học thuyết của Schleiermacher như một nhà triết học và thần học [56].
Trong H́nh thành thông diễn học/Die Entstehung der Hermeneutik, bài diễn thuyết về khởi sinh và phát triển của khoa thông diễn học [57] tại Viện hàn lâm khoa học Phổ năm 1896/7, mở đầu Dilthey đề cập ngay vấn đề nghệ thuật như thể biểu hiện đầu tiên của thế giới nhân-sử/menschlich-geschichtlichen Welt về mặt cá biệt, vốn là đối tượng chính của những nghệ thuật biểu hiện, nhất là những bộ môn tạo h́nh, hội họa, thơ thuyết thoại và bi kư. Vấn đề đặt ra là: làm sao giải quyết vấn đề nhận thức khoa học về cá thể khả hữu, với những phương tiện nào? Do đó ông lại trở về vấn đề lănh hội, như Schleiermacher đề ra. Lănh hội có nhiều mức độ khác nhau, trước tiên tuỳ thuộc vào lợi ích. Sớ chú hay lư giải là một nghệ thuật lănh hội những biểu thị sinh hoạt nhất định như vậy. Thông diễn học chính là nghệ thuật lư giải, sinh ra từ xung đột của những quy tắc, tương phản giữa những phương cách lư giải những tác phẩm viết ra, thuộc về văn chương, và có thể cả thong diễn học về hội họa, điêu khắc v.v…
Sau khi lược qua quá tŕnh phát triển, từ nghệ thuật lư giải/έρμηεία thi sĩ nảy sinh những nhu cầu giảng dạy từ cổ Hy lạp, về Homer và các thi sĩ khác vào thời đại khai sáng hy lạp/griechischen Aufklärungszeitalter, với Aristote, nhà xếp loại và phân tích vĩ đại thế giới hữu cơ, những nhà nước và những sản phẩm văn chương [58] với bộ Tu từ học/Rhetorik phân giải một tác phẩm ra những thành phần, phân biệt những văn phong, nhận thức hiệu quả của vận điệu, ẩn dụ, đến Thi pháp học/Poetik xét đến h́nh thái trong và ngoài, những phương tiện hành cử từ thơ đến những loại khác nhau, đến khoa bác ngữ học khởi từ Alexandrie là nghệ thuật thiết lập những bản văn, phê b́nh, lư giải và đánh giá chúng với Aristarch, Hipparch, qua trường phái Antioch sang đến thời Phục hưng khoa bác ngữ học, thông diễn học và phê b́nh đạt tới tŕnh độ tiên tiến hơn. Dilthey xác định: Một khoa thông diễn học có phách lực chỉ có thể phát triển trong một con người có đầu óc thống nhất được diệu tài lư giải ngữ học lẫn khả năng triết lư thực sự.Con người đó chính là Schleiermacher.[59]
Kế thừa lư giải những tác phẩm lớn của Winckelmann (1717-1768), thiên tư đồng nhất của Herder (1744-1803) do cảm t́nh với thần hồn của những thời đại và dân tộc, tinh thần bác ngữ học mới trong cảm hứng mỹ học của Heyne, của Wolf và đệ tử, nên trong những điều kiện đó, theo Dilthey, Schleiermacher đồng điệu trong việc nghiên cứu Platon: từ phương pháp triết học siêu nghiệm Đức ở chỗ đi ngược lên tới một quan năng sang tạo, thuần nhất và vô thức, ngoài những dữ kiện ư thức, tạo ra h́nh thái của thế giới cho chúng ta. Chính từ kết hợp hai yếu tố này, Schleiermacher có một nghệ thuật đặc thù cho sớ chú và một cấu thành chung cuộc cho thong diễn học khoa học.
---------------------------
[51] Thông diễn thánh hay phương pháp giải thích văn học thánh 1654.
[52] F. Ast, Grundlinien der Grammatik, Hermeneutik und Kritik 1808; F.A. Wolf, Vorlesung ϋber die Enzyklopädie der Altertumswissenschaft 1831 ; F. Schleiermacher, Hermeneutik und Kritik, 1838.
[53] ĐPQ, Từ điển triết học giản yếu, 2010.
[54] Schleiermacher, Hermeneutik: Die Hermeneutik als Kunst des Verstehens existirt noch nicht allgemein sondern nur mehrere specielle Hermeneutiken.
[55] Xem: Schleiermacher, Hermeneutik, nach den Handschriften neu herausgegeben und eingeleitet von Heinz Kimmerle; và F. Schleiermacher, Kritische Gesamtausgabe x.b. của Wolfgang Virmond với bài viết ‘Neue Textgrundlagen zu Schleiermachers früher Hermeneutik’ trong Schleiermacher-Archiv, Bd I.
[56] W. Dilthey, Leben Schleiermachers, GS XIII [quyển 1 gồm hai tập một (1768-1802) và hai (1803-1807)] và GS XIV, Schleiermachers System als Philosophie und Theologie.
Dilthey cũng phác họa Schleiermacher trong Chân dung và khởi thảo hành trạng/Portraits und Biographische Skizzen, GS XV.
[57] W. Dilthey, Die Entstehung der Hermeneutik in Die geistige Welt, GS V. Bài diễn thuyết này đă đăng trên Philosophische Abhandlungen, Christoph Sigwart zu seinem 70, Geburtstag gewidmet, 1900/ Kỷ yếu triết học, kỷ niệm ngày sinh 70 tuổi (28 tháng 3, 1900) của triết gia Christoph Sigwart (1830-1904).
Từ ngữ Enstehung trong tiếng Đức mang nhiều nghĩa: hiện sinh, khởi đầu, phát triển, nguồn, khởi sinh, h́nh thành…
[58] Dilthey, Sdt: Aristoteles, der große Klassifikator und Zergliederer der organischen Welt, der Staaten und der literarischen Erzeugnisse.
[59] Dilthey, Sdt: Werdem konnte eine wirkungskräftige Hermeneutik nur in einem Kopf, in dem sich die Virtuosität philologischer Interpretation mit echtem philosophischen Vermōgen verband. Ein solcher war Schleiermacher.
c̣n nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2014