ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

145

CHƯƠNG V:

THÔNG DIỄN HỌC

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99,  Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108,  Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120,  Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125, Kỳ 126, Kỳ 127, Kỳ 128, Kỳ 129, Kỳ 130, Kỳ 131, Kỳ 132, Kỳ 133, Kỳ 134, Kỳ 135, Kỳ 136, Kỳ 137, Kỳ 138, Kỳ 139, Kỳ 140, Kỳ 141, Kỳ 142, Kỳ 143, Kỳ 144, Kỳ 145,

 

Hölderlin qua lăng kính thông diễn học

Tuy bi kịch Cái chết của Empedokles, như Dilthey chỉ ra là Hölderlin đă bỏ dở, song ông chú trọng đến quan hệ bên trong ở bi kịch giữa những tài liệu, kinh nghiệm sống, ư tưởng và h́nh thành thơ của thi sĩ.

Tài liệu cung cấp cho ta phác thảo h́nh ảnh siêu nhân/Übermensch chế ngự thiên nhiên và đời sống với quyền năng khác thường để sử dụng, kinh qua tư duy, hành động và thú vị khám phá ra đời sống là ǵ. Cho nên trong chuyên đề về Hölderlin, ông coi tác phẩm trong đời thi sĩ phải kể là tiểu thuyết Hyperion và những phân đoạn kịch Empedokles, như nhận xét: thi sĩ chỉ có một thập niên ngắn dành cho tác phẩm, sau đó “sự nghiệp của ông ch́m trong bóng tối của cuồng điên, ngay vào những năm tháng của đời sống mà những nhà thơ lớn thành công đạt tới cao đỉnh của sáng tạo”.[250] Dilthey so sánh, nhân vật trong bi kịch có tất cả những kinh nghiệm của nhân vật tiểu thuyết Hyperion, song ở vóc độ cao hơn, mạnh hơn, tác giả thu tập mọi đau khổ của thiên tài vào bi kịch Empedokles trong một ngôn ngữ đơn giản mà thấu động tâm can sâu sắc hơn ngôn ngữ của tiểu thuyết. Lư giải những nhân vật chung quanh Empedokles trong mối quan hệ nhẹ nhàng, chừng mực tạo ra một ấn tượng âm nhạc hài ḥa với âm điệu du dương trong ngôn ngữ của Hölderlin.

Trong những lư giải về Hölderlin từ nhăn quan thông diễn học, hai cái nh́n tương cận nhất là của Dilthey và Heidegger, song có thể nói, Heidegger chịu ảnh hưởng của Dilthey, như Gens nhận xét “tư tưởng Heidegger phát triển trên nền tảng chiếm hữu/thích ứng tư tưởng của Dilthey”. Jos de Mul nhận xét việc biến chuyển từ hiện tượng luận siêu nghiệm của Husserl trong phân tích hiện thể/Daseinsanalytik của Heidegger ở Sein und Zeit phần lớn chịu ảnh hưởng hữu thể luận về đời sống của Dilthey, như chính Heidegger nh́n nhận hàm ơn này khi viết: Phân tích vấn đề lịch sử của tôi nẩy sinh từ chiếm hữu/thích ứng công tŕnh của Dilthey. [251]

Trở về với Dilthey/Rückker zu Dilthey như tôi đă phân tích rơ trong Triết học nào cho thế kỷ XXI,   

Heidegger nói đến việc Dilthey đă chỉ ra và nhấn mạnh đến tính cách cơ bản là hữu thể lịch sử, mà trong loạt mười bài diễn thuyết ở Kassel/Kasseler Vorträge vào năm 1925 dưới tiêu đề Công tŕnh nghiên cứu của Wilhem Dilthey và cuộc tranh đấu hiện tại cho một thế giới quan lịch sử/W. Diltheys Forschungsarbeit und der gegenwärtige Kampf um eine historische Weltanschauung.  

Người đọc chuyên đề Dilthey viết về Hölderlin bắt gặp nhiều tư tưởng ảnh hưởng đến Heidegger, như một học giả khảo về khởi sinh tác phẩm Hữu thể và thời gian/SuZ , Threodore Kisiel gọi là khởi thảo Dilthey/Dilthey Draft đă nhận xét “ư nghĩ đầu tiên của Heidegger về một diễn giải mở rộng là luận về Dilthey một cách cụ thể hơn, bổ sung cho việc lư giải Descartes trước đó”.

Tôi sẽ phân tích một số luận điểm, đặc biệt là trong chuyên đề nói trên, Heidegger khai triển không chỉ trong SuZ mà c̣n ở những bài viết khác trước và sau SuZ, cũng như trong những bài giảng, khảo luận về Hölderlin, nhất là vào giai đọạn ông sử dụng thông diễn học, vả lại Heidegger chỉ bắt đầu viết và giảng Hölderlin từ thập niên 1930s.

Luận đề về siêu nhân/Übermensch là chủ điểm Dilthey đối chiếu Nietzsche với Hölderlin, cả hai nhà thơ/tư tưởng có nhiều điểm giống nhau, nhất là cùng trường hợp bị thác loạn; ông xác định: có những điều kiện lịch sử để những con người thiên tài xuất hiện - từ Hölderlin đến Leopardi - được phú cho tính nhạy cảm hầu như bệnh hoạn về những hoà hợp và bất hoà mà thế giới  gợi lên trong tâmn hồn chúng ta… như nhạy cảm tâm thần của Hölderlin xung đột với những hoàn cảnh bất hạnh, chịu đau khổ cùng số phận như Nietzsche sau này (và đó cũng là điều Dilthey nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa bệnh lư và sáng tạo, như đă nói ở một nơi trên). Trong chuyên đề về Hölderlin, ông viện dẫn những tư liệu có được về Empedokles đă là nguồn cung ứng cho thi sĩ vẽ lên được h́nh ảnh siêu nhân chế ngự thiên nhiên và đời sống với một quyền năng vô hạn và khai thác sử dụng chúng để nghĩ, hành động, khoan khoái biết thế nào là sống, trải qua mọi kinh nghiệm của Hyperion trong tầm vóc lớn hơn, rộng hơn và mạnh hơn Hyperion v́ biết từ bỏ đời sống trở nên vô vị và kinh tởm đối với ông.[252]   

Ở một chỗ khác, Dilthey lặp lại, đó là lư do tại sao Empedokles trở thành siêu nhân. Ông tự xưng là thần thánh trước đám chúng nhân ngây ngất thờ phụng tín ngưỡng. Cảm nghĩ siêu quyền năng này tuyệt không có ǵ thiêng liêng kiểu tôn giáo, v́ Hölderlin ghét lối giải hoặc thiên nhiên của tín ngưỡng Do thái giáo và Ki tô giáo dựa trên quyền thống trị của Chúa trời đối với thiên nhiên và con người. Empedokles có mối ràng buộc đặc biệt với thiên nhiên hoà điệu với thiên nhiên. Đó cũng là hạt nhân của chân lư là “con người muốn thông giao với tất cả… t́m cách nói điều không thể nói ra”[253].

Quyền năng ấy khiến Empedokles xa rời những quyền lực tôn giáo:

 

                   Weh! einsam! einsam! einsam!

                   Und nimmer find’ ich

                   Euch, meine Götter,

                   Und nimmer kehr’ ich

                   Zu deinem Leben, Natur!

                   Dein Geächteter! Weh! Hab’ ich doch auch

                   Dein nicht geachtet, dein

                   Mich überhoben

                   Ôi! Cô độc! Cô độc! Cô độc!

                   Và không bao giờ tôi t́m

                   Chư vị nữa, các thánh của tôi ơi,

                   Và không bao giờ ta trở lại

                   với đời sống của ngươi, Thiên nhiên ơi!

                   Kẻ bị ruồng bỏ của ngươi! Ôi! Ta cũng

                   Không tôn kính ngươi nữa, với ngươi

                   Ta xem ta đă cao đẳng hơn

 

Dilthey đă từng nói đến ngôn ngữ của Hölderlin làm ra một giai điệu mới trải ra trong một nhạc điệu thiên tài, dự báo trước văn phong có nhịp điệu của Nietzsche. Empedokles chính là Zarathustra.  

 

Hölderlin-Dilthey-Nietzsche

Dilthey sinh năm 1833 và Nietzsche sinh năm 1844, chênh nhau 11 tuổi, khi Dilthey rời bỏ đại học Basel về Kiel là lúc Nietzsche (25 tuổi) được chỉ định dạy cổ văn và ngôn ngữ ở Basel do sự giúp đỡ của Usener (người bạn và anh em rể của Dilthey), có lẽ Usener đă nói về Nietzsche với Dilthey và quyển sách đầu tay của Nietzsche là Die Geburt der Tragödie aus dem Geistes der Musik/Sự ra đời của bi kịch trong tinh thần âm nhạc, thực sự Dilthey viết  lần đầu về Nietzsche  khi điểm sách Menschliches, Allzumenschliches/Người, rất người  của Nietzsche vào năm 1880, tuy nhiên Die Geburt der TragödieZarathustra của Nietzsche với tinh thần âm nhạc và cặp đối lập Apollonian-Dionysian tạo ấn tượng nhiều hơn về tác phẩm của Hölderlin. Cho nên trong chuyên đề về thi sĩ, nhiều lần Dilthey nhắc đến Nietzsche.

Trước hết, ông khẳng định:” Nietzsche trải nghiệm ảnh hưởng của Hölderlin ngay từ những năm quyết định trong đời. Khi c̣n là một học sinh mười bẩy tuổi ở Schulpforta, để tŕnh bày nhà thơ nào ưa thích, ông đă chọn Hölderlin và sau này ông vẫn trở lại với Hyperion. Và như khi ông khai triển quan điểm về đời sống trong  về mặt thơ, tiểu thuyết triết lư Hyperion đă ảnh hưởng từ ư niệm cơ bản đến h́nh thức, đến cả những chữ độc đáo.

Văn phong của cả hai tác giả có âm nhạc tính. Cả hai viết cho độc giả, đọc không “chỉ bằng mắt”. Họ đặt ra những chữ mới để diễn tả v́ ghê tởm những từ hoa nhàm chán của ngôn từ”. [254]    

Dilthey xem Hölderlin như mở ra một nền thơ mới, so với thơ Goethe, mà một trong những nhân tố là tính âm nhạc, nét đặc trưng trong h́nh thái nội tại của thơ ông; Dilthey xác định, hiểu theo nghĩa là không chỉ về ngôn ngữ hay gieo vần, nhưng cả trong h́nh thái đặc thù của những diễn tiến nội tâm và cấu trúc  - h́nh thái này cũng có trong thơ Novalis, Tieck và Eichendorff sau này. Cả một phong trào thơ trữ t́nh phát triển đồng thời với âm nhạc Đức, ư muốn nói vào thời đại cao trào nhạc thế tục qua những bản Ca kịch/Oper của Mozart.[255]

Trong cái nh́n thông diễn học về kinh nghiệm sống/Erlebnis, Dilthey c̣n đề cập đến quan niệm Toàn-Nhất/All-Eine, không phải là một học thuyết siêu h́nh, song là kinh nghiệm của nghệ nhân hưởng lạc thú trong cái đẹp. Tiểu thuyết Hyperion và bản thảo Empedokles đầu của Hölderlin  phác họa lại những nét Toàn-Nhất kế thừa từ triết gia cổ đại Hy lạp Heraklit, quan niệm khi cái Nhất/Eine phân rẽ thành trăm mảnh, h́nh thái đời sống trở thành băi chiến trường của những lực lượng phân tán; trong cuộc chiến này, sự tàn bạo của đám đông thống trị áp bức phong thái quư tộc của cá nhân lư tưởng; chỉ c̣n những con người hiếm quư trong thế giới này chịu đựng được nhờ vào bản lĩnh của họ, c̣n thường toàn thể những kẻ man rợ quanh ta làm băng hoại những xung lực tốt đẹp của chúng ta không phát triển được. Thật nguy hiểm “bày tỏ toàn tâm hồn ra, trong t́nh yêu hay trong lao động trước thực tại huỷ diệt” . Tâm hồn càng thanh tịnh, lại càng nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Dilthey nhận xét đó là nguồn gốc lương tri quư tộc của Hölderlin, ở điểm này tương cận với Nietzsche.[256]

Khúc đoản thi An die Parzen/Nói với Thần định mệnh của Hölderlin mà Dilthey dẫn ở cuối phần viết về bi kịch Empedokles:

                   Nur einen Sommer gönnt, ihr Gewaltigen!

                      Und einen Herbst zu reifem Gesange mir,

                         Daß williger mein Herz vom süßen

                              Spiele gesättigt, dann mir sterbe!

                  

                   Die Seele, der im Leben ihr göttlich Recht

                       Nicht ward, sie ruht auch drunten im Orkus nicht;

                          Doch ist mir einst das Heil’ge, das am

                                Herzen mir liegt, das Gedicht, gelungen,

                  

                   Willkommen dann, o Stille der Schatten Welt!

                       Zufrieden bin ich, wenn auch mein Saitenspiel

                          Mich nicht hinabgeleiter ; einmal

                               Lebt’ ich, wie Götter, und mehr bedarf’s nicht.

                  

Chỉ ban cho tôi một Hạ, hỡi thần Mệnh đầy quyền năng!

                       Và chỉ một Thu nữa cho khúc ca êm dịu,

                            Để trái tim tôi sẵn sàng, từ những

                                diễn nhạc tràn đầy dịu ngọt, chết được!

  

                   Linh hồn, trong đời không được quyền trời ban

                        Cũng không được an nghỉ khi xuống Tuyền đài,

                             Song một khi với tôi, Thiêng liêng, là

                                 Thơ hoàn tất, tự sâu trong đáy ḷng.

 

                   Thế nên hoan nghênh, ôi chao Tĩnh lặng trong Thế giới bóng tối này!

                         Tôi bằng ḷng, dù là với cây đàn thất huyền của tôi

                               Cũng không mang theo xuống; một khi

                                      Tôi sống, như thần thánh, và không đ̣i hỏi nữa.

                               

--------------------

[250] Dilthey, Sdt: Seine Laufbahn ging abwärts in das Dunkel des Wahnsinns, eben in den Lebensjahren, in denen die großen glücklichen Dichter sich zur Höhe des Schaffens erheben.

[251] Heidegger, Sein und Zeit: Die vollzogene Auseinanderlegung des Problerms der Geschichte ist aus der Aneignung der Arbeit Diltheys erwachsen.

[252] Dilthey, Sdt: [Aus diesem Stoff erhob sich für Hölderlin] die Gestalt eines Übermenschen, der mit unbändiger Kraft Natur und Leben beherrschte und sich dienstbar gemacht hatte, der denkend, handelnd, genießend erfuhr, was das Leben sei, der alle Erfahrungen Hyperions in größeren, weiteren Verhältnissen machte und starker als jener das Leben, das ihm schal und ekel geworden, verließ.

[253] Dilthey, Sdt: “Empedokles ist so zum Übermenschen geworden. Er hat sich vor dem in religiösen Anbetungstaumel geratenen Volke einen Gott genannt. Das Gefühl seiner Überkraft wurde unheilig*”. “Hölderlin haßte die Entgötterung der Natur in dem Christentum”, “steht in schneidendem Gegensatz zu dem jüdisch-christlichen Religionsglauben, der auf dem Herrschaftsverhältnis Gottes zu Natur und Menschen beruht”; “Empedokles steht in einem besonderen Bund emit den Kräften der Natur. Er benutzt sein inniges Einverständnis mit der Natur”; “in dem, ist ein wahrer Kern, Dieser Allmitteilende will Unauszuprechendes aussprechen”.

*[tôi cho in nghiêng, để nhấn mạnh đến từ] unheilig không thể hiểu theo nghĩa không thiêng liêng, tội lỗi kiểu niềm tin tôn giáo.

[254] Dilthey, Sdt: Gerade in seinen entscheidenden Lebensjahren hat Nietzsche den Einfluß Hölderlins erfahren. Als der siebzehnjährige Schüler in Schulpforta einen Lieblingsdichter schildern sollte, wählte er Hölderlin und er kam auch später auf Hyperion zurück. Und als er im Zarathustra dichterisch seine Lebensansicht entwickelte, wirkte der philosophische Roman Hölderlins von der Grundidee bis in die Form, ja bis in die einzelnen Worte. Der Stil beider Schriftsteller ist musikalisch. Sie schreiben beide für Leser, die nicht “bloß mit den Augen” lesen. Sie prägen neue Worte für das, was sie aussprechen wollen, aus Scheu vor abgegriffenen Redewendungen.(in nghiêng do tôi)

[255] Dilthey, Sdt: “Hier liegt verglichen mit den Gedichten Goethes vor seiner Altersperiode eines der wirksamsten Momente in Hölderlins neuer Dichtung”, “Das Musikalische bildet einen weiteren Zug in der inneren Form der Gedichte Hölderlins. Ich verstehe hierunter nicht nur seine Behandlung der Sprache oder des Verses, sondern die besondere Form des inneren Vorgangs und seiner Gliederung. Ich finde dieselbe Form in der romantischen Lyrik wieder – in Novalis und Tieck,…und spatter in Eichendorff. Diese ganze Lyrik ist gleichzeitig mit der Ausbildung der deutschen Instrumentalmusik”, “das Höchste in dieser Lyrik…gehört der Epoche des raschen Emporsteigens unserer weltlichen Musik bis zur Oper Mozarts an”.(in nghiêng do tôi).

[256] Dilthey, Sdt: Es ist bezeichnend, daß der Hyperion die Lehre vom All-Einen auf die Formel des Heraklit zurückführt,…Indem nun weiter das Eine auseinandergeht in die Vielheit, wird der Streit der Einzelkräfte zur Form des Lebens. Und in diesem muß Masse und Brutalität über die vornehmen und idealen Naturen das Übergewicht haben. Die Seltenen, Guten in der Welt dulden eben, weil sie so sind. Die Barbaren um uns zerreißen unsre besten Kräfte, ehe sie sich gebildet haben. Es ist gefährlich, “seine ganze Seele, sei es in Liebe oder in Arbeit, der zerstörenden Wirklichkeit auszusetzen”. Je reiner eine Seele ist, desto zarter, verletzvbarer ist sie auch. Hieraus entspringt Hölderlin  das aristokratische Bewußtsein, in welchem er Nietzsche verwandt ist.

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2014