ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

70

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC 

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66,  Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,

 

Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo)

Trong Kẻ xa lạ, nhân vật Meursault đă t́m thấy mẩu báo cũ tường thuật một người ở Tiệp bỏ làng đi để làm giầu, khoảng hai mươi lăm năm sau cùng với vợ con trở về quê, nơi mẹ và em gái mở một quán trọ; để cho mẹ và em bất ngờ, y đă để vợ con ở chỗ khác, và đến quán trọ của mẹ, nhưng người mẹ không nhận ra y, thuê một căn pḥng và phô ra vẻ giàu có. Trong đêm, người mẹ và em đă dùng búa đập chết y để cướp tiền và liệng y xuống sông. Sáng ngày sau, người vợ đến quán, không hay biết chuyện xẩy ra, đă nói ra lư lịch của chồng là người khách trọ. Bà mẹ treo cổ và người em gái đâm đầu xuống giếng chết. Meursault phải đọc lại câu chuyện này cả ngh́n lần. Một mặt, câu chuyện xem ra không thực; mặt khác lại tự nhiên. Dầu sao, y nhận thấy gă dụ lịch đáng kiếp và không bao giờ nên chơi kiểu đó.

Camus đă trở lại câu chuyện này, viết ra kịch Ngộ nhận. Trong kịch Caligula viết năm 1938 (và diễn năm 1945), bạo chúa Caligula thể hiện ư chí biến đổi thế giới: Hôm nay, điều mà ta ham muốn hết sức là ở trên mọi thần thánh. Ta cai quản một vương quốc mà việc khó là vua… Ta muốn trời biển lẫn lộn, xấu đẹp ḥa đồng, tiếng cười vút lên từ đau khổ…Ta sẽ mang lại tặng dữ b́nh đẳng cho thế kỷ này, và khi tất cả đă san bằng, rốt cuộc cái không làm được trên mặt đất này, mặt trăng nằm trong bàn tay ta, khi đó có thể ta và thế giới cùng với ta biến đổi, khi đó cuối cùng là con người không chết và sẽ hạnh phúc [110].

Caligula là hiện thể của “phi lư là một đam mê”, của “sống, tức lả tạo cái sống cho phi lư”[111] trong Huyền thuyết Sisyphe, như Camus đă luận về lư lẽ phi lư (với mối quan hệ giữa phi lư và tự tử đă nói đến ở trên, đế tự do phi lư v́ phi lư cho con người cái tự do tinh thần và hành động), con người phi lư (quả thực không có những cơ hội của tự do vĩnh cửu, không làm ǵ cho vĩnh cửu, v́ không tách rời thời gian, cùng đi với thời gian, thể hiện nơi con người quyến rũ, với hài kịch, với chinh phục [112]), sáng tạo phi lư (kẻ sáng tạo theo Camus là nhân vật phi lư nhất, ngay cả dầu có là triết gia Kant, v́ triết gia có những nhân vật, những biểu tượng và hành động cụ thể và những khúc mắc phải giải quyết; sáng tạo phi lư đ̣i hỏi nổi loạn, tự do và đa tạp).

Như tôi đă nói đến ở trên, tính nhất quán trong toàn bộ tác phẩm Camus. Mở đầu Người nổi loạn  vẫn là tiếp nối Huyền thuyết Sisyphe về “ư niệm phi lư”[113]; vấn đề nếu có khác chăng, ở chỗ tiểu luận năm 1943 luận về con người phi lư, tiểu luận năm 1951 luận về con người nổi loạn, vấn đề quan trọng đặt ra trước là vấn đề tự tử, vấn đề sau là sát nhân. Giết người là phạm tội, song có những tội ác thuộc về thị dục, giận mất khôn và những tội ác thuộc về luận lư, cố ư, có dự mưu. Camus nhận xét ngày nay chúng ta đang ở vào thời đại có dự mưu và làm ác  hoàn hảo; ông viết: những kẻ phạm tội của chúng ta không c̣n là những đứa trẻ giải giáp,bị tước đoạt vũ khí để kêu gọi đến t́nh thương tha thứ; trái lại, họ là những người trưởng thành và chứng cớ cáo lỗi, vắng mặt của họ không thể phủ bác; đó là triết lư có thể phục vụ cho tất cả, đến độ biến kẻ sát nhân thành người phán xét [114], hôm qua bị xét xử, hôm nay là người làm luật.    

Trong truyện kể Sa đọa xuất bản 5 năm sau Người nổi loạn lại gây sự ồn ào trong giới phê b́nh, nhất là sau sự biến tranh luận, bút chiến chung quanh vụ xung đột Camus-Sartre đă đề cập ở trên [115], thực sự khác hẳn với không khí Địa trung hải trong những sáng tác trước mà là khung cảnh sương mù, xám xịt của miền Bắc Âu, song ở quán rượu vùng Amsterdam đó, nhân vật Jean-Baptiste Clamence với độc thoại như nói trong sa mạc/vox clamans in deserto, không phải là lời thú tội để trở lại đạo, song là hành động của phán quan-sám hối [116]. kẻ tiếp cận với những tôi ác trong xă hội hiện thời, như y kể:

Chính vào lúc này ư nghĩ về cái chết của tôi đột nhiên xông vàođời sống hàng ngày của tôi. Tôi đo lường những năm tháng chia cách tôi với cái chết.Tôi đi t́m gương những con người cùng tuổi tôi đă qua đời. Và tôi quay cuồng với ư tưởng là tôi không c̣n thời gian hoànthành nhiệm vụ của tôi. Nhiệm vụ ǵ? Tôi không biết. Nói trắng ra, điều tôi đă làm có đáng để tiếp nối không?  Nhưng không hẳn là cái đó. Một nỗi sợ hăi kỳ cục quả thực đeo đẳng tôi: người ta không thể chết mà không thú thực những dối trá của ḿnh. Không phải với Thượng đế, cũng không phải với một trong những thừa sai của ngài, tôi ở bên trên cái đó, bạn biết đấy. Không, chỉ thú thực với con người, với bạn than, hay với người đàn bà yêu dấu, chẳng hạn. Nói khác đi, chhỉ có một dối trá duy nhất dấu trong một đời, cái chết mang đi vĩnh viễn. Không ai, không bao giờ nữa, biết sự thực về điểm này bởi v́ con người duy nhất biết nó  đúng là người chết, ngủ yên trong bí mật của ḿnh. Kẻ sát nhân tuyệt đối của một sự thực này làm cho tôi chóng mặt [117].

Cũng như nhân vật Maursault trong Kẻ xa lạ chỉ là một viên chức tầm thường trong xă hội (không phải anh hùng, nghệ sĩ), Clamence trong Sa đọa cũng chỉ là con người tầm thường (không phải kẻ giết vua, giết chúa, nhà cách mạng) song hai nhân vật của đời thường để biểu hiện vấn đề Camus nói đến trong hai tiểu luận. Ông xác định trong thời đại ngày nay, những trạo nô lệ núp dưới lá cờ tự do, những cuộc tàn sát tập thể được chứng thực bằng t́nh yêu người hay long ham muốn siêu phàm, trong một nghĩa nào đó, làm hỏng sự phán đoán, cái ngày mà tội ác trang điểm bằng những xác người vô tội, tham vọng của tiểu luận ông viết ra nhằm khảo sát cuộc thách đố kỳ lạ này:

Nhằm để biết, liệu sự vô tội, khởi từ lúc cử hoạt có thể ngăn giết chóc được không. Chúng ta chỉ có thể hành động vào thời của chúng ta, giữa những người quanh ta. Chúng ta không thể biết ǵ cả khi chúng ta không biết liệu có quyền giết kẻ khác trước mặt chúng ta hay bằng long để họ bị giết. V́ mọi hành động ngày nay ra từ sát nhân, trực tiếp hay gián tiếp, chúng ta không thể hành động trước khi biết liệu như thể và tại sao chúng ta phải chết…

Vào thời tiêu cực, có thể hỏi về vấn đề tự tử có ích; ở vào thời của những ư thức hệ phải đương đầu với sát nhân. Nếu sát nhân có lư của y, thời đại chúng ta và chính chúng ta chịu hậu quả. Nếu y không có lư, chúng ta ở trong cuồng điên và không có giải pháp nào khác ngoài t́m lại một ảnh hưởng hay là quay đầu đi…

Đă ba mươi năm, trước khi quyết định giết, người ta đă phủ nhận nhiều, đến cả tự phủ nhận bằng tự tử. Thượng đế đánh lừa, mọi người cùng đánh lừa với ngài, và chính tôi, nên tôi chết: tự tử là vấn đề. Ngày nay, ư thức hệ chỉ c̣n phủ nhận những cái khác, chỉ c̣n nhửng kẻ đánh lừa, phỉnh gạt. Đó chính là lúc người ta giết. Mỗi rạng đông, những kẻ sát nhân trang sức lẻn vào một pḥng giam: sát nhân là vấn đề [118].

Người nổi loạn chính là phản tư khởi sự từ vấn đề tự tử và khái niệm phi lư, song ở đây là đối diện với sát nhân và nổi loạn, đối kháng.

Tại sao nổi loạn? Chính là một trong những chiều kích cơ bản của con người.

Camus lại hỏi: Con người nổi loạn là ǵ? Đó là con người biết nói không, chẳng hạn một người nô lệ đă vâng theo lệnh suốt đời, bất ngờ xét ra một mệnh lệnh mới không thể chấp nhận được, nói không xác định cái ǵ cũng có giới hạn, đến một lúc nào đó không thể chịu đựng, phải vùng lên. Nổi loạn không phải chỉ nẩy sinh ra từ kẻ bị áp chế mà c̣n từ quang cảnh nh́n thấy sự áp chế mà người khác là nạn nhân. Cá nhân mỗi người không phải đơn độc bảo vệ chống lại bất công, mà ít ra phải có nhiều người  tạo thành giá trị đó.

Cho nên Camus so sánh: trong kinh nghiệm phi lư, đau khổ có tính cách cá thể, nhưng khởi đi từ phong trào đối kháng, nó ư thức được là tập thể, là mạo hiểm của tất cả mọi người. Trong thử thách hang ngày của chúng ta, nổi loạn/đối kháng giữ một vai tṛ như “cogito” trong lănh vực tư tưởng: nó là sự hiển nhiên đầu tiên, đưa cá nhân ra khỏi cô độc, là sứ điểm chung xây dựng giá trị thứ nhất trên tất cả mọi người. Camus xác định: Tôi nổi loạn, nên chúng ta hiện hữu [119].   

Paul Ricœur là một trong số ít người nhận định thấu đáo và thiện cảm với Camus trong bài viết về Người nổi loạn [120] nhận xét: trong định thức nói trên, Camus lập lại trong một văn phong mới Cogito, ergo sum của Descartes; từ hoài nghi quá độ, , Descartes đạt được chân lư đầu tiên - nếu tôi hoài nghi, tôi hiện hữu - , từ quá độ của nổi loạn sinh ra một ư chí đồng thời là một giá trị.

Hơn sáu mươi năm sau, một nhà triết học trẻ, Michel Onfray ở thế kỷ 21 khẳng định: Người nổi loạn là một quyển sách lớn chống phát-xít, chống độc tài chuyên chính, chống tư bản, chống cộng sản, thế mà giới phê b́nh phần đông chỉ nhấn mạnh dến phần tiêu cực, hay chối bỏ, mà không để ư đến tác phẩm vĩ đại này mang một tính xác thực, tích cực tự do tuyệt đối: ca ngợi Công xă, phe vô chính phủ Tây ban nha, “chủ nghĩa xă hội tự do tuyệt đối”, chủ nghĩa công đoàn vô chính phủ, truyền thống cách mạng Pháp, Spartacus và Fernand Pelloutier, mà ca ngợi cả Bakounine và Proudhon, những nhà cách mạng Nga 1905, những thuỷ thủ tàu Kronstadt bị Hồng quân do Trotski tổ chức ra sát hại, CNT Tây ban nha, khả năng chính trị của giới công nhân, tự quản trị của thợ thuyền và tất cả những cơ hội của phe tả tích cực không hận thù, nhưng quả quyết, nhiệt thành, xây dựng, hiện thực, thực dụng – tính xác thực tích cực này xây dựng thành cái mà Camus gọi là “tư tưởng chính ngọ”[121].

 

---------------

[110] Ce que je desire de toutes mes forces, aujourd’hui, est au-dessus des dieux. Je prends en charge un royaume où l’impossible est roi…Je veux mêler le ciel à la mer, confondre laideur et beauté, faire jaillir le rire de la souffrance…Je ferai à ce siècle le don de l’égalité, et lorsque tout sera aplani, l’impossible enfin sur terre, la lune dans mes mains, alors, peut-être, moi-même je serai transformé et le monde avec moi, alors enfin les homes ne mourront pas et ile seront heureux. Caligula (kịch bốn hồi).

[111] “L’absurdité est une passion”; “vivre, c’est faire vivre l’absurde”.

[112] Người diễn viên là người thủ nhiều vai tṛ, nhiều nhân vật, sống nhiều cuộc đời khác nhau, hơn nữa c̣n biết tự tách rời chúng, y thấy rơ thời gian phải chết trên sân khấu và ngoài đời, đă sống với cái đối diện, những phiêu lưu đau long và không thay thế được; người đi chinh phục biết là hành động tự nó không ích lợi, mà chỉ có một hành động hữu ích là làm lại con người và thế gian, cái thế giới phi lư, không thần thánh với những con người biết suy nghĩ rơ rang, không hy vọng, biết sống với một vũ trụ không tương lai và không yếu đuối/vivre à la mesure d’un univers sans avenir et sans faiblesse. Sdt.

[113] Camus, L’homme ré volté 1951: “Le sentiment de l’absurde”.

[114] “C’est la philosophie qui peut server à touty, jusqu’à changer les meurtriers en juges. Sdt.

[115] Chỉ kể trong thời khoảng 1956-1962 và từ 1962 đến 1970, năm tạp chí la Revue des letters modernes số 238-244 đặc biệt về La Chute, với những tường văn của André Abbou và Brian T. Fitch đă liệt kê hai mươi bài phê b́nh, chưa kể bốn số báo đặc biệt dành cho tác giả, như những bản văn của M. Arland, M. Blanchot trên N.N.R.F (Nouvelle Revue Française), R. Hell, P. Descaves, C. Vigée trên La Table Ronde, R. Quilliot, C. Milosz trên Preuves v.v… Tôi không nhận xét về những phê b́nh này, kể cả phê phán La Chute “được giới thiệu như một truyện kể, nhưng toàn bộ lại thoát ra như một tiểu luận, ngụ ngôn”, hay so sánh Sa đọa với Những ghi kư dưới hầm/Записки из подполья của Dostoiewvski, hay Paludes của A. Gide.

[116] Juge-pénitent. Ngay ở những trang đầu truyện kể, trước khi giới thiệu tên ḿnh, Clamence xác định y là luật sư trước khi đến đây, và bây giờ là phán quan-ăn năn sám hối (j’étais avocat avant de venir ici. Maintenant, je suis juge-pénitent). Sa đọa.

[117] Camus, Sa đọa/La Chute.

[118] Camus, L’homme révolté.

[119] “Je me révolte, donc nous sommes”, Sdt.

[120] Bài điểm sách L’homme révolté đă in trên Christianisme social 1956, in lại trong Ricœur, Lecture 2, La contrée des philosophes 1992.

[121] M. Onfray,  L’order libertaire 2013 c̣n nhận xét L’homme révolté xuất hiện ngày 18 tháng Mười năm 1951 tạo dịp cho những người Mác-xít, Lêninít, Cộng sản, Sartre, những người theo Sartre, Đảng Cộng sản Pháp, báo đảng và tất cả những kẻ bênh vực, bào chữa cho những trại tập trung giết người ở Liên xô có một dịp bắn chặn chống đỡ.

 

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2013