ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

25

Chương I

TRIẾT HỌC VÀ VĂN CHƯƠNG

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25,

 

V. Quyển sách

Nếu những câu là thành phần của bản văn th́ những going tạo thành quyển sách, và những trang là thành phần. Có mối quan hệ mật thiết giữa bản văn và quyển sách văn chương. Có những loại sách (tự điển, tổng kê, chỉ nam v.v…) gồm những chữ không tạo thành những câu, như vậy quyển sách không hẳn là một tập hợp của những bản văn. Mặt khác, quyển sách có khi chỉ là một câu dài của bản văn c̣n dở dang. Câu văn th́ hoàn tất, có hệ thống và hàm ngụ những bó buộc, phụ thuộc lien tục nội tại. Câu văn hoàn tất, có hệ thống v́ được định vị, ở trong mạch văn - kể cả câu văn của những văn đoạn, cách ngôn và thi ca. Được định vị, câu văn không phải chỉ đồng vị, nhưng c̣n xếp đặt kết hợp như những tảng đá chồng chất lên nhau tạo thành các kỳ quan kiến trúc (thành nhà Hồ, Đế Thiên Đế Thích, đền đài Ai cập v.v…); câu văn là mô thức sống động, tạo đời sống cho những mô thức văn tự (đó là lư do nguời ta không nghĩ những chữ, nhưng nghĩ những câu). Câu văn hàm ngụ những bó buộc…trong kiến trúc, những tảng đá chen chúc, sát cánh không cần keo sơn; màng lưới nhện gồm những giây tơ kết dệt, không phân biệt sợi nào là cái, sợi nào là con. Có những khoảng cách, những chỗ trắng; có những câu không chủ từ, không động từ, nhưng vẫn là những câu. Nói như nhà thơ, những ḥn đảo của ư nghĩa. René Char gọi là “ngôn từ quần đảo”.

Giữa vô số những ḥn đảo quây quần, vẫn cho nh́n thấy biển khơi rộng lớn, và ngược lại vẻ mênh mong bao la đă ở đó từ xa xưa mới làm xuất hiện một vài mỏm đất kỳ dị, lạ thường, vô cùng hứa hẹn. Biển khơi là thơ, quần đảo cũng là thơ. Thơ Thâm Tâm:

1.      Mùa có sương rồi. Sẽ bước đi

2.      Xa vời, ai nhại cảnh Đường thi

3.      Nhà thơ đăm đắm hơi thu giá

4.      Thèm có người làm giáng Quí Phi

 

5.      Tha thướt xiêm dài thoang thoáng khói,

6.      Ḷ trầm gầy đượm móng tay son

7.      Nào ai phảng phất? Mà mong đợi

8.      Thắm rụng, vàng rơi, mắt cũng ṃn

 

9.      Em ở về đâu?-  Lạnh lắm đây!

10. Một ḿnh chứa cả nhớ, yêu, say

11. Mùa sương tới sớm và đi muộn

12. Lăng đăng ḷng ta lẻ tháng ngày

 

13. Ngày tháng vô t́nh mây cứ bay…

14. Người ơi! Người ơi! Đừng làm mây!

          (Tiểu thuyết Thứ Bảy số 332, (1940))

 

Bài thơ gồm bốn phiên khúc, ba phiên khúc đầu có bốn câu và phiên khúc cuối cùng có hai câu. Nếu đặt dấu hiệu của cước vận bằng (-) và trắc (/), bốn đoản khúc chia ra như sau:

            I           -           -           /           -

            II          /           -           /           -

            III        -           -           /           -

            IV        -           -

Phiên khúc II có cách gieo vần khác và xen lẫn giữa phiên khúc I và III có cách gieo vần giống nhau. Phiên khúc IV có thể coi như mô thức đoầng dạng với I và III c̣n bỏ dở, nhưng nếu quả thật như vậy, phải giả định phiên khúc I không phải là phiên khúc mở đầu, nghĩa là trước đó có một phiên khúc đồng dạng vắng mặt. Nhưng chúng ta có thể hủy bỏ giả thiết đó v́ thật sự phiên khúc IV chỉ có hai câu và là hai câu hoàn tất, kết thúc bài thơ. Người đọc nh́n dưới khía cạnh đồng dạng để thấy sự vắng mặt của hai câu tiếp theo, nhưng không thể giả định sự vắng mặt đó hiện diện v́ hai câu cuối cùng thực sự đă đóng kín bài thơ. Chính chúng đầy đủ ư nghĩa không thể mời gọi sự tiếp nối. Và đó là hai câu thơ hay nhất trong bài thơ.

Vị trí của hai câu cuối cùng đă có thực sự độc lập, nghĩa là phân cách với phiên khúc III liền trên. Ba khoảng cách quăng chia bốn phiên khúc; nói khác đi, phiên khúc IV không đồng dạng với phiên khúc I và III: đó là phiên khúc hai câu có cách gieo vần liên tiếp. Bài thơ gồm bốn phiên khúc 4-4-4-2. Giữa phiên khúc III và IV có đặc tính lien hoàn, nhưng nghịch đảo: sự lien kết này chúng tỏ không thể tách rời hai câu cuối cùng ra khỏi bài thơ. Mặt khác, những câu lẻ với những chữ diễn tả cùng một ư tưởng hay đúng hơn một h́nh ảnh đồng tính: (1) có sương, (3) hơi giá, (5) khói, (7) phảng phất, (11) sương tới sớm/đi muộn, (13) mây. Vị trí của câu (9) diễn tả sự phân cách không-thời gian: ở về đâu/ lạnh lắm đây. Tính cách thuần nhất trong toàn thể: sương/hơi giá/khói/mây/người: Người đàn bà? Đúng là người đàn bà, nhưng là người dàn bà trong tương quan tan loăng: sương/khói/mây/bay. Người đàn bà trong ṿng giao hội tha thiết: đăm đắm/mong đợi/ṃn (mỏi)/nhớ/yêu/say/lăng đăng, nhưng thật xa cách: (2) xa vời - cảnh Đuờng thi với những từ ngữ cổ điển: (4) giáng Quí Phi, (5) xiêm dài, (6) ḷ trầm, (8) thắm rụng, vàng rơi.

Như trên tôi vẫn khẳng định (chủ quan?) hai câu thơ cuối cùng của bài thơ là hai câu hay nhất, nhưng hai câu thơ này chỉ hiện diện trong bài thơ, tách biệt chúng ra khỏi bài thơ, thật vô nghĩa. Điều nghịch lư của hai câu thơ trong phiên khúc độc lập: (13) mở ra, (14) khép lại. Đó cũng là lư do phiên khúc IV không đồng dạng với I và III.

Tính cách độc lập ở hai câu thơ xuất hiện như một đặc loại trong nhiều bài thơ của Thâm Tâm:

-         Ới ơi! bạn tác ngoài trôi giạt

Chẳng đọc thơ ta tất cũng về

                   (Vọng nhân hành*¹, 1944)

Chân t́nh vắng vẻ tri âm

Thà đem ngày tháng lần lần vào điên

                   (Thâm Tâm*², 1940)

Bài Thâm Tâm có hai phiên khúc: phiên khúc lục bát đầu gồm 8 câu và phiên khúc sau 2 câu.

                   Em ơi buồn lạnh thế này

Cùng ta chẳng có một ngày nằm đôi

Bài Cuối Thu*³ có ba phiên khúc: phiên khúc lục bát đầu gồm 6 câu, phiên khúc lục bát giữa hai câu và phiên khúc lục bát cuối 4 câu.

Tính cách đặc thù của hai câu thơ biểu hiện chất thơ Thâm Tâm. Thật vậy, quan niệm về thơ có thể thay đổi theo thời gian nhưng chất thơ nguyên vẹn – nói như Jakobson, là một yếu tố đặc sắc (sui generis) không thể giản lược một cách máy móc vào những yếu tố khác. Trong một câu bài Tống biệt của Tản Đà: Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi, thường được nhiều người ca ngợi chữ chơi thật là thần t́nh, độc đáo so với chữ soi; thật ra không có sự so sánh đó, một chữ như chữ chơi trong câu được cảm nhận là một chữ, không thể thay thế, không thể giản lược, không phải để thay một sự vật, không phải diễn tả cảm xúc. Đó là một chữ thơ. Trong Thanh Hiên tập của Nguyễn Du, chữ thơ “bạch đầu” xuất hiện trong nhiều bài, không phải để chỉ mái tóc bạc trắng của thi nhân chưa đầy ba mươi tuổi. Chữ thơ xác định thơ, dầu quan niệm thơ về nội dung và h́nh thức đă thay đổi. Những quần đảo ở trên nền biển cả. Mỗi bài thơ định vị giữa những bài thơ khác. Chỉ có một quyển sách duy nhất, gồm những bài thơ, những tập thơ. Cho nên toàn bộ thi phẩm của thi sĩ có thể chỉ cần mang một cái tên đơn giản: Thơ. Trong văn xuôi, tùy bút cũng có đặc tính như vậy: Một quyển sách duy nhất, mang một cái tên đơn giản: tùy bút gồm nhiều bản văn. Chỉ có một ngôn ngữ - ngôn ngữ số ít như Nhật kư. Khi đi t́m hiểu Thơ là ǵ? (Co je poesie?), Roman Jakobson đă xét đến tương quan giữa thơ và nhật kư. Đó có phải là mối tương quan giữa Thơ và Chân lư (Dichtung und wahrheit)? Ông trả lời không; đó chỉ là hai bộ diện cùng thực, chỉ diễn đạt những ư nghĩa khác nhau, những tŕnh độ ư nghĩa học khác nhau về cùng một đối tượng, về cùng một kinh nghiệm. Nhật kư của thi sĩ Tiệp khắc Karel Hynek Mácha (1810-1836) cũng là một tác phẩm thơ như thi phẩm Máj (tháng Năm) hay Márinka. Thơ Mácha đầy vẻ lăng mạn như nhưng Nhật kư là một ngôn ngữ khác, đầy vẻ hoa t́nh: Jakobson đi tới chỗ nhận xét, nếu ở vào thời đại chúng ta, Mácha sẽ cho xuất bản Nhật kư thay v́ tập thơ Máj. Nhưng hăy nghe ngôn ngữ của chính thi sĩ về nguyên động lực thơ: “Có những sự vật đến với tôi, mà cả Victor Hugo hay Eugène Sue trong các tiểu thuyết của họ, những tiểu thuyết ghê gớm nhất, cũng không thể nào mô tả được chúng, nhưng tôi, chính tôi đă sống trong những điều đó và – tôi là một thi sĩ” [16] . Là thi sĩ, là để mặc cho ngôn từ diễn đạt, những điều chỉ có thể thực hiện nơi bản viết, nếu không là thơ ắt phải là nhật kư. Hăy nghe một thi sĩ hiện đại, thi sĩ Do thái Edmond Jabès [1912-1991]: Những chữ tuyển chọn người thi sĩ….Anh là người viết và là kẻ được viết ra.

Vị trí của nhà thơ ở ngay giữa ngôn từ và chữ viết. Chỉ có một ngôn từ, một chữ viết số ít> Chỉ có một quyển sách: Thơ mà người thi sĩ đă được tuyển chọn, và cũng là người cha khai sinh ra những bài thơ, nhưng:

Khi tôi viết, lần đầu, tên tôi, tôi đă ư thức khởi đầu một quyển sách…

       Nhưng tôi không là con người này

       bởi v́ con người này viết

       và nhà văn không là ai cả

viết, phải chăng đă loại bỏ sự hỗ trợ của người cha? Nhưng thi sĩ c̣n chính là chủ đề của quyển sách: Nhật kư, với tất cả tinh thần đời sống, chất liệu và sự hiện diện được viết ra, được biết tới, với những chữ viết ch́m ngập trong những chữ viết, chủ thể không phải được tuyên chọn nhưng ở trong chính quyển sách, mở toang ra và trở thành lịch sử, không phải lịch sử của những điều khác nhưng là lịch sử của thơ. Vẫn chỉ có một quyển sách, quyển sách duy nhất. Trong kinh nghiệm thơ của Nhật kư, dường như có thể nói “hiện hữu, là hiện-hữu-trong-quyển-sách” (Derrida). Jabès c̣n them: “Nếu Thượng đế hiện hữu, chính v́ Ngài hiện hữu trong quyển sách”. Quyển sách tây phương phải chăng bắt đầu từ kinh Thánh? Nơi Logos thành văn làm luật lệ. Tất cả khởi đầu từ Lời. Từ Herder: “Một ngôn ngữ phong phú những động từ, diễn tả một biểu hiện và một phác họa sống động từ những đối tượng của chúng, là một ngôn ngữ sáng tạo”, đến trào lưu lăng mạn Pháp: “V́ chữ, là động từ, và Lời là Thượng đế” [17]. Ngôn ngữ thi ca, sang tạo cổ điển đă ch́m đắm trong Bác ngữ học (Philologie) và Thông diễn học (Herméneutique) tôn giáo.

 

----------------------

*¹  Thăng Long đất lớn chí tung hoành

   Bàng bạc gương hồ ánh mắt xanh

   Một lứa chung t́nh từ tứ chiếng

   Hội nhau vầy một tiệc quần anh

   Mày gươm nét mác chữ nhân già

   Hàm bạnh h́nh đôi, lưng cỗ đa

   Tay yêu dang cùng tay mạnh dắt

   Chưa ngất men trời hả rượu cha

   Rau đất cá song gào chẳng đủ

   Nỗi bùng giữa tiệc trận phong ba

   Rằng: “Đương gió bụi th́ tơi tả

   Thiên hạ phải dung thơ chúng ta!”

 

   Thơ ngâm dở giọng, thời chưa thuận

   Tan tiệc quần anh, người nuốt giận

   Chim nhạn, chim hồng rét mướt bay

   Vuốt cọp, chân voi c̣n lận đận

   Thằng thí cho nhàm sức vơ sinh

   Thằng bó văn chương đôi gối hận

   Thằng thư trói buộc, thằng giă quê

   Thằng phấn son nhơ…chửa một về!

 

   Sông Hồng chẳng phải xưa song Dịch

   Ta ghét hoài câu “nhất khứ hề”

   Ngoài phố mưa bay, xuân bốc rượu

   Tấc ḷng mong mỏi cháy tê tê

 

-   Ới ơi bạn tác ngoài trôi giạt

     Chẳng đọc thơ ta ắt cũng về

                   1944

 

 *²   Bạn ơi! Ngùi tiếc ngày tàn,

Là tôi, ḷng chứa thu tàn cũng tôi.

Có duyên người diệt mất rồi,

C̣n t́nh nuôi được nửa vời t́nh đi.

Đờn ḿnh đem gẩy đời nghe,

Giả vàng ai giả được ǵ ngọc châu.

H́nh dung ngoài thấy già đâu,

Mà riêng mái tóc trắng màu trong tâm

 

Chân t́nh vắng vẻ tri âm,

Thà đem ngày tháng lần lần vào điên

                   1940

 *³     T́nh tan giấc mộng ḷng đau

Nửa mong tảng sang, nửa cầu thầm khuya.

Tiếng chuông tận giáo đường kia,

Hay trong chùa nọ, sầu chia sang người.

Biết sương đang đổ nên lười,

Nằm nghe lá rụng đôi hồi gió Tây.

 

Em ơi buồn lạnh thế này,

Cùng ta chẳng có một ngày nằm đôi.

 

Hăy nghe trong một chiều sâu,

Tiếng xe lạch xạch lên cầu lỏng tay…

Người xưa đang ngẩn bước giầy,

Xuống xe đứng nhớ ai gầy với thu

                   1940

 

[16] X. Jakobson, Questions de poétique.

[17] “Car le mot, c’est le verbe, et le Verbe, c’est Dieu”.

 

 

   (c̣n nữa)

       Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

© gio-o.com 2011