ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

88

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC 

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66,  Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88,      

                           

Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo)

Đứng ở góc cạnh hội họa, Valeriano Bozal cũng khẳng định diễn tập và khu biệt là những đặc trưng của hậu hiện đại đối lập với hiện đại luận, qua những tiêu biểu trong tranh của David Salle, Jiri Georg Dokoupil, Francesco Clemente [291]. Gilles Deleuze phân tích giản đồ trong những họa phẩm của Francis Bacon (1909-1992) mở ra con đường thứ ba trong hội họa mới, không thiên về thị quan như hội họa trừu tượng, cũng không thiên về thủ kỹ như hội họa hành động [292]. Ông đă phân tích sự ngẫu nhiên, hay quan niệm nghệ thuật như một tṛ chơi, mọi sự biến thuộc loại phối hợp (như đánh cờ), hay liên tiếp (như chơi roulette) trong lối vẽ của Bacon, nghĩa là vẽ nhiều bức cùng lúc, chẳng hạn ba bức họa, đúng như thể đứng trước ba tấm bảng họa của bức tam b́nh/triptyque. Deleuze đă luận quan hệ diễn tập và khu biệt trong đề án chính của ông [293], phần diễn ngôn về những sự vật vô thể, như ảo tượng, ngẫu tượng, giả tượng.

Sự phân biệt hiện đại muộn và hậu hiện đại của Jencks như nói ở trên, không hẳn không có người đồng t́nh, chẳng hạn một số nhà phê b́nh nghiên cứu Đức [294] như Aust đă dùng khái niệm này để nói về tân truyện/Novelle của những nhà văn sau thời hậu chiến, nhất là trong những thập niên 1980s và 1990s, song không giải thích lư do. Jencks trong bài đă dẫn đưa ra “định nghĩa căn bản của hiện đại muộn là trong khoa kiến trúc, chỉ ư thức hệ xă hội thiên về thực dụng và trọng kỹ thuật, vào khoảng từ 1960 dùng nhiều ư niệm về phong cách và giá trị của chủ nghĩa hiện đại đến chỗ cực đoan ngơ hầu làm sống lại một ngôn ngữ ngu ngơ (hay sáo ngữ)”. Trong cùng hợp tuyển đă dẫn, nhà phê b́nh nghệ thuật Clement Greenberg tranh luận khái niệm “hậu hiện đại” xác định “ngoài khoa kiến trúc, thường nghe nói đến và sử dụng nhiều trong lănh vực hội họa và điêu khắc, nhưng chỉ ở nơi những nhà phê b́nh và báo chí, không phải ở chính nơi những nghệ nhân”[295].

Tuy nhiên, từ ngữ hậu hiện đại (luận)/Postmodern (ism) đă được thông dụng, giống như nhiều từ ngữ khác do quán tính con người trong tranh biện, đă có một thư mục dài không cần tranh căi. Chẳng hạn trong Đại từ điển triết học 2003 ở Pháp đă có mục từ  này, về mặt triết học hiện đại khái quát xác định “đối với một trào lưu triết học ở nửa sau thế kỷ XX, ư niệm về một tiến bộ của lư trí lại đặt thành vấn đề”, về mặt mỹ học, để chỉ một phạm trù thiên về miêu tả hơn là khái niệm, xuất hiện vào cuối những năm 1960 nhằm đặc thị một hoàn cảnh nghệ thuật đoạn tuyệt với mô h́nh duy sử của chủ nghĩa hiện đại”[296] và không có mục từ “hậu cấu trúc luận”.

Trong Từ điển bách khoa về Lư luận và Phê b́nh hiện đại 2002, mục từ hậu hiện đại khởi đầu từ “bất kỳ thảo luận nào về hậu hiện đại ở Mỹ đều phải chấp nhận một viễn tượng liên ngành và tỷ giảo. Lịch sử trí thức của hậu hiện đại chỉ có thể hiểu trong những quan hệ gắn bó phức tạp giữa những văn hoá, lănh vực và thực tiễn. Phê b́nh văn học liên hệ tới hậu hiện đại luận phần lớn thuộc về lư luận, liên quan không những với ‘văn chương như một vấn đề’ mà c̣n cả với những vấn đề thuộc ngôn ngữ, biểu tượng, đồng nhất, ngọn nguồn và chân lư”[297].

Về những nghiên cứu lư luận, tôi chọn một hai tác phẩm để giới thiệu và thảo luận vấn đề này: Tiểu thuyết hậu hiện đại của Brian McHale và Sáng tạo học về hậu hiện đại luận nói về lịch sử, lư luận và tiểu thuyết của Linda Hutcheon [298].

Sau khi đề cập đến vấn đề từ ngữ ‘hậu hiện đại (luận)’ khiến người ta lưỡng lự, McHale mượn khái niệm yếu điểm/dominant của nhà h́nh thái luận Nga Jurij Tynjanov xác định như một thành tố làm nổi bật cho một tác phẩm nghệ thuật, và từ những điểm đặc trưng của hậu hiện đại theo David Lodge gồm năm chiến lược (mâu thuẫn, bất liên tục, bừa băi, quá độ, ngăn trở) mà lối viết hậu hiện đại luận dùng để tránh phải lựa chọn giữa những cực văn tự ẩn dụ (hiện đại luận) hay hoán dụ (chống hiện đại luận), Ihab Hassan chỉ ra mỹ học hậu hiện đại biến đổi bảy đề mục hiện đại luận (chủ nghĩa thành thị, chủ nghĩa kỹ thuật, hung dă hóa, chủ nghĩa nguyên thuỷ, chủ nghĩa đa dâm, chủ nghĩa tương phản, chủ nghĩa duy nghiệm) v.v…là những cặp đối lập với đối trọng hiện đại luận, song người ta không thấy làm thế nào sáng tạo hậu hiện đại đối lập hiện đại luận về toàn bộ, hay hệ thống văn chương điều động ra sao từ t́nh trạng phản ảnh trong cương mục đặc điểm hiện đại luận sang t́nh trạng phản ảnh trong cương mục hậu hiện đại luận. Với yếu điểm/dominant, McHale nghĩ có thể suy ra những hệ thống làm nổi bật những cương mục dị biệt và có thể nói đến biến đổi về mặt lịch sử.

McHale  nhận xét yếu điểm của tiểu thuyết hiện đại luận thuộc về nhận thức/epistemological, c̣n yếu điểm của tiểu thuyết hậu hiện đại luận thuộc về hữu thể/ontological. Ngay ở đề từ của chương I, McHale đưa ra những câu hỏi của Dick Higgins để làm rơ mục tiêu khu biệt hiện đại luận và hậu hiện đại luận, một đằng hỏi: Làm thế nào tôi có thể lư giải thế giới này mà tôi là một phần tử trong đó? Và tôi là ǵ trong đó? một đằng hỏi: Thế giới này là ǵ?  Có thể làm ǵ trong đó? Cái nào thuộc những bản ngă của tôi làm điều đó?[299].

 

-------------------

[291] Valeriano Bozal, Modernidad y postmodernidad (in Historia del Arte 1993): Hiện đại luận loại trừ diễn tập, cho nên quan tâm đến sắc thái này cho phép xác định sự khác biệt giữa hiện đại và hậu hiện đại, khẳng quyết ngày nay triệt để hơn là sự kiện hậu hiện đại qua những bước ngoặt  gần đây thể hiện qua diễn tập và khu biệt (Lo moderno excluye la repetición. Me interesa destacar este rasgo, pues permite aclarar la diferencia entre moderno y postmoderno. Afirmando la más radical actualidad, el postmoderno defiende la vuelta a un pasado reciente sobre el que ejerce la repetición y la diferencia). Đưa ra những họa phẩm La peinadora (1987) của David Salle (sinh năm 1952), Las Teresitas (1985) của Jiri G. Dokoupil (sinh năm 1954), Bozal nhận xét diễn tập từ những ǵ có trước thành ảnh tượng, như một chỉ dấu cơ bản thể hiện phong cách của Salle , cân xứng với yếu tố quyết định của vụng dại, trong đó tự lượng khu biệt, tri giác vụng dại này, một chút ǵ ngây thơ/tự nhiên cũng có thể thấy nơi tác phẩm của một họa sĩ hậu hiện đại khác, Jiri Georg Dokoupil… Không ai có thể ngờ diễn tập c̣n có thể nói về diễn tập liên hệ tới Francesco Clemente (sinh năm 1952) người Ư, một trong những họa sĩ có ảnh hưởng nhiều  trong hội họa những năm sau này, về trần thuật cũng như gợi ư có đặc trưng ngang với Dokoupil và Salle, mặc dầu  có thể không cùng sự mănh liệt của Clemente (La repetición es una nota fundamental, quizá la única que marca el estilo de Salle y proporciona la clave de su torpeza, en ella se aprecia la diferencia. Este sentido de la torpeza, un poco naïf, ingenua, se contempla también en la obra de otro artista postmoderno: Jiri Georg Dokoupil… No sé si es possible hablar de repetición a propósito del ialiano Francesco Clemente (1952), uno de los artistas que más influencia ha ejercido sobre la pintura de los últimos años, que se afianza en la narración y en la sugerencia, notas igualmente características de Dojoupil y Salle, aunque quizá no con la intensidad de Clemente).

Davis Salle sinh trưởng ở Mỹ, Dokoupil sinh trưởng ở Tiệp, Clemente sinh trưởng ở Ư.

[292] G. Deleuze, Francis Bacon, Logique de la sensation 1981:  C’est donc la troisième voie que Bacon suit, ni optique comme la peinture abstraite, ni manuelle comme l’Action Painting.

[293] Xem ĐPQ, Triết học nào cho thế kỷ XXI, 2010: tiết 2/ những bước ngoặt ở cuối-thế-kỷ.

[294] Hugo Aust, Novelle 2006: phần 4. Geschichte der deutschen Novelle, 4.8 Spät- und Nachmoderne/ Hiện đại muộn và hậu hiện đại luận về tân truyện/truyện vừa của Fredrich Dürrenmatt, Günter Grass, Martin Walser, Christoph Hein, Jochen Beyse…

[295] Charles Jencks, Postmodern vs. Late-Modern: “the essential definition of late-modernism: in architecture it is pragmatic and technocratic in its social ideology and from about 1990 takes many of the stylistic ideas and values of modernism to an extreme in order to resuscitate a dull (or clichéd) language”, in Zeitgeist in Babel 1991.

Clement Greenberg, The Notion of “Postmodern”: Away from architecture, it’s in the area of painting and sculpture that I’ve mostly heard and se en “postmodern” used – but only by critics and journalists, not by artists themselves”, Sdt.

[296] Grand Dictionnaire de la philosophie, Nhà xuất bản Larousse: Mục từ  Postmodernisme, Calque de l’anglais post-modernism:

Génér., Philo. Contemp.“Courant philosophique de la seconde moitié du XXè s. pour lequel l’idée d’un progrès de la raison est à remettre en cause”.

Esthétique: “Catégorie plus descriptive que conceptuelle, apparue à la fin des années 1960 pour caractériser une situation artistique en rupture avec le modèle historiciste du modernisme”.

[297]  The Continuum Encyclopedia of Modern Criticism and Theory: Any discussion of postmodernism in the USA must adopt an interdisciplinary and comparative perspective. The intellectual history of postmodernism can only be understood in its intricate interconnections that straddle cultures, fields and practices. The literary criticism we associate with postmodernism is for the most part theoretical, concerned not only with ‘literature as a question’ but also with questions of language, representation, identity, origin and truth”.

[298] Brian McHale, Postmodernist Fiction 1987; Linda Hutcheon, A Poetics of Postmodernism, History, Theory, Fiction 1988.

[299] Brian McHale, Sdt: Tiểu thuyết hiện đại luận triển khai chiến lược làm nổi bật những câu hỏi mà Dick Higgins trong A Dialectic of Centuries/Biện chứng của những thế kỷ 1978 đề ra: How can I interpret this world of which I am a part? And what am I in it? là những vấn đề Higgins gọi là thuộc về tri thức/Cognitive Questions. McHale suy ra có thể bổ xung những câu hỏi khác như: Cái ǵ có thể biết được ở đó? Ai biết nó? Làm thế nào người ta biết nó và tới mức độ xác thực nào? Làm thế nào tri thức chuyển được từ người tri thức đó sang người khác, và tới mức độ đáng tin cậy nào? Làm thế nào đối tượng của tri thức biến đổi khi chuyển từ người tri thức này qua người khác? Những giới hạn của khả tri này là ǵ?

Tiểu thuyết hậu hiện đại triển khai chiến lược làm nổi bật những câu hỏi mà Higgins gọi là hậu tri thức/post-cognitive:  Which world is this? What is to be done in it? Which of my selves is to do it? McHale bổ xung những câu hỏi về hữu thể luận của chính bản văn chương, hoặc về hữu thể luận của thế giới mà nó quy chiếu, chẳng hạn như: Thế giới là ǵ? Những loại thế giới nào ở đó, cấu thành ra sao và khu biệt ra sao? Điều ǵ xẩy ra khi những loại khác nhau của thế giới đặt trong t́nh trạng đương đầu, hay khi những cương vực giữa những thế giới bị xâm phạm? Cái ǵ là phương thức hiện hữu của bản văn, và cái ǵ là phương thức hiện hữu của thế giới (hay nhiều thế giới) nó phóng chiếu? v.v…

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2013