ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
82
Chương III
LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82,
Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo)
Khởi sự luận mối tương quan giữa tác phẩm và bản văn, Barthes nói đến một chuyển biến nhất định triển khai từ ư niệm về ngôn ngữ và hệ quả của nó là công tŕnh ở đây là muốn nói tác phẩm văn chương nhờ vào ngôn ngữ mới hiện hữu, ít ra là về mặt hiện tượng. Chuyển biến này bắt nguồn từ sự phát triển hiện đại ở các bộ môn ngữ học, nhân học, phân tâm học dẫn đến một trật tự liên ngành/interdisciplinaire, do đó đối diện với tác phẩm, sinh ra yêu cầu một đối tượng mới: Bản văn. Khu biệt giữa tác phẩm và bản văn, như Barthes phân tích: tác phẩm là một phân đoạn của bản thể, là một phần của không gian của những quyển sách, trong khi Bản văn là một trường phương pháp luận, chẳng hạn, tác phẩm có thể thấy trong thư quán, trong những tập phiếu ghi chú/fichiers, bản văn hiển lộ theo những qui luật, tác phẩm có thể nắm trong tay, bản văn ở trong ngôn ngữ (chẳng hạn trong một diễn văn), Bản văn không phải là phân giải của tác phẩm, song tác phẩm là phần cuối cùng tưởng tượng của bản văn. Barthes nhấn mạnh đến vận động của Bản văn là chỉ chứng thực trong lao động, trong sản xuất, nên không thể dừng lại, chẳng hạn trên một ngăn tủ sách, thư viện; vận động cấu thành nó là băng ngang qua tác phẩm hay nhiều tác phẩm.
Những đặc tính khác của bản văn theo Barthes như Bản văn không dừng ở văn chương, không thể ở trong một hệ thống hay phân cách thể loại v́ cái cấu tạo nó là sức mạnh phá đổ những phân loại cổ điển [240]; nếu như Bản văn có đặt ra những vấn đề phân loại (một trong những chức năng ‘xă hội’ của nó), luôn luôn hàm ngụ một kinh nghiệm về giới hạn (nói như Sollers) v́ bản văn đặt ra trong giới hạn những qui luật phát biểu (như lư tính, khả tính đọc được v.v…), nghĩa là đặt định đằng sau giới hạn của tư kiến/doxa, có thể nói Bản văn th́ luôn luôn nghịch lư. Bản văn tự chứng thực qua tương quan với kư hiệu: tác phẩm kết thúc trên ngữ ư, mang hai ư nghĩa, là đối tượng của ngôn ngữ học/một khoa học về chữ nếu nó biểu hiện, hoặc ngữ ư này bí mật cần phải phát hiện qua một lư giải, một thông diễn học; tóm lại tác phẩm có chức năng như một kư hiệu tổng quát, một phạm trù định chế trong văn minh Kư hiệu; trái lại, Bản văn thao tác sự lùi lại vô tận của ngữ ư, có tính cách diên kỳ/dilatoire, phạm vi của nó thuộc về ngữ thái, cho nên luận lư quy định Bản văn không bao hàm lư giải (xác định ‘điều ǵ muốn nói’ tác phẩm) mà có tính hoán dụ/métonymique. Xét tương quan giữa tác phẩm với Bản văn, Barthes nhận xét tác phẩm tượng trưng một cách tầm thường, trong khi Bản văn tượng trưng một cách triệt để, cho nên ông xác định một tác phẩm mà người ta hiểu, cảm và nhận ra được bản tính tượng trưng toàn diện là một bản văn [241]. Bản văn có tính đa phức, không phải chỉ mang nhiều nghĩa, mà c̣n hoàn tất tính đa phức của nghĩa, không đồng hiện với nghĩa, nhưng băng qua, vượt qua, không thuộc về một lư giải, nhưng thuộc về bộc phát, truyền bá. Mối tương quan khác giữa tác phẩm và bản văn là quan hệ thân tộc: có thể thỉnh nguyện một xác định (chủng tộc, lịch sử) về thế giới qua tác phẩm, một liên tục giữa các tác phẩm với nhau hay sở hữu tác phẩm thuộc về tác giả (cho nên có tác quyền, hay khoa học văn chương tôn trọng bản thảo và những ư định thuộc về tác giả, xă hội yêu cầu tính cách pháp lư của tác giả đối với tác phẩm) trong khi Bản văn đọc không cần đăng lục của người Cha, có thể so sánh tác phẩm với h́nh tượng một cơ thể lớn lên do phát triển (hiểu theo nghĩa sinh học, cũng như tu tứ học), c̣n Bản văn thuộc về mạng lưới/hệ thống, nếu nó có mở rộng ra là do hiệu quả của một liên hợp, hệ thống, nó có thể bị đập vỡ, tiêu huỷ (như trường hợp thời Trung cổ đă làm đối với bản văn của Thánh kinh và Aristote). Về mặt xă hội, tác phẩm thông thường là đối tượng của tiêu thụ, Bản văn gạn lọc tác phẩm khỏi sự tiêu thụ và thu nhận nó như một cuộc chơi, một lao động, một sản xuất, một thực tiễn. Điều đó muốn nói Bản văn đ̣i hỏi thủ tiêu khoảng cách giữa viết và đọc, không nhằm làm mạnh them sự phóng ngoại của người đọc trong tác phẩm, nhưng nối kết cả hai vào trong cùng một thực tiễn có ư nghĩa. Barthes nhận định khoảng cách phân chia đọc và viết có tính lịch sử, như trong những thời phân rẽ xă hội trầm trọng nhất, đọc và viết đồng nghĩa với những đặc quyền giai cấp: Tu từ học, qui luật văn chương của thời đại này là học viết (thường là viết ra những diễn văn, không phải bản văn), đến thời dân chủ đảo ngược luật này: trường học tự măn với việc học đọc, không phải viết. Quả thực đọc, hiểu theo nghĩa tiêu thụ, không phải để chơi với bản văn (chơi ở đây mang nhiều nghĩa: người đọc chơi với Bản văn, thực hành tái sản xuất nó, song không phải giản lược vào một nhái lại thụ động, mà là chơi, hiểu như nghĩa chơi đàn), Bản văn thúc đẩy sự cộng tác thực tiễn của người đọc. Cho nên tiếp cận Bản văn như một khoái lạc. Chắc chắn là có khoái lạc của tác phẩm (như có thể thích thú đọc hay đọc lại Proust, Flaubert, Balzac v.v…song cái thích thú này chỉ là một khoái lạc tiêu thụ, v́ nếu như có thể đọc những tác giả vừa kể, người ta cũng biết là không thể viết lại họ (v́ ngày nay người ta không thể viết “như thế”); Bản văn gắn liền với hưởng thú, nghĩa là với khoái lạc mà không tách rời, bề mặt ư nghĩa, Bản văn tham dự vào một không tưởng xă hội, nếu không hoàn tất thấu minh những quan hệ xă hội, th́ ít ra cũng thấu minh những quan hệ ngôn ngữ: nó là không gian ở đó không ngôn ngữ nào có lợi thế hơn ngôn ngữ khác.
Barthes khẳng định không thực hiện một Lư luận về Bản văn ở đây, nghĩa là không phải làm công việc tŕnh bày siêu ngữ học, v́ phá huỷ siêu ngôn ngữ là một phần của lư luận, diễn ngôn về Bản văn chính là bản văn, t́m kiếm, thao tác bản văn, v́ Bản văn là không gian xă hội không ẩn trú một ngôn ngữ nào, bên ngoài, cũng không để một chủ thể nào tuyên xưng ở vị thế quan ṭa, v́ lư luận về Bản văn chỉ có thể trùng hợp với một thực tiễn của viết, của văn tự.
Những bản viết như Lạc thú của bản văn/Le Plaisir du texte, phân tích S/Z là những thao tác thực tiễn này của Barthes. Trong bài viết Mario Vargas Llosa, người đọc Flaubert [242], tôi đă nói đến phương pháp đọc của Barthes, xem bản văn như một quần thể những ngữ thái/signifiant, không phải là cấu trúc của ngữ ư/signifié; quan điểm của Barthes thể hiện khẳng định không có ǵ ở ngoài bản văn, song không có một tổng thể của bản văn, như vậy phải phóng thích bản văn ra khỏi ngoại tại và toàn thể tính của nó, nghĩa là đối với bản văn phức thể, không có cấu trúc thuyết thoại, ngữ pháp hay luận lư của truyện kể. Trong Từ điển bách khoa của những khoa học ngôn ngữ [243], Tzvetan Todorov ghi nhận bản văn như một phương thức chức năng ngôn ngữ là đối tượng của một khởi thảo khái niệm ở Pháp với Barthes, Derrida, Sollers và Kristeva trên tạp chí Tel Quel, đối nghịch với sử dụng thông giao và biểu tượng của ngôn ngữ, bản văn được xác định ở đây như sức sản xuất/productivité.
Cấu trúc luận hầu như được coi là tiêu biểu của Pháp, như tiêu đề quyển sách của Roland Chamagne French Structualism xuất bản năm 1990, nhận xét: Barthes khai triển một kiểu mẫu có thể gọi là ư thức hệ của bản văn để đọc, mặc dầu tạo ra biểu ngữ này trong Khoái lạc của bản văn năm 1973, song ông đă có khái niệm này từ những lư luận sơ khởi về văn tự, huyền thuyết, phê b́nh lư giải trong những tác phẩm trước đó và khẳng định “không có ư nghĩa ẩn dấu nào rút ra từ tâm linh của tác giả”. Barthes đă phác họa kiểu mẫu này trong S/Z như một công tŕnh quá độ chỉ ra vượt ra ngoài cấu trúc luận để tiến tới kư hiệu luận [244].
Điều đó chứng tỏ Barthes cùng với nhiều tên tuổi khác, như Foucault, Lacan, Derrida v.v… ban đầu được xem như những nhà cấu trúc luận, sau cùng đă trở thành những người thuộc hậu cấu trúc luận do phong cách tư tưởng bao gồm những hoạt động huỷ tạo của Derrida, khai mở trường phái phân tâm học mới với Lacan, những công tŕnh sử của Foucault, kư hiệu học của Barthes, Semẹ́tikè, cách mạng trong ngôn ngữ của Kristeva [245] v.v…Hậu cấu trúc luận thường được đánh dấu từ cuối thập niên 1960s, song có thể nhận thấy ngay từ tiểu luận Sức mạnh và ư nghĩa của Derrida trên tạp chí Critique vào 1963, đă viết: Không có ǵ nghịch lư về điều ư thức cấu trúc luận là ư thức tai họa, vừa đả phá vừa huỷ triệt, huỷ tạo, như mọi ư thức thường thấy hay ít ra vào lúc suy đồi, giai đoạn riêng cho mọi vận động của ư thức [246].
-----------------------
[240] Barthes, Sdt: Bản văn/Texte (viết hoa trong nguyên văn của Barthes). Barthes hỏi: làm sao có thể xếp loại Georges Bataille? Nhà thơ, tiểu thuyết gia, nhà biên khảo, kinh tế gia, triết gia, con người thần bí? Khó trả lời, cho nên người ta thường quên Bataille trong những sách giáo khoa văn chương. Thực sự, Bataille viết nhiều bản văn, hay cũng có thể nói ông viết cùng một bản văn duy nhất
[241] Sdt: une œuvre dont on conçoit, perçoit et reçoit la nature intégralement symbolique est un texte.
[242] Phụ lục in trong Đường vào Văn chương q. 1 2012.
[243] Oswald Ducrot/Tzvetan Todorov, Dictionnaire encyclopédique des sciences du langage 1972.
[244] Roland A. Champagne, French Structualism 1990: This is a transitional work pointing beyond structuralism toward semiotics.
[245] Xem những công tŕnh về lư luận văn chương của Terry Eagleton, Literary Theory 1983, của Raman Selden, Contemporary Literary Theory 1985, của Jonathan Culler, Structuralist Poetics 1975 (chương Beyond Structuralism: Tel Quel), Literary Theory 1997, Simon During, Foucault and Literature 1992 .
[246] Jacques Derrida, Force et signification in trong L’écriture et la différence 1967: Il n’y a donc rien de paradoxal à ce que la conscience structuraliste soit conscience catastrophique, détruite à la fois et destructrice, destructurante, comme l’est toute conscience ou au moins le moment décadent, période propre à tout mouvement de la conscience.
(c̣n nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2013