ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê bình lý trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

107

Chương III

LÝ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC 

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99,  Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107,     

  

Thơ phá thể (tiếp theo)

 

Từ những bài thơ đầu tiên in lại trong tập Mohn und Gedächnis, ký ức về cái chết, về Holocaust để lại dấu ấn đậm nét thân phận do thái lưu đày, âm vọng của những người đã chết trong những trại tập trung qua những tiếng thơ:

       Espenbaum, dein Laub blickt weiß ins Dunkel

       Meiner Mutter Haar ward nimmer weiß

 

       Löwenzahn, so grün ist die Ukraine

       Meine blonde Mutter kam nicht heim

 

       Regenwolke, säumst du an den Brunnen?

Meine leise Mutter weint für alle.

 

       Runder Stern, du schlingst die golden Schleife.

       Meiner Mutter Herz ward wund von Blei.

 

       Eichne Tür, wer hob dich aus den Angeln?

       Meine sanfte Mutter kann nicht kommen.

      

       Hoàn diệp liễu ơi, những cánh lá của người loé sáng trong đêm tối

       Mái tóc của mẹ ta không bao giờ bạc trắng

 

       Bồ công anh ơi, xứ Ukraine quá xanh lục

       Mẹ ta với mái tóc vàng hoe không thể trở về nhà

 

       Vân vũ ơi, có bay ngang giếng xưa?

       Mẹ ta âm thần khóc cho thế nhân

 

       Sao tròn ơi, ngươi lượn quanh thành vòng hoàng kim

       Trái tim mẹ ta rạn nứt vì chì

 

       Cửa sồi ơi, kẻ nào tháo đi những bản lề của ngươi?

       Mẹ từ tâm của ta không được quay về.[447]

Bài thơ như một tiếng than khóc? Không chỉ có thế. Mẹ hiền của thi sĩ là hính ảnh lớn của cả một dân tộc lưu đày vì trong một thư gửi cho thân thuộc ở Israel năm 1948, Celan đã viết: “Có thể tôi là một trong những chứng nhân cuối cùng phải sống còn tới tận cùng định mệnh của thần trí do thái ở châu Âu”, tại sao phải sống vì nhà thơ vẫn không ngừng viết khi vẫn là người Do thái và ngôn ngữ là tiếng Đức của những kẻ sát nhân.

Có một nỗi buồn da diết ở đó. Ví như Michel Butor từng nói: Qui dit exil dit tristesse! Người nào nói lưu đày là nói đến sự buồn ràu! Không chỉ những bài thơ viết ra trên đường đày ải, ở Pháp năm 1949, Celan viết In Ägypten về Ai cập trong toàn bài khởi từ mệnh lệnh:

       Du sollst zum Aug der Fremden sagen: Sei das Wasser.

       Du sollt, die du im Wasser weiß, im Aug der Fremden suchen

      

       Ngươi hãy nói vào đôi mắt người đàn bà lạ mặt: Hãy là nước.

       Ngươi hãy tìm trong mắt kẻ lạ những gì ngươi biết đang ở trong nước.[448]

Bài thơ lấy nguồn từ Exodus 3:7: “ta đã thấy rõ sự khổ đọa của dân ta đang ở Ai cập”, Ägypten: tiếng Hebrew là Mitzrayim/מצרים  biểu hiện cho nô lệ và lưu đày một thời quá khứ do thái.

Phong cách làm thơ của Celan: cặp đôi/couplet như bài thơ Espenbaum trên vẫn nằm trong truyền thống (có thể kể từ thế kỷ 16) tiêu biểu như Verlaine, đến hiện đại như Tristan Tzara, René Char [449] v.v…, thơ theo lối tiểu cú như Giuseppe Ungaretti [450], song lại có những bài trường cú In Prag, Engführung nhịp điệu như tụng ca/Oda Pablo Neruda.

Tuy nhiên, về đại thể thơ Celan mang tính phá cách vì lối đặt những chữ mới, lối dùng phép loại ngữ/paronomase, phép nối điêu/enjambement và chẻ chữ thành hai để tiếp giòng khiến ngôn ngữ thơ trở nên lạ lẫm/ostranenie như quan niệm của Hình thái luận Nga (cho nên đã có những học giả luận về quan hệ giữa Hình thái luận Nga với thơ Celan [451]) khác với những nguyên tắc cú pháp và ngữ nghĩa thông thường. 

Nếu như trong tản văn, nhiều nhà văn thuộc phái tiểu thuyết mới/nouveau roman Pháp quen dùng gạch ngang trước mệnh đề hoặc câu văn cuối, như một biểu thị phá thể, lối sử dụng gạch nối/hyphen/Trennungszeichen là một từ-hoa đặc thị của thơ Celan. Có một quá trình biến chuyển từ những bài thơ đầu, như

Sprich auch du,

      

       Sprich –

       Doch scheide das Nein nicht vom Ja.

      

       Blicke umher:

       Sieh, wie’s lebendig wird rings –

                   Hãy nói đi

       Nói –

       Nhưng giữ không phân cách tiếng không từ tiếng có

      

       Hãy nhìn quanh:

       Nhìn, đã nhẩy sinh động làm sao –

 

 

đến                         Engführung

      

       Geh, deine Stunde

       hat keine Schwestern, du bist –

       bist zuhause.

      

      

      

       Körnig,

       körnig und faserig. Stengelig,

       dicht;

       traubig und strahlig; nierig,

       plattig und

       klumpig; locker, ver –

       ästelt -: er, es

       fiel nicht ins Wort, es

       sprach,

                   Tiết kết tẩu khúc

       Đi, thời giờ của mình

không có chị em, mình thì –

ở nhà.

hạt,

hạt và thớ. cuống,

dày;

thành cụm và rực rỡ; hình cật,

hơi phẳng và

thành tầng; lòng thòng, rối –

tung -; y, nó

không rơi xuống thành lời, nó

nói,

bài thơ sử dụng gạch nối tiêu biểu

       Schaltjarhunderte, Schalt-

       sekunden, Schalt-

       geburten, novembernd, Schalt-

       tode,

      

       (Unasyliert, un-

       archiviert, un-

       umfürsorgt? Am

       Leben?),

 

       Lesestationen im Spätwort,

      

       Gefühle, frost-

       gespindelt,

 

       Kaltstart –

       mit Hämoglobin.

       Những thế kỷ nhuận, nhuận-

       phút, nhuận-

       sinh, đang tháng mười một, nhuận

       tử,

      

       (Không nơi nương náu, không –

       lưu trữ, không –

       phúc lợi? còn –

       sống không?)

 

       Những trạm đọc trong lời cuối

      

       Cảm xúc, băng giá –

       trục tâm

 

       Lạnh khởi –

       với huyết sắc tố

 

Những trạm đọc trong lời cuối với Lesestationen im Spätwort theo Felstiner là một cách chơi chữ, liên tưởng tới Spätlese/mùa lượm cuối những trái nho chín. Dấu gạch nối phân cát những từ

Schalt-sekunden, Schalt-geburten, Schalt-tode, un-archiviert, un-umfürsorgt, frost-gespindelt nhằm nhấn mạnh đến quãng nghỉ trong mỗi từ, chỉ ra căn nguyên và ngữ nghĩa của phủ định từ, quan niệm huỷ tạo của thơ, những then khoá gọi là Spätwort như Gegenwort, Wort-schatten, Wort-Vigilie,  Celan có dịp trình bày trong diễn văn Der Meridian đọc tại Darmstadt.

Maurice Blanchot  nhận ra những chỗ nghỉ, những im lặng ở cả những bài thơ rất ngắn của Celan không phải là những quãng nghỉ để người đọc kịp thở, song như một nghiêm cách/rigueur trong một bài viết ngắn nhưng rất lạ của ông, là bên trang trái dẫn thơ và trang phải là của người viết:

                                                       một ngôn ngữ…không công kích người khác, không thúc

dass bewahrt sei                                 đẩy với bất kỳ định ý gây hấn hay phá hoại: như thể đã có

ein durchs Dunkel                              chỗ cho hủy triệt tư tại  để tha nhân được phòng giữ hay để

getragenes Zeichen                            duy trì một chỉ dấu mang bởi tối tăm [452].

 

------------------------------------

[447] Paul Celan, Sdt: Đây là một trong nhiều bài thơ không có nhan đề.

Thi sĩ than thở với cây cỏ Espenbaum/cây hoàn diệp liễu lá dương phong rung rinh, Löwenzahn/cây bồ công anh hoa vàng gợi nhớ trong kỷ niệm mái tóc của người mẹ thương yêu (hình ảnh người mẹ lúc nào cũng như một mỹ nhân, không bao giờ già), hỏi mây hỏi mưa có bay ngang giếng xưa quê nhà, nước mắt mẹ hiền khóc cho chúng nhân cũng đầy như thế, ngôi tinh tú tròn như vòng vương miện, cái đẹp đối lập với cái ác (hình ảnh trong trí tưởng thi sĩ về mẹ bị xử bắn, những viên đạn chì phát xít phá vỡ trái tim bà?), bản lề bị tháo gỡ, cánh cửa căn nhà xưa mở trống, nhưng mẹ hiền không bao giờ còn trở về.

[448] Paul Celan, In Ägypten:

      

       Du sollst sie rufen aus dem Wasser: Ruth! Noëmi! Mirjam!

       Du sollst sie schmücken, wenn du bei der Fremden liegst.

       Du sollst sie schmücken mit dem Wolkenhaar der Fremden.

       Du sollst zu Ruth und Mirjam und Noëmi sagen:

       Seht, ich schlaf bei ihr!

       Du sollst die Fremde neben dir am schönsten schmücken.

       Du sollst sie schmücken mit dem Schmerz um Ruth, um Mirjam und Noëmi.

       Du sollst zur Fremden sagen:

       Sieh, ich schlief bei diesen!

       Ngươi hãy triệu họ lên từ mặt nước: Ruth! Noëmi! Mirjam!

       Ngươi hãy trang điểm chúng khi ngươi nằm với kẻ lạ.

       Ngươi hãy trang điểm họ với tóc mây  của kẻ lạ.

Ngươi hãy nói với Ruth và Mirjam và Noëmi:

Hãy nhìn, ta ngủ với nàng!

Ngươi hãy trang điểm kẻ lạ sao cho đẹp nhất cận kề bên ngươi.

Ngươi hãy trang điểm nàng vẻ sầu muộn cho Ruth, cho Mirjam và Noëmi.

Ngươi hãy nói với kẻ lạ:

Hãy nhìn, ta ngủ với các nàng!

 

[449] Paul Verlaine:

                   Colloque sentimental

       Dans le vieux parc solitaire et glacé

       Deux formes ont tout à l’heure passé

 

       Leurs yeux sont morts et leurs lèvres sont molles,

       Et l’on entend à peine leurs paroles

 

Dans leur vieux parc solitaire et glacé

Deux spectres ont évoqué le passé

       Thương nghị tình cảm

Trong công viên xưa quạnh hiu lạnh giá

Hai thể hình vừa mới thoáng đã qua

 

Mắt không sinh khí, môi dường nhu nhuyến

Và có nghe không lời khéo thốt ra

 

Trong công viên xưa quạnh hiu lạnh giá

Gơi lên một thời quá khứ hồn ma

 

Tristan Tzara:

                   Saluer le chemin

       nuit de fer matin de glace

       cri entouré de la flamme du silence

 

       et toi au beau milieu du fruit ouvert du jour

       qu’attends-tu où va-tu racine perdue

 

       j’attends la mousse première et le cri de l’agneau

       l’abeille secrète la hache dans la forêt

      

                   Chào con đường

       đêm sắt sớm mai giá

       tiếng kêu quanh ngọn lửa im lặng

 

       và em ở giữa nơi đầy trái mở ra ban ngày

       em đợi chờ gì em đi đâu căn rễ đã mất

 

       tôi chờ rong nước đầu tiên và tiếng kêu của cừu non

       ong nhả rìu ra trong rừng

                               (trong tập Terre sur Terre)

 

René Char:

                   Juron sous les saules

       Je t’excuse tu vas mourir

       De la quiétude qui m’enlace

 

       Je n’en veux pas à ton mystère

       Et comment croire à mon remords

 

       La violence du jour m’est chère

       Plus que la pierre qui t’endort

                   Lời thề dưới liễu

       Anh tha thứ cho em, em đi vào cõi chết

       Trong niềm tĩnh lặng ôm lấy anh 

 

       Anh không hận điều bí mật của em

       Và làm sao tin niềm hối tiếc của anh

 

       Bạo lực của ngày với tôi quá đắt

       Hơn cả phiến đá ru em vào giấc ngủ

                               (trong tập Loin de nos cendres)

[450] Giuseppe Ungaretti:

                   Eterno

       Tra un fiore colyo e l’altro donato

       L’inesprimibile nulla

                   Vĩnh hằng

       Giữa một bông hái và một bông cho

       hư vô không tả xiết

 

                   Notte di maggio

       Il cielo pone in capo

       ai minareti

       ghirlande di lumini

Đêm tháng Năm

       Trời bày trên ngọn

       tháp giáo đường

       những vòng hoa đăng

 

                   Tramonto

       Il carnato del cielo

       sveglia oasi

       al nomade d’amore

                   Lúc mặt trời lặn

       Da trời hồng thắm

       gợi thức những ốc đảo

       trong du cư tình ái

                   (trong tập L’allegria)

                  

Silenzio stellato

       E gli alberi e la notte

       Non si muovono più

       Se non da nidi

                   Đêm sao

         cây  và đêm

       Không lay động

       Ngoài những tổ uyên ương

                   (trong tập Sentimento del tempo)

Chính Celan cũng đã dịch thi phẩm Il dolore/nỗi đau 1947, La terra promessa/miền đất hứa 1950, Il taccuino del vecchio/ký của lão ông 1950  của G. Ungaretti, những câu như:

       Nella tenebra, muta

       Cammini in campi vuoti d’ogni grano

       Im lặng trong bóng tối

       Em di trong những cánh đồng trơ trụi mọi hạt bông

nghe như đồng vọng với hơi thơ của mình. 

[451] Xem: Vita Zilburg, Engführung as a Case Study of Paul Celan’s Poetics of the Uncanny (in trong hợp tuyển Hauntings I I: Uncanny, Figures and Twilight Zones, Image & Narrative Vol 13, No 1 2012). 

[452] M. Blanchot, Le dernier à parler (trong La Revue de Belles-Lettres 1972): un tel langage… ne frappe pas l’autre, ne soit animé de nulle intention aggressive ou destructrice: comme si avait déjà eu lieu la destruction de soi pour qu’autre soit preservé  ou pour que soit maintenu un signe porté par l’obscurité.

 Bị chú: đoạn in nghiêng là dẫn thơ Celan.

(còn nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2013