ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
128
CHƯƠNG V:
THÔNG DIỄN HỌC
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ
105, Kỳ
106, Kỳ
107, Kỳ
108, Kỳ
109, Kỳ
110, Kỳ
111, Kỳ
112, Kỳ
113, Kỳ
114, Kỳ
115, Kỳ
116, Kỳ
117, Kỳ
118, Kỳ
119, Kỳ
120, Kỳ
121, Kỳ
122, Kỳ
123, Kỳ
124, Kỳ
125, Kỳ
126, Kỳ
127, Kỳ
128,
Khái niệm “hủy triệt/Destruktion” trong tư tưởng Heidegger mang một ư nghĩa đặc sắc, như tôi đă luận trong Triết học nào cho thế kỷ XXI và chỉ ra sai lạc của một số dịch giả tây phương khi chuyển ngữ từ này (sẽ trở lại vấn đề này trong chương X); đó cũng là lư do Gadamer viết một tham luận nhan đề Destruktion und Dekonstruktion [111] trong cuộc tranh biện giữa thông diễn luận Gadamer và huỷ tạo luận Derrida tại Paris năm 1981.
Ở tiểu luận Lư giải hiện tượng luận về Aristote nói đến nơi trên, Heidegger đưa ra một then khóa quyết định về thông diễn học là con đường huỷ triệt, trong một lam bản khác cho Hữu thể và thời gian, ở những chú nghĩa rải rác, ông ghi: Dilthey huỷ triệt - những chỉ dẫn quan trọng mà nhiều người không lưu ư! Tất nhiên, không phải đợi tới Gadamer mới có hiện tượng luận thông diễn, song chính từ Sein und Zeit, tác phẩm in ra năm 1927 (khi Husserl c̣n tại thế), thông diễn học bổ sung cho hiện tượng luận, hẳn đă thấy sự xa rời ảnh hưởng Husserl (có thể thấy ở những ghi chú bên lề của ông khi đọc SuZ).
Heidegger là một trong số ít triết gia được nhiều nhà nghiên cứu viết đến nhiều nhất, thư mục tham khảo của ông khá dầy, cho nên những đề mục thường có nhiều tác giả bàn luận, phân tích. Điều đó muốn nói bất kỳ vấn đề ǵ cũng có những đối chất/confrontations.
Tuy nhiên, thông diễn học trong hành trạng tư tưởng của Heidegger có thực quan trọng với ông không?
Trong số những tác giả luận về thông diễn học Heidegger, tiêu biểu có thể kể Otto Pöggeler, Hans-Georg Gadamer, Jean Grondin, Jocelyn Benoist, Karl Otto Apel [112].
Hữu thể luận, hiện tượng luận, thông diễn luận là ba cực tác động tương hợp trong quá tŕnh tư duy h́nh thành tác phẩm gọi là Sein und Zeit của Heidegger. Nguyên do, khởi sinh và những khó khăn tạo ra quyển sách này, nhiều tác giả nghiên cứu ông đă đề cập, song việc đánh giá có lẽ trầm trọng nơi là J.-F. Courtine khi xét đến thất bại của Sein und Zeit.[113]
‘Thất bại’ là từ ngữ chính Heidegger nói ra ngay trong sách của ông khi hỏi, như Courtine dẫn qua tiết §31:
Dự hoạch của khả-Hữu chính xác nhất là giao trả lại sự kiện phóng dạt của cái hiện/đó. Một giải thích như vậy về cấu thành hữu/sinh của thể Hữu hiện/đó trong ư nghĩa dự hoạch phóng dạt há không góp phần vào việc tạo cho Hữu của hiện thể bí ẩn/khó hiểu sao?[114]
Và Heidegger quả quyết trả lời liền đó:
Chúng ta phải nêu rơ đầy đủ tính bí ẩn của hữu này, cốt chỉ để có thể đúng là thất bại trong việc giải quyết nó, và thành công trong việc đặt mới lại vấn nạn hữu của hữu-hiện-thế phóng định [115].
-------------------------
[111] Xem chương 6 Cơ sở tư tưởng thời quá độ (ĐPQ) tranh luận giữa thông diễn hay huỷ tạo?
Liên từ “und” chỉ tương quan đồng thuận hay khu biệt đối lập, có mang một sắc thái riêng có trong những nhan đề triết lư ở thế kỷ 20, như nhận xét của Grondin trong L’horizon herméneutique de la pensée contemporaine 1993 là “tiền trưng không ưa thích tương đối tư tưởng có hệ thống”, nghịch với Fichte xem liên từ này chẳng có vẻ triết lư. Grondin liệt kê một số tác phẩm tiêu biểu của Lukács (Histoire et conscience de classe), Freud (Le Moi et le ça), Bergson (Matière et mémoire), Whitehead (Process and Reality), Husserl (Expérience et jugement), Scheler (Le formalisme en éthique et l’éthique materiale des valeurs), Karl Korsch (Marxisme et philosophie), M. Weber (Économie et Société), M. Heidegger (Être et temps), Marcel (Être et Avoir), Jaspers (Raison et existence), Horkheimer (Théorie traditionnelle et théorie critique), Bloch (Droit naturel et dignité humaine), Sartre (L’ệtre et le néant), Marcuse (Eros et civilization), Merleau-Ponty (Le visible et l’invisible), Popper (The Open Society and its enemies), Quine (Word and Object), Gadamer (Vérité et Méthode), Foucault (Les mots et les choses), Derrida (Écriture et différence), Habermas (Connaissance et intérêt), Rorty (Philosophy and the Mirror of Nature), Jauss (Expérience esthétique et herméneutique littéraire), Ricœur (Temps et récit), Apel (Discours et responsabilité), Putnam (Raison, vérité et histoire), Marion (Réduction et donation).
[112] Pöggeler, Heidegger und die hermeneutische Philosophie 1983, Der Denkweg Martin Heideggers 1963 (ch. 4), Hermeneutische und mantische Phänomenologie (in Heidegger, Perspektiven zur Deutung seines Werkes 1994 (Hrsg. von Pöggeler); H.-G. Gadamer, Heideggers Wege 1983, Hermeneutik I: Wahrheit und Methode, Grundzüge einer philosophischen Hermeneutik 1960; J. Grondin, L’universalité de l’herméneutique 1993, L’herméneutique dans Sein und Zeit (in Heidegger 1919-1929, De l’herméneutique de la facticité à la métaphysique du Dasein 1996); J. Benoist, Heidegger, les sens du sens et l’illusion herméneutique (in Heidegger 2006), Apel, Transformation der Philosophie Bd. I: Sprachanalytik, Semiotik, Hermeneutik 1973 (II. Hermeneutik und Sinnkritik).
Những tiểu luận của Jeffrey Barash: Über den geschichtlichen Ort der Wahrheit. Hermeneutische Perspektiven bei W. Dilthey und M. Heidegger (in M. Heidegger: Innen- und Außenansichten 1989), Ekaterini Kaleri, Das hermeneutische Moment in M. Heideggers Analytik des Daseins (in Hans Lenk, Philosophie und Interpretation 1993).
[113] Jean-François Courtine, Heidegger, l’échec de Sein und Zeit (in Lectures d’Être et Temps de Martin Heidegger, Quatre-vingts ans après, 2007)[Heidegger, thất bại của SuZ trong Những bài đọc SuZ của M. Heidegger, 80 năm sau].
[114] Courtine, Sdt: dẫn SuZ “Le projet du pouvoir-être le plus propre est remis au fait de l’être-jeté dans le Là. Une telle explication de la constitution existentiale de l’être du Là au sens du projet jeté ne contribute-t-elle pas à rendre l’être du Dasein (de l’être-là) énigmatique?”
Nguyên tác: Der Entwurf des eigensten Seinkönnens ist dem Faktum der Geworfenheit in das Da überantwortet. Wird mit der Explikation der existenzialen Verfassung des Seins des Da im Sinne des geworfenen Entwurfs das Sein des Daseins nicht rätselhafter?
Bị chú: Thể cách dùng từ của Heidegger trong Hữu thể và Thời gian tiêu biểu trong đoạn văn trên chuyển sang một ngôn ngữ khác khá phức tạp, đôi khi phải có những từ mới, hoặc kèm giải thích, như Da trong Da-sein, existanzial:
Das “Da” des Daseins ist die befindliche Erschlossenheit des Daseins durch die Stimmungen: Cái “hiện/đó” trong Hiện thể là sự vén lộ thấy trong hiện thể qua tâm thức.
Existenzial [danh từ là Existenzialien: die Weisen des menschliche Existierens] phân biệt với existenziell như trong SuZ cảnh giác việc lẫn lộn “die ontisch-existenzielle Charakteristik mit der ontologisch-existenzialen Interpretation”.
Tôi dùng những cụm từ: “giao trả”, “phóng dạt”, “hiện/đó”, “hữu/sinh” để dịch “überantwortet”, “Geworfenheit”, “Da”, “existenzial” nhằm thể hiện lối miêu tả trong Hiện tượng luận thông diễn của Heidegger.
[115] Courtine, Sdt: dẫn SuZ “Nous sommes tenus de laisser ressortir en sa plénitude le caractère énigmatique de cet être, ne serait-ce que pour pouvoir échouer comme il faut (in echter Weise scheitern zu können) à le résoudre, et réussir à poser à neuf la question de l’être de l’être-au-monde jeté-projetant”.
Nguyên tác: Wir müssen erst die volle Rätselhaftigkeit dieses Seins heraustreten lassen, wenn auch nur, um an seiner “Lösung” in echter Weise scheitern zu können und die Frage nach dem Sein des geworfen-entwerfenden In-der-Welt-seins erneut zu stellen.
(c̣n nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2014