ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

62

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62,

 

Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo)

 

Phá thể tiểu thuyết hàm ngụ ư nghĩa khả hữu trong phá huỷ, mà Jean Paulhan gọi là khủng bố [58]. Xuất hiện một ḍng văn chương tiền phong tất nhiên sẽ h́nh thành một hệ tư tưởng mới, bằng tuyên ngôn hay không, song thay đổi những ư niệm truyền thống kinh qua thực nghiệm. Dung nhan hay Tiếng nói khởi đi từ thực tại, nhưng không đặt trong thực tại mà huỷ tạo nó, từ những phong trào đám đông xuống đường, cho nên đụng chạm vào một vết thương chí tử của thời đại. Ở Án Xử khởi đi từ một định chế trong môt xă hội nhất định, song không phản ảnh mà quá chuyển trong những sự biến thực tại [59]

Trong Phá truyện, tôi đă nói đến phá thể huỷ tạo những mô h́nh quy phạm trên cả ba mặt câu chuyện/bản văn/truyện kể:

 

Câu chuyện như trong Án Xử là một sự kiện diễn ra trong thực tại:

một trường hợp bất cẩn giết người, nạn nhân là một phụ nữ da trắng khoảng ngoài năm mươi tuổi sau khi giải phẫu nối bốn van tim đă nằm tại pḥng điều dưỡng đặc biệt và người bị truy tố gây ra cái chết của nạn nhân là một nữ y tá da đen chịu trách nhiệm trong giờ làm việc khi sự cố xẩy đến [60].  

 

Bản văn là diễn từ được viết ra:

Y là người thứ mười hai trong danh sách bồi thẩm đoàn

Y được nhắc đến nhiều lần: (1)Y c̣n nhớ khi ra về…(2) đối đáp qua lại không minh thi điều ǵ Y nghĩ (3) Y nhận ra hai người phụ nữ bên cạnh… (4)Y nghĩ cái chết vô bằng…(5)Y nghĩ chứng cớ viết đè lên trên gạch ngang…(6)Y kiểm điểm lực lượng…(7)Y mục kích đủ kiểu chiến thuật…(8) bây giờ Y mới nh́n kỹ khuôn mặt trắng trẻo của nhân chứng…(9)dường như Y là người nhớ đến câu chuyện của Ockham (10) Y đi ngang cửa pḥng (11)Y rơ sự thực ấy biết ngỏ cùng ai

 

Nhân vật Y không thể nhận diện nhất định, v́ câu chuyện không được kể:

 

tưởng tượng một điều người ta không thấy một ngày như những ngày trước đó

 

người đàn ông cũng tránh đứa con riêng của vợ, đợi nó đi ra rồi mới lén vào pḥng/hắn nghĩ là rất chính đáng đến thăm vợ sau nhiều ngày họ xa nhau

người đàn bà sau nhiều năm chung sống ở trailer nằm theo chiều dốc của ghế mặc áo nhà thương không cài nút, đôi vú trắng mởn phía dưới bụng để loă những sợi lông vàng, hắn để bàn tay lên đùi nàng cảm tưởng như nàng hé mở đôi mắt miệng mấp máy muốn nói một điều ǵ, hắn cởi giây an toàn bỗng dưng hứng khởi và hắn đă kéo giây khóa quần xuống thật mau ở tư thế làm t́nh như thoáng vào trong người nàng, cái sướng khoái vụng trộm chớp nhoáng khi hắn chạy nhanh vào pḥng vệ sinh để thoát nước tiểu và ḍng tinh khí xuất nhễ nhăi trước khi chuồn mau và sau lưng thoáng nghe như tiếng đổ

____________người đàn bà trong cơn mê cơn tỉnh ngă xuống

 

Đó là sự thực trong tưởng tượng của Y? hay của thuyết thoại?

 

Trong bản văn từ người được nhấn mạnh nhiều lần:

quan niệm về sự tự nhiên xă hội trong cái chết phương tây       người ta không chết ở nhà, của gia đ́nh       nhưng chết ở một nơi khác

 

có một thống kê xă hội chỉ ra hơn 70% người ta vào nhà thương để chết, để không chết ở nhà

 

người ta chỉ ư nghĩa rơ rệt nội hàm thuộc về thế giới con người, song là “người ta”, nghĩa là bất cứ ai [61] cho nên truyện kể này không có chủ thể.

 

Truyện kể chỉ ra quá tŕnh sản xuất bản văn:

Trong Án Xử, câu chuyện là vụ kiện, song những t́nh tiết dàn trải theo trật tự thời gian hai chiều, lịch đại và đồng đại:

Ngày thứ nhất

ngày đầu tiên chính thức sau khi mười hai nhân vật bồi thẩm đi từ cánh cửa bên trái vào pḥng xử với mọi người hiện diện từ luật sư, nhân chứng, nguyên cáo, bị cáo, công chúng

Ngày thứ hai

luật sư bên nguyên cáo được phép nói trước tiên, đă khai pháo với những chứng cớ

nhân chứng kế được triệu để hỏi

luật sư bên bị cáo phản bác

trong giờ nghỉ của bồi thẩm, mười hai phán quan lại lục tục trở về pḥng hội

như ám ảnh v́ câu chuyện trong ṭa, dẫn đắt về chủ đề nguồn gốc bệnh tật

Ngày thứ ba

nhân chứng lần này cũng là y tá, con gái của nạn nhân, làm việc trong cùng nhà thương ở khu nhi đồng

hỏi cô có lời ǵ để khai them vào ngày xảy ra cái chết của mẹ cô?

nhân chúng quả quyết bị cáo không trông nom mẹ cô trong nhiều giờ đồng hồ rơ ràng có ác ư

giờ nghỉ tại pḥng giải lao của bồi thẩm đoàn, tiếp tục câu chuyện nguồn gốc bệnh tật

Ngày thứ tư

Y kiểm điểm lực lượng: phía nguyên cáo       phía bệnh viện     phía bị cáo đơn độc một luật sư có bộ ria cá chốt

nhân chứng hôm nay là người con trai thứ trong gia đ́nh

luật sư bị cáo hỏi: quan hệ giữa hắn và bà mẹ, hắn có ghen với cha không?

luật sư nguyên cáo hỏi: hắn có thương yêu bà mẹ

vấn đề giải mă là quan hệ ám ảnh nhiều bồi thẩm v́ trong câu chuyện ở phút giải lao,

một người đố mọi quan hệ trên đời này có tuyệt đối hay không?

dường như Y là người nhớ câu chuyện của Ockham (Ockham là ai? một người hỏi) – không thể; và

câu chuyện là một người thợ đang quét lại sơn trắng cho bức tường ở La mă

giống như tường thành Luân đôn và ngược lại tường thành luân đôn giống tương tự nhờ ở màu trắng đă

sẵn có

quan hệ thực chẳng phải bằng xương thịt

cái thực của nó đến từ phẩm chất

người mẹ có thương những đứa con đang ngồi kia/những đứa con có thương mẹ thật t́nh

tuyệt đối hay không?

Ngày thứ năm

bị cáo lại được triệu lên ghế nhân chứng trong giai đoạn chung thẩm nảy; cô ta chiến đấu quyết liệt

luật sư nguyên cáo trong cáo trạng gọi sự kiện này là một vụ giết người êm ái

luật sư biện hộ cho bị cáo xác nhận thân chủ của ḿnh là con dê tế thần của chế độ tư bản

buổi chiều ngày thứ năm là luận hội của bồi thẩm đoàn

buổi chiều kết thúc: tám trên mười người giơ tay biểu quyết

Ngày thứ sáu

Y đi ngang cửa pḥng ṭa vào buổi sáng, bóng dáng những người luật sư đôi bên ngồi ở trong

tưởng tượng một điều người ta không thấy

buổi chiều quả thực con nhỏ y tá ở khu nhi đồng leo lên thăm mẹ

ngại đố kỵ cô có t́nh tránh nó

người đàn ông cũng ttránh đứa con riêng của vợ

Y rơ sự thực ấy biết ngỏ cùng ai, để xứng đáng lấy được mười phiếu thuận

 

Trong câu chuyện về chủ đề nguồn gốc bệnh tật:

 

kể ngày xưa khi chưa ai biết đến bệnh tật và con người cũng chưa nếm mùi đau khổ

có chàng thanh niên bướng bỉnh sống xa nhà làng và nhất định giam ḿnh ở trong cḥi…

 

không là một câu chuyện lịch sử, nhưng thuộc về thần thoại học, nhân học [62].

 

trong vấn đề quan hệ:

về câu chuyện người thợ quét lại sơn trắng cho bức tường ở la mă, đồng thời thấy bức tường  giống với màu của một bức tường khác ở luân đôn, bất ngờ đă thực hiện hai biến chuyển

cánh hiện thực coi quan hệ này là một thực thể rất mực hiện thực

cánh duy danh coi người thợ sơn tạo thuần ra màu trắng của tường thành la mă, một khi thực sự nó đă thành trắng giống như tường thành luân đôn và ngược lại tường thành luân đôn giống tương tự nhờ ở màu trắng đă sẵn có

 

thuộc về nhận thức luận lư học

cho nên truyện kể với những t́nh tiết thể hiện một hệ thống hai chiều lịch đại và đồng đại trong quan hệ nội tại.

 

------------------------

[58] X. Jean Paulhan: La définition la plus simple que l’on puisse donner du Terroriste, c’est qu’il est misologue (Les Fleurs de Tarbes).

[59] Năm 2005, tôi bị chọn vào bồi thẩm đoàn trong một phiên toà dân sự (không hứng thú v́ mất nhiều thời giờ), những sự kiện tương tự như trong Án Xử, tuy nhiên đă được biến dạng trong thuyết thoại; đó là lư do thực nghiệm chỉ là một cách gọi, không phải của người viết.

[60] X. Án Xử in trong Tẩu Khúc.

[61] X. Heidegger: Das Man… ist das Niemand. (Sein und Zeit). Trong Hiện hữu tha nhân với Gabriel Marcel 1969: Phạm trù “người ta” giữ một vị trí quan trọng trong thế giới chúng ta, thấm nhuần những đặc chất. Điều đáng để ư trước tiên là sự vô danh và sự thờ ơ liên kết trong đó: sự thân tư đột nhiên mất ư nghĩa.

Tôi đă nói đến phân biệt Connotation và Denotation trong phần: Mario Vargas Llosa, người đọc Flaubert trong Phụ lục Đường vào văn chương tập I.

 Người ta ở đây mang cả connotation/ngữ ư nội hàm và denotation/ngữ thái ngoại diên.

[62] Câu chuyện thần thoại/nhân học này có thể đọc trong bộ Mythologiques của Claude Lévi-Strauss.

Jean Paulhan cũng được gọi là nhà văn nhân chủng học qua những tác phẩm Le Repas et l’Amour chez les Merinas, Les Incertitudes du langage, les Fleures de Tarbes. Paulhan viết: Il doit enfin reconnaître dans cette métamorphose et ce renversement la figure précise du mystère, que lui annonçaient vaguement l’opinion commune, les mythes, les poètes/Rốt cuộc phải nhận biết trong hóa thân này và khuynh đảo này biểu tượng minh thi của huyền nhiệm mà tư kiến thông thường, những thần thoại, những nhà thơ biểu thị nó một cách mơ hồ.

 

(c̣n nữa)

 

 

Đặng Phùng Quân

 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2012