ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

90

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC 

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66,  Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90,            

                           

Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo)

 

Đọc tiểu thuyết của Raymond Federman, của Maurice Roche [306] để thấy ‘thế giới trên giấy’ biểu hiện ‘thực thể’ giống như ‘nguyên tử’ trong vũ trụ vật lư, mà McHale đă mượn đoạn văn của Alasdar Gray làm đề từ cho chương 12:

“Mọi sự bạn đă kinh qua và đang kinh qua…được tạo bằng một vật”

“Nguyên tử” Lanark nói.

“Không. Chữ in. Vài thế giới tạo bởi nguyên tử song thế giới của bạn tạo bằng những dấu bé nhỏ đi thành những ḍng tuyến ngăn nắp rơ ràng, như những đạo quân côn trùng, ngang qua hàng hàng lớp lớp trang giấy trắng này sang trang giấy trắng khác.”[307]

Những dấu bé nhỏ đó chính là những chữ, như trên tiểu thuyết Bản đôi hay Không của Federman xác định là ‘một tiểu thuyết cụ thể/rắn trong đó những chữ trở thành những nguyên liệu vật lư trên trang giấy’[308].

Trong Phá truyện (phá thể tiểu thuyết) tôi đă nói đến tản văn rắn, cụ thể xuất hiện sau thơ cụ thể cả thập niên và trên những tiểu thuyết của Roche hay Federman, ‘mỗi trang sách là một phát kiến in theo bố cục khác nhau và khi nh́n toàn cảnh phải có đệ tứ nhân để thấy mối liên hệ nội bộ mô tả ở trang trước v́ những chữ là những chất liệu xây cất ra truyện’[309].

Bản đôi hay Không là một toàn cảnh bố trí chữ theo một chiến lược, mỗi trang sách khác nhau ngay từ ngoài đề sách. Patricia Waugh nhận xét nó giống như ‘một tạo tác qua kinh nghiệm thuật in và vận dụng thao tác khoảng trống’. Quả thực ngoài đề sách, chung quanh nhan đề là những từ ḿ sợi, đánh bài gieo súc sắc và x́ phé, kẹo nhai, kem đánh răng, giấy vệ sinh, sốt cà chua; ở trang đề sách với cụm từ đóng khung là ‘một diễn ngôn giả tưởng thực’, dẫn câu của nhà văn tiểu thuyết mới Pháp Robert Pinget làm đề từ: Điều nói ra không bao giờ nói ra v́ người ta có thể nói khác đi’[310].

Trong bài Mario Vargas Llosa, người đọc Flaubert tôi đề cập quyển Sách của Mallarmé và nhận xét là mô h́nh đồ hoạ văn tự cho Số của Sollers, Chuông điệu của Derrida và ở đây như Bản đôi hay Không của Federman, bộ ba C của Roche [311].

Bản đôi hay Không có bốn tŕnh độ kể truyện: nhân vật/người kể/ghi âm/đệ tứ nhân: ở trang không đánh số báo ‘đây không phải là khởi đầu’ viết ở trang đánh số 0: người đàn ông trung niên ương bướng và kiên quyết, quyết định ghi lại cho hậu thế, đúng như nó xẩy ra, tùng chữ và từng bước, chuyện của một người khác v́ quả thật cái cao cả/thú vị nơi người đàn ông là v́ hắn là cái cầu và không phải mục tiêu, một anh chàng hoang tưởng không có vợ, không ràng buộc, và hẳn là không trách nhiệm, quyết định giam ḿnh trong một căn pḥng một căn pḥng có đồ đạc với pḥng tắm riêng, nơi nấu nướng, một pḥng ngủ, một cái bàn, và ít ra có một cái ghế, ở thành phố Nữu Ước, trong một năm chính xác là 365 ngày, viết chuyện của một người khác - một thanh niên khoảng 19 tuổi – sau cuộc chiến đệ Nhị Thế Chiến đến Mỹ xứ của những cơ hội, đến từ Pháp qua sự bảo trợ của người chú;[312]

ở trang đánh số 00: bây giờ nhân vật thứ nhất người đàn ông trung niên ương bướng và kiên quyết chỉ muốn ghi lại, với tất cả khả năng và thật khách quan, song v́ những lư do không bao giờ nói rơ ràng người đàn ông thực khó giải thích, những hoạt động của nhân vật thứ hai anh chàng hoang tưởng vô trách nhiệm, ngẫu nhiên lại là một tay cờ bạc từ thâm căn cố đế như hắn dự định – ngày trước khi hắn vào pḥng điều này quan trọng – lên kế hoạch, tính toán, và quyết định cái ǵ hắn cần trong pḥng cho 365 ngày như thể đồ ăn, những thứ để làm vệ sinh, vật liệu để viết, vân vân, ngơ hầu sống c̣n và viết chuyện chàng thanh niên từ Pháp đến Mỹ bằng tàu và đă có thời gian cực khổ trong chiến tranh và bạy giờ là một trẻ mồ côi. Về cơ bản, điều này không nhằm tŕnh bày bất kỳ vấn đề  trọng đại nào với nhân vật thứ nhất v́ hắn chỉ là người ghi lại, phác thảo, viết lại những ǵ thuộc câu chuyện của nhân vật thứ hai [313]    

sang trang đánh số 0000: về nhân vât thứ hai, tay bài bạc không ràng buộc, hoang tưởng, vô trách nhiệm, là vấn đề đương đầu bất chấp tính hoang tưởng của hắn với nhiệm vụ khó khăn và nguy kịch hắn lănh, v́ hắn biết hắn mất ǵ đâu không có ǵ hết! khi hắn mất thời giờ hay cuộc sống của hắn.

Bây giờ đến nhân vật thứ ba, chàng thanh niên đang trên đường từ Pháp đến Mỹ và y là người Do thái, ngây thơ và rất dụt dè, trước tiên y không có ǵ để làm ngoại trừ chờ đợi nhân vật thứ hai  khởi công với câu chuyện của y, chờ xem y được chế ra, được kể, được sáng tạo ra, và cuối cùng được viết ra như thế nào khi y và câu chuyện của y được mở ra trong năm đầu ở Mỹ.[314]

Trong Tiểu thuyết có khả hữu? [315] tôi luận về Nội truyện (in trong Tự truyện 1997) trong đó những nhân xưng đối thoại đang muốn nói đến nhân vật chính diện – nhân vật này trong quá tŕnh đối thoại không minh danh, mà là ẩn dụ. Như vậy có phải tác giả truyện kể là đệ tứ nhân? Những nhân vật đối thoại là đệ tam nhân? Sự can thiệp của tác giả là một bằng cứ, v́ ở một đoạn mở đầu Nội truyện đă xác định: khi tôi viết tự truyện người đọc nghĩ tôi là nhân xưng thứ nhất nhưng nàng nghĩ tôi là nhân xưng thứ hai và tôi muốn làm nhân xưng thứ ba như tôi khẳng định tôi có thể từ chối để tên dưới bản văn đă hoàn tất.

Ở trang đánh số 000000000.0 của Bản đôi hay Không, phần Chú thích cuối trang, Federman ghi nhận: phải chú giải nơi đây là khi duyệt toàn bộ sắp đặt nội bộ miêu tả ở những trang trên hiển nhiên có nhân vật thứ tư Người kiểm sát tổ chức giàm sát nếu bạn muốn những hoạt động và quan hệ của ba nhân vật kia Người có thể giữ mọi việc diễn tiến trong một cách có trật tự có thể giải quyết những tranh căi dàn xép những khó khăn Người giống như một người cha hay một thanh tra song không thiết yếu như một người sáng tạo. Nhân vật thứ hai là người sáng tạo không như một người ghi lại. Chức năng này thuộc về nhân vật thứ nhất. Và đương nhiên không giống như người thủ vai chính. Nhân vật thứ ba rốt cuộc thủ vai tṛ này.

Tiểu thuyết hậu hiện đại không phải đơn thanh mà đa thanh, đa dạng của diễn ngôn (heteroglossia), như Federman nói đến khu biệt giữa thuyết thoại của nhân xưng thứ nhất và nhân xưng thứ ba:

       Nhân xưng thứ nhất th́ chặt chẽ hơn                    chủ quan hơn

                                                                               cá nhân hơn               cứng rắn hơn

       Nhân xưng thứ ba th́ khách quan hơn      không cá tính hơn   

                                                                               hoàn thiện hơn                      dễ dăi hơn

thử cả hai cách:

Tôi đứng ở boong (tàu) trên gần một người con gái tên gọi Mary…

                                                                                       Không phải Peggy.

Y đứng ở boong (tàu) trên gần một người con gái tên gọi Mary…

                                                                               Không phải Peggy

Kết cục giống nhau.[316]

Tuy nhiên, thuyết thoại ngôi thứ ba với xâm nhập công khai của ngôi thứ nhất khiến cho sự đổi chỗ trong tiểu thuyết hậu hiện đại đương nhiên nhiều hơn đối với thuyết thoại ở ngôi thứ nhất, có nghĩa là tránh cho người đọc hiểu lầm về những thông tin giả tưởng là một mánh khoé che dấu tính cách tự truyện.

 

--------------------------

[306] R. Federman, Double or Nothing 1971, Take It or Leave It 1976; M. Roche, Circus 1972, Codeχ 1974

[307]“Everything you have experienced and are experiencing… is made of thing.”

“Atom,” said Lanark.

“No. Print. Some worlds are made of atoms but yours is made of tiny marks marching in neat lines, like armies of insects, across pages and pages and pages of white paper.” A. Gray, Lanark 1981 - đề từ trên chương 12: Worlds on paper, McHale, Sdt.

[308] “a concrete novel in which the words become physical materials on the page.” R. Federman, Double or Nothing. Federman có thể xem như nhà văn Pháp-Mỹ v́ sử dụng hai ngôn ngữ chính Pháp và Anh, như trường hợp Samuel Beckett, lại như một số nhà văn khác, phải kể trước hết Raymond Roussel, và J. Derrida tận dụng khả năng ‘nước đôi’ của ngôn ngữ. Ở đây Double mang nhiều nghĩa, như cái gấp đôi, bản sao lục, người giống hệt, người đóng thế/doublure…

[309] ĐPQ, Tự truyện 1997.

[310] Raymond Federman, Double or Nothing: Noodles, Craps₰Poker, Chewing Gum, Toothpaste, Toilet Paper, Tomato Sauce; ‘A real fictious discourse’, “Ce qui est dit n’est jamais dit puisqu’on peut le dire autrement’.

[311] ĐPQ, Đường vào văn chương: Le “livre” de Mallarmé của J. Scherer, Nombres của Sollers, Glas của Derrida, bộ ba Compact/trí mật. Circus/Quĩ đạo, Codex/Sách chép của Roche. 

[312] Federman, Sdt: (nguyên văn có những câu in chữ đậm)

Once upon a time two or three weeks ago, a rather stubborn and determined middle-aged man decided to record for posterity, exactly as it happened, word by word and step by step, the story of another man for indeed what is great in man is that he is a bridge and not a goal, a somewhat paranoiac fellow unmarried, unattached, and quite irresponsible, who had decided to lock himself in a room a furnished room with a private bath, cooking facilities, a bed, a table, and at least one chair, in New York City, for a year 365 days to be precise, to write the story of another person – a shy young man of about 19 years old – who, after the war the Second World War, had come to America the land of opportunities from France under the sponsorship of his uncle.

[313] Federman, Sdt: (nguyên văn có những câu in chữ đậm)

Now the first person the stubborn and determined middle-aged man simply wanted to record, to the best of his ability and as objectively as possible, but for reasons that were never clearly stated man is indeed inexplicable, the activities of the second person the irresponsible paranoiac fellow, who, incidentally, was also an inveterate gambler as he planned – the day before he was to enter the room this is important – projected, calculated, and determined what he would need in the room for 365 days such as food, toilet articles, writing material, and so on, in order to survive and write the story of the young man who had come to America from France by boat and who had such a rough time during the war and was now an orphan. Basically, this did not present any major problems for the first person since he was merely to be the recorder, the designer, the scribbler as it were of the second person’s story

[314] Federman, Sdt: (nguyên văn có những chữ in đậm)

For the second person, the unattached, paranoiac, irresponsible gambler, it is a matter of coping in spite of his paranoia with the difficult and critical task he has undertaken, for he knows that he loses nothing nothing! When he loses his time or his life.

Now the third person, the young man who is going to come to America from France and he is very shy and Jewish and naïve, he does not have anything to do at first except wait for the second person to get started with his story, wait and see how he is going to be invented, told, composed, and eventually written as he and his story unfold during his first year in America.

[316] ĐPQ, Tiểu thuyết có khả hữu? in Hành trạng tư tưởng giữa hai thế kỷ 2002.

[317] Federman, Sdt:

     First Person is more restrictive              more subjective

                                                                   more personal              harder

    Third Person is more objective              more impersonal

                                                                   more encompassing     easier

I could try both ways:

       I was standing on the upper deck next to a girl called Mary…

                                                                               No Peggy.

He was standing on the upper deck next to girl called Mary…

                                                                   No Peggy

comes out the same.

 

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2013