ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

60

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60,

 

Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo)

Trong tiểu thuyết La Modification, Butor sử dụng ngôi thứ hai như thể kể câu chuyện của riêng ḿnh, chính bởi v́ có người để mà kể câu chuyện của ḿnh, có thể những điều của  đương sự mà y không biết hay ít ra cũng chưa tới tŕnh độ của ngôn ngữ, để có một truyện kể ở vị thể ngôi hai  này th́ quả thực luôn luôn là một truyện kể có tính giáo hỗ [49].

Trong Dung nhan, việc sử dụng ngôi thứ hai “bạn” mang trung tính và không phân định số ít, số nhiều [50] và cũng có thể để chỉ ngôi thứ ba, số ít; tuy nhiên trong ngữ cảnh này, bạn cũng chính là tôi/ngôi thứ nhất:

tôi tự hỏi tôi, bạn đấy ư, chúng ta đă ngồi ở chỗ này ở một quá khứ nào, cũng có thể là một chỗ ngồi ở tương lai sẽ đến, lối diễn tả bằng chữ nghĩa đă nối liền quá khứ của tôi -

“bạn” không để chỉ người đọc/đối thoại như ngôi hai trong La Modification của Butor, nhưng là độc thoại nội tâm?

ở cuộc hành tŕnh của nhân vật Delmont (cũng chính là người đọc?) Butor dùng đường xe lửa và giải thích [51] “v́ những lư do thuộc về ngữ pháp của truyện kể”, “theo biểu thời gian của xe lửa, nhất là xe lửa Pháp, có một mối liên lạc chính xác giữa thời gian và không gian…bởi v́ nó cho phép, thay v́ nói hai lần ở vào lúc nào thay ở vào nơi nào, có thể nói đơn giản một trong hai việc là được rồi”[chẳng hạn nói đang ở Lyon, là biết ngay giờ giấc, hoặc ngược lại, nói bây giờ là 17 giờ,biết ngay được đang ở chỗ nào]

ở bản văn của Dung nhan, quá khứ là tương lai:

-  nghe như một quăng đời sống lại chắp nối bằng những cành cây phủ lá xum xuê mang nặng những bông điệp (mùa hạ đó) chỉ ở thời gian này tôi mới lại trở về, trở về…với ư nghĩa bất ngờ trong tương lai của bạn, tôi đă ngồi đó, bạn sẽ lại ngồi đó chờ đợi người đàn bà

bởi tất cả khung cảnh căn pḥng, được mô tả tưởng như bằng cái nh́n, từ đồ vật (bàn ghế, b́nh kiểu, gối, giường v.v…) đền người (h́nh ảnh một thân thể, dấu bàn chân, cánh tay trần v.v…) có thể bắt đầu từ:

ồ! sinh vật, ngươi hăy nhắm mắt cúi đầu lao ḿnh vào vô thức, cơi hư vô ngọt ngào không cón những danh từ chung nào để chỉ mỗi khoái cảm…sự sống dường như tập trung vào những vùng cảm giác biến đổi bất ngờ, sự sống, chúng ta vừa bắt kịp và ngay từ những nơi im ĺm bất động, cũng lộ diện, cũng hoạt động rộn ràng

đến đây có thể giải mă ẩn ngữ bạn/tôi:

bạn có thể làm con mồi ấy, tôi nói rơ, như một giấc mơ và chúng ta sẽ là hai người đóng chung một tấn kịch đuổi bắt nhau như h́nh với bóng, làm con mồi và làm cái bóng của con mồi để tự chiêm ngưỡng ḿnh rơi hút dần vào vực sâu, khô và đắng, có nguồn động lực nào cho phép chúng ta cùng t́m thấy từ chỗ ngồi trên chiếc ghế mây này, tôi tự hỏi tôi, bạn đấy ư

tất cả đang và sẽ xảy ra trong khai mở bản văn:

(không, không tôi không c̣n làm con mồi ấy nữa; như một giấc mơ) tôi đă ngồi vào bàn viết lúc này, t́m những chữ thay cho những h́nh ảnh, kể lại từ chỗ nào kỷ niệm có thể là một tấn kịch để bạn đuổi bắt lấy tôi –

Cho nên trong bản văn đă được tháo rỡ thành phân đoạn, đă nhiều lần dùng th́ tương lai để trong dấu ngoặc:

…hăy mở cửa pḥng, bước vào đi! bạn (sẽ) làm quen với sàn gạch đá hoa

bạn (sẽ) để ư trước hết

phải rồi, nàng – nàng (sẽ) phải đi qua cánh cửa nhỏ mang theo nhữnbg giọt nước như sương đọng lại trên thân h́nh

Dung nhan ở trong vận động phá thể, những dấu chấm (…) trước câu văn hăy mở cửa pḥng mở đầu bộ/sequence (1) và trước câu văn với ư nghĩa bất ngờ trong tương lai của bạn đánh dấu bộ (2): (1) và (2) ở trong trạng thái đối xứng của không gian khi đảo ngược tương lai ào quá khứ; phá thể tiểu thuyết hàm ngụ thực nghiệm. Thực nghiệm nào? Đó cũng là vấn đề.

 

----------------------

[49] X. Michel Butor, L’usage des pronoms personnels dans le roman, in trong Essais sur le roman, 1964. Khi nói đến việc sử dụng những nhân xưng đại danh từ trong tiểu thuyết, Butor phân tích vị thế của những đại danh từ thường dùng ở ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất thực sự không hẳn là chọn lựa vô t́nh, bởi đứng ở ngôi vị nào để kể không hẳn là cùng sự việc.

Trong truyện kể thuộc về tiểu thuyết, hai nhân xưng thực là tác giả kể chuyện tương ứng với ngôi thứ nhất/tôi trong nói chuyện thông thường  và ngôi thứ hai/anh là người đọc mà tác giả muốn kể cho nghe, c̣n nhân xưng giả  là ngôi thứ ba/nó tức là nhân vật mà người ta đem ra kể. Sự khác biệt giữa tiểu thuyết với tin tức thời sự, những tự truyện,  những câu chuyện kể hàng ngày ở chỗ người được đem ra kễ đồng nhất với người kể; khác biệt với tụng từ, diễn văn, công tố trạng ở chỗ người để nói với cũng là người để nói đến, c̣n trong tiểu thuyết không có đồng nhất thực sự v́ người để nói đến không hiện hữu thực, thiết yếu là đệ tam nhân đối với hai con người bằng xương bằng thịt thông giao với nhau. Tuy nhiên, Butor nhận xét trong tiểu thuyết khác với đời thường ở chỗ nhà văn dựng lên nhân vật, dầu muốn hay không, cũng như biết hay không biết, đều khởi đi từ những nhân tố của đời ḿnh, mà nhân vật là những mặt nạ để kể hay mộng, người đọc cũng không phải thuần tuư thụ động, mà từ những kư hiệu thu tập trên trang sách, tái tạo một viễn quan hay một phiêu lưu từ chất liệu trong xử lư của ḿnh, nghĩa là từ kư ức, giấc mộng rọi sáng điều y thiếu thốn. Nhận thức một sự kiện như vậy đă làm thuyết thoại trượt từ ngôi ba lên ngôi nhất.

Trong tiểu thuyết, theo quan điểm của Butor, nhà thuyết thoại không hẳn là ngôi thứ nhất thuần tuư, nghĩa là không bao giờ là chính tác giả, chẳng hạn không thể lẫn lộn Robinson (của Robinson Crusoe) với (Daniel) Defoe, hay Marcel (của A la recherche du temps perdu) với (Marcel) Proust, bởi chính y là một giả tưởng/fiction nhưng trong đám nhân vât giả tưởng này, dĩ nhiên tất cả ở ngôi thứ ba, th́ y là đại diện tác giả, mặt/nạ/persona của tác giả (Il est lui-même une fiction, mais parmi ce peuple de personages fictifs, tous naturellement à la troisième personne, il est le représentant de l’auteur, sa persona.)  

Sự khu biệt giữa truyện kể ở ngôi thứ ba, không người thuyết thoại với truyện kể có người thuyết thoại đặt ra vấn đề thời gian, cái tôi của tác giả phóng chiếu vào trong thế giới giả tưởng cái tôi của người thuyết thoại, cũng như cái hiện tại của người thuyết thoại phóng chiếu cái hiện tại đă trọn vào trong kư ức giả tưởng của y. Khoảng cách thời gian giữa thuyết thoại và cái được thuyết thoại giảm thiểu  một khi đạt tới thuyết thoại cũng ở vào hiện tại cùng với cái được thuyết thoại nhờ vào một ước lệ, gọi là độc thoại nội tâm. Song khi đó, vấn đề viết bị đặt trong ngoặc, theo Butor có nghĩa là tiêu ma. Tại sao vậy? Dĩ nhiên là người ta không thể vừa viết, đồng thời lại ăn uống, hay làm t́nh.

[Denis Hollier trong Chính trị của tản văn: Jean-Paul Sartre và năm bốn mươi/Politique de la prose: J.-P. Sartre et l’an quarante 1982 đă nêu ra những điểm bất khả của văn chương ‘nhập cuộc’, như nó giả định một hiện tại, nhưng không thể có hiện tại ở khởi đầu, chẳng hạn như trong tiểu thuyết La Nausée của Sartre, khi Roquentin viết: tôi ở trong tiệm cà phê Mably, tôi đang ăn một cái bánh kẹp, mọi sự ít nhiều đều b́nh thường’, Hollier hỏi: hắn nói ít nhiều. Bánh kẹp ỏ một tay, bút viết ở tay kia? Nhưng cái nào trong cái nào?  với bàn tay nào hắn ăn và bàn tay nào hắn nghĩ? thử coi. Không có hiện tại v́ cái hiện tại lớn lao của hiện hữu không thể bày ra được. X. ĐPQ, Viết: : Đọc - Mối quan hệ bất khả thi, in trong Hành trạng tư tưởng giữa hai thế kỷ 2002].  

Butor đặt câu hỏi: Làm thế nào để ngôn ngữ này có thể tới với văn tự, vào lúc văn tự có thể hồi phục nó không? Điều đó cũng có những khó khăn giống như trong truyện kể ở ngôi thứ ba: người ta nói với chúng ta chuyện ǵ đă xảy ra, cái ǵ đă trải qua, người ta không nói cho chúng ta làm sao họ biết, làm sao trong thực tế, nguởi ta có thể biết nó với những sự biến thuộc loại này. Sự tiêu hao, quên lăng này chứng tỏ có vấn đề ngôn ngữ, như không có ngôn ngữ tiết hợp đối với nhân vật thuyết thoại: chẳng hạn nh́n thấy một cái ghế và nói lên từ ngữ “ghế” không tất yếu hàm ngụ sự xuất hiện về mặt ngữ pháp của ngôi thứ nhất [Butor giải thích cái nh́n rơ ràng, có thể nói do từ ngữ thông tin và lấy lại cái nh́n có thể vẫn c̣n ở mức độ (trong tiếng Pháp): “Il y a une chaise/có một cái ghế” mà không đạt mức độ “Je vois une chaise/tôi nh́n thấy một cái ghế” – đó là tất cả năng động của ư thức và nhận thức, của dự phần ngôn ngữ, bất khả biện minh]. Nếu như trong truyện kể ở ngôi thứ nhất, người thuyết thoại kể những ǵ chính y biết, ở  độc thoại nội tâm c̣n thu hẹp hơn bởi v́ chỉ có thể kể điều y biết vào chính lúc đó.

Butor nói đến tiểu thuyết của Faulkner khi đề cập vị thế ngôi hai, những cuộc nói chuyện, đối thoại mà những nhân vật này kể cho những nhân vật khác những ǵ họ đă làm trong thời thơ ấu và chính họ đă quên hay bao giờ cũng chỉ có ư thức rất cục bộ. 

Đó là một t́nh cảnh giáo hỗ, bởi v́ không chỉ là một người nào đó sở hữu lời nói như một tài sản không thể sang nhượng, băi miễn, như một quan năng bẩm sinh thoả chí thi hành, nhưng là một người đă được trao lời nói. Vị thế của ngôi hai nhằm để làm bật ra lời nói bị ngăn trở, trong những trường hợp ngôi thứ nhất dấu diếm  điều ǵ đó, hay nói dối, hoặc v́ không nắm vững mọi yếu tố, cho nên Butor xác định mỗi khi người ta muốn miêu tả một tiến triển của ư thức, đồng thời khai sinh ra ngôn ngữ, ngôi hai chứng tỏ hiệu quả nhất. Tuy nhiên, xét ở nội tại của vũ trụ tiểu thuyết, ngôi ba “biểu hiện” vũ trụ này như thể khu biệt với tác giả và độc giả, ngôi thứ nhất “biểu hiện” tác giả và ngôi thứ hai “biểu hiện” độc giả, song cả ba ngôi thông giao với nhau và tạo ra những hoán vị không ngừng.

La Modification/Biến cải được viết và xuất bản vào năm 1957, bắt đầu bằng câu:

Vous avez mis le pied gauche sur la rainure de cuivre, et de votre épaule droite vous essayez en vain de pousser un peu plus le panneau coulissant/Anh đặt bàn chân trái lên đường rănh bằng đồng, và dùng vai phải anh cố công vô ích để xô tấm bảng đẩy lên một chút nữa. 

Tiểu thuyết này gồm ba phần, cuối phần I là: Vous avez envie de vous dégourdir les jambes. Le roman que vous avez acheté sur le quai de la gare de Lyon et que vous n’avez pas encore ouvert est toujours sur la banquette à gauche de la place où vous étiez assis; vous le poussez pour qu’il la marque/Anh muốn làm cẳng chân anh hết cóng. Quyển tiểu thuyết anh đă mua ở sân ga Lyon mà anh chưa mở ra vẫn luôn ở trên bục ghế trái chỗ anh ngồi; anh đẩy nó để đánh dấu chỗ ngồi.

Bắt đầu phần II là: Vous êtes encore transi de l’humidité froide qui vous a saisi lorsque vous êtes sorti du wagon sur lequel, vous l’avez vérifié, la pancarte de métal pendue à l’extérieur juste derrière votre dos sous la fenêtre du corridor, est bien marquée Dijon, Modane, Turin, Gênes, Rome, Naples, Messine et Syracuse jusqu’où vont peut-être les deux jeunes époux en voyage de noces, qui ont baissé la vitre en face de vous, se penchant pour regarder les rails et un autre train se déplaçant lentement au loin dans la pluie qui tombe de plus en plus fort/Anh vẫn c̣n rét cóng v́ bị cảm khí lạnh lúc vừa ra khỏi toa xe, đă chứng nghiệm tấm bảng bằng kim khí treo bên ngoài ngay đằng sau lưng anh dưới cửa sổ hành lang, ghi Dijon, Modane, Turin, Gênes, Rome, Naples, Messine và Syracuse đến tận nơi mà có thể cặp vợ chồng son đi hưởng tuần trăng mật, đă hạ cửa kính đối diện anh, nghiêng ḿnh ra để nh́n đường rầy và một xe lửa khác đang từ từ di chuyển xa dần dưới cơn mưa càng lúc càng nặng hột.

Tiếp cuối phần II: Voici le tintement: le train est immobile encore. Vous mettez le livre sur votre place. Vous vous appuyez au chambranle en quittant le compartiment/Tiếng chuông leng keng: xe lửa vẫn chưa chuyển động. Anh để quyển sách lên chỗ ngồi của anh. Tựa người vào khuông cửa khi rời khoang xe. Để khởi sự phần III: Ce n’était qu’un malaise passager: n’êtes-vous pas de nouveau sûr et fort, avec encore en vous la chaleur de ce vin et de cet alcool, l’odeur de ce dernier cigare, malgré cette somnolence bien sûr qui est la bienvenue, parce que vous n’avez pas pris de café contrairement à votre habitude, par surcroît de prudence, voulant éviter toute raison supplémentaire d’insomnie, d’être repris dans ces lacis de réfexions et souvenirs qui pourraient vous amener vous ne savez quel catastrophique changement d’humeur et de projets, malgré cette sorte de vertige intérieur qui subsiste, qui vous reprend, malgré ce malaise, ce dépaysement qui vient du voyage et auquel vous n’auriez pas pensé être toujours aussi sensible, ce qui vous montre bien que vous n’êtes pas si vieux, si fini, si blasé, si lâche que tout à l’heure vous aviez tendance à vous le laisser croire?/Chỉ là một nỗi khó chịu thoáng qua: anh chẳng cảm thấy lại yên tâm và mạnh mẽ, vẫn c̣n trong người hơi nóng  của rượu vang và rượu mạnh này, hương vị của điếu x́ gà vửa hút, dầu t́nh trạng mơ màng này chắc hẳn là điều tốt, bởi anh thường không dùng cà phê trái với thói quen thường lệ, lại thêm sự thận trọng, muốn tránh mọi cái lư lẽ phụ nữa là chứng mất ngủ, lại vướng vào cái mớ ḅng bong nghĩ ngợi và kỷ niệm có thể đưa anh tới chỗ không ngờ là biến đổi tính khí tai hại và những dự tính, mặc dầu cái choáng váng bên trong này vẫn c̣n, bị lại, dầu nỗi khó chịu này, nỗi bối rối này  do chuyến đi và anh không hề nghĩ lại  nhậy cảm đến thế, chứng tỏ cho anh thấy là mặc dù anh chưa đến nỗi già, đời đă xong rồi, đă chán chường, đă nhu nhược đến độ mới đây anh có xu hướng để mặc cho tin vào điều đó? Và kết thúc ở chương IX phần III này: Hành lang vắng. Anh nh́n đám đông trên bến ga. Anh rời khoang xe.

Tiểu thuyết dày 283 trang, gồm ba phần song sự biến chỉ trong ṿng hai mươi giờ trên chuyến xe lửa Paris đi Rome, nên từ ḍng đầu chương thứ nhất phần I đến ḍng cuối chương thứ chin phần Ba là cuộc hành tŕnh biến cải [modifier có nghĩa là biến mà không thay đổi bản tính/changer (qqch/n) sans en altérer la nature] của Léon Delmont với dự tính trong chuyến đi, ngồi toa hạng ba, bỏ lại đằng sau người vợ tên Henriette để gặp người t́nh tên Céline và sẽ sống chung với nhau khi quay về Paris.

Trong những đoạn trích dẫn trên, được viết ở ngôi thứ hai số nhiều/vous mà chính Butor xác định biểu hiện người đọc, điều đó được Michel Leiris lặp lại trong Le réalisme mythologique de Michel Butor [phụ lục cho tiểu thuyết La Modification trong tùng thư 10/18]: La Modification, ngoại trừ một số đoạn hiếm họa, được viết ở ngôi thư hai số nhiều: chính anh, độc giả, mà tiểu thuyết gia dường như lịch sự đả động đến và chỉ cần vài cái liếc nh́n những ḍng chữ in trong khi anh sử dụng dao rọc giấy [sách in ngay trong thập niên 50s của thế kỷ trước vẫn cần phải rọc mới đọc được] để anh cảm nhận trước một mời mọc, nếu không muốn nói là đốc xúc.

Ở trang b́a bốn tiểu thuyết La Modification, tác giả/nhà xuất bản/người biên tập cũng xác định: chính anh, người đọc, là nhân vật chính.

Roland Barthes trong bản viết luận về việc không có trường phái gọi là Robbe-Grillet/il n’y a pas d’école Robbe-Grillet [viết năm 1958 trên Arguments, in lại trong Essais critiques 1964] đă đối chiếu sự khác biệt, nếu không muốn nói là tương phản giữa tiểu thuyết của Alain Robbe-Grillet và Michel Butor, dẫn chứng từ tiểu thuyết vừa xuất bản của Butor, La Modification 1957 nhận xét việc sử dụng gọi bằng anh/vouvoiement không phải là một kỹ xảo h́nh thức, nhưng rơ ràng là lối gọi của kẻ sáng tạo với vật sáng tạo, cấu thành trong mọi hành vi từ kẻ phán xét, phát sinh. Lối chất vấn này là chủ điểm v́ định lập từ ư thức của nhân vật: từ nhiều lần thông suốt được mô tả từ cái nh́n mà con người nhân vật biến cải, từ bỏ ư định ly dị. Nếu Robbe-Grillet mô tả những khách vật để loại bỏ con người, th́ trái lại Butor lại đưa khách thể tạo thành một phần tử của con người, đối thoại với con người. 

 [50] Trong tiếng Đức, với hai từ sie/Sie nhằm phân biệt số ít/số nhiều, không phân định ngôi thứ hai/thứ ba, song để xác định đối thoại [Sie: persönlich Pronomen für die Anrede nicht verwandter und nicht befreundeter erwachsener Personen im Singular und Plural].

[51] Georges Charbonnier, Entretiens avec M. Butor 1967.

 

 

Đặng Phùng Quân

 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2012