ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

113

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC 

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99,  Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108,  Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, 

 

 

Thơ phá thể (tiếp theo)

 

Raymond Bellour trong chuyên luận về Henri Michaux là người đă đề cập và phê phán nhận xét dẫn trên của Blanchot trong phần VI Vấn đề thơ:

Tôi hơi ngạc nhiên là Blanchot, người đă cho chúng ta biết nhiều về ai hiện thân một bi kịch của thời mới, lại vẫn thụt lùi về điểm này. Người ta cảm thấy ông có giọng ca ngợi khi vinh danh Char, người ta đoán ông trước hết là không hiểu khi nói về Michaux [498].

Đoạn văn dẫn trên của Blanchot trong Faux Pas ở trong phầm Ba mang tên Nghị luận ngoài vấn đề tiểu thuyết khi ông nhân bài diễn thuyết của Gide về Michaux có tiểu đề Découvrons Henri Michaux/Chúng ta cùng khám phá Henri Michaux. Dường như Bellour có ư phê b́nh Blanchot lạc đề trong cái nh́n Michaux như một nhà tiểu thuyết.

Tuy nhiên, ngay từ mở đầu, Blanchot có ư phản bác Gide khi nhận xét Michaux không phải là người vô danh dầu sự nổi tiếng không dựa trên việc dễ đọc, hợp thị hiếu, nhưng năm, sáu tác phẩm của ông bảo đảm điều đó dầu không phụ thuộc việc đa số quần chúng chấp nhận. Theo Blanchot, những tác phẩm của Michaux như La nuit remue/Đêm động, Voyage en Grande Garabagnre/Du hành vào xứ Grande Garabagne, Un certain Plume bắt nguồn một cách kỳ lạ, từ móc nối những ảnh tượng không b́nh thường, từ lối vào mở ra những thế giới hoàn toàn khác hẳn với thế giới chúng ta, thăm viếng những giống dân lạ, như Émanglons, Omobuls, Ourgouilles, song theo Gide, những cuộc du hành này khác hẳn với những miền tưởng tượng của Swift hay Butler. Blanchot lập giải, vấn đề không phải ở chỗ kéo chúng ta vào bẫy, một khi đă rơi xuống, có thể khó nghĩ là không bị lạc lơng. Quả thực nếu đó là cạm bẫy, lại không có chiến lược. Do đó Blanchot đi tới nhận xét kết luận như đă dẫn trên.

Thực sự, giữa Michaux và Blanchot có một số điểm tương cận: viết trong ư thức làm mới, có nghĩa phá thể, về mặt xă hội, dường như họ dị ứng với việc đưa mặt ra công chúng (kể cả h́nh ảnh chân dung của họ trên sách báo) v.v… Một số nhà nghiên cứu nhận xét, Celan chính là nhân vật thứ ba trong mối quan hệ phê b́nh Michaux sau này của Blanchot. Trong Le dernier à parler, Blanchot đă luận về thơ Celan (như đă dẫn trên; xem gio-o kỳ 108) và hàm ngụ tặng Michaux, người mà ông gọi là “admirable Michaux, il est l’écrivain qui, au plus près de lui-même, s’est uni à la voix étrangère”[499], tiếng nói xa lạ này ư chỉ tiếng nói của người khác, của người lạ? Có ǵ liên hệ giữa câu thơ của Michaux viết khi Celan chết:

       Il s’en est allé.

       Choisir, il pouvait encore choisir…

       Ông đă bỏ đi

       Chọn lựa, ông vẫn c̣n có thể chọn lựa…

Celan là người từng dịch một số tác phẩm của Michaux sang tiếng Đức và Michaux là người đă giúp đỡ Celan liên hệ với những trung tâm trị liệu tâm bệnh học để chữa chứng trầm cảm của Celan.

Trong tham luận viết cho Cahier de l’Herne về Henri Michaux nhan đề L’Infini et l’Infini, cuối bài là thư gửi Bellour, người phụ trách số đặc biệt này, Blanchot xác định: ít nhà văn nào đối với tôi gần gũi bằng Michaux, mặt khác khẳng định một điều: không hẳn lúc nào ông cũng đồng ư với chủ trương của L’Herne, như trường hợp dành cho Céline, là nhà văn theo ông bị chứng điên cuồng, song chứng này được biểu hiện bằng quan niệm bài xích do thái , dầu thế nào cũng là trọng tội [500]. Trong nội dung luận giải quan niệm về vô cùng của Borges (ư tưởng này lũng đoạn và làm sai lạc những ư tưởng khác) với vô cùng của Michaux (vô cùng là kẻ thù của con người), Blanchot chú trọng đến hai tác phẩm Misérable miracle 1956L’Infini turbulent 1957 trong những tác phẩm đẹp nhất của Michaux và nhận xét vai tṛ của những bức họa, văn tự và những ghi chú ngoài lề, những ngôn từ biên tế này đem lại một chiều kích mới cho việc đọc [501].  

Nhân vật, như tôi đă nói, không chỉ trong tản văn tiểu thuyết hay truyện thơ, song là h́nh tượng đặc thù trong thơ của một số thi sĩ, như Plume của Michaux. Với một nhà thơ phá thể khác, Francis Ponge, tác giả Le parti pris des choses/Đứng về phía sự vật 1942, hàm ngụ những nghĩa như quyết định, hay xác định sự vật? hay có thành kiến với sự vật? hoặc chọn lựa đứng về phe sự vật, tất yếu đồng ư và chấp nhận sự vật? có thể nói, như Higgins, tập thơ của Ponge mang tất cả những ư nghĩa trên.

Thật sự, truy cập thơ như Ponge gọi là proême, trong bài Natare piscem doces, ông đă viết những tiểu đoạn:

       Le poète ne doit jamais proposer une pensée mais un objet, c’est-à-dire que même dans la pensée il doit faire prendre une pose d’objet.

 

       Le poème est un objet de jouissance propose à l’homme, fait et posé spécialement pour lui. Cette intention ne doit pas faillir au poète.

 

       Thi sĩ không bao giờ đề xuất một tư tưởng nhưng một đối vật, nghĩa là ngay trong tư tưởng cũng phải chọn một tư thế đối tượng.

 

       Thơ là một đối vật lạc thú đề ra cho cơn người, đặc biệt tạo ra và để cho con người. Định ư này không thể làm sai lạc với con người nhà thơ.

Ở ngay khởi đầu là:

       P. ne veut pas que l’auteur sorte de son livre pour aller voir comment ça fait du dehors.

       P. không muốn tác giả ra khỏi quyển sách của ḿnh để xem làm thế nào =điều đó tạo ra từ bên ngoài.

P. là ai? Có phải Ponge? Như trong tiểu thuyết, K. có phải là Kafka? Vô định.

Nếu trong thế giới của sắc dân Emanglon ở Du hành vào xứ Grande Garabagne của Michaux, người ngu độn của họ hơi có tí con lừa, và người Ouglab có một cái tai của con rối máy lưng gù, Ponge lại mô tả chân dung của nhà nghệ thuật trong con lừa nhạc sĩ.

Khác với những ngụ ngôn thời trước, “con lừa chơi đàn quay” ở nhá thờ Chartres là h́nh ảnh nghệ nhân “bị hành hạ, khủng bố, bắt phải đứng, phải làm thành lố lăng để chơi nhạc”[502].

 

-----------------------

[498] R. Bellour, Sdt: Je m’étonne un peu que Blanchot qui nous a tant appris, en qui s’incarne un tragique de la modernité, demeure en retrait sur ce point. On le pressent au ton de louange dont il honore Char, on le devine surtout à l’incompréhension qu’il montre envers Michaux.

Trong phần thảo luận về vấn đề thơ này, trước đó Bellour đề cập Hölderlin và nhận xét: Vấn đề trở nên bất khả nói về một nhà thơ như Blanchot đă làm khi nói về Hölderlin.

[499] M. Blanchot, Le livre à venir 1959 (phần IV Où va la littérature, ch. IV Mort du dernier écrivain:) Michaux kỳ vĩ/đáng kính phục, ông là nhà văn, tương cận với chính ḿnh, đồng tâm với tiếng nói xa lạ.

Bị chú: Où va la littérature/Văn chương đi về đâu là hai kỳ viết đăng trên Nouvelle Nouvelle Revue Française số 7 (tr.98-107) và 8 (tr.291-303) 1953; bài Mort du dernier écrivain/Cái chết của nhà văn cuối cùng in cùng tạp chí nói trên số 37 (tr. 485-491) 1955.  

Trong phần này, Blanchot khẳng định: văn chương đi về chính nó, về bản chất của nó là tiêu diệt, là cái chết. Trong bài viết về cái chết của nhà văn cuối cùng, khi đề cập Michaux, ông viết tiếp: có thể ngờ vực là ông bị sa vào bẫy và điều diễn đạt ở đây với những cảm kích của hoạt kê , đó không c̣n là tiếng nói của ông nữa, song là một tiếng nói nhái tiếng nói của ông.

Có thể kể một tác phẩm khác của Blanchot: Henri Michaux ou le refus de l’enfermement 1999.

[500] Cahier de l’Herne, Henri Michaux 1966 (Raymond Bellour phụ trách), trong đó in L’Infini et l’Infini của Blanchot: l’antisémitisme, serait-il délirant, reste la faute capital.

[501] Blanchot, Sdt: le rôle joué par les dessins, l’écriture et les annotations en marge; ces paroles marginales donnent à la lecture une dimension nouvelle.

[502] F. Ponge, Nouveau Nouveau Recueil 1992, tập II, Préface à un bestiaire: martyrisé, terrorisé, oblige à se tenir debout, à se ridiculiser à jouer de la musique.

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2014