ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
20
Chương I
TRIẾT HỌC VÀ VĂN CHƯƠNG
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20,
1. Tương quan giữa triết học và văn chương*
Xét tương quan giữa triết học và văn chương là đặt vấn đề ngôn ngữ và văn tự được sử dụng ở những cấp độ khác biệt - về tri thức và cộng hưởng - cũng như sự khủng hoảng của cả hai trong thời đại chúng ta.
Có sự khác biệt giữa ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ triết lư trong việc diễn đạt kinh nghiệm vũ trụ được tri giác nơi con người. Dường như từ lâu, sự khác biệt đó được thể hiện bằng mối tương quan trao đổi với những kỹ thuật sử dụng, không những cách thế biểu hiện, nhưng với phương tiện khác nhau, nên đối tượng cũng khác biệt - mặc dầu đối tượng đó ở cùng một vũ trụ tri giác, vũ trụ sống thực, tiền khoa học.
Kinh nghiệm của vũ trụ những dữ kiện sơ bản: các triết học sau cùng dường như đă xuất hiện, chứng tỏ sự hiện hữu trên một khán trường siêu nghiệm, hay biến đổi chúng thành những thời khoảng của vận hành biện chứng pháp, hay nỗ lực khai triển thành những khái niệm; ư nghĩa và đối chiếu đă trở thành những kư hiệu, thứ văn tự kư hiệu của một huyền thoại gồm những ẩn ngữ cần phải khai phá, giống như những thần thoại của người nguyên thủy để biểu hiện và quy chiếu vũ trụ hiện hữu của họ. Lịch sử triết học nếu một mặt, là hành lang tŕnh diện những tinh thần cao qúy, với lư trí tuyệt vời thâm nhập vào bản chất sự vật, khám phá ra chiều sâu của những bản chất ấy, xây dựng thành một kho tàng tri thức tối thượng, th́ mặt khác chứa đựng những mâu thuẫn nội tại trực tiếp, tri thức về những giới hạn và ư thức sự hiện hữu của một nguồn thể (Ursprung của K. Jaspers).
Kinh nghiệm về nguồn thể: đó là công việc của triết học, thần học, khảo cổ học hay văn chương? Dường như Valéry đă hoài nghi kinh nghiệm của triết gia. Ông quan niệm triết gia là người nhọc công với những vấn đề nguồn gốc viển vông; ảo tưởng này vừa vượt qua kinh nghiệm, vừa có tính cách tự nhiên v́ hướng về trạng thái sơ sinh, nguồn thể. Triết gia bằng ḷng trở về với t́nh trạng tiếp cận nguồn thể phát ngôn, th́ thầm tiếng nói nội tâm và phủ nhận sự viết. Socrate há không phải là người không viết đó sao?
Valéry viết: Nhưng bản tính của ngôn ngữ th́ hoàn toàn ngược với sự thành công sung sướng của nỗ lực lớn lao này mà mọi triết gia đều thử tạo ra. Những triết gia đầy quyền lực nhất cũng mưu toan làm cho tư tưởng của họ có thể phát ngôn được. Chính v́ thế họ đă sáng tạo hay biến chế một số chữ một cách vô ích. Dầu là những Ư niệm, Tiềm năng, Hữu thể, Ẩn tượng, Cogito hay Bản ngă, cũng chỉ là những mă số, được xác định duy nhất bởi một văn mach, và sau cùng chính nhờ một lối sang tạo cá nhân , mà độc giả của họ, cũng như độc giả của thi sĩ, đă đem lại sinh lực cho những tác phẩm mà trong đó diễn ngôn thông thường đă vận dụng để diễn tả những sự vật con ngườI không thể trao đổi cho nhau, và cũng không hiện hữu trong môi trường mà lời nói ngân lên (Léonard et les philosophes, Œuvres I).
Triết học phải chăng là 'một công việc về h́nh thức' - một loại văn đặc biệt? Vẫn theo Valéry, nghệ thuật của triết học không giống nghệ thuật của thi sĩ, nghệ thuật lạm dụng âm hưởng của những từ ngữ. Triết học suy lư dựa trên một niềm tin vào sự hiện hữu của một giá trị tuyệt đối và cô lập với những ư nghĩa của các từ ngữ. Triết học đi tra hỏi: Thực tại là ǵ? Hay Tự do là ǵ? Trong t́nh trạng quên mất nguồn gốc của những từ ngữ mang các tính cách ẩn dụ, xă hội bất động này, thế nên với sự linh động của những ư nghĩa không xác định, triết học đă tự cho phép tạo ra trong tính thần của triết học, những tổ hợp sâu xa và tế nhị nhất.
Bên lề đoạn văn phê b́nh triết học dẫn trên, Valéry nhận xét thời hiện đại đă chứng kiến siêu h́nh học kinh ngạc trước những biến đổi của khoa học, đến độ ông châm biếm nếu ông là triết gia, ông phải làm thế nào cho tư tưởng triết lư của ông độc lập với mọi nhận thức mà một kinh nghiệm mới có thể làm sụp đổ. Quan điểm kết án triết học của Valéry thật sự không phải quá nghiêm khắc, nếu ta nhận xét sự khủng hoảng của triết học bắt nguồn từ siêu h́nh học tây phương - điều mà Jacques Derrida gọi là 'thần thoại học da trắng'[1] tụ họp và phản ảnh nền văn hóa tây phương, ở đó người da trắng đă có thần thoại riêng của họ - Logos, nghĩa là huyền thoại (mythos) về thuật ngữ của họ, được coi như h́nh thái phổ quát và điều họ c̣n gọi là lư trí. Ngôn ngữ siêu h́nh gắn liền với chữ viết. Sự khủng hoảng của triết học và văn chương bắt nguồn từ vấn đề nền tảng của chữ viết. Chính Valéry khi phê b́nh triết học, cũng xác định qua các tác phẩm của triết học là tác phẩm được viết ra (dùng danh từ luật học, ta có thể gọi là tác phẩm thành văn). Chữ viết cũng đi tới chỗ vong thân, khi chữ viết mưu toan chỉ quan tâm đến cách thế mà tác phẩm được tạo thành, chứng tỏ lợi ích bằng việc trầm ḿnh vào thế giới, thu hút trong lịch sử toàn diện, nghĩa là bị thu hút vào tṛ chơi của một ṿng “vô thường sống động mà nó không thể làm chủ, cũng không quan sát được”. (M. Blanchot)
Sở dĩ triết học phân cách với văn chương, chính v́ chướng ngại vật không thể vượt qua là 'siêu h́nh học'. trước Derrida, Merleau-Ponty đă ư thức chỉ có sự biến đổi khi triết học có trách vụ là thiết định một kinh nghiệm về thế giới, một sự tiếp xúc với thế giới ' có trước mọi tư tưởng về thế giới'. Khởi từ đó, diễn ngữ triết lư cũng có những tính chất hàm hồ như diễn ngữ văn chương, nghĩa là thế giới chỉ có bằng cách diễn tả qua những 'lịch sử' và chỉ thị bằng ngón tay - tản văn và dấu hiệu. Trong những gịng phác thảo sau này của một tác phẩm di cảo, ông quan tâm đến việc t́m hiểu ngôn ngữ văn chương, thứ ngôn ngữ “không bao giờ là tấm quần áo đơn giản khoác ngoài của mỗi tư tưởng”.
Ư nghĩa của một quyển sách trước tiên không phải do những ư tưởng, mà do một biến đổi có hệ thống và khác thường của những cách thế ngôn ngữ và truyện kể hay những h́nh thái văn chương hiện hữu. Nơi nhà văn, tư tưởng không hướng dẫn ngôn ngữ từ bên ngoài: nhà văn là chính hắn như thể một ngôn ngữ riêng mới được thành lập, phát kiến ra những phương tiện diễn đạt và phân hóa theo chiều hướng riêng của nó (Merleau-Ponty).
Tác phẩm di cảo của Merleau-Ponty mang nhan đề 'Dẫn vào tản văn của thế giới': Tản văn của thế giới, nghĩa là sự chia cách giữa cái phổ quát và đặc thù, giữa luật lệ và đặc thù, giữa luật lệ và những trường hợp đặc biệt. Hegel đă dùng diễn ngữ này để nói về Nhà nước La-mă: có sự biến chuyển từ quan niệm điều ḥa vũ trụ, ở đó sự điều ḥa giữa phổ quát và đặc thù cho phép cá nhân hóa thân trong sự phục thù, trong bạo động mả những h́nh thức cao cả của chủ nghĩa anh hùng được đề cao đến quan niệm mới về Nhà nước, thiết định luật lệ bảo đảm công lư và thay thế cho mối đam mê phục thù. Merleau-Ponty đă mượn lại diễn ngữ đó để khai triển phạm trù tản văn, ngơ hầu cho nó nmột ư nghĩa xă hội, ở bên ngoài văn chương. Ông quan niệm ngôn ngữ triết lư cũng giống như tư tưởng bóng bẩy của tiểu thuyết gia chỉ diễn tả bằng cách hiểu ngầm. Michel Foucault cũng dùng lại nhan đề trên trong chương II của tác phẩm Les Mots et les Choses để khảo sát chức năng của ngôn ngữ. Ở thế kỷ XVI, ngôn ngữ dự phần vào thế giới bởi v́ chính những sự vật cũng che dấu và biểu hiện ẩn ngữ của chúng như một ngôn ngữ và ngược lại, những chữ là những sự vật mà con người phải đi khám phá. Sang thế kỷ XVII và XVIII, ngôn ngữ đă ḥa lẫn vào vận chuyển của biểu tượng, ngôn ngữ trở thành diễn từ. Văn chương khởi từ thế kỷ XIX đến hiện đại, theo Foucault chỉ có tính cách tự chủ, tách rời khỏi mọi ngôn ngữ khác bằng một sự đoạn ĺa sâu xa, tạo thành một lối “phản diễn từ”, vượt khỏi chức vụ biểu thị hay chỉ thị của ngôn ngữ để t́m về 'nguyên hữu' đă bị lăng quên từ thế kỷ XVI.
Ở vào thời đại tản văn của thế giới xuất hiện tương tranh với bi kịch, văn chuơng diễn ra một cách hàm hồ, chính v́ người ta tưởng đạt tới yếu tính của văn chương qua h́nh thái chỉ thị (vai tṛ ưu tiên tuyệt đối của chữ viết) mà không cần tra hỏi trên tŕnh độ của điều mà văn chương nói đến; thật vậy, khởi từ lư thuyết về chỉ thị, văn chương hàm ngụ lưỡng tính: về phía cái được chỉ thị (ngữ ư - điều muốn diễn đạt, những ư tưởng được hứa hẹn hay được nhập thế) và về phía cái chỉ thị (ngữ thái - nhờ những giản đồ của ngữ học hay phân tâm học) trong một hệ thống những dấu hiệu đă mang tính cách nhị thức.
Từ thế kỷ XIX, văn chương - từ Hölderlin đến Mallarmé, Antonin Artaud - đặt lại vấn đề ngôn ngữ trong hữu thể của nó; nhưng không phải theo cách nó xuất hiện vào cuối thời Phục hưng. Bởi v́ bây giờ không c̣n vấn đề lời tiên khởi, mang tính cách dẫn nhập tuyệt đối nhờ đó vận chuyển vô hạn của diễn từ được xây dựng và giới hạn; tự hậu, ngôn ngữ tăng trưởng không khởi điểm, không mức đến và không hứa hẹn. Chính vận hành của không gian vô vọng và nền tảng này tuần tự phác ra bản văn của văn chương (M. Foucault).
Có sự khủng hoảng của triết học và văn chương diễn ra trong vũ trụ sơ bản, ngay từ vũ trụ ở trạng thái sơ sinh, tiền khái niệm, được tri giác và diễn tả. Nhưng cách thế diễn tả: những dấu hiệu, diễn ngôn, lời và ư, sau cùng được chỉ thị bằng những chữ, văn tự. Một không gian chung, cho sự giao thoa giữa ngôn ngữ và sự vật. Ngôn ngữ tự hậu mang bản chất tối sơ là phải được viết ra. Trong bản văn nền tảng của Đông phương với quan niệm cơ bản: Tượng trong bộ kinh Dịch - Dịch dă giả tượng dă - Ư tượng chính là văn tự, rồi mới đến Từ; biến cố quan trọng là phép in và các bản văn Đông phương du nhập vào Âu châu, cùng với sự xuất hiện của một nền văn chương không c̣n tạo thành v́ tiếng nói hay biểu thị nữa, đến sự thông diễn những bản văn tôn giáo (Thượng đế truyền điều ǵ trong thế giới đă là những chữ được viết ra, Adam chỉ việc đọc những dấu hiệu hiển hiện và thầm lặng để đặt những cái tên đầu tiên cho mọi thú vật..), Luật lệ thành văn trên những bản Hiến chương. Có một diễn ngữ khác tạo ra khảo cổ học về thế giới được tư tưởng: văn tự.
Trong chiều hướng đó, xét mối tương quan giữa triết học và văn chương không phải xem trong giới hạn nào, có một nền văn chương triết lư, hay sự khác biệt giữa nhà văn và triết gia, hoặc giả sự khác biệt giữa cách thế sáng tạo văn chương và triết lư, vũ trụ văn chương và vũ trụ triết lư. Vấn đề không phải là t́m hiểu ở nơi tác phẩm của nhà văn có một vài ư tưởng triết lư hay ngược lại ngưỡng mộ con người triết lư như một nhà văn, mặc dầu bất đồng hoàn toàn với tư tưởng triết lư của con người này.
Có những tương quan hay so sánh đặt ra giữa triết học và văn học. Chẳng hạn, trong triết học vẫn luôn có những bậc thầy (hay đại triết gia), cũng như trong văn chương có những văn hào: những thiên tài mà kích thước tác phẩm của họ đă tiêu biểu cho việc sáng tạo văn chương hay triết lư, cũng như mở ra một viễn tượng vũ trụ mới với con người mới. Những tiêu chuẩn để khảo sát lịch sử triết học hay văn học cũng giống nhau ở chỗ, khảo sát lịch sử triết học hay văn học là khảo sát chính triết học hay văn học không như lịch sử các khoa học khác. Nhưng văn học là những ǵ đă kết tập, Nhà phê b́nh thường không ngừng đặt ra vấn đề lịch sử văn chương (đời sống văn chương, sự sáng tác, lịch sử văn hóa và sinh hoạt của đám đông quần chúng đọc cũng như những nhà văn viết như thế nào); những câu hỏi chỉ có ư nghĩa như: triết lư đă đi đến đâu? Văn chương đă đi đến đâu?
Thật vậy, sự khủng hoảng của triết học và văn chuong đánh dấu những lo ngại. Thời cáo chung của văn chương và triết học. Tra hỏi triết học, cũng như tra hỏi văn chương, ở bên ngoài cái 'muốn nói' của cả hai, là đi tra hỏi 'như một bản văn được xác định' [Derroida] bởi v́ bên trong cái tra hỏi đâu là giới hạn của chữ viết, chúng ta phải nhận định: không phải 'tác giả' kư tên trên một 'tác phẩm' nhưng một bản văn mang một cái tên [Pleynet].
---------------
*Chương thứ nhất này in lại Phần I trong sách Triết học và Văn chương xuất bản vào tháng 8 năm 1974, khởi sự dự thảo đầu tiên của Phê b́nh lư trí văn chương. Bản văn giữ nguyên như lần in đầu, không thay đổi những từ sử dụng, mặc dầu nếu viết lại chắc chắn phải sửa cho hợp với những sách viết sau này. Tuy nhiên tác giả không có ư điều chỉnh, v́ nhuận sắc có nghĩa phải viết lại toàn thể.
Bản văn để trong sách này nhằm thể hiện tính nhất quán của ḍng tư tưởng, mặc dầu khoảng cách chỉ ra vận động biến chuyển tất yếu.
[1] Xem: Derrida, Marges de la philosophie.
(c̣n nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2011