ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
15
Dẫn nhập
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15,
9. Khoa học văn chương (tiếp theo)
Sáng tạo văn chương làm đảo lộn những giá trị, Blanchot đă lập lại quy tŕnh của Nietzsche, ngay cả khi viết về sự vắng mặt của quyển sách. Lập lại lời Mallarmé: cái tṛ chơi ngông cuồng của viết/le jeu insensé d’écrire dựng lên tác phẩm, nơi sự vắng mặt tác phẩm dẫn con người không c̣n mang tên Mallamé đến chỗ điên cuồng. Sartre, người không ưa Blanchot (từng viết “Blanchot không thể làm người đọc của ḿnh mắc hợm trong thế giới đầy vẻ ác mộng do ông vẽ ra”), lại đồng t́nh với Blanchot về ‘vũ trụ của tản văn tự sung măn’ , và thơ là “ngôn ngữ mà tất cả sức lực ở chỗ không hiện hữu, tất cả thanh danh ở chỗ nhắc nhớ sự vắng mặt của toàn thể, nơi sự vắng mặt của chính nó”[162] trong bài viết về Mallarmé [163]. Ở Blanchot khi viết về sự vắng mặt của quyển sách, nói đến “tự vẫn: điều được viết ra như thiết yếu trong quyển sách tự thú như ngẫu nhiên trong sự vắng mặt của quyển sách. Điều mà người này nói ra, người khác lập lại, và điều nói ra này tự gấp bội lên, từ gấp bội lên này cầm giữ cái chết, cái chết tự thân”. Không phải t́nh cờ, trong bài viết Mallarmé nêu trên của Sartre cũng nói đến “tự vẫn là một hành vi bởi v́ quả nhiên nó hủy diệt một hữu thể và bởi v́ nó làm cả thế giới bị ám ảnh bởi sự vắng mặt”.
Trong hành trạng tư tưởng Blanchot, đánh dấu một liên tục từ câu hỏi ‘văn chương đi đến đâu?’ bằng những đáp án ‘văn chương biến mất’ như thể đó là bản chất, bởi thực sự không phải những tác phẩm giữ vai tṛ lớn nhất, v́ cái lôi cuốn nhà văn, nhà họa không phải là tác phẩm nhưng là t́m kiếm, vận động, cái tiếp cận để tác phẩm khả hữu (cho nên hai tác giả như Valéry và Kafka chẳng thể có điểm nào chung cả lại ngẫu nhiên gặp nhau ở chỗ khẳng định tất cả tác phẩm của họ “chỉ là một bài thao tập”[164]), t́m kiếm, có nghĩa là thoát ra khỏi mọi xác định chủ yếu, mọi xác quyết làm văn chương ổn định [có thể nói đơn giản là t́m lại, tái chế ra cái ǵ khác, lạ, mới, nếu không th́ c̣n ǵ là văn chương], Blanchot viết tiếp: “người nào xác quyết văn chương trong chính nó, th́ chẳng xác quyết ǵ hết; người nào t́m ra nó, chỉ t́m thấy cái ǵ ở bên ngoài văn chương”; rốt cuộc mỗi quyển sách theo đuổi cái phi văn chương mới chính là bản chất của cái khai phá trong yêu và đam mê. Nếu như Barthes đă nói đến ‘độ không của văn tự’, Blanchot đă b́ểu đồng t́nh trong bài viết ‘c̣n xa hơn độ không’[165] khi nhận xét: “trong một tiểu luận mới đây, một trong những quyển sách hiếm đánh dấu tương lai văn chương, Roland Barthes phân biệt văn ngôn, văn phong và văn tự... Văn chương khởi sự với văn tự...Viết không ‘văn tự’ dẫn văn chương đến điểm vắng mặt mà văn chương biến mất, ở đó chúng ta không phải lo sợ những bí mật của nó là những lời giả dối, đó chính là ‘độ không của văn tự’, cái trung tính mà mọi nhà văn cố ư t́m kiếm hay t́m kiếm mà không hay và dẫn một số người đến chỗ im lặng”[166]. Kinh nghiệm về cái trung tính ấy theo Blanchot thể nghiệm trong những trang sách của Samuel Beckett. Đáp án thứ ba lư ưng có phải là cái chết của tác giả, của nhà văn như Barthes và Blanchot suy luận, bởi người ta có thể mơ tưởng đến nhà văn cuối cùng chấm dứt điều bí mật nhỏ nhoi của văn tự? Văn chương hiện đại, như Blanchot chỉ ra, chứng thực cái toan tính tiến gần đến chỗ th́ thầm cô quạnh liên hệ tới nhiều nguyên do, riêng ở thời đại chúng ta, tới lịch sử, cũng như vận động của nghê thuật, và quả thực khiến chúng ta hầu như nghe thấy, từ những tác phẩm lớn hiện đại, điều mà chúng ta phải hiểu như thể th́nh ĺnh không c̣n văn chương nghệ thuật nữa. Từ ‘quyển sách vị lai’[167] hiểu theo một nghĩa mới về không gian văn chương, Un coup de dés [168] như Blanchot giải thích khởi sinh từ quán thông mới về không gian văn chương, hiểu như thể do những quan hệ mới của vận động, có thể nẩy sinh ra những tương giao mới của lĩnh hội, khẳng định nhậy cảm của không gian mới này, thành bài thơ. Từ bài thơ này, Blanchot nhận ra cái hư cấu ở trong tác phẩm không có đích ngắm nào khác hơn là đạt tới sự giải trừ mọi khoảng rộng thực, tới ‘trung tính đồng nhất của vực thẳm’, với cái đó, ở cực điểm của tản mạn không khẳng định ǵ hơn là trường sở: cái không như thể trường sở ở đó không có ǵ là trường sở [169]. Vị trí của thơ sẽ luận đến ở một chương khác. Vấn đề tương lai của văn chương trong Un coup de dés Blanchot đề cập nơi đây là phải chăng Mallarmé không tin vào sáng tạo của tác phẩm, cận kề cái chết trong t́nh trạng không tin vào thơ? Thể hiện ở câu cuối cùng trong Un Coup de dés: Mọi tư tưởng phát xuất một cuộc may rủi [170]; đến mười năm sau trong L’Entretien infini 1969 Blanchot nói đến sự vắng mặt của quyển sách. Để giải thích chủ ư của Blanchot về sự vắng mặt này, ở tiêu đề phần ba của tác phẩm dẫn trên, ghi hai từ cái trung tính/le neutre và cái phân đoạn/le fragmentaire. Đó là hai then khóa khai triển quan niệm về cái chết của tác giả, cái chết của văn tự, vắng mặt của quyển sách, phải chăng để kết thúc ở cái chết của văn chương? Trong viết kiểu văn tự phân đoạn, ở dẫn nhập cũng như những cách viết thoát đề/parenthèses, Blanchot nhận ra: trung tính như thể xem chừng lạ lẫm đối với tôi (MB), đối với cái tha/khác mà ngôi ba không phải là ngôi ba, chính kinh nghiệm của ngôn ngữ, văn tự mới cảm thấy một quan hệ hoàn toàn khác, quan hệ của giống thứ ba/không đực không cái.
Trong đồng hành với bằng hữu, nhất là khoảng thời gian không ngừng viết về những tác phẩm của họ, những bản văn với một ngoan cường khiến chính Blanchot kinh ngạc, không ngừng nhằm trả lời điều mà những bản văn hoài công chỉ ra sự vắng mặt của quyển sách, trong những ḍng kết thúc Cuộc đàm thoại vô tận.
Vắng mặt của quyển sách. phải chăng chỉ ra sự cáo chung của văn chương? Văn tự vắng mặt trong quyển sách? Có nghĩa là văn tự, cái ngoại h́nh thuần túy xa rời mọi quan hệ của hiện diện. Khác với những nhà lư luận văn học, Blanchot đă đẩy vấn đề đến tận cùng gai góc nhất trong văn tự của tai họa – cáo chung của văn chương? đặt để hủy triệt văn chương? ở đáy nền tảng một khoa học, như một nan đề, cái khó giống như hỏi: bên kia giới hạn vũ trụ là cái ǵ? Vô tuyệt đối vô cùng.
Cho nên khi phê phán “cái tối nghĩa trong văn bản lư luận của Blanchot là bắt chước lối tiến thủ hiện tượng luận với những chủ đề hiện sinh, miêu tả một thực tại mà hiện tượng luận không thể hiểu cũng như với những nhà h́nh thái luận kế tục hiện tượng luận..Với người đọc ư thức hoàn cảnh lịch sử [của họ: những nhà nhân bản, những nhà h́nh thái luận], những công tŕnh xuất bản lư luận của Blanchot bày ra một bộ diện sai lạc dị thường của tiếp cận và khó hiểu” [171], Libertson đă không hiểu nguồn gốc nhận thức nơi Blanchot, quan điểm phê b́nh văn chương của ông khác với tiếp cận hiện tượng luận và chủ nghĩa hiện sinh trong thời đại ông sống. Phê b́nh văn chương trong những năm 30s của thế kỷ XX với những năm 50s trong hành trạng tư tưởng Blanchot đánh dấu chuyển biến từ đọc Kafka, Lautréamont, Mallarmé và Char [nếu xem người đọc một tác giả là tái tạo/hủy tạo th́ Blanchot có thể gọi là người đọc những tên tuổi vừa kể]; trong Văn tự của tai họa đoạn văn lấy làm đề từ cho tuyển tập De Kafka à Kafka ông viết:
Cái mà Kafka cho chúng ta, tặng dữ chúng ta không nhận, chính là một loại chiến đấu từ văn chương cho văn chương, cuộc chiến đấu cùng lúc với mục đích luận đào thoát và cuộc chiến đấu này khá khu biệt đến độ điều mà chúng ta biết dưới cái tên này hoặc dưới những tên khác mà ngay cái lạ lẫm đó cũng không đủ để chúng ta cảm được, v́ nó cũng thân quen đồng thời xa lạ đối với chúng ta [172].
Blanchot xác quyết từ Văn chương và quyền tới cái chết của quyển sách là: người ta có thể viết thật an toàn mà chẳng cần tự hỏi tại sao người ta viết. Ông cũng chỉ ra, từ lúc trang sách đă viết ra, quá tŕnh của vấn đề không ngừng hỏi nhà văn trong khi y viết và một khi đă tiếp cận người đọc, là nói với ngôn ngữ, đằng sau người viết và đọc, bằng cái ngôn ngữ đă trở thành văn chương. Hỏi như triết gia hiện sinh:’văn chương là ǵ?’ không có câu trả lời mang ư nghĩa (văn chương hàm ngụ thơ và tiểu thuyết) là một yếu tố của khoảng không, Blanchot viết: khoảng một trăm năm mươi năm trước [lúc ông viết vào năm 1948], Hegel là người có một ư niệm cao nhất về nghệ thuật (v́ nh́n ra làm thế nào nghệ thuật có thể trở thành tôn giáo và tôn giáo làm thế nào để trở thành nghệ thuật) đă quan niệm con người cá thể muốn viết bị khựng lại v́ một mâu thuẫn: để viết, phải có tài năng viết, song những thiên phú này chẳng là ǵ hết. Blanchot cũng phủ bác cái gọi là ‘văn chương nhập cuộc’, văn chương hành động kêu gọi con người phải làm một cái ǵ, kết quả là lời kêu gọi của nhà văn đến người đọc không là một ngôn ngữ của mệnh lệnh, chỉ là một lời kêu gọi rỗng tuếch. Ông minh thị những toan tính cơ bản của nhà văn chỉ có thể là khắc kỷ: nghĩa là con người của vũ trụ, thật sự chỉ hiện hữu trên giấy, mang thân phận viết đ̣i hỏi cái tự do phổ biến; hoặc nếu là con người hoài nghi/hư vô chủ nghĩa, không những phủ nhận điều này, điều nọ song lại phủ nhận tất cả; hoặc là ư thức khốn khổ/conscience malheureuse, cái khốn khổ này là tài năng sâu sắc nhất v́ ư thức rách nát trong những thời khoảng bất khả tương dung gọi là cảm hứng, từ chối mọi lao động.
Cũng trong Văn chương và quyền năng tới cái chết viết năm 1948 này, Blanchot chỉ ra mối quan hệ giữa văn chương và cái chết từ chỗ tại sao “cái chết đạt đến tồn hữu/être: đó là sự tan nát của con người, nguồn gốc của số phần khốn khổ v́ do con người, cái chết đi đến chỗ tồn tại, và do con người, ư nghĩa mới có cơ sở dựa trên hư vô. [Nói rơ hơn], chúng ta chỉ có thể hiểu được khả hữu của cái chết khi chúng ta từ bỏ hiện hữu, lan truyền điều hiểu biết về hư vô của cái chết thế nào để nếu như ra khỏi tồn tại, rơi ngoài khả hữu của chết, và lối ra này trở thành cái biến mất mọi lối thoát ra. Trong cả hai ư nghĩa sơ khởi này, ở tận đáy ngôn từ như thể một phán quyết c̣n chưa rơ và một hạnh phúc c̣n chưa thấy, là ngọn nguồn của văn chương, v́ văn chương là h́nh thái nó đă chọn để biểu hiện đằng sau ư nghĩa và giá trị của ngôn từ, và vấn đề nó đề ra là vấn đề của văn chương”[173].
Nhiều học giả chuyên cứu Blanchot nhận xét con đường tư tưởng của ông có nhiều điểm tương cận với Heidegger, đi t́m ngọn nguồn của nghệ thuật/văn chương, khái niệm trung tính và quyền năng tới cái chết gần với es gibt và Sein-zum-Tode của Heidegger. Ảnh hưởng của Heidegger có thể bắt đầu từ những năm 20s học ở Strasbourg [174]. Kinh nghiệm thơ Mallarmé đối với Blanchot cũng như thơ Hölderlin đối với Heidegger [175].Tuy nhiên, nh́n chung Blanchot gần với Bataille hơn là Levinas hay Barthes, v́ họ học triết song c̣n là nhà văn, cái kinh nghiệm sáng tác đưa Blanchot gần với Roger Laporte, Philippe Sollers và nhóm Tel Quel sau này: Blanchot c̣n được xưng tụng là “người thầy của phê b́nh mới”.
Khi quan niệm vắng mặt của quyển sách hàm chứa văn chương tiến đến cái chết, phải chăng Blanchot muốn khai tử văn chương? Chắc hẳn không thể, nhà phê b́nh, nhà văn, học giả trong con người Blanchot vẫn viết, kể cả văn tự đến chỗ tai họa; tuy nhiên không phải v́ quyền lực hay danh vọng [176]. Con người ấy cũng như Orphée xuống địa ngục để đi t́m tác phẩm, kinh nghiệm chủ yếu, kinh nghiệm duy nhất mà y phải nhập cuộc hết ḿnh.
Tối thiểu họ cũng đă được trả công: với những Barthes, Foucault, Derrida, Blanchot mở ra một chân trời văn chương cho những tiểu thuyết của Balzac, Flaubert. Kafka, Musil, tiểu thuyết mới, Sollers và Tel Quel, những thơ của Mallarmé, René Char, Luois-René des Forêts v.v…Khả hữu của khoa học văn chương, ở ngôn từ đa điệu. Một tiểu thuyết như Aminadab của Blanchot, mà Sartre chỉ thấy cái giống nhau, mô phỏng nơi Blanchot với tiểu thuyết của Kafka, phải đợi tới những cái nh́n mới, chẳng hạn như Christopher A. Strathman, như một “t́m kiếm ngọn nguồn của công tŕnh nghệ thuật”.[177]
-------------------
[162} ‘ce langage dont toute la force est de n’être pas, toute la gloire d’évoquer, en sa propre absence, l’absence de tout’ Faux pas 1943.
[163]J.-P. Sartre, Mallarmé, La lucidité et sa face d’ombre bài viết do Arlette Elkaïm-Sartre biên tập và ghi chú 1968.
[164] Blanchot dẫn: ‘tout mon œuvre n’est qu’un exercice’.
[165] Plus loin que le degré zero đăng trên Nouvelle Nouvelle Revue Française, số 9 tháng Chín 1953, đổi thành ‘La recherche du point zéro’ in trong Le livre à venir 1959.
[166]‘Dans un essai récent, l’un des rares livres où s’inscrit l’avenir des lettres, Roland Barthes a distingué la langue, le style et l’écriture.. .La littérature commence avec l’écriture… Ecrire sans ‘écriture’, amener la littérature à ce point d’absence où elle disparaît, où nous n’avons plus à redouter ses secrets qui sont des mensonges, c’est là ‘le degré zéro de l’écriture’, la neutralité que tout écrivain recherché délibérément ou à son insu et qui conduit quelques-uns au silence.’ Sdt.
[167] ‘Le livre à venir’ trên Nouvelle NRF số 59 1957: ‘Une entente nouvelle de l’espace littéraire’ trong Le livre à venir 1959.
[168]Nguyên bản văn của Mallarmé: Un coup de dés jamais n’abolira le hazard/Một tṛ chơi may rủi (đổ xúc xắc) sẽ không bao giờ phá hủy sự t́nh cờ.
[169]La fiction qui y est à l’œuvre, ne semble avoir d’autre visée…que de parvenir à la dissolution de toute étendue éternelle, à la neutralité identique du gouffre’, avec quoi, au point extrême de la dispersion, ne s’affirme plus que le lieu: le rien comme le lieu où rien n’a lieu. Sdt.
[170]‘Toute Pensée émet un Coup de dés’.
[171]‘The opacity of Blanchot’s theoretical text…is its mimicry of phenomenological procedures and existential themes, and its description of a reality which is incomprehensible to phenomenology as it is to the formalisms which succeeded phenomenology…To the reader who is conscious of their historical circumstances, Blanchot’s theoretical publications present an extraordinarily perverse aspect of accessibility and mystery. Joseph Libertson, Proximity: Levinas, Blanchot, Bataille and Communication 1982.
[172] Nguyên văn: Ce que Kafka nous donne, don que nous ne recevons pas, c’est une sorte de combat par la littérature pour la littérature, combat dont en même temps la finalité échappe et qui est si différent de ce que nous connaissons sous ce nom ou sous d’autres noms que l’inconnu même ne suffit pas à nous le render sensible, puisqu’il nous est aussi familier qu’étranger. L’écriture de désastre.
[173]Nguyên văn: La mort aboutit à l’être: telle est la déchirure de l’homme, l’origine de son sort malheureux, car par l’homme la mort vient à l’être et par l’homme le sens repose sur le néant; nous ne comprenons qu’en nous privant d’exister, en rendant la mort possible, en infectant ce que nous comprenons du néant de la mort, de sorte que, si nous sortons de l’être, nous tombons hors de la possibilité de la mort, et l’issue deviant la disparition de toute issue.
De ce double sens initial, qui est au fond de toute parole comme une condamnation encore ignorée et un bonheur encore invisible, la littérature trouve son origine, car elle est la forme qu’il a choisie pour se manifester derrière le sens et la valeur des mots, et la question qu’il pose est la question que pose la littérature. (đăng lần đầu trên tạp chí Critique, số 20 1948, in lại trong La Part du feu 1949, và De Kafka à Kafka 1981, có thể xem như Dẫn nhập)
[174] Ở đây ông gặp Emmanuel Levinas, như trong thư Blanchot gửi Catherine David, ‘Penser l’apocalypse’ in trên Le Nouvel Observateur 1988: “nếu không nhờ E. Levinas, ngay từ 1927 hay 1928, tôi không thể bắt đầu nghe nói đến Sein und Zeit [tác phẩm của Heidegger x.b. 1927], thật là một khích động trí thức thật sự đối với tôi sau khi đọc quyển sách này”, Christophe Bident dẫn lại trong Maurice Blanchot, partenaire invisible 1998.
[175] Trong ‘Le livre à venir’, tiết 2. Une entente nouvelle de l’espace littéraire, Blanchot viết: “Thơ, như Mallarmé nói khi trả lời phải nóng ruột lắm cho một người qua thư từ, ‘thơ [là biểu hiện ư nghĩa huyền bí của những bộ diện của hiện hữu, qua ngôn ngữ con người dẫn đến vận tiết cơ bản của nó], như vậy thơ phú cho sự đ́nh lưu của chúng ta biết bao điều chính thực’. Chúng ta chỉ lưu trú một cách chính thực ở nơi mà thơ xuất hiện và cho trường sở. Điều đó rất gần với ngôn từ gán cho Hölderlin (trong một bản văn sau này và c̣n trong ṿng tranh luận) là: “chính bằng thơ mà con người lưu trú”. Cũng c̣n một câu thơ khác của Hölderlin: Nhưng cái ǵ lưu trú, những thi sĩ xây dựng ra nó”. Chúng ta nghĩ đến điều này, song có lẽ một cách không đáp ứng lư giải được lưu truyền qua những thích nghĩa của Heidegger. V́ đối với Mallarmé, cái mà thi sĩ xây dựng, không gian - vực thẳm và cơ sở của ngôn từ - là cái ǵ không lưu trú, và cuộc đ́nh lưu chính thực không là nơi trú ẩn mà con người dự pḥng, song chính qua quan hệ với đá ngầm, qua trầm luân và vực sâu, và với ‘khủng hoảng đáng nhớ’ này mới cho phép đạt tới chỗ trống không chuyển động, nơi mà nhiệm vụ sáng tạo khởi sự.”(La poésie, dit Mallarmé, répondant non sans impatience à un correspondant, [La Poésie est l’expression, par le langage humain ramené à son rythme essentiel, du sens mystérieux des aspects de l’existence] elle “doue ainsi d’authenticité notre séjour”. Nous ne séjournons authentiquement que là où la poésie a lieu et donne lieu. Cela est très proche de la parole attribuée à Hölderlin (dans un texte tardif et contesté): “…c’est poétiquement que l’homme demeure*”. Et il y a aussi cet autre vers de Hölderlin: “Mais ce qui demeure, les poètes le fondent**.” Nous pensons à tout cela, mais peut-être d’une manière qui ne répond pad à l’interprétation accréditée par les commentaries de Heidegger. Car, pour Mallarmé, ce que fondent les poètes, l’espace – abime et fondement de la parole – est ce qui ne demeure pas, et le séjour authentique n’est pas l’abri où l’homme se préserve, mais c’est en rapport avec l’écueil, par la perdition et le gouffre, et avec cette “mémorable crise” qui seule permet d’atteindre au vide mouvant, lieu où la tâche créatrice commence.”
*nguyên văn tiếng Đức mà Heidegger dẫn trong bài Hölderlin und das Wesen der Dichtung:
…doch dichterisch wohnet
Der Mensch auf dieser Erde.
** nguyên văn tiếng Đức: “Was bleibet aber, stiften die Dichter.” dt.
[176] Ở đoạn cuối của Le livre à venir, Blanchot viết: Từ đó, giàu có và khốn cùng, kiêu hănh va khiêm cung, bộc lộ tột cùng và cô độc tột cùng của lao động văn chương nơi chúng ta, ít ra cũng có giá trị không phải tham vọng
quyền lực hay danh vọng. Le livre à venir.
[177] as a quest for the origin of the work of art” Strathman muốn nhấn mạnh đến chỗ tương tự với Heidegger, khai mở cho nhà văn lên tàu đăng tŕnh đi t́m ngọn nguồn bất định của tác phẩm nghệ thuật; xem Christopher A. Strathman, Aminadab, Quest for the Origin of the Work of Art, trong hợp tuyển Clandestine Encounters, Philosophy in the Narratives of Maurice Blanchot, Kevin Hart chủ trương biên tập, 2010.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2011