ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
68
Chương III
LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68,
Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo)
Khác biệt và mâu thuẫn giữa Sartre và Camus không phải chỉ là bất đồng dị biệt về mặt chính trị ư thức hệ nẩy sinh ra trong thời Chiến tranh lạnh giữa hai khối tư bản và cộng sản, như một số học giả phân tích vấn đề này [96]. Vấn đề thực sự ở chỗ viết và đọc, cả hai không hề gặp nhau, những tương ứng/tương đồng chỉ là những ngộ nhận, và một khi đă bùng nổ thành cuộc chiến, quan điểm của mỗi bên sau cùng chỉ có thể chứng thực qua tác phẩm [97] họ viết ra.
Đọc Camus, người ta không thể không liên kết sự nhất quán toàn bộ, giữa truyện kể/tiểu thuyết Kẻ xa lạ,tiểu luận Huyền thuyết Sisyphe, truyện kể Dịch hạch và Sa đoạ và Con ngưởi chống đối/nổi loạn [98]; Sartre cũng nhận thấy điều đó trong bài giải thích Kẻ xa lạ đă nói đến ở trên khi viết: trong Huyền thuyết Sisyphe, Camis đă cho chúng ta thích nghĩa đúng về tác phẩm của ông, nhân vật của ông không tốt không xấu, không luân lư cũng không phi luân lư; có nghĩa là những phạm trù này không thích hợp, v́ tác giả đưa ra một khái niệm rất đặc thù, đó là phi lư. Sartre đă nêu ra hai ư nghĩa khác nhau của phi lư. Song thực sự ở sách vở của Camus, phi lư được nhận thức ra sao?
Trong phần Sáng tạo phi lư, ở chương Triết học và Tiểu thuyết sách nói trên, Camus nhận xét người ta đă thấy những người có ư thức hoàn tất nhiệm vụ của họ ở giữa những cuộc chiến tranh điên rồ nhất mà không tin đang ở trong mâu thuẫn, nghĩa là không cần tránh ǵ cả. cho nên có niềm hạnh phúc siêu h́nh trong việc chủ tŕ tính phi lư của thế giới. Chinh phục hay cá cược, vô số t́nh ái, nổi loạn phi lư, đó là những tỏ ḷng tôn kính của con người dành cho phẩm cách của ḿnh trong một cuộc chiến con người trước tiên đă thảm bại.Cái tư tưởng trung thành với quy luật cuộc chơi trong tinh thần không từ chối chiến tranh, nhưng sống chết với nó; phi lư cũng vậy, phải thở hút với nó, nh́n nhận những bài học của nó và t́m thấy lại nhục thể của chúng. Về mặt này, niềm vui phi lư tuyệt vời là sáng tạo, như Camus dẫn lời của Nietzsche: nghệ thuật, không có ǵ ngoài nghệ thuật, chúng ta có nghệ thuật để không chết v́ chân lư.
Sáng tạo theo Camus là sống đến hai lần, v́ trong vũ trụ ấy, tác phẩm là cơ hội duy nhất để duy tŕ ư thức và điều động những phiêu lưu của nó. Ông kể ra, nghệ sĩ hài, người chinh phục và tất cả những con người phi lư. Ở Kẻ xa lạ, Camus đưa ra một con người, không phải anh hùng, cũng không phải nghệ sĩ, v́ nhân vật Meursault chỉ là một viên chức tầm thường.
Song sáng tạo là một hư kịch lớn. Toàn bộ hiện hữu, đối với con người quay lưng lại với vĩnh cửu, chỉ là một bộ điệu bắt chước vô độ dưới cái mặt nạ phi lư. Camus viết, đối với con người phi lư, không cần phải giải thích hay giải quyết nữa, mà là chứng nghiệm và miêu tả: tất cả khởi sự từ sự dửng dưng minh mẫn [99]. Miêu tả là tham vọng cuối cùng của một tư tưởng phi lư, và tác phẩm nghệ thuật không phải là nơi ẩn náu đối với phi lư nhưng chính là một hiện tượng phi lư. Khi đặt vấn đề một tác phẩm phi lư như vậy có khả hữu, Camus nói đến sang tạo tiểu thuyết. Tư duy, theo ông trước hết là muốn sang tạo một thế giới (hay chỉ giới hạn thế giới của nhà sang tạo, cũng thế thôi). Người ta không thuật lại “những câu chuyện/lịch sử”, mà sang tạo ra
vũ trụ của họ. Những nhà tiểu thuyết lớn là những nhà tiểu thuyết triết gia, nghĩa là nghịch lại với những văn gia luận đề. Chỉ kể một số tiêu biểu, như Balzac, Sade, Melville, Stendhal, Dostoievski, Proust, Malraux, Kafka.
Sở dĩ tôi nói đến chương Triết học và tiểu thuyết trước tiên, v́ vấn đề của Camus liên hệ đến sáng tạo văn chương và tiểu thuyết là điều cần nói đến trên hết trong phạm vi của chương sách này. Tuy ngay ở chương đầu của Huyền thuyết Sisyphe, Camus khởi sự từ vấn để cơ bản theo ông: chỉ có một vấn đề triết lư thực sự nghiêm trọng: đó là (vấn đề) tự tử [100]. Tại sao? V́ phán xét đời đáng sống hay không đáng sống, là trả lời cho vấn đề cơ bản của triết học. Chủ đề thiên tiểu luận của ông xác minh mối quan hệ giữa phi lư và tự tử, phương sách đúng đắn trong đó tự tử là một giải pháp đối với phi lư. Với những người tự tử, thường là họ đă chắc chắn về ư nghĩa cuộc đời. Đó cũng là sở cứ chung để so sánh những lư luận triết học và hành xử của những người tuyên giang những lư luận này. Nhưng theo Camus cần phải nói ngay là giữa những nhà tư tưởng phủ nhận một ư nghĩa cho đời sống, không người nào, ngoại trừ Kirilov, thuộc về văn chương. Ông viết tiếp: Peregrinos sinh ra từ truyện thần tiên [101] và Jules Lequier (triết gia Pháp 1814-1862) thuộc về giả thuyết không thừa nhận luận lư phủ nhận đời sống này. Trong chương về Kirilov, nhân vật trong tiểu thuyết Những người bị quỷ ám [Бесы/Quỷ] của Dostoievski, ông ghi nhận tất cả những nhân vật của Dostoievski đều tự hỏi về ư nghĩa của đời sống, đến cả tác giả cũng h́nh dung một lư luận về “tự tử luận lư” trong Nhật kư của nhà văn [Дневник писателя], Kirilov cũng thuộc về tự tử luận lư này đă tuyên bố là muốn rũ cơi trần v́ đó là ư tưởng của ḿnh, y cảm thấy Thượng đế là cần thiết và phải hiện hữu, song y biết thượng đế không hiện hữu và cũng không thể hiện hữu, nên thốt lời: “Anh không hiểu v́ sao à, đó chính là lư do đủ để tự tử?”, thái độ này dĩ nhiên kéo theo một số những hệ quả phi lư.
Như đă khẳng định ngay từ mở đầu về vấn đề triết lư, Huyền thuyết Sisyphe của Camus hẳn là một khảo luận triết học. Nhưng trong điểm sách Kẻ xa lạ, Sartre như lối viết phê b́nh châm chích trong giai đoạn khởi đầu này, đă có vẻ mỉa mai khi viết: “ông Camus đôi khi làm dáng bằng cách dẫn những bản văn cuả Jaspers, của Heidegger, của Kierkegaard mà dường như thường không hiểu rơ”. Lúc này Sartre chưa có in ra tác phẩm chính Hữu và Vô, mà chỉ mới có hai, ba tác phẩm nhỏ [102]. Một nhà triết học mấy thế hệ sau, Michel Onfray mới xuất bản tác phẩm Thuyết loại tự do tuyệt đối, Cuộc đời triết lư của Albert Camus [103] đầu năm 2013 để phê phán và luận về truyền kỳ cuả Sartre và những đệ tử của ông trong việc tầm thường hoá tư tưởng Camus. Đây lại là cuộc chiến khác như tôi từng đề cập những xung đột Aron/ Sartre, Billeter/Jullien…trong sinh hoạt tư tưởng nước Pháp.
----------------------
[96[ Có thể kể một số công tŕnh nghiên cứu mối quan hệ giữa Sartre và Camus như Leo Pollmann, Sartre and Camus 1970; Germaine Brée, Camus and Sartre: Crisis and Commitment 1972; Peter Royle, The Sartre-Camus Controversy 1982; Ian Birchall, Camus contre Sartre: quarante ans plus tard, Actes du colloque de Keele 1993; Ronald Aronson, Camus & Sartre: The Story of a Friendship and the Quarrel That End It 2004; Sartre and Camus: A Historic Confrontation, ed. by David A. Sprintzen 2004, Andy Martin, The Boxer and the Goalkeeper, Sartre vs Camus, 2012.
Trong công tŕnh nói trên của Ronald Aronson, người đă viết Sartre’s Second Critique và cùng Adrian van den Hoven biên tập và xuất bản Sartre Alive 1991 tác giả ghi nhận việc phê b́nh của mỗi bên về những bài viết sớm nhất của nhau là những thích nghĩa nhiệt t́nh và thú vị nhất, là những đáp ứng biểu tỏ sự thân cận giống nhau về mặt văn chương cũng như triết lư: theo Aronson, Camus khám phá ra Sartre vào khoảng 1938 khi đọc và điểm sách La Nausée mà ông gọi quyển tiểu thuyết này “không ǵ khác hơn một triết học diễn tả qua những h́nh tượng”, tuy nhiên khá phung phí v́ những bộ diện miêu tả và triết lư của quyển tiểu thuyết “không làm tăng thêm cho một công tŕnh nghệ thuật: sự chuyển tiếp từ đoạn này qua đoạn khác quá nhanh, không có lư do để gợi lên nơi người đọc sức thuyết phục sâu sắc tạo ra nghệ thuật tiểu thuyết”. Camus cũng ca ngợi lối miêu tả phi lư trong tiểu thuyết của Sartre, “như những mời gọi đầu tiên của một tinh thần độc đáo và mănh liệt”. Đọc những truyện ngắn trong Le Mur, Camus đánh giá “nghệ thuật của tác giả nằm trong những chi tiết mà ông sử dụng để vẽ lên những nhân vật sáng tạo phi lư của ông, cũng như cái cách quan sát lối ửng xử đơn điệu của chúng”.
Nicola Chiaromonte, một người bạn thân của Camus trong bài viết Sartre versus Camus: A Political Quarrel (trên tạp chí Partisan Review 1952) đă phân tích cuộc tranh biện giữa Sartre và Camus trên cơ sở chính trị đánh dấu sự đoạn tuyệt t́nh bạn v́ vấn đề chủ nghĩa cộng sản. Tác phẩm Con người nổi loạn/L’homme révolté luận về mặt ư thức hệ của cách mạng chính là nguyên uỷ của cuộc tranh biện cắt đứt mối thâm giao giữa hai nhà văn này. Chiaromonte đă nêu ra ba luận điểm chủ yếu của tác phẩm này là: 1/ Chủ nghĩa hư vô tiềm ẩn trong huyền thuyết Jacobin về bạo động khủng bố tới những hệ quả cùng cực của chủ nghĩa cộng sản hiện đại, không chỉ là một hiện tượng chính trị, song ngọn nguồn của ư thức hiện đại thể hiện sự phản kháng chống thực tại trong văn chương của Sade, Lautréamont, Rimbaud; 2/ Về mặt triết lư, khởi từ Hegel quan niệm thực tại như thể lịch sử và hành động của con người mang nhiệm vụ lịch sử là một dẫy biện chứng thực hiện nhiệm vụ này chính là ngọn nguồn của chủ nghĩa hư vô ư thức hệ, bắt nguồn cho chủ nghĩa Marx, được cường điệu trong nhiệm vụ hoàn tất lịch sử như thể tiên tri khải huyền, mà huyền thuyết cách mạng này th́ mâu thuẫn tuyệt đối với xung động đối kháng chống áp bức con người dẫn đến việc nô lệ hoá có hệ thống hơn là giải phóng con người; 3/ ư thức hệ hư vô nhằm từ chối nh́n nhận đời sống con người có ư nghĩa khác hơn là nhiệm vụ lịch sử đó dẫn đến việc giết người một cách có hệ thống, cho nên mâu thuẫn giữa người làm cách mạng với một lư luận hệ thống đó với con người phản kháng chống lại bất công nhân danh giá trị tuyệt đối của đời sống con người là một mâu thuẫn triệt để và tính phi lư cùng cực của mâu thuẫn này là phải thuyết phục con người nào hành động v́ nhân loại thực sự không thể tránh khỏi việc đặt vấn đề “giới hạn”, theo Camus có nghĩa là ư thức được giới hạn của lư tưởng phản kháng/nổi loạn ở hạn điểm lư tưởng trở nên giết người. Những hệ tư tưởng hiện đại, cách mạng cũng như phản động chủ yếu là giết người.
Chiaromonte xác định, tuy tóm lược những luận điểm của Camus, song điều chính yếu là vấn đề ông nêu ra gây tranh biện cho người ta phải nhận thức sự vô ích của những giáo điều chính trị cổ hủ, cũng như tấn công vào thành tŕ ư thức hệ cuồng tín hiện đại, biểu hiện nơi chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa Stalin.
Phản ứng phê b́nh Con người nổi loạn đầu tiên trên tạp chí Les Temps Modernes số tháng Tư năm 1952 trong bài viết của Francis Jeanson (mà Chiaramonte gọi là một trong những đệ tử trung thành cuả Sartre; quả thực Jeanson là tác giả tập sách nhỏ Sartre par lui-même 1955 và chuyên luận Le problème moral et la pensée de Sartre 1965) với những luận điểm buộc Camus là chống chủ nghĩa duy sử, đứng ngoài lịch sử, khi lên án chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Stalin, Camus đă hoàn tất nhiệm vụ phản động tư sản; Jeanson đă đặt nhan đề bài phê phán là Albert Camus ou l’Âme révoltée hàm ngụ biểu ngữ “tâm hồn đẹp” của Hegel trong Hiện tượng luận tinh thần, có nghĩa là giữ thanh khiết trong mọi cọ sát thực tế, bằng ḷng với lư tưởng trừu tượng tước bỏ mọi năng lực biện chứng. Trong thư gửi “chủ bút Les Temps Modernes” để chỉ Sartre, Camus phản biện “sự thực là người cộng tác tạp chí [để chỉ Jeanson] muốn mọi người phản kháng chống lại mọi sự trừ đảng Công sản và Nhà nước cộng sản…Ông ta muốn loại phản kháng mang h́nh thức lịch sử độc tài nhất, và làm sao có thể làm khác, v́ trong hiện tại triết lư của ông ta không có đem lại h́nh thức hay danh xưng cho cái độc lập man rợ này? Nếu ông ta muốn phản kháng , ông ta phải làm điều đó cùng tên với bản nhiên mà chủ nghĩa hiện sinh phủ nhận. Do đó ông ta phải làm điều đó về mặt lư luận nhân danh lịch sử. Song v́ người ta không thể nổi loạn nhân danh một cái ǵ trừu tượng, lịch sử cuả ông ta phải được phú cho một ư nghĩa toàn diện. Một khi điều đó được chấp nhận, lịch sử trở thành một loại Thương đế, và, trong khi nổi loạn, con người phải từ bỏ trước những ǵ tự xưng là giáo sĩ và giáo hội của một Thượng đế như thế. Tự do và phiêu lưu hiện sinh do đó cũng bị phủ nhận. Một khi anh không thể làm sáng tỏ hay tiêu trừ được mâu thuẫn này, xác định khái niệm lịch sử cả anh, đồng hoá chủ nghĩa Marx, hay loại bỏ nó, làm sao chúng ta có thể bị tước bỏ quyền tranh luận điều này, dầu anh làm bất cứ điều ǵ, anh vẫn c̣n ở trong giới hạn của chủ nghĩa hư vô?
Chiaromonte nhận xét luận cứ này của Camus thật chính xác, Sartre không thể phản bác , trừ việc lư sự là “để xứng đáng có quyền ảnh hưởng tới những người đang chiến đấu, người ta phải khởi sự từ gia nhập vào cuộc chiến của họ; người ta phải khởi sự từ chấp nhận một số việc, nếu toan tính thay đổi một ít việc” đó là lư luận theo chủ nghĩa thời cơ, hay ít ra là cải cách.
Sự đồng nhất và khu biệt trong mối quan hệ giữa Sartre và Camus, ngoài những động lực của thời cảnh, như những tác giả nghiên cứu và đă viết ra, thật sự đáng chú ư ở đây, không phải là về mặt đối nghịch giữa “chủ nghĩa hiện sinh” và “chủ nghĩa phi lư” [theo lối gọi của những người đă phân tích vấn đề này, dầu đứng về phía Sartre hay về phía Camus], song là hai con đường văn chương khác nhau, sẽ luận bàn trong phần chính văn ở trên.
[97] Simone de Beauvoir, người bạn đời của Sartre đă viết tiểu thuyết Les Mandarins với nhân vật Henri để ám chỉ Camus, và La Chute của Camus (và L’Impromptu des philosophes) cũng dùng nhân vật để ám chỉ Sartre.
[98] Camus, L’Etranger (1939-40)1942, Le Mythe de Sisyphe (1940-41)1942,La Peste (1943-47) 1947, La Chute (1955-56) 1956, L’Homme révolté (1945-51) 1951.
Những sáng tác giả tưởng kể trên của Camus thường không xác định thể loại, chẳng hạn La Peste và La Chute xếp vào truyện kể/récit, L’Etranger không xác định thống nhất là tiểu thuyết/roman hay truyện kể trong nhiều lần xuất bản. Camus cũng không đưa ra quan niệm về khu biệt tiểu thuyềt và truyện kể như Barthes hay Blanchot chẳng hạn.
Khi điểm L’Étranger (Réflexions sur le style de L’Étranger in trên tạp chí sinh viên Existences) , Barthes chú ư đến văn phong của Camus học hỏi được từ Hemingway, mặt khác có một thứ ngôn ngữ trong sáng (như Gerges Orwell từng nói: tản văn hay giống như ô cửa sổ) khiến những ư tưởng có thể tự thể hiện, không cần đền những công cụ văn chương, như ảnh tượng hoặc ẩn dụ.
[99] Pour l’homme absurde, il ne s’agit plus d’expliquer et de résoudre, mais d’éprouver et de décrire. Tout commence par l’indifférence clairvoyante. (Camus, Huyền thuyết Sisyphe).
[100] Il n’y a qu’un problème philosophique vraiment sérieux: c’est le suicide. Sdt.
[101] Trong chú thích cuối trang, Camus có nghe nói đến một đối thủ của Peregrinos, nhà văn thời hậu chiến sau khi hoàn tất quyển sách đầu tiên đă tự vẫn để gây chú ư cho tác phẩm của ḿnh, quả thực gây được chú ư nhưng quyển sách bị coi là dở. Sdt.
[102] Những sách như La transcendance de l’ego 1936, L’imagination 1936, L’imaginaire 1940. Dường như Camus cũng không để ư tới những tác phẩm này khi điểm La Nausée của Sartre.
[103] M. Onfray, L’ordre libertaire, La vie philosophique d’A. Camus, 2013.
(c̣n nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2013