ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
34
Chương II
MỸ HỌC VÀ VĂN CHƯƠNG
Kỳ 1,
Kỳ
2, Kỳ
3, Kỳ
4, Kỳ
5, Kỳ
6, Kỳ
7, Kỳ
8, Kỳ
9, Kỳ
10, Kỳ
11, Kỳ 12,
Kỳ
13, Kỳ
14, Kỳ 15,
Kỳ
16, Kỳ
17, Kỳ
18, Kỳ
19, Kỳ
20, Kỳ
21, Kỳ
22, Kỳ
23, Kỳ
24, Kỳ
25, Kỳ
26, Kỳ 27,
Kỳ
28, Kỳ
29, Kỳ
30, Kỳ
31, Kỳ
32,
Kỳ 33, Kỳ 34,
Mỹ học: xác định tác phẩm nghệ thuật?
Từ ngữ nghệ thuật, nếu dựa trên nguồn gốc văn hóa Hy-la: Ars/τέχνη, theo Lalande mang hai nghĩa, (1) một là toàn bộ những phương thuật dùng để sản xuất ra một kết quả, đă được Galien và Ramus nói đến từ thời Phục hưng và Goclenius đưa vào trong tập Bách khoa vào năm 1607: “Ars est systema præceptorum universalium, verorum, utilium, consentientium, ad unum eumdemque finem tendentium” [3], nghệ thuật hiểu theo nghĩa này đối lập với khoa học như thể tri thức độc lập với những ứng dụng, và đối lập với tự nhiên hiểu như quyền năng sản xuất mà không có phản tư; từ ngữ Ars trong khái niệm này thường đi với những h́nh dung từ như công nghệ/arts mécaniques chẳng hạn như nghề mộc, kỹ sư; mỹ nghệ/beaux-arts chẳng hạn như hội họa, điêu khắc, kiến trúc, trang trí có mục đích sản xuất ra cái đẹp; văn nghệ/arts libéraux gồm bảy nghệ để chỉ ban nghiên cứu trong những phân khoa triết học thời Trung cổ gồm ba ban/trivium là ngữ pháp học, tu từ học, luận lư học và bốn ban/quadrivium là số học, h́nh học, thiên văn học và âm nhạc học; (2) hai là từ ngữ Ars dùng với số ít/Art hay số nhiều/Arts không có h́nh dung từ đi kèm để chỉ mọi sản xuất ra cái đẹp qua những công tŕnh của một hữu ư thức; từ này dùng theo số nhiều biểu hiện trước hết là những phương tiện thực hành, dùng ở số ít để chỉ những đặc tính chung của những tác phẩm nghệ thuật, hiểu theo nghĩa này nghệ thuật cũng vẫn đối lập với những khoa học, song ở một góc nh́n khác, nghệ thuật thuộc về cứu cánh mỹ học, trong khi khoa học thuộc về cứu cánh luận lư.
Lalande nhận xét: từ ngữ Art hiểu theo nghĩa (1) thực sự là kỹ thuật/technique, trong lănh vực nghệ thuật lá cái đối lập với cái cấu tạo, hoặc là chủ thể của tác phẩm, hoặc giá trị biểu hiện và cảm tính của tác phẩm; ông dẫn Paulhan: “Giả dụ chúng ta không thích thiên nhiên…th́ phong cảnh không kh́ến ta quan tâm mà cũng chẳng khác ǵ một cảnh tĩnh vật. Tài năng kỹ thuật của nhà họa sĩ cũng hóa thân theo lối đó. Bức họa một cái chảo có thể làm chúng ta say đắm như thể một kiệt tác của kỹ thuật” [4] ; hiểu theo nghĩa (2) thông dụng nhất ngày nay. Lalande cũng đưa vào trong bộ Từ vựng mục từ Science de l’Art/Kunstwissenchaft/khoa học nghệ thuật rất phổ biến trong triết học Đức hiện đại, nói chung là đối lập với từ Mỹ học [5], song chính đă giản lược mỹ học vào phân tích siêu h́nh học hay tâm lư học cái Đẹp và như vậy chỉ xét đến ư niệm Đẹp trong nghĩa hạn chế nhất.
Từ vựng triết học của Lalande khởi soạn từ đầu thế kỷ XX, dầu có sửa đổi cập nhật cũng vẫn có những hạn chế v́ những biến đổi trong suốt quá tŕnh tư tưởng về sau. Trong bộ Đại từ điển triết học do Michel Blay củ biên, Ars về mặt mỹ học được xét qua những tiếp cận triết học nghệ thuật, hiện tượng học nghệ thuật, xă hội học nghệ thuật, lịch sử nghệ thuật [6]. Triết học nghệ thuật là mối quan tâm thường xuyên của triết gia ngay từ thời Cổ đại (tập trung vào vấn đề cái đẹp) và như đă nói ở trên, đến thế kỷ 18 đă xem như một bộ môn tự lập (nhằm đưa ra một lư luận về nghệ thuật, từ Baumgarten 1735 đến những lư luận nở rộ vào 1765 với Lessing lư luận nghệ thuật, Winckelmann xét quá tŕnh lịch sử nghệ thuật, Diderot phê b́nh nghệ thuật, Mendelssohn, Sulzer khảo sát vai tṛ cảm tính trong nghệ thuật) và Kant là nhà triết học đă khởi sự bước ngoặt trong lịch sử mỹ học và triết học nghệ thuật [7] khi giải thích thái độ mỹ học từ hoạt động hài ḥa những quan năng tinh thần của con người với những nguồn tích cực từ tri năng, trí tưởng và lư hội của con người. Tuy nhiên Kant không nh́n nhận khoa mỹ học xây dựng trên những nguyên lư tiên nghiệm, v́ ông đưa ra biện luận là không có những quy tắc trong nhă thức thú vị/Geschmack [8]. Ông đă thay đổi dự đề của Baumgarten bắt buộc thẩm định phê phán cái đẹp phải theo những nguyên tắc thuần lư và đưa những quy luật này lên hàng xứng đáng với giá trị của một khoa học. Ở phần chú thích dưới đây, qua bốn thời của nhă thức thú vị, luận thuyết của Kant nhằm hủy triệt phê phán nhă thức thú vị của những nhà triết học duy nghiệm như Shaftesbury, Burke, Batteux, Du Bos. Phán đoán mỹ học mang tính phản tư, khởi từ kinh nghiệm nội tại, nghĩa là chỉ có tính điển h́nh trong nội hàm của kinh nghiệm nói chung của con người.
Phán đoán mỹ học mà Kant nhấn mạnh phân biệt với phán đoán luận lư, như phán đoán nhă thức thú vị mà ở thời thứ tư nói đến ư niệm của lẽ thường, như hàm ngụ phán đoán văn chương có nghĩa là thuần túy, có hướng ư cho hiện tượng luận mỹ học sau này, nhất là quan niệm về giảm trừ khái niệm, phi quan tâm như một phương thức phân biệt mỹ học khỏi những loại phán đoán khác, mở đường cho phê b́nh mới trong văn chương ở thế kỷ XX, sẽ nói đến sau.
Để xác định tác phẩm nghệ thuật, bao hàm thái độ mỹ học, những phạm trù mỹ học, quan hệ mỹ học, lịch sử mỹ học v.v… song trước hết, nhà mỹ học không phải là người phê b́nh nghệ thuật (như hội họa, âm nhạc) không phải là người viết sử nghệ thuật, nhưng ở tầm nh́n rộng hơn. Có một quá tŕnh, phân biệt thực tại siêu nghiệm và thể nghiệm? có con người thẩm mỹ/homo aestheticus? như thường nói đến con người kinh tế? con người t́nh dục? có nghĩa là xét đến quan hệ mỹ học [9] . Có những thời của Kant, của Hegel, của Nietzsche như một nhà tư tưởng đă đề ra?
--------------
[3] Nghệ thuật là hệ thống những giáo huấn phổ cập, chân thực, hữu ích, phân bố nhất tâm đồng đều, hướng về cùng một mục đích duy nhất.
[4] André Lalande, Vocabulaire technique et critique de la philosophie, x.b lần thứ 4 trong Quadrige, PUF 1997; dẫn Jean Paulhan: “Si nous n’aimions pas la nature…un paysage ne nous intéresserait ni plus ni autrement qu’une nature morte. L’habileté technique du peintre s’y incarnerait de la meme manière. La peinture d’un chaudron peut nous captive comme un chef-d’œuvre de métier.” L’Esthétique du paysage.
[5] Chẳng hạn, tác phẩm của Max Dessoir, Æsthetik und allgemeine Kunstwissenschaft/Mỹ học là Khoa học nghệ thuật tổng quát 1906; E. Utitz, Grundlegung der allgemeinen Kunstwissenschaft/Cơ sởkhoa học nghệ thuật tổng quát 1914.
[6] Grand Dictionnaire de la philosophie, nhà xuất bản Larousse 2003, nh́n tổng quan là toàn bộ những hoạt động sản xuất những gỉa tượng/artefacts khả dụng cho một chiếm hữu mỹ học. Việc định nghĩa trở thành một vấn đề đa dạng, S. Davis trong Definitions of Art 1991 chỉ ra những định nghĩa có thể phân loại theo hai mẫu chiến lược: hoặc nghệ thuật có một bản chất theo ư nghĩa tác phẩm nghệ thuật mang những sở hữu đặc sắc, hoặc nghệ thuật có một phân vị theo ư nghĩa tác phẩm nghệ thuật là kết thành từ một thủ tục chính đáng.
[7] X: Dieter Henrich, Aesthetic judgment and the moral image of the world. Studies in Kant 1992.
[8] Goût (tiếng Pháp/Taste (tiếng Anh). Trong Phê b́nh quyền năng phán đoán/Kritik der Urteilskraft, phần thứ nhất, đoạn một, quyển một phân tích cái đẹp, Kant xét đến bốn thời khoảng: thời 1 của phán đoán nhă thức thú vị theo phẩm chất (Moment des Geschmacksurteils der Qualität nach:) trong đó phán đoán này thuộc về mỹ học mà khoái cảm xác định phán đoán th́ không thuộc bất kỳ quan tâm nào (Das Wohlgefallen, welches das Geschmacksurteil bestimmt, ist ohne alles Interesse), ở cuối thời này, Kant tóm luợc nhận xét về “nhă thức thú vị là quan năng phán đoán một đối tượng hay một phương thức biểu tượng thông qua việc khoái cảm hay không khoái cảm hoàn toàn không cần quan tâm nào. Đối tượng của một khoái cảm như vậy có nghĩa là mỹ cảm” (Geschmack ist das Beurteilungsvermögen eines Gegenstandes oder einer Vorstellungsart durch ein Wohlgefallen oder Mißfallen ohne alles Interesse. Der Gegenstand eines solchen Wohlgefallens heißt schön). Thời hai của phán đoán nhă thức thú vị được mệnh danh theo lượng của nó (Moment des Geschmacksurteils, nämlich seiner Quantität nach:) trong đó cái đẹp quan niệm ở ngoài những khái niệm th́ được biểu hiện như đối tượng của một khoái cảm phổ quát (Das Schöne ist das, was ohne Begriffe als Objekt eines allgemeinen Wohlgefallens vorgestellt wird), mà theo Kant, chỉ biểu hiện như thể chủ quan. [Kant lấy ví dụ: thích rượu vang trắng Canari, th́ chỉ có nghĩa là thú vị với riêng cá nhân/er ist mir angenehm, c̣n nói tốt/thiện/das Gute phải nhờ vào một khái niệm, trong trường hợp này không thuộc về thú vị, hay thuộc về cái đẹp; mỗi người có khẩu vị riêng của ḿnh, song khi nói “cái nhà/cái áo/bài thơ này đẹp đối với tôi/ist fûr mich schön” th́ không thể gọi là đẹp được] . Ông tóm lược ở cuối thời này là “đẹp là cái khoái cảm phổ biến, ở ngoài mọi khái niệm (Schön ist das, was ohne Begriff allgemein gefällt), Thời ba của phán đoán nhă thức thú vị theo quan hệ của những mục đích được đưa lên để xem xét lại trong những phán đoán như vậy (Moment der Geschmacksurteile nach der Relation der Zwecke, welche in ihnen in Betrachtung gezogwn wird); mọi mục đích nếu xem như cơ sở của khoái cảm th́ luôn luôn mang theo một quan tâm – như thể cơ sở xác định của phán đoán - về đối tượng của khoái lạc, nếu như vậy, không mục đích chủ quan nào có thể dựa vào phán đoán nhă thức thú vị như là cơ sở (Also kann dem Geschmacksurteil kein subjective Zweck zum Grunde liegen) song phán đoán của nhă thức thú vị cũng có thể xác định không do biểu hiện của mục đích khách quan hay bất kỳ khái niệm thiện nào, v́ nó là phán đoán mỹ học, không phải phán đoán thuộc về tri thức. Theo Kant, phán đoán của nhă thức thú vị dựa trên những cơ sở tiên nghiệm, độc lập với mê quyến và cảm động và là một phán đoán nhă thức thú vị thuần túy (Ein Geschmacksurteil, auf welches Reiz und R ührung keinen Einfluß haben, ist eines Geschmacksurteil). Ông cũng phân biệt những phán đoán mỹ học làm hai loại kinh nghiệm và thuần túy, một loại theo cảm giác (Sinnenurteile) và một loại phán đoán nhă thức thú vị đích thực (eigentliche Geschmacksurteile), Tóm lược ở cuối thời này: Đẹp là h́nh thái mục đích của một đối tượng, được tri giác trong nó ngoài mọi biểu tượng của mục đích (Schönheit ist Form der Zweckmäßigkeit eines Gegenstandes, sofern sie ohne Vorstellung eines Zwecks an ihm wahrgenommen wird). Thời thứ tư của phán đoán nhă thức thú vị theo dạng thức khoái cảm trong đối tượng (Moment des Geschmacksurteils nach der Modalität des Wohlgefallens an dem Gegenstande), như đă phân biệt ở trện, tổng hợp của một khoái lạc với biểu tượng (như thể tri thức) tối thiểu có thể khả hữu, chẳng hạn thích thú thực sự là v́ nó tạo khoái lạc cho tôi , song đối với cái đẹp th́ tất yếu phải tham chiếu với khoái cảm,nhưng không phải là tất yếu khách quan về mặt lư luận, (nghĩa là có thể tri thức tiên nghiệm là mọi người phải cảm thấy khoái cảm trong cái đối tượng tôi gọi là đẹp), cũng không phải tất yếu thực tiễn nhờ vào những khái niệm của một ư chí thuộc lư trí thuần túy sử dụng như một quy tắc bởi những tác nhân tự do, khoái cảm này là hệ quả tất yếu của một luật lệ khách quan và chỉ ra rằng chúng ta tuyệt đối phải hành động trong đường lối như vậy. Kant coi tất yếu trong phán đoán mỹ học chỉ có tính cách ví dụ: phán đoán nhă thức thú vị yêu cầu sự đồng thuận của mọi người. Khi một người nào đó mô tả cái ǵ y cho là đẹp th́ cần mọi người cũng phải chấp thuận với y về đối tượng đó mô tả như là đẹp; Kant gọi tất yếu chủ quan này là có điều kiện (die subjective Notwendigkieit ist bedingt), điều kiện này là ư niệm về một lẽ thường/Gemeinsinn. Cái đẹp trong thời thứ tư này được xác định nhận thức như đối tượng của khoái cảm tất yếu , ở ngoài bất kỳ khái niệm nào (Schön ist, was ohne Begriff als Gegenstand eines notwendigen Wohlgefallens erkannt wird).
[9] Xem: Những tồn tại của phê b́nh quyền năng phán xét/mỹ/nghệ, in trong Hành trạng tư tưởng giữa hai thế kỷ 2002 (của tác giả).
(c̣n nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2012