ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

97

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC 

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66,  Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97,    

 

 

Thơ phá thể (tiếp theo)

 

Khởi sự cho tiết 4 về bản chất thơ lấy từ câu cuối trong Ngợi ca Hồi niệm, như dẫn nơi trên: “Song, thi sĩ tạo dựng thực lưu tồn” là nền tảng của chữ là thơ. Có ǵ nghịch lư trong khẳng định này? Hăy thử xem lần lượt ở những xác quyết: Thơ là nền tảng chữ nghĩa của Hữu, bởi ngôn từ của thi sĩ không chỉ là nền tảng theo ư nghĩa tặng dữ thông thoáng, mà c̣n hiểu theo ư nghĩa cơ sở vững chăi của hiện thể người trên nền tảng của nó [360].

Tiểu luận Hölderlin và bản chất thơ viết sớm nhất trong tác phẩm Minh giải thơ Hölderlin xuất bản năm 1936 thực sự để tiếp nối ư tưởng đă đề ra trong Sein und Zeit 1927: Thông tri những khả hữu hiện thể của cách điệu, có nghĩa là khai mở hiện hữu, có thể trở thành mục tiêu tự thân của diễn ngôn “thi hóa”[361].

Thi hoá/Dichten dùng ở thể động từ là khái niệm cơ bản trong quan niệm thơ của Heidegger, thường để diễn đạt sự đối lập thân hữu và tính đồng nhất/khu biệt giữa tư duy và thi hoá [362], giữa nghĩ và làm thơ, σοφία và ποιεϊν, giữa triết học và thơ để dẫn vào triết học, như giáo tŕnh sơ kỳ Đông 1944-1945[363] biểu hiện qua nhà tư tưởng và nhà thơ, Nietzsche và Hölderlin. Theo Heidegger, người ta có thể gọi nhà tư tưởng (cuối cùng) của triết học phương tây: Nietzsche là “triết gia-thi sĩ” khi nghĩ đến “thi sĩ” đă sáng tác Zarathustra đă nói như thế [364]; quả thực những nhà tư tưởng đầu tiên của triết học tây phương đă nói tất cả những điều suy tưởng trong những cái gọi là “thơ huấn hỗ”, đảo lại thi sĩ Hölderlin chia sẻ với triết học, suy niệm bao la của ông mà người ta không thể t́m thấy ở nơi nào khác ngoài những thi sĩ Hy lạp Pindar và Sophocles, mà ông thường xuyên đối thoại. Heidegger xác định người ta đă quen nêu hai tên với nhau v́ giữa họ đă là mối quan hệ cơ bản, thơ và triết giao thoa diệu kỳ và duy nhất [365].

Heidegger vẫn tiếp tục khai triển mối quan hệ tư duy và thi hoá trong những bản văn về sau, khi quan niệm tư duy là thi hoá chân lư của hữu trong đối thoại lịch sử giữa các nhà tư tưởng trong Holzwege, bởi nguyên ngữ của thi hoá/dichten bắt nguồn từ tiếng La tinh dictare, có thể nói bản chất thi hoá của tư duy nguyên uỷ dictare [366].

Lư giải Hölderlin trong tinh thần Heidegger có nghĩa là đối thoại/Zwiesprache với thi sĩ; trong tiết 5 bản văn dẫn trên, ông khai phá câu thơ then khoá của thi sĩ:

                   Voll Verdienst, doch dichterisch wohnet

                   Der Mensch auf dieser Erde

Với đầy công trạng/voll Verdienst, bởi con người theo đuổi và đem lại thành quả là công trạng của nỗ lực, song/doch nhà thơ chỉ ra những công trạng đó chưa chạm tới bản chất của con người, lư do tại sao hiện diện trên mặt đất này. Hiện hữu của con người thực sự là từ “thơ/thi tứ/dichterisch trong cơ sở nền tảng của nó [367].

Vẫn trong tinh thần đối thoại ấy, Heidegger giải thích “dichterisch wohnen/dưới góc nh́n thi tứ, lưu trú” có nghĩa là đứng trước sự hiện diện của các thần và đánh động v́ tiếp cận chủ yếu với mọi vật. Cơ bản của hiện thể/Dasein là có thi hoá, nghĩa là về cơ bản, con người không phải do cái kiếm được/Verdienst, nhưng là một tặng dữ/ein Geschenk.

Nói rơ ra, thơ không phải là trang trí, vui chơi hay biểu hiện cho linh hồn của văn hoá. Có thể nói cả hai Hölderlin và Heidegger muốn thoát ra khỏi ṿng đai của chủ nghĩa duy tâm Đức.

Hiện diện của con người trong thơ như một tặng dữ. Hẳn Heidegger căn cứ vào bài thơ “Như trong một ngày lễ hội/Wie wenn am Feiertage” của Holderlin, mà ông ca ngợi là bài thơ thuần khiết nhất về bản chất của thơ, ở trong phiên khúc cuối:

 

                               Doch uns gebührt es, unter Gottes Gewittern,

                               Ihre Dichter! mit entblößtem Haupte zu stehen,

                               Des Vaters Stral, ihn selbst, mit eigner Hand

                               Zu fassen und dem Volk ins Lied

                               Gehüllt die himmlische Gaabe zu reichen

                               Song chúng ta phải có bổn phận, các bạn nhà thơ ơi!

                               đứng đầu trần dưới cơn thịnh nộ sấm sét của Thượng đế

                               với chính bàn tay ḿnh, bắt được tia sáng của Thánh Cha

                               và hiến dâng cho quần chúng

tặng phẩm của trời gói trong bài ca

 

Tặng dữ đă trở thành một khái niệm then chốt trong tranh biện triết học những thập niên cuối thế kỷ trước [368], h́nh ảnh thi sĩ dưới ánh sáng sấm sét của thượng đế qua thư gửi bạn, mà Heidegger dẫn lại: “Bạn hỡi, thế giới hiện ra trước tôi rực sáng hơn và nghiêm trọng hơn! Tôi hài ḷng với những điều xảy đến như trong Hạ ‘Thánh Cha già với bàn tay điềm đạm rung những tia sét thánh ra khỏi những áng mây hồng’. Trong những điều tôi có thể thấy nơi Chúa, dấu hiệu này là chọn lựa cho tôi”[369].

Làm thơ, như Heidegger dẫn ch́a khoá mở dẫn vào thế giới bản thể của thơ là”công việc ngây thơ, vô tội nhất”[370] song lănh vực của thơ là ngôn ngữ, bởi nói đến bản chất của thơ là phải nói đến bản chất của ngôn ngữ, thơ không sử dụng ngôn ngữ như một công cụ v́ trước tiên thơ làm cho ngôn ngữ khả hữu, nên thơ chính là ngôn ngữ cơ bản của một dân tộc có lịch sử. Ai cũng biết hiện hữu của con người có nền tảng là đàm thoại, là nói chuyện, là dùng ngôn ngữ, song ngôn ngữ cơ bản/Ursprache là thơ, tức là cơ sở nền tảng của hữu thể, và Hölderlin lại nhận ra “ngôn ngữ là thứ nguy hiểm nhất tặng phó cho con người”[371]. Có thể nói, thơ như một cuộc chơi, song lại là nền tảng của hữu thể, giữa trời và người/zwischen den Göttern und den Menschen, như trong câu thơ dẫn nơi trên, đem tặng dữ từ trời đến cho người. Ư nghĩa đó theo Heidegger, trong cái giữa đó xác định con người là ai và con người cư ngụ nơi nào: Dichterisch wohnet der Mensch auf dieser Erde/từ góc nh́n thi tứ con người lưu trú trên mặt đất này.  

Nắm được cái yếu quyết đó, Heidegger đă diễn giảng quan niệm đất và trời trong thơ Hölderlin tại cuộc họp mặt Hội hữu Hölderlin tại München (Munich) năm 1959 [372], quan niệm “con người cư ngụ trên thế gian này từ thơ”[373]. Tôi sẽ thảo luận về vấn đề ngôn ngữ, ngôi nhà của hữu thể này trong chương 12: Hữu thể luận văn chương.

-----------------------

[360] Heidegger, Sdt: Dichtung ist worthafte Stiftung des Seins…das Sagen des Dichters ist Stiftung nicht nur im Sinne der freien Schenkung, sondern zugleich im Sinne der festen Gründung des menschlichen Daseins auf seinen Grund.

Trong đoạn dẫn trên, từ worthafte là tân ngữ do Heidegger tạo ra: tiếp vĩ ngữ ‘-haft’ [có nghĩa ‘ähnlich, wie ein’…(tương tự như thể…) như romanhafte/giả tưởng, schalkhafte/ranh ma, tinh nghịch] thường được ông ưa dùng cho danh từ, trạng từ và giới từ như das Nichthafte, das Umhafte, das Vorhafte. Trong nghiên cứu về Ngôn từ của Heidegger/Die Sprache Heideggers 1962 của Erasmus Schöfer, tính trong những bài viết của Heidegger từ 1925 đến 1929 đă có gần 200 tân ngữ.

[361] Heidegger, Sein und Zeit: Die Mitteilung der existenzialen Möglichkeiten der Befindlichkeit, das heißt das Erschließen von Existenz, kann eigenes Ziel der “dichtenden” Rede werden.

[362] Dịch giả tiếng Pháp dịch là penser et poétiser, tiếng Anh/Mỹ là thinking and poetizing.

[363] Giáo tŕnh mang tên “Denken und Dichten”. Giảng khoá này bị nhà cầm quyền Đức Quốc xă bắt ngừng ngay trong giờ thứ hai vào giữa tháng 11 năm 1944 và cũng là giảng khoá cuối của Heidegger với tư cách giáo sư thực thụ tại Freiburg i.B. v́ sau đó bị lên án cấm dạy khi Thế chiến thứ Hai chấm dứt. (Xem: Hành trạng tư tưởng in Đặng Phùng Quân, Hành trạng tư tưởng giữa hai thế kư).

Giáo tŕnh này mang tên Einleitung in die Philosophie. Denken und Dichten/Dẫn vào triết học. Tư duy và thi hoá.  M. Heidegger, GA 50.

[364] Nietzsche, Also sprach Zarathustra I. bis III. Teil (1883-84), IV. Teil (1885). Thực sự, nguồn tư tưởng mănh liệt của Nietzsche đă làm ngựi ta quên thơ của ông, phần v́ ngoài tác phẩm dẫn trên, thơ của ông thường chỉ in trong phụ lục của những tác phẩm xuất bản, trong khi hành trạng thơ Nietzsche liên tục suốt từ thời kỳ trẻ (1858/1868) cho đến Dionysos-Dithyramben (1882-1888).

Tiểu biểu của thơ thời niên thiếu như:

                                           Ein Spiegel ist das Leben

                                          

Ein Spiegel ist das Leben.

                               In ihm sich zu erkennen,

                               Möcht  ich das erste nennen,

                               Wonach wir nur auch streben!!

 

                                           Gương là đời sống

 

                               Gương là đời sống

                               Trong đó thấy ta

                               Tôi đầu têu gọi

                               Phấn đấu xông pha    

 

Thơ thời trưởng thành:

                                                       Das Wort

                                          

Lebendgem Worte bin ich gut:

                                           Das springt heran so wohlgemut,

                                           Das grüßt mit artigem Genick,

                                           Ist lieblich selbst im Ugeschick,

Hat Blut in sich, kann herzhaft schnauben,

Kriecht dann zum Ohre selbst dem Tauben,

Und ringelt sich und flattert jetzt,

Und was es tut – das Wort ergetzt.

Doch bleibt das Wort ein zartes Wesen,

Bald krank und aber bald genesen.

Willst ihm sein kleines Leben lassen,

Mußt du es leicht und zierlich fassen,

Nicht plump betasten und bedrücken,

Es stirbt oft schon an bösen Blicken –

Und liegt dann da, so ungestalt,

Sein kleiner Leichnam arg verwandelt,

Von Tod und Sterben mitßgehandelt.

 

Ein totes Wort – ein häßlich Ding,

Ein klapperdürres Kling-Kling-Kling.

Pfui allen häßlichen Gewerben,

An denen Wort und Wörtchen sterben!

 

       Chữ

Những chữ sinh động thích hợp với tôi

Nhấy múa quanh hớn hở

Gật đầu vui vẻ chào mừng,

tự thân đáng yêu trong vụng dại,

đầy nhiệt huyết, có thể hỉ mũi tự nhiên,

rồi ḅ đến tai bồ câu,

và giờ cuộn ḿnh, vỗ cánh,

và làm điều - chữ thích thú.

Song chữ lưu tồn bản nhiên dịu dàng,

sớm bệnh song cũng sớm lành.

Hăy để nó giữ cuộc đời bé nhỏ,

Phải nắm nó nhẹ nhàng êm ái,

Đừng vụng về sờ mó, ép nó,

Chết thường v́ những cái nh́n quỷ quái –

Và nắm nó, không h́nh dạng,

Đến vô hồn, cơ hàn khốn khổ,

Thi thể nhỏ nhoi biến thái,

Hành hạ bởi chết và hấp hối.

 

Một chữ chết đi - một vật xấu xí,

Một tiếng leng keng mỏng như cái que.

Xấu hổ thay cho những cuộc đổi chác ghê tởm,

V́ chữ  và điều nói ra bức tử!

 

[365] Trên thực tế, Nietzsche và hai người bạn Wilhem Pindar với Gustav Krug đă lập với nhau hội mang tên Germania ở Pforta năm 1960, ở đây ông có cơ hội biết đến thơ Hölderlin, thi sĩ đă chết mười tám năm trước (1843) và gần như ít được biết đến, trừ mang tiếng là nhà thơ điên. Hội của họ do Pindar đề nghị đă mua những tác phẩm của Hölderlin, và Nietzsche sớm chịu ảnh hưởng và coi Hölderlin là nhà thơ ông thích. Trong một luận văn, ông chọn viết về Hölderlin, và ca ngợi những vần thơ của thi sĩ như những đợt sóng lớn của biển động, đầy những tư tưởng sâu sắc, như những viên ngọc trai thuần khiết, vô giá. Nietzsche từng dẫn bà́ thơ Abendphantasie mà ông thích thú:

                                          

Dunkel wird’s, und einsam                        

Unter dem Himmel, wie immer, bin ich.

 

                               Komm du nun, sanfter Schlummer! Zu viel begehrt

                               Das Herz, doch endlich, Jugend, verglühst du ja!

                               Du ruhelose, träumereische!

   

                                           Bóng đêm rơi, và một ḿnh

                               Dưới khoảng trời, tôi đứng đă lâu,

                              

                               Đi nào, giấc ngủ b́nh an!

                               Trái tim đ̣i hỏi nhiều quá, song cuối cùng, tuổi trẻ, bùng cháy!

                               Không ngừng, mơ mộng!

                              

[366] Heidegger, Holzwege 1957 [nghĩa thông thường của từ này là những con đường rừng, song Heidegger đă khoác cho nó một ư nghĩa ẩn dụ, như biểu ngữ auf dem Holzweg sein/lạc lối, trong bản dịch tiếng Pháp của W. Brokmeier 1962 mang nhan đề Chemins qui ne mènent nulle part]. Beda Allemann trong Hölderlin und Heidegger 1954, Robert Bernasconi trong Heidegger in Question, the Art of Existing 1993 đă luận mối quan hệ này.

[367] Heidegger minh giải hai câu thơ của Hölderlin như thế: Doch…all das berührt nicht das Wesen seines Wohnens auf dieser Erde, all das reicht nicht in den Grund des menschlichen Daseins. Dieses ist in seinem Grund “dichterisch”.

[368] Tôi đă nói đến trong chương 7 Cơ sở tư tưởng thời quá độ 2007.

[369] Heidegger, Sdt: thư gửi bạn của Hölderlin trước khi khởi cuộc hành tŕnh cuối qua nước Pháp: “O Freund! Die Welt liegt heller vor mir, als sonst, und ernster da! Es gefällt mir, wie es zugeht, es gefällt mir, wie wenn im Sommer ‘der alt heilige Vater mit gelassener Hand aus röthlichen Wolken seegnende Blize schüttelt’. Denn unter allem, was ich schauen kann von Gott, ist dieses Zeichen mir das auserkorene geworden.”

[370] Dichten:”Diss unschuldigste aller Geschäffte”.

[371] Darum ist der Güter Gefährlichstes, die Sprache dem Menschen gegeben”.

[372] Heidegger, Hölderlins Erde und Himmel, bài đọc tại Hölderlin-Gesellschaft tháng 6 năm 1959, đọc lại tại Thư viện hội ở Stuttgart tháng 7 năm 1959, đọc lại tại đại học Freiburg i.B. tháng 11 năm 1959, đọc lại tại đại học Heidelberg tháng Giêng năm 1960. 

[373] Heidegger, “…dichterisch wohnet der Mensch…” bài đọc tại Bühlerhöhe tháng 10 năm 1951, in lại trong Vorträge und Aufsätze, GA 7.

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2013