ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

49

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, 

 

Quyển sách (tiếp theo)

Tại sao ở Lăo tử, chỉ có một Đạo đức kinh? ở Trang tử, chỉ có một Nam hoa kinh? Hay đặt ngược lại, như trong chuyện kể Tlön Uqbar Orbis Tertius của Jorge Luis Borges: tất cả mọi tác phẩm đều là tác phẩm của một tác giả duy nhất, vô hạn và vô danh?

Trong thế giới của Tlön, những nhà văn không kư tên trên những sách của họ, sáp nhập những tư tưởng, những trang viết không thuộc về họ, những Shelley đă phát biểu tất cả những bài thơ chỉ là phân đoạn của một bài thơ phổ quát duy nhất, những Emerson từng nói có một con người độc nhất là tác giả của mọi sách trên thế gian này, những Valéry ghi nhận mỗi con người (chúng ta?) nhớ lại đă kêu cầu một lịch sử văn chương hiểu như một lịch sử tinh thần với tính cách họ đă chế tác hay tiêu thụ cái văn chương ấy, và lịch sử này có thể tạo ra không cần nêu danh tính một người viết nào cả.

Gérard Genette khi cảm nhận cái ác quái kỳ lạ của đối chiếu trong những bài viết phê b́nh của Borges đánh giá viễn quan văn chương này “như một không gian thuần nhất và có thể phục qui, ở đó những tính đặc thù cá thể và ngôi thứ theo niên đại không c̣n thông dụng, cái t́nh cảm toàn thế này đă tạo cho văn chương phổ quát một sáng tạo không tên vô biên, nơi mỗi tác giả chỉ là hiện thân bất ngờ cho một Tinh thần vô hạn và vô ngă, giống như thể thần thánh của Platon, có thể cảm hứng được cái hay nhất trong những khúc ca của những thi/ca nhân tầm thường nhất, và làm sống lại nơi nhà thơ người Anh ở thế kỷ 18 giấc mơ của một đại Hăn ở thế kỷ 13 – cái ư niệm này có thể xuất hiện nơi những tinh thần thực chứng như một cái không tưởng đơn giản, hay cùng lắm như một cuồng lư thuần tuư” [13].

Theo Borges, có thể lư giải trên hai giả thuyết, một là chỉ có một tinh thần duy nhất sống trên đám phức thể biểu diện những tác giả và tác phẩm, những sự biến và sự vật, mà thật ra thế giới sách vở với quyển sách duy nhất của thế giới chỉ là một; như vậy đọc một tiểu thuyết, xem một vở kịch, như thể có một người nào đó đang lo đọc cho chúng ta, viết cho chúng ta hay áp đảo chúng ta; hai là một ư niệm khá cổ điển thống trị toàn diện cho đến đầu thế kỷ 19 (nghĩa là cho đến thời đại của chủ nghĩa Lăng mạn) coi đám đông tác giả không đáng để ư (chẳng hạn nếu thi sĩ lớn cổ Hy là Homère có ḷa, cũng chẳng thấy dấu tích nào trong tác phẩm của ông [14]).

Ở trong bất kỳ giả thuyết nào, theo Genette, ư niệm văn chương của Borges cũng dẫn đến một xu hướng sâu sắc về viết, cuốn hút toàn bộ sự vật vào lănh vực của nó, như thể văn chương chỉ được duy tŕ và chứng thực trong không tưởng toàn nhất này. Có thể tóm gọn trong một định thức: toàn thể là viết [15].

Hăy thử tưởng tượng thư viện Babel hiện hữu trường cửu, chứa đựng tất cả những ǵ khả dĩ diễn tả bằng mọi ngôn ngữ, vậy th́ có khác nào Vũ trụ. Con người trước khi là người đọc, là viện quản thủ thư viện, là kư lục, là kẻ sưu tầm, cũng như thể một trang viết. Có lúc Borges tự hỏi, ḿnh thuộc vào thứ văn chương nào: tiểu thuyết hiện thực hay truyển kể huyễn hoặc? [16]   

Không phải chỉ riêng Borges, theo Genette, một nhà tư tưởng khác, Miguel de Unamuno cũng từng đưa ra một giả thuyết về Don Quichotte là chính tác giả tiểu thuyết mang tên ông, và nhà viết sử Cid Hamet Bengeli không chỉ là một sản phẩm sáng tạo văn chương thuần tuư, mà che dấu một sự thật sâu xa: một người khác mang theo lịch sử đă đọc lại cho Cervantes viết, một tính linh cư ngụ ở tận đáy sâu trong linh hồn ông. Cái phép lạ ẩn tàng huy hoàng ấy chính là cái lư khiến chúng ta tin tưởng câu chyện lịch sử này là thực, chính Don Quichotte trong lốt Cid Hamet Bengeli đă đọc câu chuyện này cho Cervantes. Như vậy tác giả mà chúng ta thấy hiển hiện ấy chỉ là viên kư lục, một giả tưởng thuần tuư, như Genette dẫn lại nguyên đoạn lư luận của Unamuno: 

“Thông thường chúng ta coi nhà văn là một con người có thực thuộc về lịch sử, bởi v́ chúng ta thấy ông ta bằng xương bằng thịt, c̣n những nhân vật chỉ là kết quả trong trí tưởng, chúng ta xem họ như những giả tưởng thuộc về tưởng tượng, trong khi thật ra là phải đảo ngược: chính những nhân vật mời thật sự hiện hữu và lợi dụng con người kia, đối với chúng ta như thể bằng xương bằng thịt để biểu hiện trước chúng nhân” [17].

Genette xem câu chuyện ngụ ngôn vô bằng này của Unamuno cũng như của Borges thể hiện một đạo nghĩa khá chân xác: nếu chúng ta coi trọng Cervantes, th́ phải tin vào hiện hữu của Don Quichotte, nhưng nếu Don Quichotte hiện hữu trên đời này, đó chính là Cervantes, và những con người đọc như chúng ta chẳng có cách nào hiện hữu khác hơn là biến vào giữa hai trang của Sách để làm văn chương. Người ta không thể đồng t́nh nào hơn mà không phú mặc tất cả cho văn chương, yêu quái vô độ không bao giờ nhàm chán. Borges nhận xét một cách bí hiểm: có lẽ lịch sự phổ quát  phải chăng chỉ là lịch sử của một vài ẩn dụ.[18]

-----------------

 

[13] “comme un espace homogène et réversible où les particularités individuelles et les préséances chronologiques n’ont pas cours, ce sentiment œcuménique qui fait de la littérature universelle une vaste création anonyme où chaque auteur n’est que l’incarnation fortuite d’un Esprit intemporel et impersonnel, capable d’inspirer, comme le dieu de Platon, ler plus beau des chant au plus médiocre des chanteurs, et de ressusciter chez un poète anglais du XVIIIè siècle le rêve d’un empereur mongol du XIIIè – cette idée peut apparaître aux esprits positives comme une simple fantaisie, ou commew une pure folie”. Genette, L’Utopie littéraire trong Figures I, 1966.

Khái niệm “ác quái/le démon” xuất hiện trong sách của một nhà nghiên cứu văn chương khác, Antoine Compagnon có nhan đề Le démon de la théorie, 1998 luận về xung đột giữa lư luận và lẽ thường trong văn chương.

[14] Điều liên tưởng đến chính bản thân Borges vào cuối đời trở thành người mù.

[15] Tout est Écrit.

[16] Borges là nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo, dịch thuật, hay người kể truyện hoang đường? Hay người chống phát-xít? chống cộng sản? chống độc tài?

Trong chương 3 luận về triết học Đông/Tây (sách Cơ sở tư tưởng thời quá độ 2007), mở đầu bằng dẫn lời tựa của Michel Foucault trong Les mots et les choses tự ngôn như sau: Quyển sách này có nơi khai sinh trong một bản văn của Borges…Bản văn từ này kể “một từ điển bách khoa trung hoa nọ” viết là “thú vật phân chia thành: a) thuộc về Hoàng đế, b) được ướp xác, c) được thuần dưỡng, d) heo sữa, e) nhân điểu, f) hoang đường, g) chó lạc, h) gồm trong phân loại hiện tại, i) quậy như đồ khùng, j) vô số, k) họa với một ngọn bút rất mảnh làm bằng lông lạc đà, l) vân vân, m) vừa làm vỡ lọ b́nh, n) nh́n xa giống như ruồi”. Trong kỳ diệu của phép phân loại này, điều người ta bằng một bước nhẩy bắt kịp, điều mà qua ngụ ngôn, chỉ ra cho chúng ta như cái duyên dáng ngoại lai của một tư tưởng khác, thấy cái hạn chế của tư tưởng chúng ta; cái bất khả trần trụi nghĩ cái đó.

Đoạn văn trên được nhiều tác giả nhắc đến trong những sách viết về Foucault, tuy nhiên không người nào thắc mắc về xuất xứ của nó; thực sự Borges có dẫn tài liệu chân thực, hay chỉ là giả tưởng của tiểu thuyết?

[17] Miguel de Unamuno, Vida de Don Quijote y Sancho  1914, Genette dẫn theo bản dịch sang tiếng Pháp: Vie de Don Quichotte et Sancho Pança 1959 : Bien souvent nous tenons un écrivain pour une personne réelle et historique parce que nous le voyons en chair et en os, et que les personages qui sont le fruit de son imagination, nous les prenons pour des fictions de sa fantaisie, alors qu’il en est tout au rebours: ce sont les personages qui existent en vérité et qui se servent de cet autre qui nous semble être de chair et d’os pour prendre eux-mêmes figure devant les homes.

[18] Có thể nói, ẩn dụ ấy ở ngay trong vị thế của nhà văn: trong Văn chương và lưu đày (in trong Tẩu khúc 2004), tôi nhắc đến lời trần thuật của Borges trong cuộc nói chuyện với Richard Kearney: không tin vào ư tưởng về một truyền thống Mỹ La tinh…v́ thế ông tự nghĩ ḿnh là một nhà văn Âu châu lưu đày.

 

(c̣n nữa)

 

       Đặng Phùng Quân

 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 

© gio-o.com 2012