ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

39

Chương II

MỸ HỌC VÀ VĂN CHƯƠNG 

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, 

 

Mỹ học: xác định tác phẩm nghệ thuật?  (tiếp theo)

Mối tương quan giữa con Người, Tôn giáo và Thế giới diễn ra theo một vận động biện chứng, như đă nói đến ở trên, con người không đồng nhất với người Công dân như ở thời đại đô thị Hy lạp, sự đối lập giữa con người và thế giới, nên con người vốn là đối kháng. Nhắc lại một câu trong bài viết thời trẻ của Hegel: “những dân tộc sung sướng không có tôn giáo”[44] , Kojève giải thích tại sao Hegel nói về tôn giáo nghệ thuật, con người là phải ư thức sự bất túc của Thế giới mà con người sống trong đó, nhưng con Người ở đây hàm ngụ người Chủ, không phải người đày tớ/Nô v́ người nô lệ sống ngoài Quốc gia (như đă nói ở trên, Tôn giáo biểu hiện Quốc gia), người Chủ hưởng thụ khoái lạc từ những sản vật do lao động của tha nhân làm ra; khoái lạc ấy đi với vui sướng/Freude song không thỏa măn/Befriedung. Do đó con người nghĩ là những tác phẩm nghệ thuật làm ra, không phải cho ḿnh, nhưng cho tha nhân/ tức là thần thánh. Người chủ trở thành nghệ nhân, trở thành nhà mỹ học [45].

Chuyển biến đă được Hegel mô tả tinh thần tự tạo, tự thức, cụ thể qua việc người thợ cả [Werkmeister, xem chú thích 21] bỏ lại lao động tổng hợp hỗn hợp những h́nh thái không quan hệ lẫn nhau giữa tư duy và tự nhiên, đạt tới hoạt động tự thức, trở thành người lao động tinh thần. Đâu là bản chất của Thế giới đạo lư, như ông đặt vấn đề về tinh thần kỳ thành được phát hiện trong tôn giáo nghệ thuật có ư thức về bản chất tuyệt đối của nó, rơ ràng là tinh thần đạo lư, biểu hiện dân tộc tự do. Kojève nhận xét biện chứng của thế giới này dẫn đến Tinh thần xác thực chính nó dưới góc độ chủ quan. Người chủ, nhà mỹ học xác quyết một cách chủ quan, song không được tha nhân nh́n nhận. Trong Hiện tượng luận tinh thần, Hegel viết: Quả thực, chân lư của tinh thần đạo lư trước tiên không chỉ là bản chất và niềm tin chủ yếu mà trong đó bản ngă không tự biết như là cá thể đơn độc tự do và do đó trầm thân trong nội tại tính, hay trong bản ngă đă chuyển biến thành tự do. Một khi niềm tin tan nát, bản thể của dân tộc tự nó đổ vỡ, th́ tinh thần là trung tâm của những cực điểm đă mất kiên định,  nay đi ra khỏi cực điểm của tự thức như thể bản chất. Tự thức này là tinh thần xác định tự tại, than khóc cho việc đánh mất thế giới của nó, và khởi sự từ thuần khiết của Ngă, từ nay sản sinh ra được bản chất vươn lên trên thực tại kỳ thành [46].

Trật tự đạo lư biến mất khi bản ngă đă tự do. Trong đoạn văn này, Hyppolite giải thích hai cực điểm đó là bản thể và Ngă dơn nhất mà tinh thần ở trung dung giữa hai cực điểm này, được giải quyết trong ngă đơn  nhất, mất đi bản chất và nghệ thuật tái tạo lại nó. Nghệ thuật như vậy là trí nhớ, là nội hướng tính. Kojève luận con người nghệ thuật ấy than khóc, để tang cho thế giới của ḿnh đă mất, trốn chạy nó v́ không dám biến đổi nó ngơ hầu phù hợp với (l)ư tưởng mỹ học của ḿnh, cho nên hy vọng ở một tôn giáo. Trong Hiện tượng luận tinh thần, Hegel viết: Chính vào thời kỳ này xuất hiện nghệ thuật tuyệt đối/die absolute Kunst.   

Trong phần B Tôn giáo-nghệ thuật của chương VII về Tôn giáo trong Hiện tượng luận tinh thần, ba chủ đề chính là:

-         tác phẩm nghệ thuật trừu tượng là nghệ thuật tạo h́nh và thơ; Kojève lư giải là con Người muốn được nhận biết mà không cần phải tranh đấu hay lao động.

-         tác phẩm nghệ thuật sinh động như thể thao; tranh đấu mà không lao động (nghĩa là không nguy hại đến sống) nhằm được nhận biết. 

-         tác phẩm nghệ thuật tinh thần, là văn chương, thế giới của giả tưởng như sử thi, bi kịch, hài kịch; ở đây, có Lao động trong tranh đấu song không cần tới thể lực, lao động xây dựng một thế giới phi tự nhiên/un Monde non-naturel.

Kojève phân liệt ba giai đoạn biện chứng trong lối phân chia tác phẩm nghệ thuật của Hegel. Giai đoạn thứ nhất nhằm trả lời ba câu hỏi: nghệ thuật là ǵ? thần học tương ứng với nó là thần học nào? Nhà nghệ thuật là ǵ? trước hết là h́nh tượng, như thể h́nh ảnh bất động trong con người, kế đến là đền đài, môt cái biểu hiện phổ biến, một cái biểu hiện đặc thù. Ngôi đền hy lạp như Kojève lư giải “thuần lư”, nghĩa là “vô thần” hơn những h́nh thái đi trước, v́ nó mang h́nh dạng một cái nhà , nghĩa là nơi ở của con người. Thứ đến là thần thánh ở tượng, chuyển qua nhân loại đồng h́nh, thủ tiêu sự khốn khó của đời sống động vật, nghĩa là không phụ thuộc vào Tự nhiên nữa. Cái bất túc của nghệ thuật tạo h́nh, chẳng hạn như pho tượng th́ bất động và câm nín nên không làm cho hoạt động của nghệ nhân/Künstler được nhận biết. [Quan niệm nhận biết/Anerkennung là một vấn đề cơ bản về mặt mỹ học cũng như đạo đức học trong học thuyết Hegel]. Tác phẩm cần được nhận biết, thế nên niềm vui/Freude cũng “trừu tượng”, không có tính cách người “bởi v́ con Người không là Hữu thể, mà là Hành động” [47]. Cái thực sự là người, phải là sản xuất và tiêu thụ tác phẩm nghệ thuật, chứ không phải chính những tác phẩm này.

Giai đoạn thứ hai là nói về từ mang hai bộ diện, một là hiện hữu thường nghiệm/hiện thể/Dasein tức là thanh âm/le son, và hai là hiện hữu phi tự nhiên, tức là nghĩa/le sens. Nhờ vào ngôn ngữ, chủ thể được mọi tha thể nhận biết, song nhận biết qua bao hàm lời th́ trực tiếp, cho nên vẫn không đủ. Hiện hữu của con người không thể giản lược vào ngôn ngữ; nhà thơ chẳng hạn không phải là con người toàn diện, Thơ là tâm hồn, như hiện hữu ở một b́nh diện khác với cái tôi, có xu hướng gần thần thánh, như tụng ca tôn giáo.

Giai đoạn thứ ba là thờ phụng, tổng hợp của tượng và tụng ca, chỉ có tôn giáo và thờ phụng v́ không thỏa măn trong hành động; ở đó thượng đế, thần thánh dự phần  vào hành động, với con người, nghĩa là có tác động qua lại giữa người và thần.

Ba phần tử biện chứng của thờ phụng là cầu nguyện thần bí (Dục), hy sinh (Tranh đấu), xây dựng đền đài  (Lao động). Thờ phụng sinh ra từ tụng ca, không phải từ tạo h́nh. Nhà thơ chỉ ra đối tượng dục vọng, song không muốn tiêu hao nó - một hành vi song hụt hẫng. Bí nhiệm lại là một thái độ tích cực , tiêu hủy khách thể và đồng nhất với chủ thể; khi nhà thơ trở thành nhà thần bí, muốn vượt qua hoan lạc, muốn đồng nhất với khách thể, song không muốn tiêu diệt nó; cho nên thất bại, v́ không muốn can phạm vào “tội ác” hủy diệt khách thể: hành vi của nhà thần bí ở trong tri tưởng; tội ác của Dục là tượng trưng. Hành động lễ nghi đưa con Người trở về với chính ḿnh, nhưng không phải với con Người sống Thế giới thực.

Hy sinh phản ảnh tranh đấu, người Chủ hy sinh đời sống cho Quốc gia, như trong thờ phụng, y hy sinh cho Thượng đế, không phải đời sống, nhưng những đối tuợng thuộc về y, một cách tượng trưng, với hy vọng thống nhất đặc thù và phổ quát mà y không thực hiện được trong hiện hữu thực của người công dân sống trong thế giới vô tín ngưỡng.

Xây dựng đền đài là tượng trưng cho lao động trong thờ phụng; lao động này tiêu diệt siêu việt, và dân tộc,  trong thờ phụng cũng như trong đền đài phát triển, biểu lộ quang vinh của họ - trong niềm hoan lạc của giàu sang phú quư [48].  

Kojève nhận xét cũng có ba giai đoạn biện chứng: những bí nhiệm thể hiện người công dân trong quốc gia là một tổng hợp giữa thờ phụng công cộng với phạm vi bí nhiệm của tôn giáo.Trong bí nhiệm có yếu tố của Dục, kéo theo sự hủy hoại. Con người trở nên có tính người khi ngừng ham muốn sự vật, để ham muốn một dục vọng. Dục vọng đầu tiên ẩn tàng trong tranh đấu, để con người không c̣n là con vật, sự thăng hóa này biểu hiện trong Nghệ thuật tạo h́nh, trong Thơ trữ t́nh, trong Huyền bí. Con người t́m lại ở đây một đối tượng vật chất ham muốn, mà bước đầu tiên là thờ phụng cuồng say những bí nhiệm. Con người muốn vượt đam mê say đắm và những huyền nhiệm v́ không muốn tan biến. Thờ phụng Vận động viên biểu hiện bản chất của tôn giáo nghệ thuật, biểu hiện những thần cao cấp, trong những tranh đua vận động (Jeux olympiques), trong những lễ hội tôn giáo. Thờ phụng những cuộc tranh đua và Vận động viên “là lễ hội để con người tạo danh dự cho ḿnh”. Cho nên Hegel mô tả “con người tự đưa ḿnh vào chỗ của tượng”, thể hiện h́nh tuợng trong vận động hoàn toàn tự do. Đó là một tác phẩm nghệ thuật sinh động [49]; Kojève nhận xét ở đây, Vận động viên, người Lực sĩ ấy sống trong “thế giới” thể thao/thuộc về vận động, nghĩa là lần đầu tiên, con Người có thể sống trọn vẹn trong một thế giới “tín ngưỡng”; người ta không sống trong một “thế giới” của những bức Tượng, cũng như trong một đền thờ…Tuy nhiên, cái  thiếu, - chính là tinh thần: người vận động viên không nói: không có Ngôn từ/Logos, chỉ có Xác thịt. Chính v́ lẽ đó, Hegel xác định: trong cả hai biểu hiện [nhiệt t́nh say đắm và vẻ đẹp thân thể [50]] tiêu biểu cho sự thống nhất của tự thức với bản chất tinh thần, vẫn c̣n thiếu sự cân bằng, v́ một đằng ở nhiệt t́nh say đắm, cái Ngă ở ngoài nó, c̣n trong vẻ đẹp thân thể, bản chất tinh thần ở ngoại tại ngă.

Cho nên giai đoạn biện chứng thứ ba là ngôn ngữ văn chương. Người Vận động viên câm nín, song nhà thơ Tụng ca (như Pindare, nhà thơ cổ Hy lạp, sinh khoảng 518 và mất khoảng 438 tr. CN) cất lời. Đó là quá độ của Tôn giáo nghệ thuật sang Tôn giáo văn chương [51].

Khi luận về tác phẩm nghệ thuật tinh thần trong Hiện tượng luận tinh thần, Kojève nhận xét ở trên, Hegel đă nói đến h́nh tượng Vận động viên như một danh dự của dân tộc, nói đến “thế giới thể thao” tức là một Thế giới của con người. Thế giới này ngay từ cái nh́n đầu tiên thật hoàn hảo, con người có thể sống trong đó, v́ có  một “nhà vô địch của thế giới” nghĩa là một con người được nhân biết một cách phổ biến trong tính đặc thù của nó trong cuộc đấu tranh, song cuộc đấu tranh này thiếu cái trọng đại/sérieux (v́ không có nguy hại đến đời sống), và chỉ được nhận biết về mặt thể xác, cho nên coi như bất toàn.

Chính v́ lư do đó, thế giới mới nói đến là thế giới văn chương; song thế giới này thiếu cái thực tại kỳ thành, tức thế giới khách quan. Con người trốn chạy thế giới thực khi xây dựng ra cái thế giới văn chương, nghĩa là thuộc tôn giáo. Kojève ghi nhận: mọi Tôn giáo thiết yếu kéo theo một nền Văn chương, từ thiêng liêng, đến phàm tục, nhưng luôn  luôn đóng góp một giá trị cao cả.

Văn chương là sáng tạo một Thế giới. Kojève  xác định, trong phần về tác phẩm nghệ thuật tinh thần này, Hegel đă chỉ ra cái Thế giới văn chương vô tín ngưỡng [52] sinh ra từ Sử thi, sống trong Bi kịch và chết như Hài kịch.

Trong những tác phẩm nghệ thuật tinh thần bao hàm ba giai đoạn biện chứng: 1/ Sử thi là những khung cảnh của thế giới văn chương này; 2/ Bi kịch trong đó diễn viên cử hoạt trong nội tại của những khung cảnh nói trên; 3/ Hài kịch là kết quả của hành động của diễn viên này.

Trong giai đoạn sử thi vén mở thế giới này trong quy tắc tam đoạn luận: thế giới thần linh là cực điểm của phổ quát; dân tộc biểu hiện nơi những người anh hùng là trung từ và nhà thơ là cực điểm của đơn nhất. Nhà thơ, tác giả của sử thi sáng tạo ra thế giới này [53]. Trước đây ở Nghệ thuật, con Người ư thức tự thân như Hữu thể, giờ đây trong Văn chương, con người tự thân như Hành động.

Trong giai đoạn Bi kịch mà Hegel gọi là ngôn ngữ cao cấp/höhere Sprache, diễn viên/Schauspieler là nhân vật mới và quan trọng. Bi kịch thể hiện xung đột giữa cái Đặc thù và Phổ quát, như mỗi dân tộc thấy tự thân mâu thuẫn giữa hành động phổ quát và hành động đặc thù. Nếu trong thế giới sử thi, mâu thuẫn này ở ngoại tại và tiêu diệt được, th́ trong thế giới bi kịch, mâu thuẫn này trở nên tất yếu, biểu hiện và cơ bản.  Theo lư giải của Kojève, về bi kịch, Hegel nói đến tác giả duy nhất là Eschyle; thật sự, Hegel c̣n nói đến Macbeth, Hamlet và những bà phù thủy trong kịch Shakespeare (là tác giả Hegel ưa thích).

Kojève nhận xét: hành động của diễn viên bi kịch dĩ nhiên là giả tưởng. Cao đỉnh của nghệ thuật là Hài kịch trong đó diễn viên cư xử đúng như con người cử hoạt trong đời sống hang ngày. Khi đó, nghệ thuật tự tiêu diệt; bước vào đời sống thực.

Trong biện chứng chủ/nô, người chủ “thủ vai tṛ” bi kịch, đó là “giả nhân giả nghĩa”. Kojève lư luận: Bi kịch không thể tồn tại như thế, nó phải biến đi với tư cách như một thể loại văn chương, nhường bước cho Hài kịch, để tiến đến Tiểu thuyết [54]. Giải pháp mà nhà viết kịch cổ Hy lạp Eschyle đề ra là ḥa b́nh, sự bất động của Nhà nước, chuyển biến từ Quốc gia hiếu chiến của Chủ sang nền “dân chủ” tư sản: Hài kịch.

Cho nên phần cuối của kịch Orestie của Eschyle tương tự như phần cuối của hài kịch Hoà b́nh của Aristophane. Nhân vật bi kịch là một người tư sản mang mặt nạ, chỉ thủ vai tṛ người Chủ, vai tṛ này được ư thức và chuyển sang hài kịch.

Thế giới hài kịch thuộc về tư sản, không c̣n xung đột tuyệt đối hay đào vong nữa. Thế giới thuần nhất này là thế giới không có thượng đế, không có thần thánh, chủ yếu là vô thần, nghĩa là cáo chung của Nghệ thuật như thể Tôn giáo cũng như Tôn giáo nghệ thuật. Con người vượt qua giai đoạn tôn giáo, những thần thánh trở nên lố bịch, hài hước. Tuy nhiên Kojève xác định thực sự chưa phải là vô thần  trong Hài kịch, v́ để chế riễu thần thánh, con người cũng phải tin vào một Thần.

Chủ đề của hành động hài kịch  là thực hiện cái Đặc thủ như thể đặc thù, dầu cố tạo ra hợp đề, nghĩa là khai mở đồng nhất đặc thù nhằm tổng hợp trong tương lai với Phổ quát, nghĩa là chưa thỏa măn. Người tư sản châm biếm vẫn c̣n  tín ngưỡng, ǵn giữ một nghệ thuật, một văn chương.

Người tư sản đi t́m chân lư bằng mọi cách, từ biện chứng Socrate hủy diệt tất cả, như thuyết tương đối, phép nghịch thuyết phê phán, sử dụng mọi khái niệm trống rỗng (như Thiện, Mỹ…). Kết quả của Hài kịch là tự giải hoặc phong thần con người riêng tư, người tư sản quên đi quyền làm chủ mà vui thú với đời sống sung túc và sống dưới mái gia đ́nh, tưởng như hưởng thụ đến hết khả năng sinh tồn của ḿnh. Tuy nhiên vẫn c̣n thiếu một điều, đó là thỏa măn/Befriedigung, v́ cái tôn giáo của tư sản (như đạo Tin lành) hoàn tất Ư thức khốn khổ nhưng không thủ tiêu nó [55].

Khi luận về Tôn giáo thần khải, Kojève lặp lại mệnh để của Hegel: “Ngă là bản chất tuyệt đối”[56]  để khẳng định cái khinh bạc/Leichtsinn của Hài kịch và đối chiếu:

Tôn giáo đầu tiên: Tôn giáo tự nhiên = thần chưa có con người.

Chủ nghĩa vô thần đầu tiên: Hài kịch = con người không có thần thánh.

Rồi đến Cơ đốc giáo = thần tự làm người.

Chủ nghĩa vô thần thứ hai và sau cùng: Khoa học Hegel = con người tự làm thần.

Lư giải Hegel của Kojève xác định: Chủ nghĩa vô tín ngưỡng/Ngẫu tượng giáo/Tà giáo (đối với Cơ đốc giáo) là Tôn giáo của nghệ thuật. Nghệ thuật đạt tới đời sống thực trong Hài kịch, mà cũng chính đời sống này phản ảnh trong Hài kịch khai sinh ra Cơ đốc giáo: đời sống của “người tư sản”. Đó là lúc chuyển qua cái mà Hegel gọi là tôn giáo thần khải.

Nếu đối chiếu với lư giải của Jean Hyppolite, người khẳng định quan niệm của Hegel là xem nghệ thuật như một thời khoảng của tôn giáo và Tinh thần tuyệt đối bao hàm sự tiến triển từ nghệ thuật sang tôn giáo và cuối cùng là triết học, cũng như trong mỹ học Hegel, nghệ thuật phụ thuộc vào tôn giáo. Khi chú giải phần Tôn giáo nghệ thuật, căn cứ vào đoạn văn của Hegel: đâu là tinh thần kỳ thành có ư thức về bản chất tuyệt đối của nó trong tôn giáo nghệ thuật, câu trả lời rơ ràng là muốn nói về tinh thần đạo lư hay tinh thần chân thực [57], Hyppolite giải thích là ở phần dẫn vào tôn giáo nghệ thuật, Hegel muốn chỉ ra nghệ thuật là một nhận thức về thế giới đạo lư này, và nhận thức này là dấu hiệu suy thoái của nó.

Lư ưng, hai lư giải đó dẫn đến hai chiều hướng đối lập về tôn giáo và phi tôn giáo. Thật ra, ngay đối với cùng một tác giả, như Goerg Lukács ở hai tác phẩm khi luận về mỹ học Hegel cũng đă sai biệt, khi ở giai đoạn suy đồi (dưới thời Stalin, lúc viết Hủy hoại lư trí [58]) luận về Mỹ học Hegel trong Những vấn đề mỹ học so sánh với Tính đặc thù của thẩm mỹ ở giai đoạn giải thực đă khác [59]. Những vấn đề về mỹ học văn chương trong Những bài giảng mỹ học của Hegel sẽ được đề cập ở những chương sau.

 

-----------------                

[44] Trong một quyển sách khởi thảo trước đó, nhan đề Chủ nghĩa vô thần/l’Athéisme [viết năm 1931, xuất bản năm 1990], Kojève xác định: dầu chúng ta không biết ǵ về “người hữu thần” đầu tiên,  liệu có không tự nhiên  khi giả định Thượng đế khai mở ra cho nó lần thứ nhất vào lúc có nguy hiểm chết người, nên “lời cầu nguyện” đầu tiên có phải là tiếng kêu khóc của một khủng cụ chết người đối với Thượng đế?

[45] Khi lư giải: để có tôn giáo, con người phải tự thăng hóa, Kojève đă dựa vào đoạn chuyển từ tôn giáo tự nhiên qua tôn giáo nghệ thuật trong Hiện tượng luận tinh thần: Diese Ungeheuer an Gestalt, Rede und Tat lösen sich zur geistigen Gestaltung auf, - einem Äußern, das in sich gegangen, - einem Innern, das sich aus sich und an sich selbst äußert; zum Gedanken, der sich gebärendes und seine Gestalt ihm gemäß erhaltendes und klares Dasein ist. Der Geist ist Künstler. [Những cái phi thường ở h́nh tượng, lời và tác động được giải quyết trong một h́nh thành tinh thần, - một ngoại tại tự vận hành, - một nội tại tự nhiên và bản nhiên hướng ngoại; - chúng tự giải quyết trong một tư duy trong sáng, hiện hữu ở đó tự sinh và giữ ǵn h́nh tượng phù hợp với tư duy của chính ḿnh. Tinh thần là người làm nghệ thuật.]

[46] “die Wahrheit des sittlichen Geistes ist nur erst noch dies substantielle Wesen und Vertrauen, worin das Selbst sich nicht als freie Einzelheit weiß, und das daher in dieser Innerlichkeit oder in dem Freiwerden des Selbsts zu Grunde geht. Indem also das Vertrauen gebrochen, dis Substanz des Volks in sich geknickt ist, so ist der Geist, der die Mitte von bestandlosen Extremen war, nunmehr in das Extrem des sich als Wesen erfassenden Selbstbewußtseins herausgetreten. Dieses ist der in sich gewisse Geist, der über den Verlust seiner Welt trauert und sein Wesen, über die Wirklichkeit erhoben, nun aus der Reinheit des Selbsts hervorbringt. Sdt.

[47] Ce n’est pas humain, parce que l’Homme n’est pas Être, mais Action” (Kojève).

[48] Ở phần cuối tác phẩm nghệ thuật trừu tượng, Hegel viết: Những trú sở và tế đài  của thần thánh là để con người sử dụng, những kho tàng để dành dùng trong khi cần thiết là của họ. Danh dự của thần thánh mang trong trang sức là vinh dự của dân tộc có nghệ thuật và cao qúy. Vào ngày lễ hội, dân tộc này cũng trang trí cho chỗ ở và trang phục của họ, cũng như những nghi lễ với những trang cụ huy hoàng. Qua cung cách cống hiến lễ vật này, họ nhận được sự đền đáp của thần thánh nhận biết cũng như những chứng cớ ân sủng của họ gắn kết nhờ vào lao động, chứ không phải từ hy vọng  và trong một thực tại kỳ thành về sau, nhưng trong vinh dự đă có và trong dâng hiến lễ vật mà họ lập tức có được niềm hoan lạc của giàu sang phú quư cho họ [Die Wohnungen und Hallen des Gottes sind für den Gebrauch des Menschen, die Schätze, die in jenen aufbewahrt sind, im Notfalle die Seinigen; die Ehre, die jener in seinem Schmucke genießt, ist die Ehre des kunstreichen und großmütigen Volkes. Am Feste schmückt dieses ebenso seine eignen Wohnungen und Bekleidungen, so wie seine Verrichtungen mit zierlichem Geräte. Es empfängt auf diese Weise für seine Gaben die Erwiderung von dem dankbaren Gotte und die Beweise seiner Geneigtheit, in der es sich mit ihm durch die Arbeit verband, nicht in der Hoffnung und einer späten Wirklichkeit, sondern hat in der Ehrenbezeugung und Darbringung der Gaben unmittelbar den Genuß seines eignen Reichtumes und Putzes.] Sdt.

[49] Khi minh họa h́nh tượng con người cầm đuốc vượt lên trên đám đông, Hegel muốn chỉ ra “tác phẩm nghệ thuật sinh động mà vẻ đẹp gia bội khí lực và như để góp phần tưởng thưởng sức mạnh ấy là trang sức thường dành để vinh danh tượng  cũng như danh dự, thay v́ là tượng đá, ở đây là biểu tượng tối cao nhất thuộc về thân thể  cho bản chất của cả dân tộc” [ein beseeltes lebendiges Kunstwerk, das mit seiner Schönheit die Stärke paart und dem der Schmuck, womit die Bildsäule geehrt wurde, als Preis seiner Kraft, und die Ehre unter seinem Volke, statt des steinernen Gottes, die höchste leibliche Darstellung ihres Wesens zu sein, zu Teil wird]. Sdt.

[50] Der bacchischen Begeisterung und der schönen Körperlichkeit.

[51] Kojève viết: Passage de la Religion artistique proprement dite à la Religion littéraire. Trong Hiện tượng luận tinh thần, Hegel không dung hai từ ngữ này.

[52] “Le Monde littéraire païen” – cách gọi của Kojève, không phải của Hegel. Đây là quan điểm độc đáo của Kojève, và chúng ta biết ông đă viết bộ lịch sử lấy tên là Essai d’une histoire raisonnée de la philosophie païenne và xác định là một phần của dự án viết Hệ thống tri thức/Système du Savoir theo minh triết của Hegel. Bộ lịch sử này khoanh vùng giai đoạn triết học từ thời tiền-Socrate, qua Platon và Aristote đến triết học hy lạp chấm dứt ở Proclus.

[53] “Der Sänger ist der Einzelne und Wirkliche, aus dem als Subjekt dieser Welt sie erzeugt und getragen wird. [Nhà thơ là thể đơn nhất và thực kỳ thành, là chủ thể của thế giới đă sáng tạo và cưu mang nó]. Sdt.                                                                   

[54] Trong phần c. Das geistige Kinstwerk, Hegel viết: Das Dasein dieser Vorstellung, die Sprache, ist die erste Sprache, das Epos als solches, das den allgemeinen Inhalt, wenigstens als Vollständigkeit der Welt, ob zwar nicht als Allgemeinheit des Gedankens enthält.[Hiện thể của biểu tượng này, ngôn ngữ, là ngôn ngữ sơ khởi, sử thi như vậy, chứa đựng nội dung phổ quát, ít ra như thể sự toàn nhất của thế giới, ngay cả nếu như nó không toàn nhất như thể phổ quát của tư tưởng]. Sdt.Hyppolite chú giải: trong những Bài giảng về Mỹ học về mặt ngữ nguyên của từ ngữ, Hegel quan niệm thơ như một phương thức biểu hiện nghệ thuật có trước văn xuôi.

[55] Trong Hiện tượng luận tinh thần, như Kojève chú ư đến trong ba giai đoạn biện chứng, Hài kịch hoàn tất/kết thúc Nghệ thuật như thể Tôn giáo cũng như Tôn giáo nghệ thuật biến đi. Vị thế Hài kịch quan trọng như thế ắt cũng là lư do Umberto Eco hư cấu ra tiểu thuyết Tên của hoa hồng/Il nome della rosa về kịch biến xẩy ra trong một nhà Ḍng, giết người để đi t́m văn bản Hài kịch bị thất tung trong bộ kinh điển Sáng tạo luận/Περι Ποιητικής của Aristote; ngày nay vẫn có học giả sưu tập những chứng cớ nhằm tái lập đoạn văn này.

Khác biệt giữa Hiện tượng luận tinh thầnNhững bài giảng Mỹ học ở chỗ trong lư luận Mỹ học của Những bài giảng, Hegel chú ư đến ba thành tố biện chứng Bi kịch, Hài kịch và Hư kịch/Drama; thế giới của hài kịch là lănh địa con người, vốn là con người tự do hoàn toàn làm chủ cái h́nh thành nội dung cơ bản trong tư duy và hành động của ḿnh, một thế giới mà những mục tiêu tự hủy v́ thiếu một nền tảng vững chắc và chân thực. [Der allgemeine Boden für die Komödie ist daher eine Welt, in welcher sich der Mensch als Subjekt zum vollständigen Meister alles dessen gemacht hat, was ihm sonst als der wesentliche Gehalt seines Wissens und Vollbringens gilt, eine Welt, deren Zwecke sich deshalb durch ihre eigene Wesenlosigkeit zerstören]. Vorlesungen über die Ästhetik

[56] “das Selbst ist das absolute Wesen”.

[57] Nguyên văn trong Hiện tượng luận tinh thần: Fragen wir darnach, welches der wirkliches Geist ist, der in der Kunstreligion das Bewußtseins seines absoluten Wesens hat, so ergibt sich, daß es der sittliche oder der wahre Geist ist. [Hyppolite dịch “die Kunstreligion” là “la Religion esthétique”].

[58] Lukács, Die Zerstörung der Vernunft 1954.

[59] Lukács, Hegels Ästhetik in trong Probleme der Ästhetik, 1953Die Eigenart des Ästhetischen, 1963. Trong Mỹ học Hegel, Lukács viết: Cho nên Marx, Engels, Lenin và Stalin đă sáng tạo ra cơ sở nguyên tắc cho Phê b́nh theo chủ nghĩa duy vật Mỹ học Hegel, khả dĩ có thể sáp nhập nó để kế thữa có phê phán và phân biệt cũng như đánh giá trong công tŕnh của chúng ta [So haben Marx, Engels, Lenin und Stalin die prinzipiellen Grundlagen für die materialistische Kritik der Hegelschen Ästhetik geschaffen, haben es ermöglicht, sie uns als ein kritisch zu sichtendes Erbe anzueignen und in unserer Arbeit auzuwerten].  Trong chương XVI về đấu tranh giải phóng nghệ thuật của Tính đặc thù nghệ thuật, Lukács dẫn hai đoạn trong Hiện tượng luận tinh thần của Hegel: “Dieses Schicksal vollendet die Entvölkerung des Himmels…” và “Die Komödie hat also vorerst die Seite…”về bi kịch và hài kịch và đánh giá Hegel đă nhận ra kết quả vô tôn giáo của bi kịch [er schreibt in der “Phänomenologie des Geistes” über die irreligiögen Ergebnisse der Tragödie] cũng như nh́n rơ hướng của hài kịch [Noch deutlicher ist diese Richtung nach Hegel in der Komödie zu sehen], gần với lư giải của Kojève nói ở trên. 

    

(c̣n nữa)

 

       Đặng Phùng Quân

 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 

© gio-o.com 2012)