ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

81

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC 

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66,  Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81,    

 

Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo)

Tiểu thuyết phá thể không hẳn chỉ giới hạn trong giai đoạn gọi là “tiểu thuyết hậu hiện đại”. Ngay danh xưng hậu hiện đại cũng là vấn đề tranh căi đối với những nhà văn thuộc giai đoạn này. Khái niệm về hậu hiện đại khá mơ hồ để xác định bản chất và những đặc tính khu biệt với những khái niệm khác.

Một thời đại được mệnh danh là “hậu hiện đại” như những tác giả của hợp tuyển Lư luận văn chương ngày nay [232] xác định là một thời đại hậu công nghiệp của những thông giao điện tử tức thời, ở đó địa vị ưu tiên của bản văn và mạch lạc của hoạt động văn hóa tăng dần bất ổn và ư thức hệ của nó là sản phẩm của xu hướng tự do vô chính phủ khuynh hữu mới. Điều đó phải chăng phản ảnh quan niệm “cái chết của văn chương”, “cái chết của tác giả”,”sa đọa của nghệ thuật”?

Thực sự “hậu hiện đại” vẫn nằm trong phạm trù của những hiện tượng xẩy đến, thay thế một cái ǵ tồn tại trước đó, như hậu cấu trúc, hậu thực dân, hậu cộng sản v.v…Song vấn đề c̣n ở chỗ, liệu có thể tách rời bản văn thuộc văn chương với xă hội, hay phụ thuộc vào những lư giải và quy định giá trị trong hoàn cảnh xă hội?

Thuật ngữ “hậu hiện đại” tuy xuất hiện lâu đời, song chính thức thông dụng trong giới học thuật Anh-Mỹ, hơn là ở lục địa Âu châu. Ở Pháp, trong số những nhà tư tưởng của thập niên 1960s, chỉ có Jean-François Lyotard viết La condition postmoderne/Điều kiện hậu hiện đại để chỉ “t́nh trạng văn hoá sau những biến đổi ảnh hưởng đến những qui tắc trong khoa học, văn học và nghệ thuật khởi từ cuối thế kỷ 19”. Ở tiểu đề của sách, Lyotard ghi chú: Báo cáo về tri thức xác định bản viết của ông mang tính thời thế, tường tŕnh về tri thức trong những xă hội phát triển nhất, dưới góc nh́n của nhà triết học, không phải của một chuyên gia. Nhà triết học giới thiệu mọi mặt chữ nghĩa: những lư luận ngữ học, những vấn đề thông giao và điều khiển học/cybernétique, thông tin học v.v… phản ảnh thời đại thông tin/điện toán, tuy nhiên Lyotard cũng chỉ  rơ là “tri thức khoa học không phải là toàn bộ tri thức” mà đối nghịch với một loại tri thức khác, có thể gọi đơn giản là thuyết thoại. Một nhà tư tưởng Pháp khác, Alain Touraine trong Phê phán tính hiện đại/Critique de la modernité nhận xét vận động hậu hiện đại đẩy huỷ triệt biểu tượng duy hiện đại đến cùng cực, huỷ triệt sự thống trị của kỹ thuật và lư tính công cụ [233]. Không phải mọi nhà tư tưởng lục địa đều nh́n nhận hiện hữu của tư trào hậu hiện đại, chẳng hạn như Habermas, Peter Bürger. Trong Thoái trào của chủ nghĩa hiện đại/The Decline of Modernism, Bürger cho là những từ “hậu hiện đại”, “hậu công nghiệp” chỉ đặt tên cho thời đại mới một cách trừu tượng v́ tuy có những biến đổi xă hội, kỹ thuật, kinh tế song phương thức sản xuất chủ yếu vẫn là sở hữu tư nhân đối với giá trị thặng dư trong sản xuất tập thể. Trong Hợp tuyển mang nhan đề Hậu hiện đại [234] ngay ở Tự ngôn, Peter Bürger xác định: tuy có những công tŕnh nghệ thuật hậu hiện đại, song không có nghĩa là ổn định; song chính người ta chỉ giải đáp vấn nạn này một cách tiêu cực, luận về hậu hiện đại vẫn chưa có cơ sở, nhưng trước hết phải xác định đối tượng của nó [235]. Peter Tepe viết tác phẩm Hậu hiện đại/Hậu cấu trúc [236] phân chia hai phạm trù, như một số học giả khác nh́n nhận sự khu biệt giữa hai thể loại, tuy có thể hậu cấu trúc nằm trong phạm vi hậu hiện đại. Jean Baudrillard đi từ lư luận phân tích xă hội tiêu thụ sang chủ nghĩa hậu hiện đại qua nhận thức về lư luận trao đổi tượng trưng, từ hậu cấu trúc sang thông giao đại chúng và truyền thông thời điện toán trong những tác phẩm quan trọng [237]. Khi Barthes quan niệm: về mặt ngữ học, tác giả không bao giờ là cái ǵ khác hơn là viết, tất cả như thể (cái) tôi không là ǵ khác cái nói tôi: ngôn ngữ nhận biết một “chủ thể”, không phải một “nhân thân”, và chủ thể này, trống rỗng ở bên ngoài chính cái trần thuật xác định nó, đủ để “nắm được” ngôn ngữ, nghĩa là sử dụng nó cho đến hết[238].

Quan niệm “hậu cấu trúc” như tên gọi chỉ ra một vận động tư trào sau khi cấu trúc luận đă hiện thể, và suy thoái có thể kể từ thập niên 1980s sau khi những kiện tướng của tư trào đă qua đời, như một định mệnh khắc nghiệt (Nicos Poulantzas nhẩy lầu tự tử năm 1979, Roland Barthes tử nạn v́ xe cán, Althusser cuồng sau khi xiết cổ vợ đến chết năm 1980, Lacan bị cấm khẩu năm 1981, Foucault chết v́ si-đa năm 1984). Sự xuất hiện tư trào kế tục thay thế trong vận động huỷ tạo nên gọi là hậu cấu trúc, phải kể là những nhà cấu trúc luận trong tiến tŕnh chuyển biến tư tưởng đă đổi thay, h́nh thành hậu cấu trúc luận. Tuy nhiên hậu cấu trúc chỉ tiếp nối cấu trúc luận, với những khuôn mặt như Barthes, Foucault trước đây được xem như những đại biểu của tư trào cấu trúc.

Chuyển biến từ cấu trúc luận sang hậu cấu trúc luận ở Barthes có thể đánh dấu từ phân tích truyện Sarrasine của Balzac mà tôi đă nói đến trong bài viết về Mario Vargas Llosa [xem phụ lục Đường vào văn chương I, 2012] ở S/Z của Barthes, không c̣n ở quan điểm phê b́nh là h́nh thái của ‘siêu ngôn ngữ’, nhưng ở chính ngôn ngữ của bản văn, như Barthes tŕnh bày trong bài viết Từ tác phẩm đến bản văn [239].  

 

 

-----------------------------------------

[232] Literary Theory Today, Edited by Peter Collier & Helga Geyer-Ryan 1990.

[233] Xem: ĐPQ, Triết học nào cho thế kỷ 21, 2010.

[234] Postmoderne: Alltag, Allegorie und Avantgarde/ Hậu hiện đại: Đời sống thường nhật, Phúng dụ và Tiền phong do Christa và Peter Bürger biên tập 1987

[235] Sdt: Ob es postmoderne Kunstwerke gibt, kann keineswegs als ausgemacht gelten. Aber selbst wenn man die Frage negative beantwortet, ist die Rede von der Postmoderne noch nicht gegenstandlos; wohl aber wäre ihr Gegenstand allererst zu bestimmen.

[236] Peter Tepe, Postmodernismus/Poststrukturalismus 1993.

[237] J. Baudrilard,  La société de consommation 1970; Pour une critique de l’économie politique du signe 1972; Le Miroir de la production 1973; Simulacre et Simulation 1981 v.v…

[238] R. Barthes, La mort de l’auteur: linguistiquement, l’Auteur n’est jamais rien de plus que celui qui écrit, tout comme je n’est autre que celui qui dit je: le langage connaît un “sujet” , non une “personne”, et ce sujet, vide en dehors de l’énonciation même qui le définit, suffit à faire “tenir” le langage, c’est-à-dire à l’épuiser [in trong Le Bruissement de la langue].

Trong bản tiếng Anh G.B. Madison tham chiếu trích dẫn The Death of the Author in trong Image, Music, Text 1984 (translated by Stephen Heath 1977): “Linguistically, the author is never more than the instance of (sic) writing, just as I is nothing other than the instance saying I: language knows a ‘subject’, not a ‘person’, and this subject, empty outside of the very enunciation which defines it, suffices to make language ‘hold together’, suffices, that is to say, to exhaust it” ở chương X The Hermeneutics of (Inter)Subjectivity, or: The Mind-Body Problem Deconstructed  trong tác phẩm The Hermeneutics of Postmodernity 1988 của ông, đồng thời nhận xét: To say that the I is never more than…., nothing other than…is reductionism of the most classic, metaphysical sort. Structuralists and poststructuralists like Barthes were able to appreciate the absolute centrality of language, but they were not able, in their treatment of the phenomenon, to free themselves from the long arm of the metaphysical law.

Trong đoạn văn kể trên, phải chú ư đến: l’énonciation dans son entier est un processus vide, qui fonctionne parfaitement sans qu’il soit nécessaire de le remplir par la personne des interlocuteurs.

Dịch: Trần thuật trong toàn bộ là một quá tŕnh trống rỗng, vận chuyển hoàn hảo không nhất thiết phải bổ sung nó bằng nhân thân những người đối thoại.

Cho nên trong ngữ cảnh: processus (giống đực) với celui (giống đực) có quan hệ, trong khi dịch giả tiếng Anh dùng từ “the instance” đă thay thế bằng một từ thuộc về thời gian, làm biến đổi sự việc.

Madison khi phê phán những người theo cấu trúc luận và hậu cấu trúc luận không ra khỏi ṿng cương toả của qui luật siêu h́nh. Qui luật nào? Trong tác phẩm dẫn trên, Madison nói đến niềm tin siêu h́nh, đến ẩn dụ siêu h́nh, song không đưa ra qui luật siêu h́nh là ǵ, cho nên phê phán của ông không có cơ sở xác tín.

[239] Barthes, De l’œuvre au texte, in trong Le bruissement de la langue, Essais critiques IV 1984.

 

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2013