ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

72

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC 

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66,  Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72,

 

Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo)

Trong Triết học nào cho thế kỷ 21, tôi đă nói đến những tư trào ngụy biện, khuyển sĩ được sinh động trở lại trước những giao ngộ đương đầu với thời đại [126]; những từ ‘ngụy biện’, ‘vô sỉ’ đă trở nên thông tục trong ngôn ngữ hàng ngày, làm sâu đậm tính tiêu cực của tư tưởng ứng dụng vào sinh hoạt đời thường, sự thống trị, trấn áp của những học thuyết ‘chính thống’ cũng tạo sức ép lên những tư trào ngoài luồng, cộng với bạo lực của thế quyền và thần quyền đă làm mai một, chôn vùi những tư liệu, sách vở của những nhà tư tưởng gọi là dị giáo, hay nổi loạn/đối kháng. Cho nên tôi đă liệt kê một số công tŕnh nghiên cứu hiện đại liên quan đến vấn đề này.

Ở đây, khi luận về Camus và làm công việc đi t́m hành trạng tư tưởng của Albert Camus mà ông gọi là một cuộc đời triết lư, Michel Onfray đă khai phá nhân vật Meursault trong Kẻ xa lạ như một siêu nhân của Nietzsche, một nhà hoài nghi của thời đại, un Pyrrhon algérien [127].

Trong trước tác liên quan đến lịch sử triết học, Onfray chỉ nói đến Pyrrhon qua chương viết về người thầy Anaxarque d’Abdère [128] với dật thoại về một ngày kia, Anaxarque đi lạc và sa vào băi đầm lầy khi đó Pyrrhon đi ngang qua; nhà triết học của treo lửng phán đoán, hoài nghi, trung thành với tính phi t́nh triết lư và lănh đạm hiện sinh của ḿnh, đă để mặc Anaxarque trong tai nạn rủi ro, vẫn tiếp tục đi trên đường như không có chuyện ǵ xẩy ra…thay v́ phật ư, tức giận hay hiềm nghi, nhà hiền triết đa phúc/eudaimonikos này lại khen ngợi tính vô cảm, điềm tĩnh và đại trí của Pyrrhon…Đọc Kẻ xa lạ của Camus,Onfray cảm nhận cái cơ chế trí thức và tinh thần, siêu h́nh và hữu thể học của Meursault trong h́nh trạng hiện sinh này của những minh trí cổ đại, và khai phá tính vô cảm theo Pyrrhon từ những quan hệ với amor fati của Nietzsche và tính phi t́nh của Meursault [129] - mà Camus đă vẽ lên chân dung một Meursault dửng dưng, không khu biệt, không chắc và không biện biệt mọi sự, bất khả tư nghị, nhận biết, phân biệt xấu tốt, vô cảm, vô ngữ, vô lực trong tiểu thuyết/trần thuật của ông.

Đúng như Onfray nhận xét: Kẻ xa lạ không chứa bất kỳ tham chiếu triết lư minh thị nào, không một tên tác giả, một nhan đề sách, một trích dẫn nào lấy ra từ truyền thống triết học phương tây. Chỉ đúng vào lúc viên quan toà, xác nhận là tín đồ thiên chúa, quyết làm một bài truyền giáo vô hiệu đối với Meursault, mới cho y lui ra bằng một giọng vui vẻ: hôm nay đến đây là chấm dứt, thưa ông chống-Chúa”; quả thực, siêu nhân của Nietzsche như thể một công thức hiện đại của người hoài nghi theo phái Pyrrhon cổ đại nói phải/đúng với tất cả.

Kẻ xa lạ phải chăng là một tiểu thuyết triết lư?

Onfray nhận xét Meursault là mặt phải của chiếc huy chương mà Sisyphe là mặt trái, như dẫn lời Camus viết trong Huyền thuyết Sisyphe: “Hệ thống, khi có giá trị, không ĺa tác giả.” Quả thực, tác phẩm này, như những tác phẩm khác đề ra một lối xưng tôi tự truyện mới. Điều ǵ tiểu thuyết nói ra, quyển sách triết diễn tả theo một cách khác - cả hai con đường tiếp cận h́nh thức cho cùng một nền tảng để khai thác.

Trong Kẻ xa lạ, ở những ḍng cuối cùng, Meursault cảm thấy hạnh phúc, ở Huyền thuyết Sisyphe đóng lại bằng lời kết: Phải tưởng tượng Sisyphe hạnh phúc [130].

 

 

------------

[126] ĐPQ, Triết học nào cho thế kỷ XXI (in chung với Từ điển triết học giản yếu 2010):  Triết học cổ đại Hy lạp cũng như các nền triết học khác vào cùng thời kỳ trục có những vận động biến đổi đa dạng và phong phú; ở Ấn chẳng hạn là sáu hệ thống/shad-darshana tương tranh với chủ nghĩ duy vật, Kỳ na giáo và Phật giáo như những hệ không chính thống, ở Trung hoa là bách gia, chư tử, ở Hy lạp là những nhà minh triết, đến những nhà triết học tự nhiên, những nhà triết học khoa học phản minh triết, những nhà quỷ/ngụy biện, những triết gia khắc kỷ, những khuyển sĩ, những nhà hoài nghi, những nhà khoái lạc. Kể từ Parménide (540-480), Héraclite (544-483) đến Platon (427-347), Aristote  (384-323) khoảng cách thời gian không xa, song nếu Platon và Aristote vẫn c̣n những tác phẩm nguyên vẹn lưu truyền đến ngày nay, th́ ở những nhà tư tưởng tiền Socrate, cho đến những nhà triết học gây xáo trộn trong đời sống tranh biện, chỉ có những mảnh vụn truyền lại qua những nhà có thiên hướng bảo tồn, những tranh biện trên những đoản văn đó mở ra những xét lại lư giải thông truyền. Tuy nhiên, một tư tưởng chỉ có thể tồn tại nếu được khai mở để sống dậy…

Biện giả đối lập với triết gia là vấn đề quan hệ giữa phi triết học và triết học, song mặt khác lại là quan hệ giữa văn chương và triết học, đứng trên vị thế phân tích những nghịch lư của ngôn ngữ, nếu xét ư nghĩa không có tham chiếu và ngữ thái không có ư nghĩa…

Biện giả Hy lạp dạy một nghệ thuật, đó là tu từ học cùng với xu hướng hoài nghi, có nghĩa là tri thức chỉ biết tương đối với khách thể được tri giác, nghệ thuật tu từ mang tính thuyết phục/πειθώ như Protagoras chỉ ra: trên mọi vấn đề luôn luôn có hai lư chứng đối nghịch nhau; Gorgias quan niệm: thuyết phục đi với ngôn từ có thể uốn nắn tinh thần con người theo ư muốn…

Khi quan niệm hoài nghi như một xu hướng tư tưởng là trở về thời cổ đại Hy lạp với Pyrrhon (360-275 tr. TL) và Sextus Empiricus (160-210 TL) qua mục tiêu của triết học nhằm t́m kiếm ‘sự điềm tĩnh tinh thần/Αταραξία’ đạt được do treo lửng/Εποχή những phán đoán giáo điều. Chủ nghĩa hoài nghi theo Sextus là khả năng đối lập những biểu diện và ư niệm với nhau cách nào để khi dựa trên phản ứng của những gương mẫu và lư chứng, có thể dẫn tới chỗ treo lửng những phán đoán để đạt tới chỗ vô cảm/điềm tĩnh cho tinh thần…nhà hoài nghi khởi sự với suy nghĩ tự nhiên về mọi vật như thể diễn ra, chẳng hạn cái tháp trông có vẻ tṛn là tṛn, hành vi xem ra có vẻ tốt là tốt, nhưng niềm tin tưởng ấy bị lay động v́ mọi sự trước sau không như một, chẳng hạn cũng tháp đó khi nh́n gần thấy vuông, cũng hành vi ấy lại đáng trách đối với người khác. Rốt cuộc ông ta thất vọng về sự thực và không nh́n nhận thức mọi sự vật như chúng xuất hiện. Tâm bất động đạt được qua treo lửng những phê phán độc đoán về sự việc diễn ra, phương pháp mà Sextus dùng để tạo ra treo lửng là dựa trên những mâu thuẫn trong kinh nghiệm khiến ta ngờ vực, hệ thống hoá quá tŕnh này bằng cách tách riêng những bộ ‘chuyển vận/τρόποι’ khác nhau nhằm sinh ra những lư chứng và phản mẫu xung đột đặt để tiếp cận bất kỳ chân lư nào ngoài biểu diện thành vấn đề. Cho nên khi nói nhà hoài nghi không có niềm tin, điều đó chỉ có nghĩa là ông không có những tin tưởng độc đoán. Sextus cũng nói, khi chúng ta tôn trọng biểu diện, chúng ta sống phù hợp với những quy luật của đời sống thường, một cách không giáo điều. Nhà hoài nghi vẫn biết đường lối sự vật hiện ra với ông ta, chẳng hạn cái này như thể là cái bàn, song ông không vội quyết đoán/προπετές sự vật thực sự là như vậy.

[127] Onfray nói ngay, tất nhiên là Meursault ngay tên của những người như Pyrrhon, Nietzsche cũng không biết, nói ǵ đến có bao giờ đọc một trang của Bên ngoài thiện, ác của Nietzsche, hay Sextus Empiricus, hay Diogène Laërte viết về Pyrrhon, cũng chẳng bao giờ biết đến những khái niệm như vô cảm/apathie, giảm trừ/épochè, thất ngữ/aphasie, hoài nghi, nghiên cứu pháp/zététique, phản hồi vô hạn, v́ y là người sống bên bờ Địa trung hải, ở đó văn hoá không phải là việc chữ nghĩa, ư tưởng, khái niệm mà là cảm tính, cảm t́nh, tri giác, không phải là triết gia v́ tri thức nhưng là hiền nhân v́ đức hạnh nội tại. Sdt.

Để có một ư niệm về Kẻ xa lạ, câu chuyện của Meursault/nhân vật-trần thuật (xưng tôi): nhận được điện tín báo mẹ chết ở viện dưỡng lăo cách nơi  Meursault đang làm việc ở Alger tám mươi cây số, y đáp xe buưt về, gặp người gác và giám đốc viện, đă uống tách cà phê sữa người gác mời, đă không đ̣i mở nắp quan để nh́n mẹ; khi trở lại mới là ngày thứ bẩy v́ đă xin nghỉ hai ngày, đi tắm biển với Marie Cardona đồng nghiệp cũ , rủ đi xem phim hài, và làm t́nh với nhau; trở lại làm việc như thường lệ, về nhà gặp những người hàng xóm như già Salamano với con chó thường bị chủ hành hạ, như Raymond Sintès dường như là người quản kho, mời ghé ăn ở pḥng y, đề nghị làm bạn và tâm sự vừa đánh nhau với người anh em của t́nh nhân mà y bảo bọc trả tiền nhà, cho tiền ăn hàng ngày nhưng ngờ đang phản bội y, và nhờ Meursault viết một lá thư “với những cú đá và một cái ǵ đó để làm cô ta phải tiếc nuối”; những ngày sau đó, từ việc chủ của Meusault có dự tính mở văn pḥng ở Paris, hỏi y có thể đi làm việc ở đó, việc Marie hỏi có muốn kết hôn với cô ta, việc Salamano mất con chó; Meursault, Marie đi với Raymond theo lời mời của Masson, bạn của Raymond đến nhà lều ngoài băi biển, gặp một nhóm Ả rập trên đường, trong đó có kẻ thù của Raymond, họ đă hưởng ngày chủ nhật bơi lội ngoài biển, đến việc đụng độ nhóm người Ả rập, việc Raymond bị một tên có dao đâm vào miệng và tay, sau khi đi băng bó, Meursault theo Raymond trở lại t́m bọn Ả rập với khẩu súng lục trên tay, bọn Ả rập bỏ chạy, nóng nực khiến Meursault khó chịu, vởi khẩu sung Raymond đưa hồi năy, quay trở lại băi, gặp lại tên thù nghịch của Raymond đang nằm phơi nắng,… “với cái nóng cháy tôi không thể chịu được nữa, tôi làm cử chỉ tiến đến trước…lần này, không đứng lên, tên Ả rập rút dao dơ ra trước mặt tôi dưới ánh nắng..cả con người tôi căng ra và tôi co bàn tay trên khẩu súng, c̣ súng đă lẫy, tôi chạm vào mặt dưới phẳng ĺ của báng súng và ở đó, trong tiếng động vửa khô khan inh ỏi tất cả bắt đầu…tôi biết đă huỷ hoại sự quân b́nh của ban ngày, sự im lặng dị thường của băi biển mà tôi đă sung sướng, lúc đó tôi c̣n bắn tới bốn lần lên một cái thân thể bất động mà những viên đạn xuyên qua không thấy. Và như bốn cú ngắn ngủi đó như tôi đă gơ vào cánh cửa của bất hạnh”.

Trong phần hai, sau khi bị bắt, bị hỏi cung nhiếu lần, lần đầu ở cảnh sát, vụ việc của Meursault không khiến người ta chú ư, trái lại tám ngày sau, quan ṭa dự thẩm  lại nh́n với vẻ ṭ ṃ, và chỉ định luật sư cho v́ y không chọn, những ngày làm việc với luật sư, cho biết người ta có nhiều tin tức về y, nào là mẹ mới mất, những viên thẩm vấn được biết y có những chứng cớ tỏ ra vô t́nh lúc chôn cất mẹ, mặc lời khuyên của luật sư, Meursault giải thích bản tính  tự nhiên là những nhu cầu thể xác luôn luôn làm rối t́nh cảm, như mệt mỏi, buồn ngủ, sau đó với viên quan ṭa dự thẩm, Meursault trả lời không tin vào thượng đế, song thường luôn im lặng trước những câu hỏi tại sao, hay khi muốn không phiền nhiễu v́ phải nghe người ta nói, y lại có vẻ đồng ư, những lần làm việc sau với viên toà, Meursaulkt chỉ ngạc nhiên là bao giờ cũng thích thú  là vào những lúc hiếm hoi, viên toà đưa y ra cửa vỗ vai và nói một giọng thân mật “hôm nay đến đây là chấm dứt, thưa ông chống Chúa”. Tiếp đến những ngày Marie đến thăm trong tù, viết thư và từ lúc đó y bắt đầu những điều không bao giờ thích nói ra, chẳng hạn lúc mới bị giam, có những tư tưởng của người tự do, như thèm ra băi và đi xuống biển, về sau chỉ c̣n những tư tưởng của người tù, chờ đợi được đi tản bộ dưới sân hàng ngày, hay chờ đợi luật sư đến, hay thèm muốn đàn bà. Rồi đến phiên toà hội thẩm, những chứng nhân từ viên giám đốc viện dưỡng lăo, người gác, Raymond, Masson, Salamano, Marie ; chánh án hội thẩm đặt những câu hỏi khá lạ với vụ việc của Meursault, như tại sao để mẹ ở viện dưỡng lăo, đến biện lư hỏi tại sao mang vũ khí và trở lại nơi đụng độ với nhóm Ả rập, và Meursault trả lời chỉ là t́nh cờ, những trả lời của nhân chứng, như viên giám đốc viện dưỡng lăo về mẹ can phạm phàn nàn con, ngạc nhiên về thái độ b́nh thản của bị can ngày đưa đám mẹ, đến một nhân viên nhà đ̣n khai can phạm không biết tuổi mẹ, người gác khai can phạm không muốn nh́n mặt mẹ, hút thuốc, ngủ và uống cà phê sữa, đến Marie phải trả lời ngày quen biết nhau sau ngày tang mẹ can phạm, đi tắm biển, xem phim hài, đến lời buộc tôi của biện lư “kết án con người này đă đưa đám người mẹ với trái tim của kẻ tội phạm”. Cuối cùng là bị kết án tử h́nh, từ chối lời giải tội của viên tư tế, Meursault không muốn mất thời giờ với Thượng đế, v́ “ở đáy tương lai, trong suốt cuộc đời phi lư này của tôi, một linh cảm tối mờ dâng trào lên trong tôi qua những năm chưa tới và linh cảm này san bằng trên lối đi qua tất cả những ǵ người ta đề nghị với tôi trong những năm không thực như tôi đă sống…Nếu như gần kề cái chết, mẹ chắc phải cảm thấy giải thoát và sẵng sàng làm sống lại tất cả. Không ai có quyền khóc cho bà. Và tôi cũng vậy, tôi sẵn sàng làm sống lại tất cả. Nếu như  cơn giận dữ lớn lao này giải thoát tôi khỏi điều xấu, cạn hy vọng, trước đếm này đầy những dấu hiệu và tinh tú, tôi mở ngỏ lần đầu để trải ra sự dửng dưng êm ái của thế giới. Để chứng tỏ nó cũng giống như tôi, cuối cùng là t́nh cốt nhục, tôi cảm thấy đă hạnh phúc và c̣n hạnh phúc, Để mọi sự viên măn, để tôi cảm thấy ít cô đơn, tôi chỉ c̣n mong mỏi có nhiều người quan sát ngày xử tử tôi và đón tiếp tôi với những tiếng la hận thù.”

Philip Thody trong Nghiên cứu tác phẩm Albert Camus, A Study of his Work 1957 đă hỏi tại sao t́nh cảm gia đ́nh, t́nh yêu, t́nh bạn, tham vọng không cái ǵ có ư nghĩa với Meursault, mà chỉ có cảm giác sống c̣n lại hoặc có ư nghĩa; tại sao một con người như thế không tự tử? tại sao trên tất cả mọi chuyện, y cảm thấy một sự nổi loạn trầm trọng khi gần kề bị giết? tại sao trang cuối quyển sách lại đưa ra một đề tài hầu như đồng điệu bí nhiệm với thế giới mà không có ǵ trong cá tính của Meursault trước đó tỏ ra như thế? Thody nhận xét đó là những vấn nạn mà Huyền thuyết Sisyphe trả lời.

Mỗi tác phẩm viết ra đều chứa những ẩn ngữ. Onfray đi giải đáp ẩn ngữ này trong sách dẫn trên.

[128] Michel Onfray, Les Sagesses antiques 2006 trong bộ Contre-histoire de la philosophie q. 1.

[129] Onfray nói đến tam giác triết lư phổ hệ giữa Sextus, Nietzsche và Jean Grenier, ở đó chủ nghĩa hoài nghi biểu hiện như một chủ nghĩa hư vô tự căn để, theo Grenier khi dẫn quan niệm của Nietzsche qua Ecce homo: Tôi phải lùi lại nửa năm trước để nói đến có một quyển sách trong tay. Là cái ǵ vậy? Một nghiên cứu tuyệt vời của Victor Brochard Les Sceptiqures grecs/Những triết gia hoài nghi Hy lạp, trong đó những nghiên cứu từ [Diogène] Laërte được dùng đến khá ích lợi. Những nhà hoài nghi là mẫu người khả kính duy nhất trong loại triết gia theo hai nghĩa và ngay cả có nghĩa gấp năm lần [Ich muß ein Halbjahr zurückrechnen, daß ich mich mit einem Buch in der Hand ertappe. Was war es doch? – Eine ausgezeichnete Studie von Victor Brochard, les Sceptiques grecs, in der auch meine Laertiana gut benutzt sind. Die Skeptiker, der einzige ehrenwerte Typus unter dem so zwei- bis füfdeitigen Volk der Philosophen]  Sdt, chương Tại sao tôi lại khôn ranh như thế/Warum Ich so klug bin.

Nhân đó, Onfray đă tham khảo sách nói trên của Brochard về Pyrrhon quan niệm con người muốn hạnh phúc phải xét đến ba điều: trước hết, sự vật tự tại là ǵ, kế đến là chúng ta phải trong những ư hướng nào đối với chúng, sau cùng là từ những định ư này kết quả ra sao. Mọi sự vật với nhau không khu biệt, cũng không chắc và không thể biện biệt, những cảm quan và phán đoán há chẳng dạy chúng ta không thực cũng không giả, do đó ta không tin cậy vào giác quan hay lư trí, mà cứ vậy không tư kiến, không thiên về bên này hay bên kia, thản nhiên vô cảm, có như vậy mới đạt đến chỗ thất ngữ/không nói năng rồi đến chỗ vô cảm, điềm tĩnh. 

[130] Camus, L’Etranger: “j’ai senti que j’avais été heureux, et que je l’étais encore.” và Le mythe de Sisyphe: “Il faut imaginer Sisyphe heureux.”

 

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2013