ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

17

Dẫn nhập

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17,


9. Khoa học văn chương
(tiếp theo)

Trong Tự truyện 1997 khi bàn về phá thể tiểu thuyết, tôi nói đến sự xuất hiện một nền văn chương không đồng bộ ở đó những bút pháp sáng tạo không theo quy luật, nguyên tắc, mô h́nh hay hệ tư tưởng nhất định, cho nên trong phê b́nh luận văn chương, dầu có gọi tên khác nhau, như thực nghiệm (Experiment: lối nói của Raymond Federman), hậu hiện đại, tân tiểu thuyết mới cũng không mang một giá trị nhất định mà chỉ muốn nói một cái ǵ mới hơn những cái đă có, một vận động hủy triệt (Destruktion: lối nói của Heidegger) trong sáng tạo.

Trong Tác phẩm văn chương 1931 cũng như Nhận thức tác phẩm văn chương 1937, Ingarden nói đến những vị thế bất định/Unbestimmtheitsstellen [184]; những vị thế bất định v́ tác phẩm văn chương khác với đối tượng thực hay đối tượng lư tưởng ở chỗ nó không được xác định hay tự lập phổ quát mà có tính ư hướng.

Tác phẩm văn chương như trong những vấn đề tiên khởi đề ra là có thể xem như một “đối tượng ảo” chỉ áp dụng đối với tiểu thuyết, như Käte Hamburger dă nói đến: thế giới tiểu thuyết tự bản chất phi thực tại chỉ ra qua những chức năng khác nhau của ngôn ngữ, nói cho đúng ra, qua những chức năng hợp lẽ là nguồn gốc của những hiện tượng [185]? hoặc như Tzvetan Todorov quan niệm giả tưởng là định nghĩa cấu trúc chủ yếu của văn chương [186]? Có một thứ luận lư của giả tưởng vượt lên khỏi phân định chân và giả? Hay những chuẩn-phán đoán/Quasi-Urteile, như lối nói của Ingarden?

Trong Phá thể tiểu thuyết, tôi  hỏi: điều đó hàm ngụ luận lư của giả tưởng/tiểu thuyết chứa đựng cả tất yếu/khả hữu/phi khả hữu bất chấp quy luật trừ tam, có phải điểm chung của văn chương hiện đại?

Trước hết, hăy nói đến những điều xác quyết cơ bản cấu trúc của ‘tác phẩm văn chương’ như Ingarden đề ra:

Cấu trúc cơ bản của tác phẩm văn chương theo Ingarden là một h́nh thành cấu tạo của nhiều tầng dị biệt, gồm: a) tầng âm từ và h́nh thành cũng như đặc tính ngữ âm ở tŕnh độ cao cấp, b) tầng đơn vị ngữ nghĩa có nghĩa của câu và nghĩa của toàn bộ nhóm câu, c) tầng phối cảnh, trong đó những đối tượng biểu hiện thuộc những loại khác nhau trong tác phẩm tới chỗ xuất hiện và d) tầng đối tượng tính biểu hiện trong những sự việc có ư hướng được thể hiện bằng những câu.

Từ chất liệu và h́nh thái của những tầng cá biệt dẫn đến kết quả là một liên hợp nội tại cơ bản giữa mọi tầng với nhau  và c̣n tạo thành thống nhất h́nh thức của toàn bộ tác phẩm. Ngoài cấu trúc tầng, tác phẩm văn chương c̣n phân định theo tŕnh tự ngoại trương/mở rộng như những câu, những chương theo hai chiều : những tầng phát triển đồng thời và những phần kế tiếp nhau.

Ở trên [X. kỳ 16] đă nói đến sự khác biệt giữa tác phẩm khoa học và tác phẩm nghệ thuật văn chương, Ingarden chủ ư nhấn mạnh chức năng văn chương hàm chứa trong những câu đề ra không là những phán đoán chính xác, tương phản với đa phần những câu trong tác phẩm khoa học là những phán đoán chính xác, mà là những chuẩn phán đoán, nghĩa là vay mượn một phần của thực tại. Phẩm chất giá trị của tác phẩm văn chương gồm giá trị nghệ thuật và giá trị thẩm mỹ mang tính phức điệu xác định giá trị tác phẩm và tính cụ thể ở chỗ đọc tác phẩm là công việc cá nhân. Tương phản với việc cụ thể hóa này, tác phẩm văn chương là một h́nh thành có hoạch định, nghĩa là một số tầng như tầng phối cảnh  và tầng đối tượng tính biểu hiện  chứa những ‘vị thế bất định’ cho nên tác phẩm là một h́nh thành thuần túy ư hướng bắt nguồn từ hành vi sang tạo trong ư thức của tác giả thể hiện qua bản văn được viết ra, một đối tượng liên chủ thể, hướng ư [nguồn gốc hiện hữu của nó ở trong hành vi sáng tạo  trong ư thức người viết, và cơ sở vật chất của nó ở trong bản văn được viết ra hay những phương tiện vật chất , như máy chữ, máy điện toán khả dĩ để sản xuất ra bản văn đó; liên chủ thể v́ hàm chứa hai tầng ngôn ngữ, tác phẩm phải tiếp cận được và sinh sản để trở thành một đối tượng  có ư hướng liên chủ thể, liên hệ tới công đồng người đọc], đó không phải là một hiện tượng tâm lư và vượt khỏi mọi kinh nghiệm của ư thức của người viết và người đọc [187].

Tóm lại cấu trúc cơ bản khái quát trên chỉ ra mối quan hệ cơ hữu nội tại giữa bản văn và thế giới của nó, giữa tác phẩm và ư thức của người đọc, bản văn được người đọc cụ thể hoá để h́nh thành tác phẩm. Tuy nhiên Ingarden đă đánh giá quan hệ giữa tác phẩm và văn tự có tính ngoại tại khi ông cho là việc in ấn (bản văn được in ra) không thuộc thành phần của tác phẩm (trong dấu ngoặc, Ingarden nêu ra như Nicolai Hartmann coi là một tầng mới/eine neue Schicht) mà chỉ cấu tạo ra cái cơ sở vật chất của nó [188].

Lư luận tác phẩm văn chương của Ingarden dẫn khởi tranh biện với Käte Hamburger (1896-1992) về chuẩn phán đoán và quan niệm tầng với Hartmann. Trong t́m hiểu cơ sở lư luận ngôn ngữ, Hamburger đề cập đến tác phẩm của Ingarden dựa trên cơ sở lư luận phán đoán của Husserl để tách cách thái hiện hữu của văn chương khỏi cách thái ‘tản văn’ phát biểu trong ngữ cảnh thực. Theo bà, khái niệm “tác phẩm văn chương nghệ thuật” của Ingarden quá hẹp v́ chỉ áp dụng vào văn chương hư kịch và thuyết thoại, chỉ ra hiện tượng và kinh nghiệm của ‘phi thực tại’ trong những loại văn chương này, nhất là khái niệm ‘chuẩn phán đoán’[189] bắt nguồn từ lư thuyết hiện tượng luận về ‘đối tượng ư hướng’. Thuần ư hướng là của biểu tượng tinh thần của một đối tượng như vậy, muốn trở thành đối tượng của phán đoán phải chuyển vào lĩnh vực hiện hữu của thực tại. Những câu được viết ra trong một tác phẩm văn chương (tiểu thuyết hay kịch) không là những phán đoán chính đáng mà chỉ là chuẩn phán đoán theo Ingarden  v́ không tạo ra sự chuyển vào lĩnh vực hiện hữu thực, chỉ là một hiện hữu thuần ư hướng. Những xác quyết chuẩn phán đoán theo Ingarden gợi lên ảo tưởng của thực tại, những câu khiến người đọc ch́m ngập trong thế giới giả và sống trong một thế giới không thực, tuy xuất hiện như thực. Theo Hamburger, giản lược tính phi thực trong một tác phẩm văn chương mô phỏng đến những câu cấu thành tác phẩm không làm sáng tỏ hiện tượng, phân tích tận cùng chẳng thể hiện điều ǵ ngoài ṿng luẩn quẩn. Dưới góc nh́n của bà, phi thực tại của thế giới [trong tiểu thuyết] phát xuất từ những chức năng khác nhau của ngôn ngữ cấu thành hiện tượng, nên mệnh danh những câu trong một tác phẩm văn chương [trong tiểu thuyết hay kịch] là những chuẩn phán đoán  không hàm ngụ điều ǵ khác là một sự kiện trùng phức bất kỳ lúc nào chúng ta đọc một tiểu thuyết hay một vở kịch chúng ta biết là chúng ta đang đọc tiểu thuyết hay kịch bản đó; nói khác đi, chúng ta biết đă không ở trong ngữ cảnh thực tại [190]. Hamburger nhận xét ngộ nhận này không chỉ ở nơi Ingarden mà cả những người không nh́n thấy nhân tố quyết định gợi lên sự hoàn tất tác phẩm văn chương nghệ thuật nơi hiện tượng của tiểu thuyết lịch sử, nghĩa là chuẩn phán đoán là cơ sở khu biệt tiểu thuyết lịch sử với khảo luận sử. Theo Hamburger, khái niệm chuẩn phán đoán hẳn không phải vẽ ra cấu trúc ngữ -văn hay h́nh thái hiện tượng đặc thù của tiểu thuyết, mà chỉ là thái độ tâm lư mơ hồ của tác giả và độc giả; chỉ có nghiên cứu chức năng ngữ học mới có thể chỉ ra biến chuyển từ tiểu thuyết lịch sử sang thực tại lịch sử, điều mà Ingarden không nhận thức.

Phát biểu của Ingarden về chuẩn phán đoán tŕnh bày trong tiết 25 chương 5 (tầng đơn vị ngữ nghĩa/die Schicht der Bedeutungseinheiten) Tác phẩm văn chương 1931 được xác quyết trong tiết 4 Dẫn nhập Nhận thức tác phẩm văn chương 1937 là sự hiện hữu của chuẩn phán đoán trong tác phẩm văn chương nghệ thuật chỉ cấu tạo một nhân tố/bộ diện khu biệt giữa tác phẩm văn chương nghệ thuật với tác phẩm khoa học, [tuy nhiên ông cũng viết] những bộ diện đặc thị khác gắn bó/khởi sự từ nó [191] . Quan niệm của Ingarden như vậy có phải khẳng định văn chương không thể là một ‘khoa học’ và không thể đạt tới ‘thế giới thực’? Chính phê phán của Hamburger khi chỉ ra khái niệm này chỉ phản ảnh một thái độ tâm lư mơ hồ trong quan hệ tác giả/độc giả không chỉ như môt đánh giá mà c̣n là một kết án, phải chăng v́ thế Ingarden phản bác kịch liệt trong những lần xuất bản sau trong hai tác phẩm dẫn trên của ông.

Trong Nhận thức tác phẩm văn chương ở chú thích số 40 tiết 13, Ingarden lư giải luận cứ của Hamburger theo hai chiều hướng: một, phải loại bỏ lư luận chuẩn phán đoán v́ nó không đưa ra khu biệt h́nh thức, ngoại tại; hai, bà đưa ra một danh xưng khác cho những câu thuộc từ trong tác phẩm văn chương nghệ thuật, theo ông, về bản chất không thay đổi ǵ cả mà chỉ có ư t́m ra một h́nh thái đặc thù của th́ quá khứ trong Đức ngữ, dẫu sao cũng phân biệt chuẩn phán đoán với những câu khẳng định xác thực [192].   

Mặt khác, ông giới thiệu tranh luận với Hamburger ở một tác phẩm khác, Tác phẩm văn chương, tiết 25a với tiêu đề: Liệu không có chuẩn phán đoán trong tác phẩm văn chương nghệ thuật chăng? Theo Ingarden, trong tác phẩm Luận lư của sáng tạo/thi pháp Hamburger chống lại quan niệm chuẩn phán đoán và vai tṛ của chúng trong tác phâm văn chương nghệ thuật bằng những phương tiện ngữ học khác để giải thích làm thế nào có thể trong một tác phẩm văn chương nghệ thuật chân lư thực không thể cấu thành chủ đề của diễn ngôn, có nghĩa là không có biểu hiện như thế cấu thành nó, mà chỉ có vô số những đối tượng tính thuần ư hướng nói chung chỉ bắt chước hay sao lại thực tại.Sau khi tóm lại những luận cứ của Hamburger trong bảy điểm, Ingarden đưa ra năm phản bác, mà điểm nhậy cảm nhất là phê phán ‘thái độ tâm lư bất định’ và nại tới Sigwart (1830-1904) trong xác định những khái niệm ‘phán đoán’, ‘câu’, ‘phát biểu’ – mà theo Ingarden, ai cũng biết  (Christoph) Sigwart tiêu biểu cao điểm của chủ nghĩa duy tâm lư trong luận lư. Ingarden biện minh: thật không xác đáng khi đem quan điểm của Sigwart đối lập với quan điểm của ông, v́ ngay từ khởi điểm ông đă xây dựng cấu trúc câu và phán đoán từ những yếu tố thuần ngữ họcvà chống lại mọi việc tâm lư hóa; về phương pháp, ông rất gần với Husserl và Alexander Pfänder (1870-1941) là những nhà hiện tượng luận tiền bối; khái niệm chuẩn phán đoán theo Ingarden đă có cơ sở từ khu biệt của Pfänder giữa hai chức năng (chức năng quyết đoán và chức năng thuộc từ) của hệ từ trong câu; nếu ai không biết đến những nghiên cứu này của Husserl và Pfänder (hay Meinong th́ khó tiếp thu được những phân tích về “chuẩn” [hàm ngụ trong chuẩn phán đoán của Ingarden]. Ngoài những phản bác về ‘quá chaât hẹp’, ‘ṿng luẩn quẩn’[193], môộ vấn đề căn cốt là theo Hamberger, liệu tác phẩm văn chương nghệ thuật (như thơ giả tưởng) cấu thành những phán đoán thuần túy hay không? Theo Ingarden chắ hẳn bà Humberger phải trả lời là không. Thơ không tạo bởi phán đoán, vậy cái ǵ là những mệnh đề vốn là những thành phần của thơ? Nóui chung, những câu thuộc từ là những ‘mệnh danh’ thuần túy (theo nghĩa của Meinong) hay những mệnh đề khẳng định thuần túy? cả hai theo Ingarden có vẻ sai trá, mà là những chuẩn phán đoán.

Trong lần tái bản Luận lư của sáng tạo/thi pháp, Hamburger ở chú thích 36 đáp lễ: phản bác của Ingarden không đối chiếu với lư luận hay định nhĩa về khái niệm chuẩn phán doán tự tại, mà chỉ nói đến áp dụng trong miêu tả hư cấu văn chương, như vậy không phủ bác những phê phán bà đề ra. Ingarden  chỉ nói đến những dấu hiệu biểu hiện thế giới ảo trong tiểu thuyết hay kịch, tuy vậy không chỉ ra làm thế nào tính hư cấu  này được sản sinh. Nói đúng ra, những nhân vật giả tưởng  làm cho tiểu thuyết như một tiểu thuyết và ư nghĩa cấu trúc là chức năng  cho thuyết thoại. Khái niệm phát biểu thực tại của Humberger không thuộc vào luận lư phán đoán mà vào lư luận ngôn ngữ [194].

C̣n đối với nhà hiện tượng luận, như Mikel Dufrenne đánh giá học thuyết mỹ học văn chương ra sao?          

--------------

[184] Das literarische Werk und insbesondere das literarische Kunstwerk, ist ein schematisches Gebilde… Mindestens einige seiner Schichten, und besonders die gegenständliche Schicht, enthalten in sich eine Reihe von “Unbestimmtheistsstellen” (Tác phẩm văn chương, và chỉ riêng tác phẩm nghệ thuật văn chương, là một h́nh thành niệm thức. .. Ít ra một số tầng của tác phẩm, và đặc biệt là tầng khách thể, đă chứa trong nó một dẫy những ‘vị thế bất định). Vom Erkennen des literarischen Kunstwerks. 

[185] “Die Nicht-Wirklichkeit der Romanwelt wird…durch ganz andere Funktionen der Sprache erzeugt, nämlich eben durch echte Funktionen, die die Ursache der Phänomene sind.” Käte Hamburger, Die Logik der Dichtung 1957.

[186] “La littérature est une fiction: voilà sa première définition structurale.” Todorov, La notion de littérature 1971.

[187] Trong phá thể tiểu thuyết của Tự truyện, tôi đă tŕnh bày phân tích miêu tả những tầng trong tác phẩm văn chương của Ingarden. Nguyên văn trong Vom Erkennen des literarischen Kunstwerks:

Das literarische Werk ist ein mehrschichtiges Gebilde. Es enthält a) die Schicht der Wortlaute und der sprachlautlichen Gebilde und Charaktere höherer Ordnung, b) die Schicht der Bedeutungseinheiten: der Satzsinne und der Sinne ganzer Satzzusammenhänge, c) die Schicht der schematisierten Ansichten, in welchen die im Werk dargestellten Gegenstände verschiedener Art zur Erscheinung gelangen und d) die Schicht der dargestellten Gegenständlichkeiten, welche in den durch die Sätze entworfenen intentionalen Sachverhalten dargestellt werden.

Aus der Materie und der Form der einzelnen Schichten ergibt sich ein wesensmäßiger innerer Zusammenhang aller Schichten miteinander und eben damit auch die formale Einheit des ganzen Werkes.

…Das literarische Werk hat eigentlich “zwei Dimensionen”: die eine, in welcher sich der Gesamtbestand der Schichten erstreckt, und die zweite, in welcher die Teile aufeinanderfolgen.

[188] “Der Druck (der gedruckte Text) nicht zu den Elementen des literarischen Kunstwerk selbst gehört, sondern lediglich sein physisches Fundament bildet” Sdt.

[189] Khu biệt giữa phán đoán chính đáng với chuẩn phán đoán trong lư luận của Ingarden dựa trên khu biệt giữa ‘tác phẩm khoa học’ (bao hàm nghĩa rộng, không chỉ riêng khoa học tự nhiên) và ‘tác phẩm văn chương’, coi đối tượng như hiện hữu, trong khi chuẩn phán đoán không phát biểu về sự vật nào hiện hữu độc lập với thế giới của tác phẩm mà chuẩn phán đoán đề ra và xác định.

Chuẩn/quasi (từ tiếng La tinh có nghĩa: như thể, tiếng Đức: gleichsam/gewissenmaßen; tiếng Pháp: presque/à peu près; tiếng Anh: as if) chỉ thị phẩm tính diễn tả trong những từ có nó đứng trước chỉ có nghĩa là gần như thể, dưới một số điều kiện.

[190] “Die Bezeichnung der Sätze eines Romans oder Dramas als Quasi-Urteile besagt aber nichts anderes als die tautologische Tatsache, daß wir, wenn wir einen Roman ode rein Drama lessen, wissen, daß wir einen Roman oder rein Drama lessen, d.h. uns nicht in einem Wirklichkeitszusammenhang befinden.” K. Hamburger, Die Logik  der Dichtung.

[191] “Das Vorhandensein der Quasi-Urteile in literarischen Kunstwerken bildet nur ein Unterscheidungsmoment zwischen ihnen und den wissenschaftlichen Werken, an das sich andere charakteristische Momente anknüpfen.”(in nghiêng theo tôi, hàm ngụ hai nghĩa-ĐPQ)

[192]  nguyên văn trong chú thích trên: [Diese Frage stellte mir Käte Hamburger in ihrer “Logik der Dichtung” und meinte], “man müsse die Theorie der Quasi-Urteile fallen lassen, da es eben keinen äußerlichen, formalen Unterschied gäbe, bzw. Da er von mir nicht ausgewiesen worden sei. Sie führte dann einen anderen Namen für die prädikativen Sätze im literarischen Kunstwerk ein, wodurch sich meines Erachtens sachlich nichts geändert hat, und bemühte sich, eine besondere Form des deutschen Präteritums zu finden, welche eben die Quasi-Urteile von den echten Behauptungssätzen unterscheiden soll.” Ingarden cũng xác nhận không là nhà chuyên môn về ngôn ngữ Đức, nên để những nhà chuyên môn xem xét vấn đề lien quan đến th́ quá khứ này.

[193] Theo Ingarden, Hamburger lẫn lộn hai vấn đ ề: Chuẩn phán đoán hay biến đổi chức năng quyết đoán là ǵ? với trên cơ sở nào, người đọc nhận thức về chuẩn phán đoán và không phải phán đoán?

[194] “Mein Begriff Wirklichkeitsaussage gehört nicht der Urteilslogik, sondern der Sparachtheorie zu. Sdt. Có th ể tham khảo thêm: Fiktive Welt im literarischen Kunstwerk, Zu einer Kontroverse zwischen Roman Ingarden und Käte Hamburger, Elisabeth Ströker (trong Kunst und Ontology, für Roman Ingarden zum 100. Geburtstag 1994).

 

(c̣n tiếp)

Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

© gio-o.com 2011