ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

130

CHƯƠNG V:

THÔNG DIỄN HỌC

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99,  Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108,  Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120,  Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125, Kỳ 126, Kỳ 127, Kỳ 128, Kỳ 129, Kỳ 130,

 

Jean-François Courtine là một trong những chuyên gia nghiên cứu Pháp về Heidegger, độc lập với nhóm Beaufret (như tôi đă đề cập trong Triết học nào cho thế kỷ XXI) và có tinh thần phê phán nghiêm túc. Ông đă viết một chuyên đề về Heidegger và hiện tượng luận [122], trong lời nói đầu nhận xét: về “chuyện tư tưởng”, như Heidegger thử xác định, cũng có thể và tiên quyết là nguyên cớ của hiện tượng luận, đó là những nghiên cứu tập hợp ở đây muốn dẫn khởi là những nghiên cứu quan hệ trực tiếp hơn đến thông diễn học của Heidegger thuộc truyền thống, đặt trong hy vọng của lịch sử hữu thể khởi từ hữu thể luận nền tảng và phân tích hiện thể. Trong chương một của phần II, Courtine dường như để giải thích nguyên cớ của hiện tượng luận dưới tiêu đề đó, ông vẫn nhấn mạnh đến Sein und Zeit, tác phẩm cơ sở chưa hoàn tất, đó là thiếu tiết thứ ba của phần nhất - những luận cứ đă tŕnh bày trong bài viết nói trên của ông về những ngơ cụt của thông diễn học Heidegger thuộc truyền thống cổ điển.[123]

Những luận cứ của Courtine không chỉ đơn giản nói về “thất bại” hay “chưa hoàn tất” của Sein und Zeit, nhưng chỉ ra ba vấn đề, có thể xem như cơ sở đề cương của Heidegger:

một, vấn đề ư nghĩa của hữu là ư nghĩa mang tính cách của hiện thể.[124]

hai, vấn đề ư nghĩa của hữu ngay trong tự ngôn của SuZ, Heidegger nhấn mạnh đến làm mới lại vấn đề này, nghĩa là tác luyện cụ thể vấn đề ư nghĩa của hữu [125] theo Courtine đă chỉ ra trong §4 là: lănh hội hữu chính là một xác định hữu của hiện thể.[126]

ba, lư giải thời gian như chân trời khả hữu của mọi lănh hội hữu nói chung là mục đích nhất thời này.[127]

Tuy nhiên, Courtine nhận xét, trong phần đă xuất bản của SuZ thực sự đă không thực hiện việc “tác luyện cụ thể vấn đề ư nghĩa của hữu” v́ không xiển minh vấn đề ư nghĩa của “hữu”, cũng không đề cập đến phân tích thời gian như thể thời gian, nghĩa là đến tính Thời/Temporalität của hữu.

Tự ngôn [Courtine đặt “Préface” trong dấu ngoặc v́ thực sự là đoạn văn này không có tên/ne porte pas de titre, ở ngay sau mục lục sách và trước phần dẫn nhập/introduction] của SuZ đă chỉ ra tính dự bị/préparatoire của hai tiết đầu phần thứ nhất, trong khi phần đă xuất bản vẫn nằm trong dự kiến của khảo về khái niệm thời gian  mà chủ đề cơ bản là “Hiện thể, lănh hội trong khả năng tối thượng  của hữu, chinh là thời gian”[128]. Thời gian là chân trời lănh hội hữu, hiển thị ở tiết § 83 cuối cùng của SuZ (đă xuất bản):”phân tích hiện hữu-thời gian của hiện thể và vấn đề hữu thể luận cơ bản về ư nghĩa của hữu nói chung” mà Heidegger kết thúc tác phẩm bằng một loạt những vấn nạn:

Làm thế nào lư giải phương thức thời tính hoá thời tính ?

Liệu có con đường dẫn từ thời gian nguyên uỷ đến ư nghĩa của hữu thể?

Có phải chính thời gian tự lộ như thể chân trời của hữu thể?[129]

Courtine nhận xét hai từthời gian và hữu thể được nhấn mạnh (qua lối in nghiêng) để lư giải là thời gian nói đến ở đây, Temporalität  không c̣n là thời gian đă nói đến trong câu “chính hiện thể/Dasein là thời gian”,và “chân trời của hữu” cũng không phải là “thời gian như thể chân trời khả hữu của lănh hội hữu thể”, thời gian này hay thời tính này dội lại tính hữu hạn của hiện thể hay “tính tử diệt của nó/sa mortalité”, song chính là hữu như thể thời gian, nghĩa là Temporalität:  thời gian của hữu thể.

Courtine là người đọc khá kỹ Sein und Zeit khi nhấn mạnh đến hai lối sử dụng từ của Heidegger: Temporalität des Seins (Thời tính của Hữu) và Zeitlichkeit des Daseins (thời tính của hiện thể)[130] và viện dẫn tiết §5 chỉ ra “bước ngoặt” của thời tính hiện hữu (temporalité existential)  đến “thời tính của hữu”:

“…phải có một giải thích nguyên uỷ về thời gian như thể chân trời của lănh hội hữu thể khởi từ thời tính như thể hữu của hiện thể hiểu như hữu (xác định như lănh hội hữu)”[131].

Để làm rơ hơn khả dị/Differenz  và chuyển biến từ Zeitlichkeit sang Temporalität, ông nêu ra nhan đề chương Hai phần Dẫn nhập của SuZ là: “Die Doppelaufgabe in der Ausarbeitung der Seinsfrage” có nghĩa là nhiệm vụ kép trong việc khai chuẩn vấn đề hữu thể nhằm chứng tỏ  làm thế nào vấn đề cốt cán của mọi hữu thể luận cắm rễ từ hiện tượng thời gian, đồng thời cũng chứng tỏ tự hữu cũng phải khải thị  trong “tính thời/zeitlich” của nó. “Tính thời” đặt trong dấu ngoặc này nhằm khu biệt với “hữu thời/temporal” trong cùng tiết §5:

“chúng ta gọi xác định ư nghĩa nguyên uỷ của Hữu và đặc tính và những phương thức của nó, được uỷ thác từ thời gian sự xác định hữu thời”[132]

Trong đoạn kế tiếp, định nghĩa về Thời tính của Hữu xác minh:

“nhiệm vụ hữu thể luận cơ bản của lư giải hữu như vậy bao hàm tự tại khai chuẩn Thời tính của Hữu. Trong tŕnh bày vấn nạn Thời tính trước hết là đáp án cụ thể cho vấn đề ư nghĩa của Hữu”[133].   

Courtine khẳng định lư giải chữ Thời của Heidegger trong cảnh báo: không thể lẫn lộn giữa “die fundamentale ontologische Aufgabe” với “Fundamentalontologie” cũng như không thể lẫn Zeitlichkeit với Temporalität.

“Nhiệm vụ hữu thể luận cơ bản”, theo tôi nghĩ, gắn liền với thông diễn học, cứ như trong văn mạch SuZ luôn đi với những phạm trù “lư giải/Interpretation”, “lănh hội/Verstehen” của thông diễn học truyền thống Đức của Schleiermacher, Dilthey.

Courtine nói đến “thất bại”  của Sein und Zeit, thực ra có thế nói chính là “thất bại” hay “chưa thành tựu” của thông diễn học Heidegger, cũng có thể hiểu như “đi nhanh quá”, “đi xa quá”!

Song tựu chung, giấc mơ thành tựu chữ Thời của Heidegger đă qua, v́ ông bước sang giai đoạn mới, trên đường về ngôn ngữ/Unterwegs zur Sprache, như chính ông thú nhận:

“trong những bài viết sau này, tôi không c̣n dùng từ “Thông diễn học”  và “thông diễn luận” nữa”[134].

----------------------------

[122] J.-F. Courtine, Heidegger et la phénoménologie  1990. Courtine cũng dịch sang tiếng Pháp hai tác phẩm của Heidegger: Schelling, le traité de 1809 sur l’essence de la liberté humaine 1977Les problèmes fondamentaux de la phénoménologie 1985, phụ trách biên tập Heidegger 1919-1929. De l’herméneutique de la facticité à la métaphysique du Dasein 1996.

[123] Courtine, Sdt:  “les impasses de l’herméneutique heideggérienne de la grande tradition classique”.

[124] Trong tiểu luận nói trên, Courtine lược lại đề cương trong SuZ: chương thứ nhất của phân đoạn I chỉ ra phân tích hiện hữu của hiện thể/die existenziale Analytik des Daseins có một cấu trúc cơ bản/Fundamentalstruktur  nhằm làm bật  ra hiện thể/am Dasein freizulegen trong chương hai là hữu-tại-thế/das In-der-Welt-sein, đối tượng phân tích của chương ba về thế giới trong thế giới tính/die Weltlichkeit der Welt, chương bốn về hữu-tại-thế như thể cùng/Mit- và tự giới/Selbstsein, chương năm về hữu tại/das In-Sein, dựa vào cơ sở phân tích cấu trúc cơ bản này khả dĩ cho một chỉ dẫn dự báo/eine vorläufige Anzeige về hữu của hiện thể: đó là quan tâm/tư lự như hữu của hiện thể/die Sorge als Sein des Daseins của chương sáu.

[125] Heidegger, Sein und Zeit: làm mới vấn đề ư nghĩa của hữu/die Frage nach dem Sinn von Sein erneut zu stellen… tác luyện cụ thể vấn đề ư nghĩa của “Hữu”/die konkrete Ausarbeitung der Frage nach dem Sinn von “Sein”.(in nghiêng trong nguyên văn).

[126] Heidegger, Sdt: Seinsverständnis ist selbst eine Seinsbestimmtheit des Daseins.(trong nguên văn in nghiêng).

[127] Heidegger, Sdt: Die Interpretation der Zeit als des möglichen Horizonte seines jeden Seinsverständnisses überhaupt ist ihr vorläufiges Ziel.(in nghiêng trong nguyên văn).

Bị chú: Courtine cũng b́nh phẩm bản dịch sang tiếng Pháp của Françcois Vezin dùng cụm từ “dorénavant son but/tự hậu mục đích của nó” để chuyển ngữ “ihr vorläufiges Ziel” là sai một cách thê thảm/de manière assez catastrophique, bản dịch của Martineau là “son but provisoire” khá hơn, và có lẽ đúng hơn nên dịch là “son but préalable/mục đích tiên quyết”, “avant-coureur/tiên khu”, bởi trước tiên mục đích này phải ở hàng đầu ngơ hầu vấn đề thực để thực hiện dẫn đến sự đảo ngược hay “ở bước ngoặt”: Thời gian và hữu thể [nghĩa là đảo ngược vấn đế “Hửu thể và thời gian” biểu hiện hay chính nhan đề của tác phẩm], đảo ngược vấn tính của Zeitlichkeit thành vấn đề Temporalität des Seins.

[128] Das Dasein, begriffen in seiner äußersten Seinsmöglichkeit, ist die Zeit selbst, dẫn trong Courtine, Sdt. Xem: Heidegger, Der Begriff der Zeit 2004.

[129] Heidegger, Sein und Zeit: §83. Die existenzial-zeitliche Analytik des Daseins und die fundamentalontologische Frage nach dem Sinn von Sein überhaupt.

Wie ist dieser Zeitigungsmodus der Zeitlichkeit zu interpretieren? Führt ein Weg von der ursprünglichen Zeit zum Sinn des Seins? Offenbart sich die Zeit selbst als Horizont des Seins?(in nghiêng trong nguyên văn). 

[130] Dường như nhiều dịch giả và học giả phân tích SuZ không chú ư đến khả dị/Differenz này; chẳng hạn bản dịch Anh ngữ của Joan Stambaugh dùng “temporality” cho cả hai: Temporalität và Zeitlichkeit.

[131] Courtine, Sdt: “…il faudra donner une explication originaire du temps comme horizon de la compréhension de l’être à partir de <en partant de> la temporalité en tant que l’être de l’être-là comprenant l’être” (define par la comprehension de l’être”.

Nguyên tác SuZ: “…bedarf es einer ursprünglichen Explikation dereit als Horiont des Seinsverständnisses aus der Zeitlichkeit als Sein des seinsverstehenden Daseins.”

[132] Heidegger, Sdt: “nennen wir die ursprüngliche Sinnbestimmtheit des Seins und seiner Charaktere und Modi aus der Zeit seine temporale Bestimmtheit.”

[133] Heidegger, Sdt: Die fundamentale ontologische Aufgabe der Interpretation von Sein als solchem begreift daher in sich die Herausarbeitung der Temporalität des Seins. In der Exposition der Problematik der Temporalität ist allererst die konkrete Antwort auf die Frage nach dem Sinn des Seins gegeben.(in nghiêng trong nguyên văn).

Bị chú: Tôi dùng “Thời tính” (với T hoa) để dịch Temporalität phân biệt với “thời tính” để dịch Zeitlichkeit, “hữu thời/temporal” để phân biệt với “tính thời/zeitlich).

[134] M. Heidegger, Unterwegs zur Sprache 1959: ich in meinen späteren Schriften die Namen “hermeneutic” und “hermeneutisch” nicht mehr verwende. (trong bài Aus einem Gespräch von der Sprache).

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2014