ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

75

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC 

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66,  Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, 

Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo)

 Sartre chắc chắn không phải là người duy nhất làm công việc điểm sách/phê b́nh Aminadab trong những năm 1940s, c̣n những người đương thời khác như Bousquet, Maulnier, Bataille, Camus, Paulhan [151]. Sang thời quá độ từ thập niên cuối-thế-kỷ  đến đầu thế kỷ XXI, những phân tích quyển tiểu thuyết này đưa ra những suy niệm mới. Điều tôi muốn nhấn mạnh là ở đây là cách đọc. Sự sai biệt trong cách đọc, một mặt phản ảnh lư luận phê b́nh, mặt khác ghi nhận những chuyển biến tạo nên dị bản tác phẩm (như tại sao cùng một bản văn, dọc lại có những khác biệt đa dạng?). Hỏi như Heidegger: Đọc là ǵ?[152] Đó là sự tập hợp, tải được và hướng dẫn trong việc đọc, cho nên đọc theo đúng nghĩa là thu tập được trên cái ǵ yêu cầu bản chất mà người ta mong mỏi đáp ứng. Cho nên nếu không có bản đọc chính xác này, “người ta cũng không thể nh́n thấy được thấy cái ǵ quan hệ với chúng ta, xem xét được cái ǵ xuất hiện và bày ra với chúng ta” [153]. Heidegger xét đến căn nguyên của từ đọc/lesen tiếng Đức do tự từ legein/legein tiếng Hy lạp có quan hệ với từ legere/legō,lēgī,lēctum tiếng La tinh (có nghĩa là đọc, song c̣n có nghĩa là thu tập; legen tiếng Đức mang nghĩa thu tập và đồng nghĩa với lesen. Đọc có nghĩa là thu tập, hành động đọc xác định như một thu tập[154]. Umberto Eco xác định vai tṛ của người đọc khi luận về người đọc kiểu mẫu là một bản văn cần những vận động hợp tác tích cực và ư thức về phần người đọc[155]; Marthe Robert trong biên khảo dưới dạng Nhật kư không đề ngày tháng để ghi những nhận xét và vấn nạn đến trong đầu óc liên quan với những ǵ đă đọc, và đặt cho một nhan đề là Quyển sách nghiệm đọc [156], qua phản ngữ này không nhằm nói đến những kiểu mẫu thường thấy trong những hợp tuyển, khái luận hay kể những tác phẩm và tác giả để đem ra phê b́nh dầu là theo nghĩa khoa học hay kỹ thuật, song ở đây bà chỉ muốn ghi chép ngày lại ngày những ǵ thuộc sự kiện văn chương vẫn c̣n mờ nhạt, thoáng qua và khó giải kỳ thực bề ngoài có vẻ vững chắc của hiện tượng đă được xếp loại. Những bản đọc những quyển sách ấy có ǵ thuộc về văn chương, làm sao có được quyền năng xă hội lạ lùng đến thế, có cái sức mê hoặc từ bản chất nào chưa khai phá.  

Những suy nghĩ của Eco hay Robert phần nào phản ảnh sự tiếp nhận đọc từ những góc nh́n khác nhau, có thể là đọc/hiểu sai [157] hay là người đọc thâm niên (đọc để tự sát v́ nó)[158], cho nên có nhiều cách đọc, thế đọc nói đến ở đây.

Tôi chỉ giới hạn vào việc đối chiếu cách đọc Aminadab phản diện của Sartre năm 1943 so với cách đọc của Strathman năm 2010 và của Bident năm 2013.

Trong tiểu luận của Strathman[159], không tóm lược câu chuyện/fabula của Blanchot, như Sartre đă nói đến ở trên, nhưng phân tích một số những t́nh tiết/syuzhet để lư giải.

Bident đă tóm lược Aminadab ngay từ đầu chương đề cập tiểu thuyết này trong khảo luận hành trạng M. Blanchot [160]:

Một khách lạ, Thomas, đến một làng và do một người đàn bà mời, đi vào trong một căn nhà. Người đọc không biết những ư định của y, cũng không biết Thomas có t́m ra người đàn bà này. Một người gác, không nói ra, đưa y vào trong một căn pḥng có những bức tranh phủ kín  tŕnh bày những căn pḥng của nhà và bảo y chọn một chỗ. Đó là khởi sự của tiểu thuyết: từ đi thăm liên miên căn nhà, luôn tiến tới trước chứ không quay trở lại. Kết thân với một người bị giam tên Dom, Thomas gặp những người hầu, một viên quản lư, một thiếu nữ, cô Barbe dẫn y đi thăm những tầng lầu, pḥng đánh bài, văn pḥng sở t́nh báo cũ, bệnh thất dùng làm toà án.Thomas tranh luận lâu dài với hai nhân vật mới, Jérôme và Joseph bạn hắn, lạc mất Dom, lạc mất Barbe, rồi t́m lại được cô ta. Barbe cắt nghĩa cho là y “đă đi quàng xiên”; cuối cuộc nói chuyện, Thomas bất tỉnh trên mặt đất; đó là bắt đầu thời gian dưỡng bệnh dài. Lucie, người ở căn pḥng bên cạnh coi y làm đầy tớ. Sau cùng bà ta ôm chặt y và đ̣i y kư một bản văn xác định là y tự nguyện đi vào nhà và hoàn toàn được thu nhận. Khi quay trở lại, đến lượt Dom giải thích cho y biết là đă lầm đường: lẽ ra phải đi xuống đất để t́m ra tư do thực sự. Lucie kêu tụ tập lại trong nhà. Đêm xuống trên ba nhân vật. Thomas luôn không thấy ǵ “rơ ra manh mối”; đó là những chữ cuối cùng.   

Khác biệt giữa hai lối thuật lại câu chuyện của Sartre và Bident chỉ ra mỗi người đọc cùng một tác phẩm, song lại nh́n sự việc theo tiếp nhận của họ.

Sartre nghĩ là quyển sách này “giống một cách kỳ lạ với những tiểu thuyết của Kafka”, và sau cùng tin là “giống một cách kỳ lạ giữa AminadabLâu đài” của Kafka. Luận cứ của Sartre là: bản chất của huyễn hoặc là tŕnh ra h́nh ảnh đảo ngược về sự thống nhất giữa linh hồn và thể xác, thế nên ở Kafka cũng như ở Blanchot, giới hạn vào việc diễn tả thế giới con người. Và ông đề ra những câu hỏi: có phải ở người này cũng như người kia, không đi tới chỗ nhận ra tuỳ thuộc vào những điều kiện mới? Và sự đảo lộn những quan hệ con người có thể mang ư nghĩa ǵ?

Những luận điểm phê b́nh Blanchot của Sartre có thể xét trên một số vấn đề: đối chiếu giữa Kafka và Blanchot (đồng thời cũng nh́n ngược lại, quan điểm của chính Blanchot trong những bài viết về Kafka), đối chiếu giữa Blanchot và Camus (ảnh hưởng của Camus đối với Sartre trong khi phê phán Blanchot), nhận thức của Sartre về văn chương huyễn hoặc (đối chiếu với lư luận của Borges và Todorov đă nói đến ở phần đầu chương này: X. tiểu mục Quyển sách), và cuối cùng là quan điểm hiện sinh về nhân bản.

Trước hết, tiểu thuyết Lâu đài của Kafka (1883-1924) xuất bản tại Đức lần đầu tiên năm 1926 [161] khởi sự từ chương I: Trời đă xế chiều khi K. đến nơi. Làng ngập tuyết. Không thể nh́n thấy ǵ từ ngọn đồi của lâu đài, bao phủ sương mù và bóng tối, cũng không có lấy tia sáng le lói chỉ ra lâu đài đồ sộ. K. đứng giờ lâu trên cây cầu gỗ, dẫn từ con đường cái vào làng, và nh́n lên khoảng không mờ ảo ở phía trên [162].

Đó là mở đầu câu chuyện của người khách lạ tên K. đến ngôi làng thuộc quyền cai quản của chủ nhân Lâu đài, bá tước Westwest, vào quán trọ để ngủ và bị một thanh niên dựng dậy cho hay không được ở đây khi chưa được phép của Lâu đài, từ cuộc đụng độ đầu tiên này, người đọc được biết K. là trắc lượng sư được Lâu đài mời tới để làm việc. Sau đó K. gặp Artur và Jeremias tự xưng là phụ tá của K. mặc dầu cả hai bên đều biết không phải; rồi K. nhận tin điệp của Klamm, viên chức của Lâu đài do Barnabas, người mang thư trao cho K., tin điệp bảo K. làm việc cho Lâu đài, dưới quyền trực tiềp của trưởng làng và Barnabas sẽ là người mang tin qua lại, K. c̣n gặp người trong gia đ́nh Barnabas, cha mẹ và chị em của y là Olga và Amalia. K. ở trường làng với Frieda, t́nh nhân cũ của Klamm. Cuộc phiêu lưu toan tính đến gần với Lâu đài qua suốt hai mươi chương, trên hai trăm sáu mươi trang sách như vậy song không kết thúc. Song trong lời Tưởng mộ của Thomas Mann, người đọc có thể biết ư định của Kafka:

Lâu đài không hoàn tất tới cuối, song không có chương nào sót. Tác giả kể bằng lời cho bạn bè đoạn kết. K. chết – v́ kiệt lực qua cuộc phấn đấu với cộng đồng và để được nh́n nhận qua Lâu đài.Những dân làng đứng quanh giường hấp hối của người khách lạ, và vào khoảnh khắc cuối một lệnh từ trên truyền xuống, có nội dung là quả thực một pháp lệnh, để cư ngụ trong làng, mà K. không đạt, là y được cứu xét (song không phải v́ những nguyện vọng lương thiện của y, nhưng do) những t́nh huống nào đó, cho phép y được sống và làm việc ở đây. Vậy, đó là ân sủng. Thế nên Franz Kafka chắc hẳn đă nén điều đó, không cay đắng, trong tim khi ông chết [163].

Qua cách thuật câu chuyện Aminadab của Sartre với câu chuyện Lâu đài ở trên, người đọc nếu không đọc hai tiểu thuyết này cũng có thể ư niệm được nhận xét của Bident khi lập lại lời Maurice Nadeau về giới hạn phê b́nh của Sartre: “Tự đặt như thê ’ư thức’ trước một ư thức khác: ư thức của tiểu thuyết gia”, chính tự vị thế định đặt này khiến ông khép kín về mặt khách quan và  tà giáo một cách chua cay đối với tác phẩm của Blanchot cũng như đối với tác phẩm của Bataille. Dụng ư của Sartre là ǵ, sẽ nói đến sau với Bident.

Chắc chắn ảnh hưởng của Kafka, cũng như một số tác giả khác như Heidegger, Bataille, Levinas, Char đối với Blanchot khá rơ rệt, qua chính những bài viết của ông. Những bài viết về Kafka đă tập hợp trong quyển Từ Kafka đến Kafka [164] của Blanchot đă đưa ra một lư luận văn chương đặc sắc. Một luận điểm quan trọng là vị thế của Văn chương lưu đày/Exilliteratur trong tiểu luận Kafka và nhu yếu của tác phẩm, mà Roger Laporte là người đầu tiên đă nh́n ra điều này trên tạp chí Critique số đặc biệt dành cho Blanchot [165].

 

-----------------------

[151] Joë Bousquet, “Maurice Blanchot”, in trong Confluences 1943; Thierry Maulnier, Note de lecture sur Aminadab, in trong L’Action Française 1942; Georges Bataille, Notes sur “la religion surréaliste”; Albert Camus, Carnets 1942.

[152] M. Heidegger, Was heisst Lesen?, in trong Aus der Erfahrung des Denkens, GA 13.

[153] Heidegger, Sdt: “vermögen wir auch nicht das uns Anblickende zu sehen, das ERscheinende und Scheinende zu schauen”.

[154] Trong chiều hướng đó, Michel Lisse, tác giả L’expérience de la lecture 1998 nghĩ cũng như nhiều triết gia khác, Heidegger có thể là người đọc tỉ mỉ những người đi trước, nhưng cũng dàn dựng những bản đọc để định ra phương châm cho tác phẩm của ông.

[155] Eco, Lector in fabula 1979. Dẫn theo bản dịch tiếng Pháp của Myriem Bouzaher: Lector in fabula, Le rôle du lecteur ou la Coopération interprétative dans les textes narratives 1985: Un texte…requiert des mouvements coopératifs actifs et conscients de la part du lecteur.

Eco phân biệt bản văn với những loại h́nh diễn tả khác, và mượn từ ngữ non-dit/khô ng nói của Oswald Ducrot (trong phân tích Nói với không nói/Dire et ne pas dire) để chỉ bản văn không nói có nghĩa là không biểu hiện trên bề mặt để biểu hiện, mà phải được hiện thực trên b́nh diện hiện thực hoá nội dung. Lấy ví dụ:

 Jean đi vào pḥng. “Thế là anh đă trở lại!”, Marie hớn hở, kêu lên [Jean entra dans la pièce. “Tu es revenue, alors!”s’exclama Marie, radieuse] .

Đương nhiên là người đọc phải hiện thực hoá nội dung qua một dăy phức tạp những vận động hợp tác: ở đây dầu ta có không quan tâm đến cái đồng tham chiếu (như dùng động từ [être] ở ngôi hai số ít [es] cho nên [tu] ắt để tham chiếu liên hệ đến Jean, song cái đồng tham chiếu này chỉ khả hữu theo một quy tắc đối thoại mà người đọc chấp nhận là khi vắng mặt những chứng giải luân chuyển, có sự hiện diện của hai nhân vật, người nói tất yếu là nhắm nói với người kia. Quy tắc đối thoại tháp vào một quyết đoán lư giải khác, một tác động khai triển mà người đọc thực hành, như xác định phần thế giới của hai cá thể, Jean và Marie ở trong cùng căn pḥng, qua suy luận ở cách dùng mạo từ hạn định [la] để nói lên cùng một căn pḥng duy nhất; đến việc dùng động từ [revenir] giả định là chủ thể trước đây đă đi xa, thứ đến là việc dung liên từ đối lập [alors] đ̣i hỏi người đọc vận dụng suy ra kết luận là Marie không trông chờ việc trở lại này cũng như xác định [radieuse] đích thực nàng khao khát nồng nàn việc trở lại này.

[156] M. Robert, Livre de lectures 1977. Đọc có khi thực hành như một h́nh thức tự tử, Robert dẫn từ nhà thơ Đức August von Platen viết cho bạn: Ich habe mein Leben verlesen/tôi trải cả cuộc đời tôi ra để đọc.

Văn chương bao phủ những đặc quyền của nó cũng như bản tính mê hoặc qua im lặng, nhưng Kafka chính là người duy nhất, thật nghịch lư đă tố giác, hay ít ra thúc bách nó phải tự khai; theo bà, Kafka đă làm cho văn chương trở thành một tôn giáo với những mệnh lệnh tàn nhẫn, yêu sách đến độ kết liễu bằng hy sinh cả cuộc đời, qua những lời lẽ như “tôi chỉ là và muốn là văn chương”, hay “những ǵ không thuộc văn chương làm tôi chán ngấy và thù ghét".

[157] Misreadings là từ ngữ Eco ưa thích hơn cho nhan đề sách Diario minimo/Bút kư vắn 1963 của ông dịch sang Anh ngữ năm 1993. Đây là những kư sự ngắn, có thể gọi là phiếm, đôi khi để phúng thích, nhái chẳng hạn Esquisse d’un nouveau chat mà Eco xác định là nhắm vào Alain Robbe-Grillet và nhóm Nouveau roman/Tiểu thuyết mới.

[158] M. Robert, Sdt: “le liseur invétéré – le vrai, qui lit à s’en tuer – ne dénonce pas seulement une perversion de l’esprit poussée à sa dernière extrémité, il engage aussi la littérature à s’expliquer sur la duplicité de sa nature, qui lui permet de seconder secrètement la mort en ayant l’air de représenter le vivant/ người đọc thâm niên - người đọc chân thực đó đọc để tự vẫn v́ thế - không những chỉ tố giác cái suy đồi của tinh thần đẩy đến cùng cực, mà c̣n đưa văn chương đến chỗ biện giải về t́nh trạng trùng phức thuộc bản tính của văn chương, cho phép y bí mật hỗ trợ cái chết trong khi làm ra vẻ biểu hiện người sống”.

[159] Christopher A. Strathman, Aminadab: Quest for the Origin of the Work of Art, in Clandestine Encounters, edited by Kevin Hart 2010.

[160] Christophe Bident, Maurice Blanchot, Partenauire invisible, Essai biographique 2013: “Soulève ce brouillard qui est déjà de l’aube”. Publication d’Aminadab 1942 (Bốc cơn suơng mù này đi đă là rạng sang. Xuất bản Aminadab 1942), phần III.

[161]  Das Schloß do nhà xuất bản Kurt Wolff tại München (Munich) năm 1926 và nhà xuất bản Schocken tại Berlin năm 1935

[162]  Das Schloß, das erste Kapitel: Es war spätabends, als K. ankam. Das Dorf lag in tiefem Schnee. Vom Schloßberg war nichts zu sehen, Nebel und Finsternis umgaben ihn, auch nicht der schwächste Lichtschein deutete das große Schloß an. Lange stand K. auf der Holzbrücke, die von der Landstrße zum Dorf führte, und blickte in die scheinbare Leere empor.

[163] “Das Schloß ist nicht ganz zu Ende geschrieben, doch ist es wohl nicht mehr als ein Kapitel, was fehlt. Der Verfasser hat Freunden den Schluß mündlich erzählt. K. stirbt – einfach an Erschōpfung durch seinen Kampf um die Gemeinschaft und die Bestätigung durch das Schloß. Dis Dorfbewohner umstehen das Sterbebett des Fremden, und im letzten Augenblick gelangt von oben ein Erlaß hernieder, des Inhalts, daß zwar ein Rechtsanspruch, im Dorf zu wohnen, für K. nicht bestehe, daß man ihm aber dennoch mit Rücksicht (nicht etwa auf sein ehrliches Streben, sondern) auf ‘gewisse Nebenumstände’ gestatte, hier zu leben und zu arbeiten. Nun also, das ist die Gnade. Auch Franz Kafka hat sie gewiß, ohne Bitterkeit, an sein Herz gedrückt, al ser starb. (Thomas Mann).

Theo Mann, dựa vào hành trạng của Kafka, tác giả thường đọc cho bạn thân nghe những đoạn đầu của Án xử/Der Prozeß, chắc hẳn ông cũng đọc Lâu đài/Das Schloß cho họ nghe vậy.

[164] Maurice Blanchot, De Kafka à Kafka 1981, trong đó nếu theo liệt kê của Bident trong sách đă dẫn, th́ bài viết đầu về Kafka là La lecture de Kafka đăng trên L’Arche số 11 tháng 11, năm 1945.

[165]  Critique số 229, tháng Sáu 1966:“Maurice Blanchot” với những bài viết củaF. Collin, René Char, M. Foucault, E. Levinas, Paul de Man, J. Pfeiffer, G. Poulet, J. Starobinski; bài viết của R. Laporte mang nhan đề Le Oui, Le Non, Le Neutre in lại trong Roger Laporte, Quinze variations sur un theme biographique 1975.

                              

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2013