ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

132

CHƯƠNG V:

THÔNG DIỄN HỌC

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99,  Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108,  Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120,  Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125, Kỳ 126, Kỳ 127, Kỳ 128, Kỳ 129, Kỳ 130, Kỳ 131, Kỳ 132,

 

Bước ngoặt trong hành trạng thông diễn học của Heidegger có thể kể từ câu hỏi: Was ist das Sinn?/ Ư nghĩa là ǵ? Jocelyn Benoist trong tiểu luận Heidegger , những chiều hướng của ư nghĩa và ảo tưởng thông diễn học [142] dẫn lời Heidegger ở đề từ:

Chúng ta  không hạn chế khái niệm ư nghĩa vào biểu thị ư nghĩa “nội dung phán đoán”, song chúng ta hiểu/lănh hội nó như hiện tượng hiện/hữu sinh được đặc thị trong đó cốt cách h́nh thái của cái khả dĩ tiết lậu/vén mở  trong lănh hội và của cái khả dĩ tiết hợp trong lư giải nói chung trở nên khả thị [143].

Benoist, tác giả Phénoménologie, sémantique, ontologie (Husserl et la tradition logique autrichienne) khẳng định nguồn và cảm hứng trực tiếp của Heidegger đến từ Husserl không chỉ về phương pháp mà c̣n là chủ đề về ư nghĩa/Sinn , một lư luận về biểu thị ư nghĩa, hay đúng hơn theo Benoist là sự dời chỗ của vấn đề lư luận biểu thị ư nghĩa như một phản tư về vị thế thực sự của ư nghĩa, từ “phân tích hiện/hữu sinh” đến khả hữu của một hiện tượng luận thực sự của ngôn ngữ.  Benoist chú trọng đến mặt luận lư học của Heidegger trong giai đoạn này, khi ông xác định lănh vực của luận lư học, chính là ư nghĩa/Sinn và ư nghĩa như thế là cái ǵ có giá trị/gilt.[144] Tuy nhiên, theo Benoist, Heidegger đă đối lập giá trị của những khách thể ngữ nghĩa với hữu thể nói chung như khu biệt ngữ nghĩa với hữu thể, khu biệt b́nh diện ư nghĩa và b́nh diện hữu thể. Trong phân tích lănh hội/Verstehen như một thái độ nền tảng mà dưới chân trời đó, chỉ ư nghĩa là khả hữu khi ông viết: cái ǵ khả dĩ tiết hợp được trong khai mở lănh hội, gọi là ư nghĩa,[145] tuy nhiên nhấn mạnh đến việc là không phải ư nghĩa được lănh hội, mà là hiện thể, hay hữu thể. Nói tóm lại, về mặt hiện tượng luận, “ư nghĩa là cái mà trong đó lănh hội được một cái ǵ đó”, chỉ có ư nghĩa về sự vật, tất cả ư nghĩa là một h́nh thái quan hệ với thế giới, chính từ khởi điểm này, có thể hỏi về ư nghĩa, xác định hướng ư của ư nghĩa, điều này hàm ngụ phê phán thuyết khách thể tính ngữ nghĩa. Lấy ví dụ trong phát biểu “cái búa này nặng” cái được khám phá  qua cái nh́n, không phải là ‘ư nghĩa’, song là hiện thể trên phương thức ‘cái ở-trong-tầm-tay’[146], điều này muốn nói cái được chỉ ra qua ư nghĩa và đặt thành vấn đề với nó, không phải là ư nghĩa, mà là hiện thể.

Quan điểm của Benoist khá rơ ràng ở đây là Heidegger không có ư thực hiện một “hiện tượng luận ngữ học” ở thời kỳ sơ khởi [GA1 Frühe Schriften tập hợp những bài viết sơ kỳ này (1912-1916] , điều Benoist gọi là xu hướng “thông diễn học” của Heidegger nhằm thể hiện một triết học về ư nghĩa/philosophie du sens, cho nên trong ví dụ dẫn trên, ở đó nhấn mạnh đến sự kiện là từ ngữ “cái búa”  xuất hiện về mặt hiện tượng luận, thoạt đầu tiên khi tôi hỏi mượn dụng cụ với người bên cạnh trong một xưởng làm việc, hơn là tôi tạo từ đối tượng này thành luận đề cho một khảo sát từ xa, chủ yếu khởi trong ngữ cảnh của những phát biểu phi thuyết đề [147]. Trong Hữu và Thời, Heidegger phân tích xác ngôn/Aussage trước tiên có nghĩa là chỉ ra/Aufzeigung, trong đó ư nghĩa nguyên ủy của logos/λόγος như thể άπόφανσις là: để hiện thể được nh́n từ chính nó. Ông đưa ra ví dụ của xác ngôn “Cái búa quá nặng” được phát hiện qua cái nh́n không phải là “ư nghĩa”, song là một hiện thể theo kiểu trong tầm tay của nó [148]. Ở đây có thể thấy chiều kích hành luận/praxéologique [149] của ngôn ngữ qua hai ngả đường: cḥng chéo nguyên tắc với chiều kích phi ngữ học của hiện hữu; cḥng chéo giữa ư niệm cơ sở ngữ học trong phi ngữ học. Heidegger nghiêng về xu thế ưu thắng của lănh hội như một cấu trúc phổ quát khai mở đến hữu thể, như Benoist nhận xét, hiện tượng luận của Heidegger là thông diễn học, đă hoàn tất trong giáo tŕnh về Luận lư học ở học kỳ Đông 1925/6 và lặp lại trong Hữu và Thời: Mọi xem xét tiền thuộc từ của cái trong tầm tay tự thân đă là lănh hội-lư giải [150].

Có thể nói, chỉ trong lư giải mới có ư nghĩa/Sinn và ngôn từ/Sprache khả hữu. Benoist nhận xét ở đây, Heidegger vẫn bị lệ thuộc vào mô h́nh của một thông diễn học phổ quát, tổ chức quanh khái niệm ư nghĩa như là khái niệm vừa có tính tập trung và phi thiên hướng, theo một nghĩa  là quyết đoán song lại dưới tầm xác định.

Trong phê phán thông diễn học Heidegger, Benoist khẳng định tiếp tục công tŕnh của Courtine như đă tŕnh bày trong hội luận Heidegger 1919-1929. Nhan đề tham luận của Courtine là:  “Nghiên cứu luận lư học” của Heidegger, từ lư luận phán đoán đến chân lư của hữu [151], tác giả khẳng định ngay từ đầu, đây không phải là trở lại những lư giải của Heidegger về tác phẩm Logische Untersuchungen của Husserl, song chủ điểm của Courtine nhằm t́m hiểu vấn đề ư nghĩa của hữu thể khi bàn đến vấn đề Hữu/Seinsfrage. Theo Courtine thực sự đạo tuyến dẫn vào tác phẩm của Heidegger khởi từ vấn nạn cơ bản về luận lư học, hay đúng ra luận lư là ǵ? [152] song vấn đề này lại liên hệ đến câu hỏi: tại sao gọi là tư tưởng? bởi sau câu hỏi về luận lư học đă ám thị vấn đề về hữu của ngôn ngữ, mà trong bước ngoặt hành trạng tư tưởng của ông, ngôn ngữ không phải là một công cụ, mà là ngôn ngữ: “Die Sprache ist die Sprache” hay trong chính ngôn ngữ của ông “die Sprache spricht/ngôn [phát] ngôn”.

Courtine đă đọc trở lại những công tŕnh đầu tay của Heidegger thời trẻ, từ luận án tiến sĩ 1913: Die Lehre vom Urteil im Psychologismus, Ein kritisch-positiver Beitrag zur Logik, đến luận án giáo nghiệp/Habilitation năm 1915: Die Kategorien-und Bedeutungslehre des Duns Scotus (những luận án này in lại trong GA 1: Frühe Schriften 1972) và khi nh́n lại quá tŕnh này, Heidegger nhận xét: Những công tŕnh đầu tay này báo hiệu một Wegbeginn/khởi sự con đường, mở ra trước tiên một con đường hăy c̣n bế tắc…song báo hiệu ở đây dưới biểu trưng vấn đề những phạm trù, câu hỏi về Hữu, vấn nạn ngôn ngữ dưới h́nh thái một học thuyết biểu hiện ư nghĩa..

Vấn đề về hữu, vấn đề về luận lư, vấn đề về ngôn ngữ c̣n được minh thị trong đối thoại với một người Nhật, khi ông bày tỏ suy niệm về ngôn ngữ và hữu thể định hướng con đường tư tưởng cho ông, hai mươi năm sau khi viết luận án giáo nghiệp nói trên là mạo hiểm vào cuộc hành tŕnh định vị trí vấn đề  t́m kiếm về ngôn/die Frage nach der Sprache zu erörtern, suy niệm logos/λόγος cũng là nhằm đi t́m bản chất của ngôn/das Wesen der Sprache. Trong luận án 1913 nói trên, ở phần kết luận xác định: nhà luận lư học phải t́m  cách khai thông ư nghĩa bao quát của những mệnh đề, xác định những h́nh thái phán đoán theo những ư nghĩa khách quan khác nhau, những cấu trúc đơn giản hay phức tạp của chúng, và thu tập lại thành một hệ thống. Công việc này không phải hoàn tất trong những nghiên cứu tâm lư học, mà ở những xác định bao quát và biện minh của những biểu thị ư nghĩa của từ ngữ [153] .

Courtine nhận xét, từ vấn nạn về ư nghĩa trong luận án 1913 khi hỏi “đâu là biểu hiện ư nghĩa của ư nghĩa/Was ist der Sinn des Sinnes?” mà Heidegger xác định lĩnh vực của ư nghĩa và giá trị là luận lư học, trong khi phê phán chủ nghĩa duy tâm lư học, đến định thức trong giáo tŕnh năm 1925-26 về Luận lư học  đă bước sang một tiến tŕnh mới, tiến tŕnh “hủy triệt” hiện tượng luận của luận lư học, về bản chất của luận lư học là “huỷ triệt phê phán lịch sử” của luận lư học. Trong tham luận của Courtine, lần đầu tiên đă sử dụng  thuật ngữ quan trọng trong Sein und Zeit, từ huỷ triệt/Destruktion [tôi đă bàn về vấn đề này trong Triết học nào cho thế kỷ XXI].Trong giáo tŕnh kể trên, Heidegger chỉ ra trường sở bao la của luận lư học là ngôn, diễn ngôn/die Sprache, das Reden khi nói cho rơ nghĩa:

Đối với Luận lư học đề cương là diễn ngôn nh́n từ ư nghĩa cơ bản của nó: để nh́n thế giới và hiện thể con người, hiện thể nói chung [154].

Theo Courtine, xác định về luận lư học của Heidegger dựa trên chế định logos apophantikos ở đầu thiên Lư giải/Peri Herméneias của Aristote dẫn đến thể hiện luận lư học như lĩnh vực cho tiêu chuẩn và là trung tâm nguyên ủy của mọi xác định hữu thể luận; như một quá tŕnh tất yếu trở về với Aristote/Notwendigkeit eines Rückganges zu Aristoteles bởi: chân lư không được xác định tiên khởi với mệnh để, song với nhận thức như thể trực giác.

Có thể mở dấu ngoặc ở đây để nhớ lại việc Conrad Groeber đem tập luận án Về ư nghĩa đa dạng của Hữu theo Aristote của Franz Brentano tặng cho Heidegger đă là “hướng đạo dẫn dắt cho những toan tính thô thiển ban đầu trên đường vào triết học” như chính Heidegger bày tỏ trong hành trạng Con đường dẫn tôi đến với hiện tượng luận.[155]

Khi dẫn đoạn văn trong thiên Lư giải nói trên, Heidegger đă thích nghĩa làm sáng tỏ vấn đề quan hệ giữa mệnh đề và chân lư: Chính mệnh đề được xác định  từ chân lư, không phải nghịch lại là chân lư do ở mệnh đề.[156]

Courtine đưa ra những luận cứ Heidegger nhằm phá đổ lư giải truyền thống không những dựa trên khái niệm khá chật hẹp về chân lư, mà c̣n dựa trên một phân tích bất toàn về mệnh đề và ư nghĩa của nó, do đó không biết đến chiều kích cơ bản của hiện tượng luận là “bản chất của mệnh đề là apophainesthai/άποφαίνεσϑαι – hăy nh́n hiện thể từ chính nó”[157], suy ra : “mệnh đề không phải là cứ địa của chân lư, song chính chân lư là cứ địa của mệnh đề”[158].

Courtine nhận xét huỷ triệt hiện tượng luận như Heidegger chỉ ra dẫn đến hai cơ sở biểu thị logos mang tính thuyết đề/apophantique: Entdecken vs Verdecken/phát hiện, khai mở đối lập với che ẩn, khuất lấp.

Chính ở đó, theo Courtine, đưa ra ánh sáng ư nghĩa công chính của thuyết đề Aristote (l’apophantique aristotélicienne) và chức năng thực sự của hiện tượng-luận lư học (phénoméno-logique) của logos/λόγος là làm hiện ra, hiển minh (Offenbarmachen); nói khác đi, huỷ triệt lịch sử-phê phán của truyền thống thực sự trở thành huỷ triệt hiện tượng luận. Đó cũng là bước đi h́nh thành công tác lư giải Péri Herméneias trong sự vụ hiện tượng luận của Sein und Zeit 1927, song lại là một đảo ngược quyết định:

“…với minh chứng truyền xuống từ xác ngôn của lư giải và lănh hội chỉ rơ ra là lư luận học của Logos bám rễ từ phân tích hữu/sinh của hiện thể.”[159]

Trở về với Aristote, như Courtine nhận xét chống lại những lư giải kinh viện dẫn Heidegger  đi t́m điều kiện khả hữu của chính logos apophantique và biểu thị ư nghĩa của nó: logos không dẫn về sinh giới/Lebenswelt hay kinh nghiệm tiền từ như Husserl, mà dẫn đến Besorgen, theo một lối đường rọi sáng những ǵ quan hệ tới hiện thể, không phải từ thái độ lư luận, tri thức, nhưng từ giao ngộ thường ngày với sự vật thực tế, những pragmata/πράγματα.

Huỷ triệt hiện tượng luận, hay cơ bản-hữu thể luận của luận lư học đưa ra hiển nhiên thời tính nguyên uỷ của “vận động lănh hội”, như cấu trúc cái sâu sắc của tiết hợp “với tư cách”, cấu trúc này phân tích cho thấu chính là thời gian. Vấn đề đặt ra là: trong chừng mực nào suy niệm về luận lư học của Heidegger hay quá tŕnh từ logos đến ngôn, Sprache hiểu như là die Sage thực sự mở ra một huỷ triệt luận lư học? Huỷ triệt, như Courtine nhận thức trong tư tưởng Heidegger , là định hướng truyền thống của siêu h́nh học  trên chính ư tưởng của hiện tượng luận và khả năng triệt để của Heidegger. Dự tŕnh này, trong lời tựa tác phẩm Heidegger và hiện tượng luận [160], Courtine viết: “sự vụ tư tưởng” mà Heidegger đi xác định ưu tiên cũng là duyên cớ của hiện tượng luận, nên trong những nghiên cứu của Courtine liên hệ trực tiếp đến thông diễn học truyền thống của Heidegger nhằm đặt lịch sử hữu thể trong viễn tượng khởi từ hữu thể luận cơ bản và phân tich hiện thể.

---------------------------

[142] J. Benoist, Heidegger, les sens du sens et l’illusion herméneutiqua trong Heidegger (sous la direction de Maxence Caron) 2006.

[143] Heidegger, Sein und Zeit: Den Begriff des Sinnes restringieren wir nicht zuvor auf die Bedeutung von “Urteilsgehalt”, sondern verstehen ihn als das gekennzeichnete, existenziale Phänomen, darin das formale Gerüt des im Verstehen Erchließbaren überhaupt sichtbar wird.

Bản dịch sang tiếng Pháp Benoist dẫn: Nous ne restreignons pas le concept de sens à la signification de “teneur du jugement”, mais nous le comprenons comme le phénomène existential caractérisé dans lequel l’armature formelle du dévoilable dans la compréhension et de l’articulable dans l’interprétation en général devient visible.

Đối chiếu với hai bản dịch sang tiếng Anh, đều dùng: Sinn= meaning, Bedeutung=signification hay signifying.

Những từ “Sinn” hay “sens” mang nhiều nghĩa, điều này ngay từ thời cổ đại, Aristote đă nhận xét: từ ngữ và nhiều diễn từ thường hạn chế, song trái lại, sự vật th́ không giới hạn, cho nên thiết yếu diễn từ và từ ngữ biểu thị ư nghĩa nhiều sự vật (X: Aristote, Sophistici Elenchi I, 165a).

Khi dịch sang tiếng Việt, những từ nói trên chỉ thị nhiều nghĩa, chẳng hạn “sens” và “signification” cùng nói “ư nghĩa”.

Vể mặt luận lư, Husserl xác định “Sinn” khá phức tạp. Nhiều học giả nhận xét trong thời viết Sein und Zeit, rơ ràng Heidegger bị áp lực của hai ảnh hưởng: hiện tượng luận Husserl và thông diễn luận Dilthey. Đọc bộ Logische Untersechungen của Husserl, luận án Die Lehre vom Urteil im Psychologismus, GA 1 viết năm 1913 phê b́nh chủ nghĩa duy tâm lư học, và những giảng khoa như Logik. Die Frage nach der Wahrheit, GA 21 (học kỳ Đông 1925-26) của Heidegger chỉ ra  mối quan tâm trong thời kỳ này.

[144] Trong Hiện tượng luận, ngữ nghĩa luận , hữu thể luận dẫn trên nói về quan hệ giữa Husserl và truyền thống luận lư học Áo, Benoist dẫn Nghiên cứu luận lư học của Husserl để chỉ ra một quan niệm về những kinh nghiệm sống tâm linh mà Husserl phê phán là không chính xác, đó là quan niệm những kinh nghiệm sống được xem là ư nghĩa hay biểu thị ư nghĩa của biểu hiện. (Xem: Husserl Sdt Q. I, ch. I § 6.)

Nhà triết học Pháp Gilles Deleuze ở bên ngoài tư trào hiện tượng luận và chủ nghĩa hiện sinh, song trong Lư luận về giác/Logique du sens (thiên luận về mệnh đề) quan niệm ư nghĩa như một chiều kích đặc thù và riêng của mệnh đề, không giản lược vào dấu chỉ/désignation, vào biểu thị/manifestation hay biểu hiện ư nghĩa/signification; giác là chiều kích thứ tư của mệnh đề, là cái được biểu thị (Le sens, c’est l’exprimé) và nhận xét Husserl đă t́m lại nguồn sinh động này từ những nhà Khắc kỷ.

[145] Heidegger, SuZ : Was im verstehenden Erschließen artikulierbar ist, nennen wir Sinn.

Verstanden aber ist, streng genommen, nicht der Sinn, sondern das Seiende, bzw., das Sinn.

Sinn ist das, worin sich Verständlichkeit von etwas hat.

[146] Heidegger, Sdt: In der Aussage “Der Hammer ist zu schwer” ist das für die Sicht Entdeckte kein “Sinn”, sondern en Seiende in der Weise seiner “Zuhandenheit”.

[147] J. Benoist, Sdt: “énoncés non apophantiques”.

Bị chú: ở sơ kỳ của những tác phẩm, Heidegger thường lư giải triết học Aristote, chẳng hạn thích nghĩa Peri Hermeneias nói đến logos apophantikos/λόγος άποφαντικός  và logos không phải là apophantikos, theo lối phân chia của Aristote, mọi diễn ngôn không phải là đúng hay sai, v́ có những câu hỏi, những mệnh lệnh, những cầu nguyện chỉ nhằm gây chú ư.

[148] Heidegger, Sdt: Aussage bedeutet primär Aufzeigung. Wir halten damit den ursprünglichen Sinn von λόγος als άπόφανσις fest: Seiendes von ihm selbst her sehen lassen. In der Aussage:”Der Hammer ist zu schwer” ist das für die Sicht Entdeckte kein “Sinn”, sondern ein Seiendes in der Weise seiner Zuhandenheit.

[149] Praxéologie là tập hợp của hai từ praxis/hành động và logos/ngôn luận đă được Clemens Timpler dùng từ thế kỷ 17 khi luận về đạo đức học, Louis Bourdeau trong Thérie des sciences (1882) và trong kinh tế học với Ludwig von Mises.

[150] Heidegger, Sdt: Alles vorprädikative schlichte Sehen des Zuhandenen ist an ihm selbst schon verstehend-auslegend.

[151] J.-F. Courtine, Les “Recherches logiques” de Martin Heidegger, de la théorie du jugement à la vérité de l’être, in Heidegger 1919-1929. De l’herméneutique de la facticité à la métaphysique du Dasein.

[152] Courtine, Sdt: Was ist die Logik?, ou mieux Was ist das, das Logische? Những tác phẩm nói đến ở đây cũa Heidegger là Was heißt Denken? 1954 (giáo tŕnh 1951-1952) hay Unterwegs zur Sprache 1959.

[153] Heidegger, Die Lehre vom Urteil im Psychologismus: Der Logiker muß suchen, den eindeutigen Sinn der Sätze herauszustellen und nach den objektivenSinnverschiedenheiten, nach ihrer einfachen oder zusammengesetzten Struktur die Urteilsformen zu bestimmen und in ein System zu bringen.

Die wahre Vorarbeit für die Logik…nicht von psychologischen Untersuchungen…sondern durch eindeutige Bestimmungen und Klärungen der Vortbedeutungen.

[154] Heidegger, Logik, die Frage nach der Wahrheit, GA 21: Für die Logik ist die Rede Thema im Hinblick auf deren Grundsinn: Welt und menschliches Dasein, überhaupt Seiendes sehen zu lassen.

[155] X. ĐPQ, Hành trạng tư tưởng in Hành trạng tư tưởng giữa hai thế kỷ 2002.

[156]   Der Satz ist definiert mit Rücksich auf Wahrheit und nicht etwas umgekehrt, Wahrheit kommt von Satz her.

[157] Heidegger, Sdt: Das Wesen des Satzes ist das άποφαίνεσϑαι – sehenlassen ein Seiendes, άπό, von ihm selbst her.

[158] Satz ist nicht der Ort der Wahrheit, sondern Wahrheit der Ort des Satzes.

[159] Heidegger, Sein und Zeit: “…mit dem Nachweis der Abkünftigkeit der Aussage von Auslegung und Verstehen deutlich zu machen, daß die Logik des Logos in der existenzialen Analytik des Daseins verwurzelt ist”.

[160] J.-F. Courtine, Heidegger et la phénoménologie: [les études ici] concernent plus directement l’herméneutique heideggérienne de la tradition, la mise en perspective de l’histoire de l’être à partir de l’ontologie fondamentale et l’analytique de l’être-là.

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2014