ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

59

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59,

Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo)

Chúng tôi/ngă môn khởi sự từ chúng để chỉ một đơn vị phức thể, khu biệt với chúng anh/nễ môn và chúng nó/tha môn. Trong tiểu thuyết mới, anh/(chúng) anh đă có một chức năng như ở la Modification của Michel Butor [43]. Khởi sự của Tiếng nói:

Chúng tôi bị lùa vào một căn pḥng,…    nếu thay thế bằng:

Các anh bị lùa vào một căn pḥng,…   không ở trạng thái thuyết thoại nữa, nhưng là điều tra, chất vấn;        nếu thay thế bằng:

Chúng nó bị lùa vào một căn pḥng,… sang cảnh trạng khác, mô tả

ở thuyết thoại, như tôi đă viết trong tiểu thuyết có khả hữu [44] : những nhân xưng tôi trong đó là những thuyết thoại nhiều giọng:

Tôi là kẻ mang số đính bài. Sống giữa những con số khác. Xin cảm ơn tù ngục. Xin cảm ơn bạo động. Tôi đă sắp sửa được trở về với thú tính. Sống đồng hoá với những con vật người kia. Những con vật biết hút thuốc lá. Kẻ ngồi bên cạnh hỏi tôi c̣n thuốc lá hút không. Tôi khinh bỉ trả lời, chưa bao giờ đốt một điếu thuốc nào trong đời (tôi là người, không phải cái máy để thở khói ra đằng lỗ mũi). Những kẻ xung quanh cười rộ. Đồ đạo đức giả, tôi nghĩ thế. Tôi vừa ở pḥng thẩm vấn về đây, đũng và ống quần c̣n ướt đẫm hơi nước tiểu xông lên nồng nặc. Tôi thèm hút một điếu để trả thù. Đồ ngu xuẩn, tao không biết cười. Tôi là người, không phải là loại đười ươi thích cười. Ung thư, lao phổi – đó là những chữ đe dọa đời sống. Tôi không hút thuốc như không làm t́nh.

Tiếng nói có bốn phân đoạn, ở phân đoạn hai cũng khởi từ:

Tôi bị đưa vào một căn pḥng, cùng với những con vật kia, những con người (à, v́ chúng đi hai chân, nhưng tôi vẫn nghĩ chúng là bọn dă nhân), tôi chỉ có đôi mắt ngó, chúng là đôi mắt người, c̣n hai cánh tay này khi duỗi ra cũng có những móng vuốt giấu dưới những vằn lông lá. Tôi đang ở trong pḥng giam. Tôi ư thức điều đó. Tôi là tù nhân.

 

Tôi là ai? Nhân vật thuyết thoại, người kể, tác giả? Chỉ để bắt đầu từ một nhân xưng ngôi thứ nhất, song không để xác định, như trong thuyết thoại cổ điển. Cho nên ở phân đoạn thứ nhất, tiếp sau (chúng tôi) bị lùa vào một căn pḥng, lư ưng nói đến nơi chốn-không gian:

Ba bề tường gạch quét vôi loang lổ những vết lấm nhoè nhoẹt ở khắp mọi chỗ, mái lợp tôn xám không có trần, trời tháng Tư nóng khét, hơi nắng bốc từ trên không thấm qua lần kim khí toả xuống dưới này, rưới lên đầu, lên ḿnh, quyện vào da thịt ướt đẫm mồ hôi - …

 

những h́nh dung từ như loang lổ, nhoè nhoẹt, khét có mang tính khách quan của miêu tả, hay dấu ấn của con người hiện diện? khi nói đến hơi nắng rưới lên đầu, lên ḿnh, quyện vào da thịt chắc hẳn trong một không gian có con người;

cái mâu thuẫn của mọi thuyết thoại là không thể phủ nhận dấu vết con người trong một thế giới kể cả không có tha nhân [45]

cho nên ở phân đoạn thứ nhất này, con người đặt trong dấu ngoặc, bắt đầu bằng một câu dài:

 

(tôi c̣n nhớ rơ lối đi sâu hun hút, không nh́n thấy ngoài trời, cánh cửa lim xám mở vào một không gian rộng lớn – căn pḥng có chiều dài ngăn lại bằng một cái bàn sắt lớn, b́a kẽm dầy đồ sộ như tấm bản che khuất nửa thân dưới của người ngồi ở phía sau, mặt bàn rộng để trần, trên đặt chồng hồ sơ xếp gọn trong những tấm b́a đen cứng, ngọn đèn tṛn lớn chiếu rọi vào mặt người đối diện - kẻ bị thẩm vấn đứng ngu ngơ phải nh́n vào vùng ánh sáng cực mạnh của bóng đèn, đôi khi thấy tia chói của bóng đèn là ngọn lửa đốt cháy lấy đôi mắt, đôi khi ảo giác là thực tại, chạm mặt với tấm biểu đồ trải rộng trên mặt tường cuối pḥng, tấn kịch diễn ra thật mau lẹ qua những câu hỏi bất ngờ, tiếng trả lời thật đầy ứ, tước đoạt hết ư nghĩa, những tiếng nói lập lại lướt trên bờ môi mở ngỏ, lưỡi khô đắng, máu tụ rần rật ḅ trên khắp gan bàn chân, thận đau nhức trong cơ thể, tôi phải đứng đây măi sao, tôi muốn đi tiểu, tôi liên quan với những ḍng chữ lư lịch trên trang giấy đánh máy đặt trước mặt kia,tôi thèm khát thoả măn nhu cầu sinh lư trong khi đang phải trả lời khẩu cung…)

 

tại sao trong dấu ngoặc? ư nghĩa của dấu ngoặc biểu hiện dưới nhiều cách thái, là một phức thể trong những tiếp khớp (parenthẻses emboîtées) hay dán nhăn (parenthèse étiquetée) trong chuyển hoá ngữ học, khác với Einklammerung của hiện tượng luận, c̣n trong văn chương dấu ngoặc là khép lại một thế giới khách quan để mở ra trường sở chủ thể: những cái tôi trong phá thể tiểu thuyết không để chỉ nhân vật, đại danh từ nào [46], để h́nh dung điều đó, ở Dung nhan [47] sử dụng hỗn hợp:

 

hăy mở cửa pḥng, bước vào đi! bạn (sẽ) làm quen với sàn gạch đa hoa được chùi bóng loáng xếp theo h́nh những quả ô trám như tất cả những sàn gạch của mọi căn nhà sang trọng nào bạn đang ở, trước mặt là cánh cửa nhỏ mở vào buồng tắm, không nh́n thấy tường sơn màu ǵ v́ những lớp màn vải treo trên những sà ngang đóng dọc theo tường, nối với nhau ở những góc tường, phủ dài xuống tới mặt sàn, phía trên trần lợp những phiến gỗ mỏng sơn màu da cam phơn phớt hường, ở chính giữa nghĩa là chỗ cắt nhau của hai đường chéo là chiếc quạt điện lớn với những cánh dài uốn cong, bộ bàn ghế mây ở một góc đối diện với bức b́nh phong làm bằng lụa vẽ h́nh sơn thuỷ phủ trên khung gỗ che khuất bàn trang điểm với tấm gương lớn xếp làm ba mặt – dáng chừng chủ nhân có thể thay y phục hay trang điểm một cách tự nhiên khi có khách; c̣n phải để ư tới chiếc tủ lạnh kê ở phía góc tường gần cửa vào pḥng tắm, bên cạnh cái quầy nhỏ với những hàng ly, tách, mấy chiếc b́nh kiểu, một bức tượng bằng thạch cao trắng, một chiếc hộp nhựa trong suốt h́nh lăng trụ bên trong là con búp bê Nhật bản bận y phục cổ truyền với chiếc dù nhiều màu sặc sỡ xoè ra che đầu, phía bên kia là chiếc giường ngủ mặt nệm trắng muốt với những chiếc gối tṛn xếp quay đầu về phía bàn trang điểm (ở đằng trước bức b́nh phong trực giao với chiều dài của chiếc giường; người ta có thể nằm ở đó nh́n thấy và nói chuyện với người ngồi trang điểm trước gương), chiếc bàn ngủ khá lớn trên để máy thâu băng có dây nối với máy khuếch âm kê trên chiếc đôn sứ, tủ quần áo đặt khuất trong một hốc tường ở phía bên bàn trang điểm bạn (sẽ) để ư trước hết đến b́nh bông cắm những cánh hoa gọn và khéo đặt chính giữa chiếc bàn mây, bạn hăy ngồi xuống ghế, cảm tưởng đầu tiên đây là căn pḥng của một người đàn bà; có cái ǵ quen thuộc gờn gợn trong trí nhớ về một khí hậu êm đềm, nhẹ nhàng khi con người trở lại chốn này, trở về mặc dầu là nơi vừa mới đến tinh thần thật thoải mái nhưng trí tưởng lại rộn ràng trước những đồ vật kê ở đó, theo một thứ tự không có một quy luật, những đồ vật mang theo một ư tưởng sở hữu, xếp đặt, chiếm đoạt; sự xếp đặt ở những bàn tay vào thời khoảng sơ khai trong vùng trống vắng của căn pḥng, cái tủ để chỗ này, cái bàn kê chỗ kia, chỗ này, chỗ kia, giữ một vị trí ở lúc đó của căn pḥng, bạn choáng váng với không gian toát ra sinh khí của căn pḥng (có người ở - người đàn bà) bạn ngây ngất với h́nh ảnh (vẫn c̣n trong trí tưởng) một thân thể hiện diện nơi chốn này, trong thế giới căn pḥng mà nàng làm chủ, mỗi ngày từ căn pḥng tắm lót gạch men trắng, ṿi hoa sen tưới những giọt nước ồ ạt chảy xuống với hương xà bông toả lên thơm ngát trên thân thể và nàng phải đi qua cánh cửa nhỏ, những giọt nước như sương đọng lại, dấu bàn chân in đẫm trên sàn gạch, nàng xoă tóc trước gương nheo mắt ngắm h́nh bóng hiện diện trước mặt (tôi đấy ư, tôi-hai-mươi-lăm-tuổi cùng những dấu vết dậy th́ từ kẽ tóc chân lông…)nàng có thói quen uống một ly rượu mạnh cho người hừng nóng trước khi hai cánh tay trần vươn dài như những rễ cây leo quấn lấy con mồi (Ồ! Sinh vật, ngươi hăy nhắm mắt cúi đầu lao ḿnh vào vô thức, cơi hư vô ngọt ngào không c̣n những danh từ chung nào để chỉ mỗi khoái cảm…sự sống dường như tập trung vào những vùng cảm giác biến đổi bất ngờ, sự sống, chúng ta vừa bắt kịp và ngay từ những nơi im ĺm bất động, cũng lộ diện, cũng hoạt động rộn ràng) bạn có thể làm con mồi ấy, tôi nói rơ, như một giấc mơ và chúng ta sẽ là hai người đóng chung một tấn kịch đuổi bắt nhau như h́nh với bóng, làm con mồi và làm cái bóng của con mồi để tự chiêm ngưỡng ḿnh rơi hút dần vào vực sâu, khô và đắng, có nguồn động lực nào cho phép chúng ta cùng t́m thấy từ chỗ ngồi trên chiếc ghế mây này, tôi tự hỏi tôi, bạn đấy ư, chúng ta đă ngồi ở chỗ này ở một quá khứ nào, cũng có thể là một chỗ ngồi ở tương lai sẽ đến, lối diễn tả bằng chữ nghĩa đă nối liến quá khứ của tôi – nghe như một quăng đời sống lại chắp nối bằng những cành cây phủ lá xum xuê mang nặng những bông điệp (mùa hạ đó) chỉ ở thời gian này tôi mới lại trở về, trở về…với ư nghĩa bất ngờ trong tương lai của bạn, tôi đă ngồi đó, bạn sẽ lại ngồi đó chờ đợi người đàn bà, phải rồi, nàng – nàng (sẽ) phải đi qua cánh cửa nhỏ mang theo những giọt nước như sương đọng lại trên thân h́nh, bạn phải nói những câu ǵ đây (tôi đă thường nói những câu tương tự) với người đàn bà (không, không tôi không c̣n làm con mồi ấy nữa; như một giấc mơ) tôi đă ngồi vào bàn viết lúc này, t́m những chữ thay cho những h́nh ảnh, kể lại từ chỗ nào kỷ niệm có thể là một tấn kịch để bạn đuổi bắt lấy tôi – làm con người sung sướng được ôm lấy nàng (xin nhẹ nhàng!những tiếng động ŕ rầm ở trại máy cưa bên ngoài vọng lại, tiếng róc rách của nước chảy ở những miền tiếp giáp); tôi khởi sự viết lúc 11 giờ đêm, một giờ sau khi cả thành phố đă ch́m đắm trong cuộc giới nghiêm pḥng thủ, mọi tiếng động của sinh hoạt đều ngưng đọng, ngoại trừ vài tiếng súng vu vơ ở một góc nào ở ngoài đường phố đôi lúc nổi lên (một người ngă gục, không, đó chỉ là bóng tối dọa nạt) trí tưởng đang lang thang đi t́m sự tiết hợp của câu văn và ư nghĩ, phút thiêng liêng phối ngẫu giữa con người (kẻ nào? kư ức lục lạo để mang theo kẻ nào được tuyển chọn dự vào cuộc sáng tạo này) và chữ viết – trang giấy trắng, in statu nascendi như thế giới mới mở ra, kiêu hănh đợi chờ; tôi đă xoá bỏ những ḍng thứ nhất viết vào buổi sáng này, khi quán nước mới mở cửa, những khung sắt đặt bảo vệ những ô cửa kính đă được tháo gỡ, bộ mặt ban mai của thành phố lộ dần, trong một chút ngái ngủ tôi đă thôi thúc thảo những hàng chữ đầu để níu kéo lấy một h́nh ảnh của ngày – dung nhan đời sống; tôi lại trở về với thói quen của bóng đêm, khởi sự viết sau những ḍng đă gạch xoá, à, có tiếng th́ thầm nào kêu gọi tôi tới căn pḥng này, mộng du trên những vùng ngôn ngữ khi điếu thuốc đặt trên chiếc gạt tàn c̣n nghi ngút, khói thơm phảng phất trong không gian hừng hực tựa như ngọn lửa mới lại nhen nhúm…[48] 

 

[43] Ngôi thứ hai được sử dụng trong thể chất vấn: “Vous songiez aux traits tirés qu’avait Henriette dans votre lit…”

[44] X. Hành trạng tư tưởng giữa hai thế kỷ 2002

[45] X. Gilles Deleuze, Logique du sens 1969 trong bài viết Michel Tournier et le monde sans autrui/M.T. và thế giới không tha nhân, để luận về tiểu thuyết Vendredi ou les limbes du Pacifique [ bài viết dẫn trên của Deleuze đă dùng làm bạt cho quyển tiểu thuyết này] của Michel Tournier, lấy nhân vật Friday/Vendredi trong tiểu thuyết Robinson Crusoe của Daniel Defoe (1659/61-1731) làm đề tài cho tiểu thuyết nói trên.

Deleuze nhận xét: Thế giới của tà ác là một thế giới không có tha nhân, vậy là một thế giới phi khả hữu (le monde du pervers est un monde sans autrui, donc un monde sans possible), sdt.

[46] Như Federman dẫn chứng một số tiểu thuyết phá thể không có nhân vật (trong tiếng Anh, thường dùng từ character) như tiểu thuyết của George Chamber, Mauriche Roche, Georges Perec, ngay cả không có những nhân xưng đại danh từ như của Philippe Sollers, Samuel Beckett, Raymond Federman.

[47] Bài viết này đă đǎng trên Văn, xuất bản tại Sài g̣n trước 1975, in lại trong Một dặm tương thân, 1987.

[48] Khởi sự của Dung nhan là câu văn dài. Trong tiết V chương I, tôi đă nói đến “những câu là thành phần của bản văn và những gịng tạo thành quyển sách, những trang là thành phần”, “câu văn không phải chỉ đồng vị”, “câu văn là mô thức sống động”.

Đêm lạ in trong Một dặm tương thân là một bản văn chỉ có một câu văn dài không chấm dứt. Nhận xét: khi Đêm lạ đăng trên tạp chí Văn [người đánh máy hay Chủ bút?] đă chấm câu/ponctuation, trở thành một bản văn khác [hợp tuyển Hai mươi năm văn học Việt nam hải ngoại 1975-1995, x.b. Đại Nam1995 đă dùng bản Đêm lạ có phép chấm câu mượn lại từ tạp chí Văn (?)].

Sự khác biệt giữa hai bản văn có đem lại ấn tượng ǵ, đối với người đọc?

Trong Phá truyện, tôi nhắc đến tiểu thuyết Paradis I, 1981 dày 254 trang của Philippe Sollers không có những dấu chấm, phẩy, xuống ḍng…bởi v́ tất cả được kể nhịp nhàng không trong trật tự trói buộc của luận lư cổ lỗ mà trong trật tự trong sáng và liên tục, ẩn hiện khuyết đầy của những làn sóng và những vệ tinh.

Bắt đầu của Paradis I là: voix fleur lumière écho des lumières cascade jetée dans le noir…

cuối trang 254 là: servi le boit avale un verre d’eau glacée bâille deux fois de sommeil allume une cigarette puis soudain relâché léger renverse négligemment la tête au soleil

Bắt đầu của Paradis II, 1986 là: soleil voix lumière écho des lumières…

để tiếp nối/emboîter Paradis I.

Trước Sollers, đă có những tiểu thuyết không chấm câu như Long Talking Bad Conditions Blues 1979 của Ronald Sukenick, Comment C’est 1961 của Samuel Beckett, chỉ kể một vài tiêu biểu.


Đặng Phùng Quân

 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 

© gio-o.com 2012