ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

23

Chương I

TRIẾT HỌC VÀ VĂN CHƯƠNG

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,

 

IV. Bản văn.

Khôi phục thứ văn tự phi nhân quả, công việc viết/đọc tạo thành bản văn của văn chương được coi như sức sản xuất. Văn chương như thể khoa học, ly khai với mọi ư thức hệ. Ư thức hệ là một hệ thống những biểu tượng (ảnh tượng, huyền thoại, ư niệm hay khái niệm tùy theo các trường hợp) mang theo một hiện hữu hay một vai tṛ lịch sử ở trong ḷng xă hội cho sẵn (Althusser). Như vậy ngay trong cơ cấu, những bản văn đă là sản xuất không thể giản lược vào biểu tượng; bản văn của văn chương gắn liền với bản văn của xă hội, là những thực tiễn xă hội, mà văn chương chỉ là một biến thể.

Hồ Thích khảo sát thời kỳ phát sinh triết học Trung quốc đă dựa vào kinh Thi, làm nổi bật đặc tính học thuyết chỉ là một thiên văn chương gắn liền với bản văn xă hội. Mặt khác, ông coi triết lư kinh Dịch chỉ là căn bản học thuyết của Không tử, thời kỳ tập đại thành những khái niệm [10]. Quan điểm này loại bỏ những sai lầm ư thức hệ của các học giả khảo sát lịch sử tư tưởng Trung hoa.

Trong chiều hướng đó, bản văn chương thực sự là phiên dịch của một bản văn khác. Có một dấu hóa → đặt giữa hai bản văn. Đặc tính của bản văn là chất thể, nhưng là chất thể được kết dệt bằng nhiều thành phần văn tự. Thứ chữ nghĩa của bản văn có chức năng là điều hoạt bước đi tiến thoái về cứ điểm tiếp cận của sự có thể đọc ra được bản văn. Cho nên những tranh luận chung quanh những khả hữu của ngôn ngữ, vấn đề xác định những dấu hiệu ngữ học, những qui luật văn phạm, việc phân chia các loại từ, đă gây ra nhiều ngộ nhận, chia rẽ thực sự chỉ có thể giải quyết trong trường hợp thảo luận trên một “thống nhất trường”: sự thực hành văn chương khả dĩ có thể khai phá và khám phá ra những lănh vực của ngôn ngữ số nhiều. Vấn đề “đọc ra được” hay “không đọc ra được” chứng tỏ bản văn ở giữa hai vùng: tri thức và vô tri thức; điểm cản của bản đọc là việc “không đọc ra được” dấu hiệu tiêu cực trong sự đồng hóa bản văn của văn chương với bản văn xă hội - chứng tỏ quán lực của ư thức hệ xuất hiện trên b́nh diện phản động, mà mỗi xă hội phân hóa ra nơi mỗi cá nhân không thể đọc được. Cần phải giải hoặc điều kiện của người đọc, nghĩa là phá hủy ṿng rào bao quanh bởi những điều kiện giả định trong mối tương quan giữa viết (và) đọc, giữa ngữ ư và ngữ thái đă tạo ra những huyền thoại về sự “sáng tạo” về “tác phẩm” trong quan niệm văn chương cổ điển. Những phản ứng của các trào lưu văn chương trong thế kỷ này chứng tỏ nỗ lực muốn thoát ra khỏi ṿng rào như khai phá những ư nghĩa của từ ngữ đối tượng (Siêu thực), hiện thể của ngôn ngữ văn chương (Tiểu thuyết mới). Những nỗ lực đó sau cùng đi đến mâu thuẫn là vẫn c̣n nấp sau mặt nạ văn chương, trong một cách thế bất khả hữu. Mâu thuẫn: điều này tố cáo trào lưu văn chương, dẩu thoát ra khỏi khuôn khổ cổ điển (văn học như thể lịch sử những văn loại hay những ngữ ư văn chương như chủ trương “văn dĩ tải đạo”) cũng vẫn không đi tới một bất khả hữu khác là chủ trương duy thực, bởi v́ văn chương chỉ là thuộc về ngôn ngữ, hữu thể của văn chương ở trong ngôn ngữ. Văn tự của văn chương không diễn tả điều ǵ khác hơn những điều của văn tự. Cho nên vấn đề thực sự là đ̣i hỏi nơi nhà văn một thái độ phê b́nh, một cách thực tiễn là thái độ khoa học đối với chính ḿnh, đoạn tuyệt hẳn với quan niệm cá nhân chủ nghĩa cho rằng nhà văn là kẻ sáng tạo ra những h́nh thức, dầu những h́nh thức đó có những đặc tính khác biệt. Không phải những bút pháp có tính cách cá nhân, độc đáo xác định ra những tác phẩm, để từ đó suy diễn ra định thức  cổ lỗ “văn, tức là người”, bởi v́ chỉ có tương quan thực sự giữa tác phẩm và người, nhưng trước hết, tiêu chuẩn căn bản xác định ra tác phẩm là bản văn, thực tiễn văn chương đồng thời cũng là thực tiễn xă hội. Với bản văn, chúng ta loại bỏ những giả đề về cách nói, về biểu hiệu và nội dung, để chỉ xét đến văn tự trong diễn tiến của một loại thong điệp chuyển dịch luật lệ, với những xác định lịch sử và cách thế sản xuất của diễn tiến. Mộ bản văn hoàn tất, không phải tự hư vô, nhưng kết dệt của chất liệu văn tự, không phải là công tŕnh của sáng tạo, nhưng của phát giác. Trong diễn tiến văn chương, đâu là công việc tạo thành cơ cấu bản văn?

Lư thuyết của nhóm Tel Quel**: Một nhóm những nhà văn trẻ ở Pháp xuất hiện từ môi trường văn hóa tây phương chuyển ḿnh trong sự khủng hoảng của văn chương/phi văn chương, tiểu thuyết/chống tiểu thuyết, đă đi tới chỗ đặt lại số phần của văn chương. Văn chương có c̣n nằm trong những ṿng rào của văn học, có c̣n lệ thuộc vào truyền thống, có c̣n là những cuộc thử bút của những trào lưu tư tưởng hiện sinh, hiện tượng luận, phản ảnh nhân bản, thể hiện siêu h́nh tính nơi con người? Khởi từ những dấu hỏi, đặt lại vấn đề phê b́nh. Không phải phê b́nh văn học, nhưng xây dựng một khoa học phê b́nh. Trước hết, kiểm điểm để từ khước những trào lưu sau cùng: thứ văn chương tự nhận là dấn thân thực ra không có tính cách văn chương v́ đă không lănh hội được vận hội lịch sử nhằm t́m ra thực hành đặc sắc của bản văn, cũng không c̣n tính cách dấn thân v́ vẫn c̣n hàm xúc tàn tích của diễn ngôn duy thực trưởng giả/tư sản ở thế kỷ 19; loại ư thức hệ thực nghiệm của trào lưu “tiểu thuyết mới” vẫn c̣n lưỡng lự dao động giữa sự phục hồi khuynh hướng duy tâm lỳ (tin tưởng vào sự hiện hữu của “ḍng ư thức”) và khuynh hướng miêu tả được tô điểm tính cách duy cơ cấu luận [11]. Trước đó, Barthes đă loại bỏ hai cách thế ngôn từ nơi nhà văn: thứ nhất, nhà văn không đi xây dựng một học thuyết, bởi v́ công việc của nhà văn là biến đổi mọi giải thích thành cảnh tượng, sau nữa, nhà văn không làm công việc chứng nhân, bởi v́ nhà văn không thể có ư thức ngây thơ, bản văn không phải là chứng từ (ngoại trừ trường hợp đó là thợ viết, thứ văn tự của trí thức sử dụng ngôn từ như một phương tiện để phục vụ những cứu cánh khác nhau); thứ văn chương “dấn than” là mưu toan sử dụng đồng thời cả hai cách thế ngôn từ này. Lư thuyết luôn luôn chỉ thực hiện trên những bản văn (Sollers), bởi v́ văn chương đối với nhóm này chính là cứu cánh; nếu quả có một lư thuyết chung, toàn diện chính v́ sự thực hành văn tự đang được khai phá bởi những bản văn, tự số nhiều. Điều này hàm ngụ việc chú trọng vào cách thế sản xuất hơn là vào những điểm tương đồng, dị biệt nơi những người, hoặc có ảnh hưởng, liên hệ (như Barthes, Foucault, Derrida) hay nơi những nhà văn ṇng cốt của nhóm (như Sollers, Baudry, Kristeva).

Vấn dề tạo thành cơ cấu của bản văn với Kristeva; Quan niệm văn chương cổ điển coi văn chương là một đối tượng thực khoác lên một giá trị thẩm mỹ, trong khi cần phải phân biệt đối tượng thực với đối tượng của nhận thức. Kristeva phủ nhận khái niệm văn chương hiểu như một khái niệm có đặc tính khai triển trong chiều hướng khảo sát dựa trên kư hiệu học. Đối tượng thực ở đây là một loại cơ cấu ngữ học và đối tượng nhận thức là một bản văn. Nhận thức văn chương đề cập đến bản văn, thay v́ đề cập đến diễn từ. (Việc phân tích văn chương nhằm khảo sát sự mô tả diễn từ, đối lập với lịch sử của tư tưởng, xếp đặt những phát biểu với những diễn biến suy lư được đề cập ở một tŕnh độ khác). Khởi điểm của phương pháp luận ở đây: kư hiệu học khảo sát “văn chương” như sự thực hành chỉ thị nghĩa là một diễn tiến sản xuất ư nghĩa. Bản văn như vậy là một sức sản xuất, có đặc tính phân phối lại nghĩa là vừa triệt hủy vừa xây dựng trong tương quan với ngôn ngữ, và đặc tính chuyển hoán của bản văn, nghĩa là tác động hỗ tương trong bản văn. Kristeva xác định:

“Khoa kư hiệu học mà chúng tôi viện ra khảo sát bản văn như một sản xuất, hay như một biến đổi, nhằm h́nh thành công việc tạo thành cơ cấu hơn là h́nh thành chính cơ cấu” [12].

Baudry nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa kư hiệu học và ngữ học:

“Khoa kư hiệu học, khoa học về sản xuất bản văn như vậy thay thế cho mẫu ngữ học, khoa học về dấu hiệu và trao đổi”.

Địa điểm của kư hiệu học như vậy là một nơi tu chỉnh những mẫu và lư thuyết; nó không trở thành một hệ thống, mà là một địa điểm cho sự chống kháng và tự chống kháng; là một khoa học nghĩa là có những giới hạn, những biên giới không khép lại. Là tử điểm của các khoa học, kư hiệu học là ư thức của cái chết này và theo dơi nó, với ư thức này để đuổi bắt được tính khoa học. Kư hiệu học như vậy không đóng khung trong mẫu mực khoa học, nó chính là nơi để xâm lấn và lật đổ diễn từ khoa học ở ngay trong nội tại của diễn từ này. Công tŕnh của kư hiệu phân biệt với công tŕnh trao đổi, v́ nó diễn ra ngay trong ḷng ngôn từ giao hoán, nhưng phân biệt tự căn bản với chính ngôn từ.

(Đặc tính xâm lấn ở nơi văn tự theo tự mẫu. Tự mẫu có tính cách giao dịch văn tự theo tự mẫu chuyển dịch trong một hệ thống những ngữ thái chung vấ chấp định của những ngữ ư dị tính: các sinh ngữ. Văn tự này thể hiện sự xâm lấn chống lại chính đời sống mà nó làm lưu chuyển. So sánh với loại văn tự tượng h́nh, không có tính cách ngữ âm là ngôn ngữ trong các khoa học chính xác. Đó là lư do khả hữu của việc tiến tới ngôn ngữ thuần nhất, mà khởi đầu là văn phạm về kư hiệu, ư tượng kư v.v…).

Kristeva nhận định khoa kư hiệu học về sản xuất thừa hưởng sự thâm nhập của tư tưởng khoa học vào trong những sự kiện phi biểu tượng, chắc chắn sẽ dùng đến những mẫu điển của các khoa học chính xác như luận lư đa giá, h́nh học vị tướng v.v…Nhưng khoa học kư hiệu học là một khoa học lư thuyết về diễn từ, nó không cố định sự h́nh thành, nhận thức chuyển vận động của sản xuất, nên nó nhấn mạnh đến tính cách tha hóa của đối tượng, đối với một đối tượng trao đổi (có thể biểu tượng hay mang đặc tính biểu tượng) của các khoa học chính xác.

Thành quả của một cuộc khảo sát kư hiệu như vậy thay thế cho quan niệm sử tính theo đường thẳng bằng sự thiết yếu thành lập một mẫu định học về những thực hành chỉ thị theo những mẫu đặc thù của sự sản xuất ra ư nghĩa đă xây dựng ra những thực hành văn tự đó. Viễn tượng của công việc khảo sát này mở ra một bội số những sản xuất không thể giản lược với nhau, cũng như không thể giản lược vào tư tưởng trao đổi.

Trong viễn tượng kư hiệu học đó, văn chương cũng chỉ là một ngôn từ như những ngôn từ khác và không phải là đối tượng thẩm mỹ. Văn chương là một thực hành kư hiệu đặc thù có lợi thế hơn các thực hành khác ở chỗ dễ dàng lănh hội vấn tính sản xuất ư nghĩa, và không giản lược vào đối tượng của ngữ học quy phạm (của ngôn từ điển lệ, biểu thị). Tóm lại, bản văn của văn chương nh́n dưới chiều hướng thực tiễn không thể đồng hóa vào khái niệm, xác đinh theo chiều hướng lịch sử, của văn học; nó hàm ngụ sự đảo ngược và tu chính hoàn toàn vị thế và những hậu quả của khái niệm này. Để khảo sát mẫu biến đổi trong văn chương, Kristeva lấy tiểu thuyết làm trường hợp tiêu biểu. Tiểu thuyết có một quy chế kép: nó vừa là một hiện tượng ngữ học (truyện kể), vừa là một luân lưu tản mạn (chữ, văn); sự kiện nó là một truyện kể chỉ là một khía cạnh tiền hiện của đặc tính căn bản về việc nó thuộc về văn chương. Trong mẫu biến đổi của tiểu thuyết, chấm dứt việc khảo sát tiểu thuyết như truyện kể, hoàn tất nó như một sự kiện văn chương - bản văn là thực tiễn xă hội, đối chiếu ngôn từ (vật sản xuất) với văn tự (sức sản xuất bản văn). Mẫu biến đổi ở trên hai b́nh diện: tŕnh độ hệ thống, bản văn được suy tưởng, biến đổi, sản xuất, sinh ra – tác động hỗ tương trong bản văn gồm hệ thống phát sinh ra những hành vi đương hoạt (những chữ) và hệ thống phát sinh ra những hỗn hợp kỹ thuật (những phân cảnh trong hợp từ của tiểu thuyết); tŕnh độ hiện tượng, bản văn được hoàn thành những hành vi đương hoạt là những diễn viên và những hỗn hợp kỹ thuật là những hoàn cảnh tự sự. Mẫu biến của tiểu thuyết đặt trong sơ đồ của một bộ máy (sản xuất) văn chương.

-----------------------

[10] Xem: Hồ Thích, Trung quốc triết học sử.

**Tel Quel là tên tạp chí văn chương ở Pháp do một nhóm nhà văn chưa nổi tiếng ở vào tuổi ngoài hai mươi gồm Philippe Sollers, Jean-Edern Hallier, Jean-René Huguenin, Renaud Matignon, Jacques Coudol, Fernand de Jacquelot du Boisrouvray chủ trương ra đời vào tháng Ba 1960 đă trở thành “một trong những sự việc đầy thử thách và tranh luận trong lịch sử trí thức Pháp mới đây” – như nhận xét của Leon Roudiez trong French Fiction Today năm 1972;  quy tụ nhiều người viết tên tuổi như R. Barthes, G. Bataille, J. Derrida,Jean-Pierre Faye, M. Foucault, G. Genette, Jean-Joseph Goux, J. Kristeva, M. Pleynet, F. Ponge, Jean Ricardou, Maurice Roche, Jean Thibaudau, Tzvetan Todorov v.v…quấy động khán trường văn chương Pháp suốt hai thập niên và chấm dứt vào năm 1982, thay thế bằng một tạp chí mới mang tên L’Infini. (Chú thích mới thêm vào trong lần xuất bản này). 

[11] Xem: P. Sollers, Le réflexe de reduction (trong Théorie d’ensemble)

[12] J. Kristeva, Problèmes de la structuration du texte trong Théorie d’ensemble.

 

 

 

(c̣n nữa)

       Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

© gio-o.com 2011