ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

85

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC 

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66,  Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85,                               

Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo)

Ở chương I Triết học và Văn chương, tôi đă nói đến thông bản/para-texte trong tiểu thuyết có thể là giả bản/pseudo-texte hay ngoại bản/péri-texte, tuỳ thuộc vào người đọc. Đó là phần luận về tiểu thuyết Cái hôn của người đàn bà giăng dện của Manuel Puig. Những chú thích cuối chương 6, 8, 9, 10, 11 của tiểu thuyết song bản này nói đến lư luận của những môn đệ Freud như D.J. West, Otto Rank, Dennis Altman, Norman O. Brown, Herbert Marcuse, J.C. Flugel, O. Fenichel, Kate Millett và Anneli Taube.

Ở chương 11, phần chú thích tŕnh bày những công tŕnh mới đây của người phụ nữ Đan mạch Anneli Taube này [265] trong đối thoại giữa hai người, khi Molina nói với Valentin là qua lời luật sư, y có thể được thả:

-         Đợi một tí. Tự nhiên…tao không biết cái ǵ xảy ra cho tao, Molina…đầu óc tao đang lộn xộn.

-         Sao vậy? Mày đau ở chỗ nào? Bụng hả?

-         Không, trong đầu thấy lộn xộn.

-         Sao lại lộn xộn?

-         Tao không rơ, có thể bởi v́ mày mới nói với tao là mày đi, tao không rơ nữa.

-         À!

-         Để tao nghỉ một lát; tao nghỉ đây.

-         Tốt.

-         Lát nữa nghe.

-         Ừ, lát nữa.*

Cái hoa thị (*) dẫn xuống cuối trang là phần nói về thác loạn đa h́nh trong t́nh dục ấu nhi của Freud, đến những nhà lư luận về sau như Marcuse và Brown, và ghi nhận của nhà phân tâm học Otto Fenichel về văn minh phương tây đặt để những mô h́nh cha mẹ dối với con trai hay con gái, như thể những t́nh đồng nhất duy nhất khả hữu của tính dục: Xác suất xu hướng đồng tính luyến ái càng cao khi đứa trẻ đồng nhất với cha mẹ khác phái. Tiếp đó là luận thuyết của Taube như trong chú thích.

Song Anneli Taube chỉ là nhân vật tác giả tưởng tượng ra; luận về khả năng đồng tính luyến ái chính là của Puig, phần nào ảnh hưởng từ Fenichel dẫn trên, trong thuyết thoại giữa hai người tù mà sau cùng, nhân vật đầy nam tính Valentin quyết định làm t́nh với Molina, con người đồng tính luyến ái có xu hướng làm phụ nữ.

Kathy Acker (1947-1997), nhà văn lư luận phụ nữ/feminist đă dựng lại tiểu thuyết Don Quixote 1986 với nhân vật Quixote phụ nữ và con vật trung thành, chó St Simeon là Sancho Panza trong Don Quixote [266] của Cervantes (1547-1616), lang thang trên khắp thành thị St Petersburg và New York City.

Song lại có một Pierre Menard, tác giả Don Quixote khác trong Giả tưởng [267] của Jorge Luis Borges (1899-1986). Bắt đầu bằng giới thiệu:

“Những tác phẩm hiển hiện của nhà viết tiểu thuyết này để lại có thể liệt kê dễ dàng và ngắn gọn…tôi nói là những tác phẩm hiển hiện dễ dàng liệt kê. Tôi [Borges] cẩn thận xem xét văn khố riêng của ông chứng thực là gồm những bản sau đây:

a)     Bài thơ khổ 14 câu theo trường phái tượng trưng xuất hiện đến hai lần (có dị bản) trên tạp chí La conque (số tháng Ba  và tháng Mười 1899).

b)     Một chuyên luận về khả năng xây dựng  một từ vựng thi pháp của những khái niệm không đồng nghĩa hay nói bóng với những khái niệm tạo cho ngôn ngữ thông thường, “mà là những đối tượng lư tưởng tạo ra từ một ước lệ và chủ yếu nhằm vào yêu cầu thi phú” (Nîmes, 1901).

c)     Một chuyên luận về “một số những liên hệ hay quan hệ” giữa những tư tưởng của Descartes, Leibniz và John Wilkins (Nîmes, 1903)

d)     Một chuyên luận về Characteristica universalis/Những đặc tính phổ quát của Leibniz.

e)     Một bài viết chuyên môn về khả năng làm phong phú lối chơi cờ bằng cách diệt một trong những con cờ tốt chạy hiệu. Menard đề ra, khuyến nghị, thảo luận và kết thúc là loại bỏ  sáng kiến này.

f)      Một chuyên luận về Ars magna generalis/Nghệ thuật khái quát lớn của Ramón Lull (Nîmes, 1906) [268].

“Bây giờ tôi [Borges] sang một phần khác, bí mật, không ngớt quả cảm, và không ai sánh kịp, và nó cũng – ôi, những khả năng vốn có trong con người! – không thể kết luận được. Công tŕnh này, có lẽ ư nghĩa nhất trong thời đại chúng ta, gồm có những chương chin và ba mươi tám ở phần một của Don Quijote và một đoạn của chương hai mươi hai. Tôi tưởng một khẳng định như vậy có vẻ phi lư; song chứng thực của “phi lư” này là đối tượng đầu tiên của chú thích này”[269].

Tiếp đó Borges nói đến hai bản văn có giá trị không đồng đều, đó là phân đoạn bác ngữ học của Novalis phác hoạ chủ đề về sự đồng nhất hoá toàn diện với một tác giả đặc biệt, hai là một trong những sách ăn theo để Chúa Ki tô ngoài đại lộ, để Hamlet trong Cannebière [con phố cổ ở Marseille, Pháp] và Don Quijote ở Wall Street. Như những người có khẩu vị tốt, Menard ghét những hội hè vô tích sự - ông thường nói - chỉ thích hợp với thú vị b́nh dân của thứ lỗi thời, hay (tệ hơn nữa)  mồi chài chúng ta bằng ư niệm sơ đẳng là mọi thời đại đều như vậy, hoặc đều khác nhau. Bất cứ lời nói bóng gió nào về việc Menard dành cả cuộc đời để viết ra một Don Quijote hiện đại cũng là một lời vu khống cho kư ức sáng ngời của ông.

Ông không muốn soạn ra Quijote nào khác, điều có thể nói dễ dàng, mà chỉ viết ra Quijote [duy nhât/el Quijote]…Tham vọng đáng khâm phục của ông là sản xuất ra những trang có thể trùng hợp với - từng chữ này với chữ kia và từng gịng này với gịng kia – tác phẩm của Miguel de Cervantes…Phương pháp tiên khởi của ông tương đối đơn giản: học tiếng Y pha nho cho giỏi, ôm lại niềm tin Thiên chúa giáo, chiến đấu chống giặc Hồi và Thổ, quên đi lịch sử châu Âu từ giữa những năm 1602 đến 1918, và Miguel de Cervantes. Pierre Menard nghiên cứu phương thức này  (tôi biết là ông đạt tới chỗ nắm vững  đáng tin tiếng Y pha nho của thế kỷ 17) song ông liệng bỏ  quá dễ dàng…Là một tiểu thuyết gia b́nh dân của thế kỷ 17, trong thế kỷ hai mươi, dường như với ông là một việc giảm danh dự. Là Cervantes, một cách nào đó và đạt tới chỗ viết Don Quijote xem ra kém gian nan – và thứ nũa là không hấp dẫn - bằng tiếp tục là Pierre Menard và đạt tới chỗ viết Don Quijote qua những kinh nghiệm của Pierre Menard.”

Borges nghĩ với quyết tâm đó, bắt buộc Menard phải bỏ phần tự ngôn tự truyện trong phần hai Don Quijote, v́ nếu để phần này vào chẳng khác ǵ tạo ra một nhân vật khác- Cervantes – và điều đó có nghĩa là tŕnh diện Don Quijote như tác phẩm của nhân vật này, chứ không phải của Menard. Dĩ nhiên ông ta loại bỏ giải pháp dễ dàng này.

Borges thuật lại một đoạn khác trong cùng lá thư:

“Công việc của tôi thực chất không khó khăn. Tôi chỉ muốn được bất tử để hoàn tất nó”[270].

 

----------------

[265] Trong Tính dục và Cách mạng, bà chủ trương sự đối kháng của đứa trẻ rất nhậy cảm vời một người cha áp bức - tượng trưng cho thái độ nam tính quyền uy vào bạo lực – có tính tự nhiên ư thức. Đứa trẻ vào lúc quyết định không tham gia thế giới mà người cha đề ra - thực tập vũ khí, những môn thể thao có tính tranh đua, khinh thường cảm xúc thuộc về phụ nữ v.v…, có một quyết định tự do, và hơn thế nữa,  cách mạng ví nó từ chối vai tṛ mạnh hơn của kẻ lợi dụng. Điều đó muốn nói là điều mà đứa trẻ không thể nhận thức, đó là văn minh phương tây không đề ra cho nó một kiểu mẫu ứng xử nào, ngoài thế giới của người cha, trong những năm đầu quyết định này - nhất là vào tuổi từ ba tới năm - trừ phi là thế giới của người mẹ. Thế giới của mẹ - dịu dàng, khoan hoà, nghệ thuật - đối với nó trở nên hấp dẫn nhất, lại không có gây hấn; song thế giới của mẹ, và chính ở đây trực giác của đứa trẻ đánh lừa nó, cũng là thế giới của khuất phục v́ người mẹ này tạo một cặp với người đàn ông quyền hành, người này chỉ coi hôn nhân như một ṭng phục. Đối với bé gái khi quyết định không tham gia vào thế giới của mẹ, thái độ của nó đúng là do từ chối vai tṛ của người mẹ chịu ṭng phục, mà nó coi là không tự nhiên và mất thể diện, mà nó không nghĩ là khi từ chối vai tṛ này, văn minh phương tây không đề ra cho nó cái ǵ khác ngoài vai tṛ của kẻ áp bức. Hành vi nổi loạn của bé gái cũng như bé trai rốt cuộc tạo một dấu ấn can đảm và phẩm cách không chối căi được.

Taube tự hỏi tại sao lối giải quyết  này không phổ cập nữa, phải chăng đôi lứa nói chung là điển h́nh cho sự bóc lột lợi dụng. Bà đưa ra hai yếu tố làm rơ chủ trương của ḿnh, một là trong gia đ́nh, người hôn phối do thất học, thiếu thông minh v.v…nên thực sự thua kém người chồng, càng chứng tỏ cái uy quyèn không chối căi được của người chồng; hai là do trí khôn và cảm tính chậm phát triển của bé trai hay bé gái khiến nó không hiểu được hoàn cảnh. Theo sự quan sát này, ngược lại không cần nói cũng thấy trong gia đ́nh, người cha là số một, c̣n người mẹ tuy tinh tế nhưng thuần thục, một đứa trẻ quá nhậy cảm và khôn trước tuổi hầu như bắt buộc phải chọn mô h́nh của mẹ, c̣n về phần bé gái th́ hoàn toàn chối bỏ, xem như chẳng ăn nhập ǵ.

C̣n về việc tại sao trong cùng một gia đ́nh lại có những đứa trẻ đồng tính luyến ái và dị tính luyến ái, Taube chỉ ra là trong mọi đơn vị gia đ́nh, thường có khuynh hướng phân công vai tṛ, có khi một trong những đứa trẻ trong nhà lo việc xung đột của cha mẹ, để anh chị em của nó ở vị thế ít nhiều có vẻ trung lập.

Sau khi đánh giá những nguyên nhân đầu tiên của đồng tính luyến ái, tính cách không xu thời  có vẻ cách mạng, không có những mô h́nh ứng xử nào khác, Taube nhận xét, đứa trẻ sau này thành người đồng tính, loại bỏ những lỗi lầm của người cha ức chế, cảm thấy lo âu v́ thiết yếu đồng nhất với những h́nh thái ứng xử khác, và như vậy “học” cách phục ṭng như người mẹ. Quá tŕnh diễn tiến của bé gái cũng vậy; nó từ chối sự bóc lột và do đó ghét phải chịu phục ṭng như mẹ nó, những áp lực xă hội dần dà tạo cho “nó hiểu” một vai tṛ khác, vai tṛ của người cha ức chế.

Từ tuổi lên năm đến tuổi thanh niên, có một dao động về lưỡng tính nguyên ủy nơi con ttrai cũng như con gái: chẳng hạn con gái có máu nam tính do đồng nhất hoá với người cha, mặc dầu nó vẫn cảm thấy về mặt t́nh dục bị đàn ông lôi cuốn, nó không chấp nhận vai tṛ làm con búp bê thụ động mà một người nam áp đặt; nó cảm thấy khó chịu và t́m cách, như một cách để vượt ra khỏi xao xuyến, thực hiện một vai tṛ khác, là chỉ chấp nhận tṛ chơi với phụ nữ. Về phần con trai có máu nữ tính do đồng nhất hoá với người mẹ, mặc dầu về mặt t́nh dục cảm thấy bị con gái quyến rũ, cũng không chấp nhận vai tṛ xông xáo liều lĩnh mà người nữ áp đặt cho nó, nên cảm thấy khó chịu và để nuôi dưỡng một vai tṛ khác, chỉ chấp nhận tṛ chơi với đàn ông.

Taube nhận xét nơi người đồng tính nam một tinh thần chịu khuất phục, bảo thủ, nhắm trên hết là hoà b́nh, trong khi nơi người đồng tính nữ một tinh thần vô chính phủ, bất hoà dữ dội, vô tổ chức từ nền tảng.  

[266] Miguel de Cervantes , Aventuras del ingenioso hidalgo Don Quijote de la Mancha 1605.

[267] Jorge Luis Borges, Pierre Menard, autor del Quijote trong tập El jardin de senderos que se bifurcan (Căn vườn có lối chia hai)Ficciones 1941 gồm tám truyện, như Borges xác định: trong Pierre Menard, tác giả Quixote cái không thực chính là cái  định mệnh vai chính tự gánh vác. Cái danh muc những bài viết gán cho ông tuyệt không có ư đùa rỡn hay tuỳ tiện; mà nó là đồ biểu lịch sử tinh thần của ông (en Pierre Menard, autor del Quijote lo es el destino que su protagonista se impone. La nómina de escritos que le atribuyo no es demasiado divertida pero no es arbitraria; es un diagrama de su historia mental).

[268] Borges, Ficciones: He dicho que la obra visible de Menard es fácilmente enumerable. Examinado con esmero su archivo particular, he verificado que consta de las piezas que siguen:

a)      Un soneto simbolista que apareció dos veces (con variaciones) en la revista La conque (números de marzo y octubre de 1899).

b)      Une monografía sobre la posibilidad de construir un vocabulario poético de conceptos que no fueran sinónimos o perifrasis de los que informan el lenguaje común, “sino objetos ideales creados por una convención y esencialmente destinados a las necesidades poéticas” (Nîmes, 1901).

c)      Una monografía sobre “ciertas conexiones o afinidades” del pensamiento de Descartes, de Leibniz y de John Wilkins (Nîmes, 1903).

d)      Una monografía sobre la Characteristica universalis de Leibniz (Nîmes, 1904).

e)      Un articulo técnico sobre la posibilidad de enriquecer el ajedrez eliminando uno de los peones de torre. Menard propone, recomienda, discute y acaba por rechazar esa innovación.

f)       Una monografía sobre el Ars magna generalis de Ramón Lull (Nîmes, 1906).

[269] Borges, Sdt: Paso ahora a la otra: la subterránea, la interminablemente heroica, la impar. También, ¡ay de las posibilidades del hombre!, la inconclusa. Esa obra, tal vez la más significativa de nuestro tiempo, consta de los capítulos noveno y trigésimo octavo de la primera parte del don Quijote y de un fragmento del capítulo veintidós. Yo  sé que tal afirmación parece un dislate; justificar ese “dislate” es el objeto primordial de esta nota.

[270] Borges, Sdt: “Mi empresa no es difícil, esencialmente. Me bastaría ser inmortal para llevarla a cabo”.

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2013