ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

129

CHƯƠNG V:

THÔNG DIỄN HỌC

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99,  Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108,  Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120,  Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125, Kỳ 126, Kỳ 127, Kỳ 128, Kỳ 129,

 

Nói đến thất bại của Hữu thể và Thời gian như Courtine đề xuất, ắt nhiều người đọc Heidegger sửng sốt, v́ với nhiều học giả, nhất là những người theo-Heidegger từng xem tác phẩm này của ông như một tác phẩm lớn ở thế kỷ 20, so với Phê b́nh Lư trí thuần tuư của Kant ở thế kỷ 18. Có lẽ v́ thế, Courtin đă minh định: khi nói ở đây về thất bại/Scheitern, là muốn nói điều ǵ? Từ ngữ Đức hẳn không phải để chỉ thất bại (có thể hiểu theo nghĩa tiếng Pháp ngay từ thế kỷ 12 để việc ‘chiếu bí’ trong đánh cờ tướng)  mà để chỉ sự kiện mắc cạn/s’échouer, có tính bi kịch hơn, phải nói là ch́m đắm, đổ sụp/s’abîmer, điêu tàn/tomber en ruines

Trong những sự kiện xác định thất bại, ngoài diễn tŕnh thực hiện tác phẩm để xuất bản theo yêu cầu của đại học Marburg, dự tính hoàn tất Aristotelesbuch cũng không thành, Heidegger viết một tiểu luận gồm bốn phần (vấn đề của Dilthey và khuynh hướng cơ bản của Yorck, những tính cách của hữu nguyên uỷ thuộc thời gian, hiện thể và thời tính, thời tính và sử tính [116]) như một phần then chốt của Sein und Zeit (§7), Theo Courtine, điểm cơ bản giải thích thất bại c̣n thuộc về Ngôn ngữ  như “một ngôn ngữ trong nghiên cứu, một biểu hiện đi t́m kiếm từ ngữ không thấy”[117]. Cho nên trong Thư nói về chủ nghĩa nhân bản, Heidegger xác định tiết thứ ba của phần một [Zeit und Sein] không xuất bản, chính ở điểm này mà toàn bộ đảo ngược [118]; không xuất bản tiết này bởi v́ tư tưởng đă thất bại trong việc diễn tả một cách đầy đủ sự đảo ngược này [119].

Chủ yếu điểm của tư tưởng, hữu thể và ngôn ngữ cũng được Heidegger làm sáng tỏ trong thư văn nổi tiếng này:

Tư tưởng hoàn thành mối quan hệ của hữu với bản thể của con người. Nó không cấu tạo  cũng không sản xuất mối quan hệ này. Tư tưởng chỉ tŕnh ra mối quan hệ này như đề ra với chính nó nhờ vào hữu thể. Cống hiến này nhằm việc trong tư tưởng hữu thể đến từ ngôn ngữ. Ngôn ngữ là căn nhà của hữu.[120]  

Courtine cũng dẫn một đoạn khác trong Thư nói trên chỉ ra sự thất bại, trong đó Heidegger nhấn mạnh đến ngôn ngữ của khảo luận, quan hệ với ngôn ngữ, mở ra một ư thức tất yếu về ngôn ngữ, v́:

Ngôn ngữ là tới vừa minh bạch vừa ẩn giấu của hữu.[121]

---------------------------------

[116] Courtine, Sdt: Die Fragestellung Diltheys und Yorcks Grundtendenz, Die ursprüngliche Seinscharaktere des Daseins, Dasein und Zeitlichkeit, Zeitlichkeit und Geschichtlichkeit.

Bốn phần này tập hợp thành Der Begriff der Zeit, in trong GA 64 2004 của Heidegger.

[117] Courtine, Sdt: dẫn “eine suchende Sprache, eine das Wort suchende und nicht findende Darstellung” trong Heidegger, Die Metaphysik des deutschen Idealismus – Schelling, GA 49.

[118] Heidegger, Brief über den Humanismus: Hier kehrt sich das Ganze um.

Trong §8, phần một gồm ba tiết:

1.      Phân tích cơ bản chuẩn bị của hiện thể/Die vorbereitende Fundamentalanalyse des Daseins.

2.      Hiện thể và thời tính/Dasein und Zeitleichkeit.

3.      Thời gian và hữu thể/Zeit und Sein.

[119] Heidegger, Sdt: weil das Denken im zureichenden Sagen dieser Kehre versagte.

[120] Heidegger, Sdt: Das Denken vollbringt den Bezug des Seins zum Wesen des Menschen. Es macht und bewirkt diesen Bezug nicht. Das Denken bringt ihn nur als das, was ihm selbst vom Sein übergeben ist, dem Sein dar. Dieses Darbieten besteht darin, daß im Denken das Sein zur Sprache kommt. Die Sprache ist das Haus des Seins.

[121]Heidegger, Sdt: Sprache ist lichtend-verbergende Ankunft des Seins.

Nguyên đoạn nguyên văn là: Die Sprache ist in ihrem Wesen nicht Äußerung eines Organismus, auch nicht Ausdruck eines Lebenwesens. Sie läßt sich daher auch nie vom Zeichencharakter her, vielleicht nicht einmal aus dem Bedeutungscharakter wesensgerecht denken. Sprache ist lichtend-verbergende Ankunft des Seins selbst.

Ngôn ngữ tự bản chất không phải là h́nh hiện của cơ thể, cũng không la biểu hiện của sinh thể. Nó cũng không để tư duy chứng thực bản chất từ chỉ tính kư hiệu, cũng không giả dụ từ chỉ tính ư nghĩa. Ngôn ngữ là tới vừa minh bạch vừa ẩn giáu của hữu.

 

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2014