ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

137

CHƯƠNG V:

THÔNG DIỄN HỌC

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99,  Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108,  Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120,  Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125, Kỳ 126, Kỳ 127, Kỳ 128, Kỳ 129, Kỳ 130, Kỳ 131, Kỳ 132, Kỳ 133, Kỳ 134, Kỳ 135, Kỳ 136, Kỳ 137,

Trong chương 6 đă nói ở trên, tranh biện giữa thông giao hay thông diễn, tôi xem như cuộc đối thoại trực tiếp chỉ ra những lối nh́n khác nhau về thông diễn học: một đằng Gadamer xác định thông diễn là nghệ thuật của đồng thuận, một đằng Habermas nhận xét khả năng của thông diễn như một nghệ thuật nhận thức ư nghĩa khả dĩ thông giao được về mặt ngữ học và làm cho nó có thể hiểu được trong những trường hợp thông giao bị sai lạc.

Xét về tranh biện này, Ricœur nêu ra hai vấn đề, một là ở điều kiện nào triết học thông diễn có thể biện minh như t́m kiếm phê b́nh những ư thức hệ?, hai là ở điều kiện nào một phê b́nh những ư thức hệ khả hữu, lột bỏ những giả định thông diễn?

Đối với vấn đề thứ nhất, ông nhận xét, nh́n nhận t́m kiếm phê b́nh là manh động của thông diễn học không ngừng lặp lại, song thất bại. Thông diễn học trong vận động trở ngược về nền tảng, khởi từ Heidegger, đi tới cấu trúc hữu thể luận về lănh hội; tuy nhiên thông diễn học hữu thể này không thể thực hiện được trở về nền tảng, theo Ricœur, tất cả nỗ lực phê b́nh tiêu hao trong công việc huỷ tạo siêu h́nh/déconstruction métaphysique.  Ông lư giải, thông diễn học hữu thể này tận dụng mọi nguồn phê b́nh trong tranh biện với bản thể hy lạp và trung cổ, với cogito theo Descartes và Kant, đương đầu với truyền thống siêu h́nh phương Tây giữ vị thế của một phê b́nh những tư kiến, song phê b́nh này không thực đương đầu với những khoa học nhân văn, cũng như với những phương pháp luận và giả định tri thức của những khoa học này. Ricœur xác định: mối quan tâm triệt để ngăn chặn tạo lộ tŕnh thông diễn học tổng quát trở về những thông diễn học vùng, như bác ngữ học, sử học, tâm lư học thâm cứu v.v…

Về phần Gadamer, theo Ricœur, chắc hẳn đă nắm vững sự cần thiết của “biện chứng đi xuống” từ nền tảng đến cái phụ thuộc, đă tŕnh bày trong tiết Hai, phần Hai Chân lư và Phương pháp về những cơ sở của lư luận kinh nghiệm thông diễn học: “Người ta có thể tự hỏi về những thành quả, đối với thông diễn học của những khoa học nhân văn, từ sự việc mà Heidegger rút ra về cơ bản cấu trúc ṿng tṛn của lănh hội thời tính của hiện thể”[195]. Ricœur nhận xét “những thành quả” khá quan trọng để bàn, v́ chính trong vận động rút ra này mà phân bố giữa tiền lănh hội với tư kiến cũng như phê b́nh trở thành vấn đề ngay trong ḷng lănh hội. Chính Gadamer khi nói đến những bản văn trong văn hóa cũng cho rằng những bản văn này có ư nghĩa v́ có một “sự vật của bản văn/chose du texte” đối với chúng ta. Ricœur cho rằng thông diễn học Gadamer bị ngăn cản nhập vào con đường này, v́ cũng như ở Heidegger, tất cả nỗ lực tư tưởng dồn vào việc triệt để hóa vấn đề nền tảng cũng như kinh nghiệm thông diễn không thể tiến tới trên những con đường nhận thực được sở cầu phê phán/l’instance critique.

Kinh nghiệm chủ đạo/princeps yêu cầu phổ cập trong thông diễn học Gadamer, theo Ricœur hàm ngụ phủ bác sự “phân cách tha hóa/Verfremdung” có tính cách lưỡng phân/dichotomie thực sự không nhận thực được sở cầu phê phán, phê b́nh ư thức hệ. Ông đánh giá thông diễn học Dilthey chỉ ra tính đặc thù của lư giải/Auslegung trong quan hệ với lănh hội trực tiếp tha nhân/Verstehung trong hiện tượng xác định/fixation của văn tự, khái quát hơn, là của bi kư/inscription.

Cho nên Ricœur đề xuất bốn đề cương cấu thành bổ khuyết phê b́nh cho thông diễn học truyền thống: đề cương một là thời khoảng phân cách trong việc xác định bởi văn tự và trong những hiện tượng đối chiếu trong khuôn khổ truyền đi diễn ngôn, chỉ ra thông diễn học nói đến ở trên cho thấy sự thoái hóa của hữu thể như một thành tố tích cực của hữu đối với bản văn. Thực vậy, văn tự/chữ nghĩa không thể giản lược vào việc điều chỉnh về mặt vật chất của diễn ngôn, v́ nó là điều kiện cho một hiện tượng cơ bản, tức là hiện tượng tự trị của bản văn. Bản văn có tính tự lập v́ ba lư do: đối với ư hướng của tác giả, đối với hoàn cảnh văn hóa cũng như mọi điều kiện ấn định thuộc về mặt xă hội sản xuất ra bản văn, và sau nữa là đối với nơi nhận nguyên uỷ. Ricœur phân tích rơ hơn, là điều đó chứng tỏ bản văn không trùng hợp nữa với điều tác giả muốn nói, biểu thị ư nghĩa bằng lời với biểu thị ư nghĩa về tinh thần có vận hội khác nhau .[196] Dạng thức tự trị nay hàm ngụ khả năng của “sự vật của bản văn” (nói đến ở trên) không giới hạn trong chân trời mà tác giả đă cố ư vạch ra, và thế giới thuộc về bản văn làm hiện ra thế giới tác giả của nó. Ngay cả về mặt xă hội cũng như về mặt tâm lư, cái riêng có của tác phẩm văn chương-nghệ thuật cũng vượt lên trên những điều kiện tâm lư-xă hội của sản xuất, cũng như mở ra cho một loạt đọc không giới hạn - đọc trong ngữ cảnh văn hóa-xă hội khác nhau. Nói tóm lại, tác phẩm tự nó giải hoặc việc đặt để trong ngữ cảnh tâm lư cũng như xă hội và có thể tái lập ngữ cảnh cách khác: hành vi/tác động đọc tạo ra diều đó. Cũng không phải là việc phát triển của đối thoại, v́ trong đối thoại, diễn ngôn đă định trước bởi thương nghị, trong khi viết, văn tự đă vượt lên trên nơi nhận nguyên ủy – v́ tác phẩm tự tạo ra công chúng của nó, nghĩa là cho bất kỳ ai biết đọc [xem: ở phần trước, tôi đă nói đến lớp công chúng khởi đầu đối với viết/đọc].  Ở đây, trong tranh biện với Gadamer, Ricœur xác định những ghi nhận trên tương tự với khái niệm “khoảng cách thời gian”, nghĩa là một thành tố của “ư thức trước hiệu năng lịch sử” [Wirkungsgeschichtliches Bewusstsein, đă nói đến ở trên] của Gadamer, mặt khác cũng như khái niệm Schriftlichkeit (tính văn tự) mà Gadamer bổ túc những nét mới cho Sprachlichkeit (tính ngôn), song có chủ ư khác, v́ phân cách/distanciation mà văn tự khai mở đă hiện diện trong chính diễn ngôn, tự trong phôi thai đă có phân cách giữa cái nói ra/dit với nói/dire, mà Hegel từng có phân tích nổi tiếng ngay đầu tác phẩm Hiện tượng luận tinh thần: cái nói biến đi, song cái nói ra c̣n lại [197]; về mặt này, văn tự không biểu hiện cách mạng triệt để nào trong cấu thành diễn ngôn mà chỉ hoàn tất nguyên vọng sâu xa nhất của nó.    

Đề cương thứ hai là thông diễn học phải vượt lên khỏi lưỡng phân tai hại giữa “giải thích” và ‘lănh hội” kế thừa từ Dilthey, do việc tin rằng giải thích mượn từ phương pháp luận của những khoa học tự nhiên, c̣n lănh hội tự những khoa học nhân văn. Ricœur lư giải, việc xuất hiện những mô h́nh kư hiệu học trong trường lư luận bản văn chỉ ra giải thích không phải của những khoa học tự nhiên hay có tính nhân quả, đặc biệt là áp dụng vào lư luận truyện/récit, mượn trong lănh vực ngôn ngữ từ mở rộng những đơn vị nhỏ hơn câu đến những đơn vị lớn hơn câu (chẳng hạn thơ, truyện v.v…). Phạm trù đặt để diễn ngôn này không thuộc văn tự nữa, mà thuộc tác phẩm, nghĩa là rút ra từ thực tiễn/praxis. Khác với diễn ngôn đơn giản trong nói chuyện (tức là trong vận động bộc phát từ hỏi/đáp, diễn ngôn thuộc về tác phẩm ở trong những cấu trúc cần miêu tả và giải thích can thiệp vào việc hiểu/lănh hội. Theo Ricœur, thông diễn học không cấu tạo ngược với giải thích cấu trúc mà qua trung gian này, phát hiện ngữ nghĩa sâu xa của bản văn, trước khi “hiểu/lănh hội” bản văn khởi đi từ “sự vật” nói về nó. Ông xác định: sự vật của bản văn không phải là điều mà việc đọc thô thiển một bản văn phát hiện, song là cái mà điều động h́nh thái của bản văn can dự.[198]

Đề cương thứ ba khởi từ xác định thông diễn học những bản văn quay về phê phán ư thức hệ, tức là lúc tra vấn vượt qua việc đóng bản văn, hướng về “sự vật của bản văn”, nghĩa là thế giới mở ra; thời khoảng này có thể gọi là thời khoảng của tham chiếu (hiểu theo nghĩa Bedeutung của Frege phân biệt với ư nghĩa/Sinn). Ricœur lư giải: ư nghĩa của tác phẩm là tổ chức bên trong, tham chiếu của tác phẩm là phương thức của hữu thể, ở thế giới mở ra trước bản văn. Quyền năng này của bản văn mở ra một chiều kích của thực tại, chính trong nguyên tắc của nó, mang lại lực chống lại mọi thực tại đă có, cũng chính ở đó chống lại khả năng của một phê phán cái thực.. Quyền khuynh đảo này theo Ricœur sinh động nhất trong diễn ngôn sáng tạo/thơ. Chiến lưọc này dàn trải trong quân b́nh hai thời khoảng: treo lửng tham chiếu tới ngôn ngữ thông thường và mở ra tham chiếu cấp hai mà ông đă gọi là thế giới tác phẩm, thế giới do tác phẩm mở ra. Thơ, cũng như tiểu thuyết là con đường miêu tả lại/redescription, con đường mimesis/mô phỏng sáng tạo. Ricœur nhận xét, đề cương phê phán này giống như phân tích của Heidegger về lănh hội qua khái niệm “phóng chiếu của những khả năng riêng có nhất”, nghĩa là phương thức hữu thể  của thế giới mở ra qua bản văn là phương thức khả hữu hay đúng hơn là của quyền-hiện hữu; nghịch lư của tham chiếu sáng tạo ở chỗ thực tại chỉ tái mô tả trong khuôn khổ diễn ngôn nâng lên ở tŕnh độ giả tưởng.

Đề cương thứ tư xác định thông diễn học những bản văn chỉ ra vị thế ch́m của một phê phán ư thức hệ, liên hệ tới vị trí chủ thể tính trong lư giải. Trong quan niệm “sự vật của bản văn” ở Heidegger và Gadamer, quan hệ thế giới bản văn thế cho quan hệ chủ thể tính của tác giả, như vậy vấn đề chủ thế tính của người đọc cũng không ổn. Lănh hội không phóng chiếu trong bản văn, mà hiển lộ trước bản văn. Nói khác đi, chính sự vật của bản văn đem lại cho người đọc chiều kích chủ thể tính; như vậy lănh hội không c̣n là một cấu tạo mà then chốt là chủ thể. Nếu giả tưởng là chiều kích cơ bản của tham chiếu bản văn, nó không thể nào kém phần cơ bản chủ thế tính của người đọc. Khi đọc, tự tôi không thể hiện. Bản đọc đưa tôi vào những biến dịch tưởng tượng của ngă/ego. Hoá thân của thế giới theo cuộc chơi cũng là hoá thân cuộc chơi của ngă/ego.   

Vậy lư luận bản văn nơi những nhà thông diễn học như Ricœur, hay Manfred Frank ra sao?

-----------------------------

[195] Gadamer, Wahrheit und Methode: On pourra s’interroger sur les conséquences qu’entraîne, pour  l’herméneutique des sciences de l’esprit, le fait que Heidegger dérive (Ableitung) fondamentalement la structure circulaire du comprendre de la temporalité du Dasein” – Ricœur dẫn theo bản dịch tiếng Pháp. 

[196] Ricœur, Herméneutique et critique des idéologies, in Du texte à l’action, Essais d’herméneutique II: L’écriture…ne se réduit nullement à la fixation matérielle du discours: celle-ci est la condition d’un phénomène beaucoup plus fondamental, celui de l’autonomie du texte. Autonomie triple: à l’égard de l’intention de l’auteur; à l’égard de la situation culturelle et de tous les conditionnements sociologiques de la production du texte; à l’égard enfin du destinataire primitif. Ce que signifie le texte ne coïncide plus avec ce que l’auteur voulait dire; signification verbale et signification mentale ont des destins distincts.

[197] Hegel, La Phénoménologie de l’Esprit: le dire s’évanouit, mais le dit subsiste [dẫn theo tiếng pháp của Ricœur].

Trong chương I sách dẫn trên của Hegel đưa ra một kinh nghiệm đơn giản để chứng thực chân lư của xác thực khả xúc, ông viết: Wir schreiben diese Wahrheit auf; eine Wahrheit kann durch Aufschreiben nicht verlieren; eben so wenig dadurch, daß wir sie aufbewahren. (Nous notons par écrit cette vérité; une vérité ne perd rien à être écrite, nous devons dire alors qu’elle s’est éventée. - bản dịch tiếng Pháp của Jean Hyppolite)

[198] Ricœur, Sdt: La chose du texte n’est pas ce qu’une lecture naïve du texte révèle, mais ce que l’agencement formel du texte médiatise.

Từ ngữ “la chose” trong triết học bao hàm nhiều nghĩa, chỉ cái hiện hữu, khách thể, thực tại, đối lập với ư, chỉ diễn ngôn v.v… Trong tác phẩm nói trên của Hegel, ngay ở lời Tựa, đă dùng trong nhiều biểu ngữ: “puisque la philosophie est essentiellement dans l’élément de l’universalité qui inclut en soi le particulier, il peut sembler qu’en elle plus que dans les autres sciences, dans le but et dans les derniers résultats se trouve exprimée la chose même dans son essence parfaite” [nguyên tác tiếng Đức: Auch weil die Philosophie wesentlich im Elemente der Allgemeinheit ist, die das Besondere in sich schließt, so findet bei ihr mehr als bei andern Wissenschaften der Schein  statt, als ob in dem Zwecke oder den letzten Resultaten die Sache selbst und sogar in ihrem vollkommenen Wesen ausgedrückt wäre”]; “Au contraire, dans l’idée générale de l’anatomie par exemple, - la connaissance des parties du corps considérées en dehors de leurs relations vitales – on est persuadé qu’on ne possède pas encore la chose même, le contenu de cette science, et qu’on doit en outre prendre en considération attentive le particulier.”; “si une telle oprération doit valoir pour la connaissance, si elle doit valoir pour plus que pour le début de la connaissance effectivement réelle, il faut alors la compter au nombre de ces découvertes qui servent seulement à tourner autour de la chose même, et unissent l’apparence d’un travail sérieux à une négligence effective de la chose même.” la chose, en effet, n’est pas épuisée dans son but, mais dans son actualisation”. Trong Dẫn nhập, ngay từ lời mở đầu: “Il est naturel de supposer qu’avant d’affronter en philosophie la chose même, c’est-à-dire la connaissance effectivement réelle de ce qui est en vérité, on doit préalablement s’entendre sur la connaissance qu’on considère comme l’instrument à l’aide duquel on s’empare de l’absolu ou comme le moyen grâce auquel on l’aperçoit.”;”dans le point de vue exposé, le nouvel objet se montre comme venu à l’être par le moyen d’une conversion de la conscience elle-même. Cette considération de la chose est notre  fait/Diese Betractung der Sache ist unsere Zutat”[notre, cest-à-dire le fait du philosophe. JH]; trong chương I Die sinnliche Gewissheit :”Siesagt von dem, was sie weiß, nur dies aus: es ist; und ihre Wahrheit enthält allein das Sein der Sache” (De ce qu’elle sait elle exprime seulement ceci: il est; et sa vérité contient seulement l’être de la chose); “Ich, nicht die Bedeutung eines mannigfaltigen Vorstellens oder Denkens, noch die Sache die Bedeutung mannigfaltiger Beschaffenheiten; sondern die Sache ist; und sie ist, nur weil sie ist” ( Le Moi n’a pas la signification d’un représenter ou d’un penser des moments divers, et la chose n’a pas la signification d’une multitude de caractères distinct; mais la chose est, et elle est seulement parce qu’elle est.)[Bản dịch tiếng Pháp của J. Hyppolite].

“Die Sache selbst” là mô-típ chủ yếu của hiện tượng luận. Heidegger, Gadamer là những nhà triết học nghiên cứu tường tận Hegel.

La chose suy gốc từ tiếng la-tinh causa hiểu theo nghĩa pháp lư, ban sơ chỉ mối quan hệ giữa người và sự vật, trong nguồn pháp luật, là một thực thể triết học. Trong Hiện tượng luận tinh thần , Hegel nhấn mạnh nhiều lần đến “die Sache selbst”; trong Hữu thể luận - Thông diễn học về kiện tính, Heidegger nêu rơ cách ngôn cơ bản của hiện tượng luận không phải là “nguyên lư của nguyên lư”, nhưng là cách ngôn “về với chính sự vật/Zur Sache selbst”. Xem ĐPQ, Triết học nào cho thế kỷ XXI.

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2014