ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
136
CHƯƠNG V:
THÔNG DIỄN HỌC
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120, Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125, Kỳ 126, Kỳ 127, Kỳ 128, Kỳ 129, Kỳ 130, Kỳ 131, Kỳ 132, Kỳ 133, Kỳ 134, Kỳ 135, Kỳ 136,
Khởi sinh thông diễn học Ricœur như tôi đă nói đến trong bài viết dẫn trên là ngay từ bộ Triết học ư chí 1950/1960 “đă chú ư đến chức năng của lănh hội thông qua vai tṛ của trí tưởng trong ngôn ngữ khi ông đi phân tích những biểu tượng, thần thoại, thi ca, thuyết thoại để tiến gần đến thông diễn học, để đi tới hiện tượng luận thông diễn, hay đúng hơn là bước sang thông diễn học hiện tượng luận”. Trong tác phẩm Lư giải, luận về Freud 1965 có thể xem như một nghiên cứu chính thức của thông diễn học, Ricœur nhận ra trên b́nh diện thông diễn, lư giải là thao tác của ngờ vực mà cũng của tín dụng. Có một thông diễn học ngờ vực, song đối lập cũng có một thông diễn học tín dụng.
Khi quy kết ư hướng thông diễn học của Ricœur là ngờ vực, Gadamer đưa tất cả đối thủ vào một phía, không chính đáng với quan điểm ông đề ra là “cần có sự hỗ trợ của những phương pháp khoa học để khắc phục những ấn tượng ban đầu”.
Gadamer chỉ nh́n thấy mặt tiêu cực của thông diễn học ngờ vực, nên không như Ricœur nh́n thấy nơi Freud, Nietzsche và Marx có một ư định chung, đặt lại vấn đề nghi hoặc ngay trong cốt lơi chủ nghĩa Descartes, v́ trong khi những người theo học thuyết Descartes coi mọi sự đều có thể ngờ vực v́ chúng không phải như đang thấy, song họ không thể ngờ vực ư thức như đang thấy, mà trong ư thức, ư nghĩa và ư thức về ư nghĩa trùng hợp. Khởi từ ba nhà tư tưởng nói trên, sau khi ngờ vực mọi vật, người ta bắt đầu ngờ vực ư thức. Tuy nhiên, theo Ricœur, họ không phải là những nhà hoài nghi, v́ đều nh́n thấy rơ viễn tượng của một chân trời mới của chân lư, phát kiến ra một nghệ thuật thông diễn:
“Đối với Marx, Nietzsche và Freud, phạm trù cơ bản của ư thức là mối quan hệ ẩn-hiện, dấu-mở… Điều chủ yếu là cả ba với những phương tiện trong tay, chống lại những tư kiến của thời đại, sáng tạo ra một khoa học gián tiếp về ư nghĩa, không giản lược vào ư thức trực tiếp về ư nghĩa”.
Điểm đặc sắc nổi bật của những nhà tư tưởng này liên quan tới quá tŕnh ngụy thức/fausse conscience và phương pháp giải mă, ở Freud là những giấc mộng và hiện tượng thác loạn thần kinh, ở Marx là những hệ tư tưởng trong những hạn chế của tha hóa kinh tế, ở Nietzsche là việc đánh giá và đảo hoán giá trị, t́m then khoá của mặt mạnh và yếu trong ư chí tiến tới quyền lực. Điểm hội tụ của ba nguồn tư tưởng này là giải hoặc lừa phỉnh/démystification, khởi sự với ngờ vực về những ảo tưởng của ư thức.[190]
Trong Thông diễn học và phê b́nh những ư thức hệ, Ricœur nhận xét trong cuộc tranh biện nói trên, phải chọn lựa ở một trong hai phía: hoặc ư thức thông diễn học, hoặc ư thức phê b́nh luận.
Động thái triết lư cơ bản của tranh biện, như ông đặt vấn đề, có phải là thử thách, phê phán chống “ngụy thức”, hay những biến thái của thông giao nhân loại ẩn dấu đằng sau diễn tập thường xuyên thống trị và bạo động?
Tôi không xét đến ở đây phản tư của Ricœur về những vấn đề đặt ra với phê b́nh ư thức hệ (tranh luận thông giao hay thông diễn ở một mặt nào đó đă đề cập ở chương 6) mà chỉ nêu ra khác biệt giữa Ricœur và Gadamer trong lănh vực riêng của thông diễn học. Ricœur mệnh danh Gadamer thuộc ḍng thông diễn học truyền thống: mặc dầu Gadamer nhận thực tính phổ cập của chiều kích thông diễn học, song phổ cập này không trừu tượng mà tập trung vào một vấn đề, một kinh nghiệm ưa thích, như trong mở đầu tiểu luận Tu từ học, thông diễn học và phê b́nh ư thức hệ, vẫn gắn bó tiếp tục thừa kế xu hướng lăng mạn Đức nơi Dilthey, lư luận về những khoa học nhân văn đặt trên nền tảng mới, nghĩa là giữ một cự ly lịch sử trong những khoa học nhân văn. Khi dẫn lập luận của Gadamer về mục đích thông diễn học có ư đi trước và vượt mọi khoa học, chứng tỏ “tính cách ngôn ngữ phổ cập của ứng xử quan hệ với thế giới”[191], song tính phổ cập này là đối thuyết của kinh nghiệm sơ khởi hẹp ḥi, thừa nhận cục bộ của kinh nghiệm ban sơ này. Theo Ricœur, với vấn đề khoảng cách, cũng như tha hóa này phải có một biểu thị ư nghĩa tích cực hơn dự tính của Gadamer, cho nên mặt khác Gadamer không chú trọng đến ư nghĩa của “hữu cho bản văn/Sein zum Texte” [192] v́ đă giản lược vào một phản tư về vấn đề thông dịch dựng lên theo kiểu mẫu tính cách ngôn ngữ của ứng xử nơi con người đối với thế giới, như đă nói ở trên. Do đó Gadamer không thể tránh khỏi hướng triết lư thông diễn về sự phục hồi tư kiến và biện hộ truyền thống và quyền lực, đặt để triết lư thông diễn vào một vị thế xung đột với mọi phê phán ư thức hệ.[193]
Ricœur nhận xét Gadamer dựa trên ba nguồn cơ sở là lăng mạn Đức, Dilthey và Heidegger đề xuất một đóng góp riêng cho vấn đề, mà ông ví như tấm da súc/palimpseste (đưa bản văn này thay cho bản văn cũ) mang ba lớp lăng mạn, thuộc Dilthey và Heidegger [194]. Cho nên chỗ dựa của Gadamer, theo ông, trước hết là mối liên hệ giữa tư kiến/Vormeinung, truyền thống và quyền lực, kế đến là lư giải hữu thể luận của bộ sậu này khởi từ khái niệm Wirkungsgeschichtliches Bewusstsein (Ricœur dịch là “conscience exposée aux effets de l’histoire/ư thức biểu lộ trước những hiệu ứng của lịch sử” hay “conscience de l’efficace historique/ư thức của hiệu lực lịch sử”) và sau cùng là hiệu quả tri thức luận mà Gadamer gọi là siêu-phê b́nh/méta-critique (nghĩa là một phê b́nh rốt ráo những tư kiến - những ư thức hệ - th́ bất khả, khi thiếu độ số không v́ nó có thể được tạo ra từ đó).
Tóm lại, có thể nhận ra bốn đề cương là khoảng cách lịch sử, hữu thể luận về cái hữu hạn, phối hợp những chân trời và lư giải hữu thể luận từ ư thức những hiệu ứng của lịch sử dựa trên ba tiêu điểm: một là hiện tượng luận về tư kiến, truyền thống và quyền lực; hai là hữu thể luận của ư thức biểu lộ trước những hiệu ứng lịch sử; ba là phê b́nh của phê b́nh - ở đó, tư kiến là thành tố của lănh hội, quyền lực là hành vi chấp nhận và tri ân/Anerkennung, phổ cập của thông diễn học có biên độ của khoa học, theo yêu cầu khoa học và liên hệ đến tri thức và quyền năng.
Sau khi duyệt lại tầm vóc thông diễn học của Gadamer dưới góc nh́n trên, Ricœur nêu ra những phê phán: trước hết then khoá lư luận của Gadamer là tri ân thay thế cho vâng phục, mà theo Gadamer tri ân của quyền lực dựa trên ư tưởng quyền lực không độc đoán, phi lư, tạo nên bản chất quyền lực của nhà giáo dục, của thượng cấp, của chuyên gia, song mặt khác, Gadamer lại xác định theo phái lăng mạn, truyền thống là một h́nh thái của quyền lực, là hành vi của lư trí và là một nhân tố của tự do và lịch sử. Thông diễn học có tính phổ cập vay mượn v́ chỉ có thể đạt được một cách nghịch lư khởi từ những kinh nghiệm ưu tiên, từ một số khu vực rất cụ thể, nghĩa là khởi đi từ thông diễn học cục bộ, trong khi phải giải giới tính cục bộ này. Trong nỗ lực đó là những kinh nghiệm tha hoá trong ư thức mỹ học, ư thức lịch sử hay trong ư thức ngôn ngữ. Theo Ricœur, cuộc đấu tranh chống lại phân cách phương pháp đồng thời tạo cho thông diễn học thành một phê b́nh luận phê b́nh, ví như Sisyphe đẩy tảng đá lên triền dốc, đồng thời phải giả định một đề cương rất khả nghi dưới mắt “phê b́nh”, nghĩa là phải đồng thuận xây dựng khả hữu cho quan hệ mỹ học, lịch sử và ngôn ngữ. Cho nên, trái với quan niệm của Schleiermacher xác định thông diễn học như một nghệ thuật thoát khỏi ngộ nhận/Missverständnis, Gadamer cho rằng mọi ngộ nhận thực ra đă có một cái ǵ đi trước như thể đồng thuận hỗ trợ/tragendes Einverständnis. Mặt khác về thành tố giải giới cục bộ là ngôn ngữ, nghĩa là đồng thuận trong đối thoại, trong quan hệ hỏi/đáp; v́ thế thông diễn học tập trung trong khái niệm tính ngôn/Sprachlichkeit, chiều kích ngôn ngữ này hiểu theo nghĩa, không phải trong hệ thống những ngôn ngữ, mà là thu tập những sự/việc nói ra.. Ở đây Ricœur tự nhận gần với phê phán của Habermas khi đặt vấn đề liệu “đối thoại” có là nhân tố phổ cập để cho phép giải giới cục bộ, hay liệu nó không cấu thành một kinh nghiệm quá đặc thù, bao lấy khả năng mù quáng trước hoàn cảnh thực sự của thông giao nơi con người, cũng như khả năng giữ niềm hy vọng vào một thông giao không trở ngại và không biên giới?
---------------------
[190] Xem ĐPQ, Sdt. Đoạn văn trong dấu ngoặc dẫn từ Ricœur: De l’interprétation, Essai sur Freud 1965. (Những chữ in nghiêng ở trong nguyên tác).
[191] Ricœur, Sdt: “le caractère langagier universel du comportement relatif au monde”, nguyên văn tiếng Đức: “der universellen Sprachlichkeit des menschlichen Weltverhaltens “.
[192] Biểu ngữ “Sein zum Texte” (“l’être pour le texte” trong bài viết của Ricœur) dẫn trong tiểu luận nói trên của Gadamer: Indessen, das ‘Sein zum Texte’* erschöpft nicht die hermeneutische Dimension – es sei denn, daß ‘Text’ über den engeren Sinn hinaus den Text meint, den ‘Gott mit eigener Hand geschrieben hat’, den liber naturae, und der damit auch alle Wissenschaft, von der Physik bis zur Soziologie und Anthropologie, umfaßt (Tuy thế, “hữu cho bản văn” không làm cạn kiệt chiều kích thông diễn học - miễn là, từ ‘bản văn’ ngoài ư nghĩa hẹp của bản văn, lại ‘mang ư do chính Thượng đế viết ra bằng bàn tay của ngài’, nghĩa là Sách của Tự nhiên, và bao hàm trong mọi khoa học, từ vật lư học đến xă hội học và nhân học).
* trong chú thích cuối trang, Gadamer dẫn xem O. Marquard trong hội nghị triết tại Heidelberg năm 1966.
Bị chú: Odo Marquard (1928-) triết gia Đức, tác giả Abschied vom PrinzipiellenVĩnh biệt những nguyên tắc 1981, Apologie des Zufälligen/Biện hộ cho ngẫu nhiên 1986, tự xác định là người theo thuyết hoài nghi. Trong tác phẩm 1981, tiểu luận thứ 6 mang tựa đề Vấn đề là, liệu thông diễn học là đáp án cho vấn đề nào? nhấn mạnh đến việc thông diễn học, quan trọng đối với con người, là nghệ thuật định hướng qua phương tiện lănh hội trong những thường hằng mà con người có thể vừa nắm bắt, lại vừa xa cách, bởi v́ có khả dĩ là thoát ra ở chừng mực nào đó.
[193] Ricœur, Sdt. Xem thêm: chương 6 CSTTTQĐ về vấn đề dịch thuật trong tranh biện thông giao hay thông diễn giữa Gadamer và Habermas.Habermas nói đến khả năng siêu vượt ngôn ngữ, nghĩa là chuyển dịch từ một ngôn ngữ này qua một ngôn ngữ khác. Ông nhận xét khái niệm dịch thuật tự nó đă mang tính biện chứng, và dịch thuật chính là loại lư giải mà người ta cần để diễn đạt trong một ngôn ngữ, một cảnh trạng ở một thể ngôn ngữ khác. Về phía Gadamer, ông nói đến kinh nghiệm thông diễn là làm thế nào để cùng sự thống nhất của tư tưởng và ngôn từ xác định được ở mọi nơi trong đa dạng của những cách nói, thể hiện được cách nào mà mọi truyền thống viết ra có thể hiểu được. Thông dịch là một khái niệm biện chứng v́ hành vi thông dịch làm nổi bật sự hoàn tất sản xuất trong đó đồng hoá được ngoại ngữ đồng thời phát triển hơn lên hệ thống ngữ học của nó. Tiến tới ngôn ngữ chung này là kết quả của hiểu biết lẫn nhau.
[194] Ricœur giải thích: vấn đề là liệu thông diễn học của Gadamer thực sự có vượt khởi điểm lăng mạn, và khẳng định “hữu thể-người nhận ra hữu hạn của ḿnh trước hết ở việc nhận ra đang ngay trong ḷng truyền thống/l’être-homme trouve sa finitude dans le fait que d’abord il se trouve au sein des traditions”[dẫn theo bản dịch sang tiếng Pháp tác phẩm “Wahrheit und Methode/Vérité et Méthode” của Gadamer] có thoát khỏi những đảo ngược mà ông thấy chủ nghĩa lăng mạn triết lư đối diện với những yêu cầu của mọi triết học phê b́nh?
Mặc dầu Gadamer phê phán Dilthey là “không biết cách vượt qua lư luận truyền thống về nhận thức” cũng như chống lại thời Khai sáng khi xác định “đó là lư do tại sao những tư kiến của cá nhân, cũng như những phán đoán của y tạo ra thực tại lịch sử” [Gadamer, Sdt.] song ông vẫn nh́n nhận “lịch sử có trước tôi và vượt qua phản tư của tôi, nghĩa là tôi thuộc về lịch sử trước khi tự chủ lấy ḿnh”. Cho nên Ricœur nhận xét phải chăng Gadamer vẫn trung thành với Dilthey, nghĩa là coi vấn đề lịch sử và sử tính, không phải bản văn và sớ chú, cung ứng kinh nghiệm nguyên tắc cho thông diễn học.
Vấn đề tiền cấu trúc của lănh hội/Vorstruktur des Verstehens xác định phục hồi tư kiến trong quan niệm của Gadamer chứng thực ảnh hưởng sâu đậm của Heidegger, như ông viết “đỉnh điểm tư tưởng Heidegger ít chứng tỏ có một ṿng hội [thông diễn học] hơn là chứng tỏ ṿng hội này có một ư hướng hữu thể luận tích cực”. [Gadamer, Sdt.]
(c̣n nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2014