ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

54

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, 

 

Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo)

Đối lập với tiểu thuyết thực nghiệm, một dạng thức phá thể tiểu thuyết là loại tiểu thuyết quy ước, cổ điển, chẳng hạn như truyện ngắn “hiện sinh” sau đây:

     Tường [35]

Họ đẩy chúng tôi vào một căn pḥng lớn màu trắng và đôi mắt tôi bắt đầu bị nhấp nháy v́ ánh sáng làm cho khó chịu. Rồi tôi trông thấy một cái bàn và bốn gă dân sự ngồi đằng sau bàn đang đọc giấy tờ. Họ dồn một nhóm tù nhân khác ra phía sau và chúng tôi phải băng qua pḥng để nhập bọn. Có nhiều người tôi quen c̣n những người khác hẳn là ngoại nhân. Hai người trước mặt tôi tóc vàng hoe và sọ tṛn: trông thật giống nhau. Tôi đồ họ là người Pháp. Người nhỏ hơn không ngừng kéo quần lên: rơ ra là bồn chồn.

Kéo dài khoảng ba giờ đồng hồ: tôi cảm thấy buồn ngủ mà đầu óc th́ rỗng tuếch; song căn pḥng thật ấm và tôi cảm thấy đủ thoải mái: suốt 24 tiếng qua chúng tôi không ngửng rét co ro. Nhũng lính gác đưa tù nhân lại bàn, lần lượt từ người này qua người khác. Bốn gă đó hỏi tên và nghề nghiệp từng người. Suốt thời gian đó, chúng không làm ǵ hơn, hay thật ra chỉ hỏi quanh quẩn như: “Anh có tham gia vào việc phá hoại đạn dược?” hoặc như: “Anh ở đâu vào sáng ngày 9 và làm những ǵ?” Họ cũng chẳng nghe câu trả lời hoặc giả bộ như thế. Họ yên lặng một lát rồi nh́n thẳng trước mặt và bắt đầu viết. Họ hỏi Tom có đúng là gia nhập Liên đoàn t́nh nguyện Quốc tế [36]: Tom không thể nói ǵ khác v́ họ đă lục thấy giấy tờ trong áo hắn. Họ không hỏi Juan điều ǵ, song viết khá lâu sau khi y đă khai tên với họ.

“Anh Jose tôi là người vô chính phủ”, Juan khai, “ các ông biết là anh ta đă lâu không c̣n ở đây nữa. Tôi không có gia nhập đảng phái nào cả. Tôi không bao giờ làm ǵ liên quan tới chính trị.”

Họ không trả lời. Juan khai tiếp “Tôi không có làm ǵ hết. Tôi không muốn phải gánh chịu cho kẻ khác.”

Môi y run lẩy bẩy. Một tên lính gác bảo y im và dẫn y đi. Đến lượt tôi:

“Anh tên là Pablo Ibbieta?”

Tôi nói phải.

Người đó nh́n vào giấy và hỏi tôi. “Ramon Gris ở đâu?”

“Tôi không biết”.

Anh dấu hắn ở nhà anh từ ngày 6 đến ngày 19.”

“Không”.

Họ viết xuống một lúc và tên lính gác dẫn tôi đi. Ngoài hành lang Tom và Juan đang đợi giữa hai tên lính gác. Chúng tôi bắt đầu đi. Tom hỏi một tên lính, “Rồi sao đây?”

“Sao là sao?” tên lính hỏi lại.

“ Thế này là hỏi cung hay tuyên án vậy?”

“Tuyên án”.

“Họ sẽ làm ǵ chúng tôi?”

Tên lính trả lời cộc lốc, “Họ sẽ cho các anh biết phán quyết trong xà lim các anh.”

Thực sự, xà lim chúng tôi là một trong những nhà kho của bệnh viện. Lạnh khủng khiếp v́ những luồng gió thổi vào. Chúng tôi co ro suốt đêm, mà ban ngày cũng chẳng tốt ǵ hơn. Tôi đă trải qua năm ngày trước trong một căn ngục tối ở tu viện, một thứ ngục nhốt chung thân hẳn đă có ngay từ thời trung cổ: v́ có quá nhiều tù nhân mà có ít pḥng, họ giam chúng tôi ở bất cứ chỗ nào.Tôi không luyến tiếc căn ngục tối; tôi không khổ v́ cái lạnh song thật trơ trọi; ở lâu dài thật khó chịu. Trong nhà kho, tôi c̣n có bạn. Juan th́ không mở miệng: y sợ và c̣n quá trẻ để biết nói chuyện ǵ. Song Tom là tay ăn nói giỏi và y biết rành tiếng Tây ban nha.

Có một cái ghế dài và bốn tấm nệm nhồi rơm. Khi họ đưa chúng tôi về lại đây, chúng tôi ngồi và chờ đợi trong im lặng. Một lát sau, Tom cất tiếng, “Chúng ḿnh tiêu tùng rồi.”

“Tôi cũng nghĩ vậy,” tôi nói, “song tôi không nghĩ chúng làm ǵ với thằng nhỏ.”

“Chúng không có ǵ để kết án nó,” Tom bảo, “nó là em của một dân quân, có vậy thôi.”

Tôi nh́n Juan: y có vẻ như không nghe thấy. Tom tiếp tục, “Anh có biết bọn chúng làm những ǵ ở Saragossa không? Chúng để tù nằm trên mặt đường và dùng xe cam nhông cán lên họ. Một lính đào ngũ người Ma-rốc nói chúng tôi biết chuyện đó. Chúng nói để tiết kiệm đạn.”

“Đâu có tiết kiệm được xăng”, tôi nói.

Tôi bực bội v́ Tom: lẽ ra hắn không nên nói điều đó ra.

“Rồi có những sĩ quan đi dọc theo con đường, “ hắn nói tiếp,” kiểm tra mọi việc. Bọn chúng thọc tay trong túi và hút thuốc lá. Anh tưởng chúng kết liễu những người này? Mẹ kiếp, không. Chúng để họ la khóc. Hai lần trong suốt một tiếng đồng hồ. Tay Ma-rốc nói lần đầu tiên y thiếu điều muốn ói,”

“Tôi không tin chúng sẽ làm như thế ở đây.” Tôi bảo. “Trừ phi thực sự chúng thiếu đạn.”

 Ban ngày đă ló dạng qua bốn cửa sổ hầm và qua một lỗ hổng tṛn đục trên trần, phía bên trái, nh́n ra ngoài trời. Chính qua lỗ hổng này, thường đóng lại bằng cửa sập, họ đổ than xuống kho.Ngay dưới cái lỗ hổng có một đống lớn tro than: đă dùng để sưởi bệnh viện, nhưng từ lúc bắt đầu chiến tranh, bệnh nhân được di tản và than vẫn c̣n đấy, không dùng; đôi khi c̣n hứng mưa v́ họ quên đóng cửa sập.

Tom bắt đầu run rẩy.” Lậy Chúa ơi, tôi lạnh.” Hắn nói. “Lại bắt đầu như thế đấy.”

Hắn đứng dậy và bắt đầu tập thể dục. Cứ mỗi động tác, áo hắn lại banh ra ở ngực, trắng và đầy lông. Hắn nằm ngửa, giơ hai chân lên không và đạp như đạp xe. Tôi thấy mông hắn bự đang rung rẩy. Hắn vạm vỡ song quá mập. Tôi nghĩ làm sao những viên đạn súng trường hay những đầu nhọn của lưỡi lê c̣ thể ngập sâu vào được khối thịt mềm như tảng bơ được. Chắc hẳn tôi không cảm thấy như thế nếu như hắn gầy ốm.

Đúng là tôi không lạnh, nhưng sao tôi không cảm thấy được cánh tay và vai tôi. Đôi lúc tôi có cảm tưởng tôi đang thiếu một cái ǵ và bắt đầu nh́n quanh t́m chiếc áo khoác rồi đột nhiên nhớ ra là chúng không đưa tôi chiếc áo. Thật không dễ chịu tí nào. Chúng lấy quần áo của chúng tôi đưa cho bọn lính của chúng mà chỉ để lại cho chúng tôi áo sơ mi và quần vải bố này mà bệnh nhân của nhà thương mặc vào giữa mùa hạ. Một lúc sau, Tom đứng lên và ngồi xuống cạnh tôi, thở hổn hển.

“Ấm hơn hử?”

“Lậy Chúa tôi, không. Những tôi mệt đứt hơi.”

Khoảng tám giờ tối một viên thiếu tá đi vào cùng với hai tên lính phát xít. Y mang theo một xấp giấy trong tay. Y hỏi tên lính canh, “Ba người này tên ǵ?”

“Steinbock, Ibbieta và Mirbal.” Tên lính đáp.

Viên thiếu ta đeo kính lên và đọc lướt qua danh sách:”Steinbock…Steibock…Hừ đây rồi…Anh bị kết án tử h́nh. Anh sẽ bị bắn sang ngày mai.” Y tiếp tục nh́n.”Cả hai người kia cũng vậy.”

“Không thể nào,” Juan kêu lên.”Không phải tôi.” Viên thiếu tá nh́n hắn sửng sốt.”Tên anh là ǵ?”

“Juan Mirbal” hắn đáp.

Viên thiếu tá nhún vai và quay sang nh́n Tom với tôi.

“Các anh là dân Basque?”

“Không ai là dân Basque cả.”

Y có vẻ khó chịu. “Họ nói với tôi có ba người Basque. Tôi không mất thời giờ đuổi theo chúng. Vậy dĩ nhiên là các anh không muốn một linh mục?

Chúng tôi không thèm trả lời.

Y nói,”một bác sĩ người Bỉ sẽ đến đây ngay. Ông ta được phép ở suốt đêm với các anh.” Y chào theo lối nhà binh và bỏ đi.

“Tôi đă nói với anh mà,” Tom nói.”Chúng ta bị dính rồi.”

“Phải, tôi đáp, chỉ tôi cho thằng nhỏ.”

Tôi nói cho có vẻ tử tế nhưng thực ra tôi không ưa thằng nhỏ. Mặt hắn quá ranh và sợ hăi với khổ sở làm đổi dạng, làm méo cả nét mặt. Ba ngày trước đây hắn c̣n là đứa trẻ láu lỉnh, không đến nỗi tệ; nhưng bây giờ trông hắn giống như lăo già và tôi nghĩ hắn không làm sao trẻ lại được nữa, ngay cả nếu như chúng thả hắn đi. Thật không khó khăn để có chút ḷng thương hại hắn, song tôi ghê tởm sự thương hại,hoặc giả nó làm tôi khiếp sợ. Hắn không nói năng ǵ hơn nhưng xám ngoét; cả mặt lẫn hai bàn tay xám ngoét. Hắn lại ngồi xuống và giương đôi mắt tṛn xoe nh́n xuống mặt đất. Tom là người tốt bụng, muốn nắm cánh tay hắn, song thằng nhỏ giằng tay ra mạnh mẽ và nhăn mặt.

“Để nó yên,” tôi thấp giọng bảo, “anh không thấy nó sắp khóc sao.”

Tom miễn cưỡng nghe theo: hắn có vẻ muốn an ủi thằng nhỏ, như vậy để cho bận rộn và không c̣n lo chuyện nghĩ về chính ḿnh nữa. Nhưng tôi th́ khó chịu: tôi chưa bao giờ nghĩ đến cái chết v́ tôi không có lư do ǵ để nghĩ đến, song bây giờ lư do ở ngay đây và không có điều ǵ để làm ngoài việc nghĩ đến nó.

Tom bắt đầu nói, “Anh đă hạ tụi nó chứ?’, hắn hỏi. Tôi không trả lời. Hắn bắt đầu giải thích cho tôi biết là hắn đă giết cả thẩy sáu tên từ đầu tháng Tám; hắn không hiểu rơ t́nh cảnh và tôi thấy rơ là hắn không muốn hiểu điều đó.  Tôi chính thực không hiểu rơ t́nh huống, tôi tự hỏi chắc đau lắm, tôi nghĩ đến những viên đạn, tưởng tượng cả một trận mưa đạn nóng hổi xuyên qua thân thể tôi. Tất cả những cái đó không liên quan đến vấn đề thực sự; song tôi b́nh tĩnh lại: chúng tôi có suốt đêm để hiểu. Một lúc sau Tom ngừng nói và tôi liếc nh́n trộm hắn; tôi thấy hắn cũng đang đổi sang sắc xám và trông thật khổ sở; tôi tự nhủ “bắt đầu rồi.” Hầu như đă tối, một tia sáng mờ mờ xuyên qua những cửa sổ hầm và đống than làm thành một vết đen khổng lồ dưới bàu trời; tôi đă có thể thấy một ngôi sao qua lỗ hổng trên trần: đêm trong lành và lạnh lẽo.

 

 

----------------------------

[35] Le Mur của Jean-Paul Sartre, đăng trên tạp chí La Nouvelle Revue Franęaise số 286 tháng 7 năm 1937, in lại trong tập truyện ngắn cùng tên xuất bản năm 1939. Bản dịch sang tiếng Anh The Wall, 1948 của Lloyd Alexander.

 [36] Brigade Internationale gồm những người ngoại quốc t́nh nguyện, phần lớn là đảng viên cộng sản, thành lập trong khoảng 1936-1939 tham gia chiến đấu với những người cộng ḥa Tây ban nha trong cuộc nội chiến này.

 

 

(c̣n nữa)

 

Đặng Phùng Quân

 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

 

© gio-o.com 2012