ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

100

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC 

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66,  Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99,  Kỳ 100,    

  

Thơ phá thể (tiếp theo)

Meschonnic nhận xét quan niệm khu biệt thơ và văn xuôi nói trên mang dấu vết ḥa hợp cổ điển giữa đại vũ trụ và tiểu vũ trụ, nghĩa là phối trí âm luật đáp ứng phối trí vũ trụ, như trong học thuyết Pythagore nói về quán thông giữa tiết/ρυθμός và số/άριθμός. Nhận thức này theo Meschonnic trong A Defence of Poetry (1821), thi sĩ Anh Percy Besshe Shelley quan niệm để làm thơ nhằm phản bác lư luận của Thomas Love Peacock trong The Four Ages of Poetry [385], thi sĩ Pháp Victor Hugo cũng nhận ra ư nghĩa ấy khi viết “thượng đế tạo thế giới bằng thơ”[386].

Đại từ điển Robert (1953-1964), định nghĩa đưa ra cũng không khác với Từ điển Littré khi xác định thơ là “nghệ thuật của ngôn ngữ, nói chung liên hợp với làm thơ, nhằm diễn tả hay gợi lên một cái ǵ nhờ vào những phối hợp bằng lời ở đó tiết điệu, ḥa thanh và ảnh tượng có nhiều và đôi khi quan trọng hơn chính nội dung khả niệm.”  Quan niệm như vậy theo Meschonnic dẫn đến giả định kư hiệu một cách tầm thường để tách rời h́nh thức với nội dung, mặt khác vô t́nh khinh thường sự quan trọng của những điều nói ra.

Thơ có là một thể loại? Meschonnic dẫn định nghĩa từ Bảo khố Pháp ngữ: Thể loại văn gắn liền với phép làm thơ và đặt dưới những qui tắc vận luật đặc thù, biến đổi theo văn hóa và thời đại, song luôn luôn tiến đến chỗ đặt thành giá trị vận tiết, hoà điệu và ảnh tượng [387].

Ông nhận xét thể loại là một thực thể thật, mà thơ không là một thực thể thật, cho nên thơ trữ t́nh hay thơ sử thi là những thể loại, song thơ không là một thể loại. Khái niệm thơ thuần tuư như Henri Monnier bàn luận trong Từ điển thi pháp và tu từ học [388] sẽ nói đến sau, ở đây Meschonnic nhận xét như một triệt để hóa tính đặc thù của thơ đối lập với những h́nh thái khác của văn chương cũng như ngôn ngữ thông thường là nghịch lư v́ chỉ có thể triệt để hóa sự đối lập kư hiệu giữa âm và nghĩa, hay giữa một h́nh thái và nghĩa. Song nếu thơ thuần tuư để chỉ định thơ th́ thực sự nằm trong kư hiệu và phản lại thi pháp. Theo ông, thực tại của thơ th́ ngược lại, và không khu biệt với ngôn ngữ thường. Trở ngại chính trong việc tư duy thơ vẫn là biểu hiện chung của ngôn ngữ qua kư hiệu, mà hai thành tố cấu lập là âm và nghĩa, mang dị tính, nhị nguyên. Triệt để hóa sự phân cách hai thành tố này chỉ dẫn đến trường phái duy tự/lettrisme, thơ cụ thể, chỉ là những thể hiện chủ nghĩa nhị nguyên kư hiệu, mà theo Meschonnic, trường phái duy tự không thuộc về thơ cũng như không thuộc về ngôn ngữ.

Ông ghi nhận khái niệm về thơ phản ảnh quan điểm triết học phân tích trong Từ điển bách khoa về thơ và thi pháp của Đại học Princeton [389] đưa ra một ghi nhận kỳ dị về thơ “có thể được coi như tâm thần tảo điên nhất trong mọi nghệ thuật”, do phân cách cái nghe được và cái thấy được, âm và nghĩa đối với thực tế của bài thơ, theo quan điểm đă phát biểu (của triết học phân tích), bài thơ là một trừu tượng có hai phương thức thực hiện, một thực hiện về thị giác và một thực hiện về thính giác [390].Thơ trong quan niệm này “chuyển tải những h́nh thái nâng cao của tri giác, kinh nghiệm, ư nghĩa hay ư thức trong một ngôn ngữ nâng cao, nghĩa là một phương thức nâng cao của ngôn từ” đối lập với tản văn và đặc thị điều nói ra. Mô h́nh này dẫn đến hai vấn đề: quan hệ giữa một h́nh thái (câu thơ) với lời nói trừ ra khỏi những phương thức biểu hiện khác  và quan hệ giữa lư giải điều tạo thành bài thơ và biểu tượng chung của ngôn ngữ bằng kư hiệu. Hai vấn đề này không thể tư duy, và mang h́nh thái thánh hóa thơ. Xác định thơ như một bản chất tất theo hai đường hướng, một là về sáng tạo tới thánh hóa, ngợi ca/hành cử, hai là đi về tái tạo.

Ngợi ca/hành cử thơ như xu hướng tự dâm của thơ, xu hướng tự động văn tự của thơ, hiệu ứng Saint-John Perse, hiệu ứng Hölderlin, hiệu ứng Celan, hiệu ứng Mallarmé.

Hướng tái tạo như Valéry, Pound, xu hướng thực nghiệm, xu hướng trù hoạch, xu hướng h́nh thức [391]. 

Khi đưa ra những nhận xét phê phán về định nghĩa thơ qua những từ điển hàn lâm, khuôn mẫu, Meschonnic – nhà thơ, nhà nghiên cứu chuyên biệt thơ [392] - muốn chỉ ra cái tạo thành một bài thơ là sản xuất và sản phẩm của một tư tưởng thơ. Đây không phải là một trùng phức ngữ, song là một cái ǵ mới cần suy nghĩ. Ông gọi tư tưởng thơ là cái biến đổi thơ qua một chủ thể và biến đổi một chủ thể qua thơ. Tư duy một bài thơ hàm ngụ thiết yếu tư duy một chủ thể, nên ông giả định một chủ thể đặc thù và gọi là chủ thể của bài thơ. Không phải cá thể, tác giả, mà là chính hoạt động tính của chủ quan hoá một diễn ngôn, một thực tiễn.

Xác định như thế cũng giống như nói chính bài thơ tạo ra thi sĩ, không phải thi sĩ tạo ra bài thơ. Song chính ở đây, ư nghĩa của bài thơ đặt thành vấn đề. Meschonnic nh́n nhận vấn đề khá rộng lớn, từ tương khắc giữa triết học và vận luật học/làm thơ, chẳng hạn xung đột giữa biểu tượng thông thường của ngôn ngữ và biểu tượng của cái tạo thành bài thơ, giữa tư duy kư hiệu học và tư duy ngôn ngữ cũng là tư duy về sử tính và đặc tính, chẳng hạn  khái quát hoá kư hiệu khiến ta không thể nghĩ đến đặc tính của ngôn ngữ, giống như bất liên tục của kư hiệu khiến ta không thể nghĩ đến liên tục của âm tiết.

Mặt khác, Meschonnic đặt vấn đề tương khắc giữa tư duy thông diễn luận, hiện tượng luận (bao gồm cả Heidegger và thuyết huỷ tạo) với tư duy Humboldt (kể cả Wittgenstein), bởi thông diễn luận chỉ nh́n thấy những vấn đề về nghĩa và khó hiểu của nó, chứ không phải phương thức biểu nghĩa [393].

Ông xác định nhiệm vụ ngày nay tư duy bài thơ ắt là tư duy Humboldt, ư nói tư duy mối tương tác giữa ngôn từ và tư tưởng, tư duy cái liên tục thân thể-ngôn ngữ, ngôn từ-tác phẩm, nhiệm vụ có tính thi pháp, đạo lư và chính trị. Hiểu như thế, cho nên trong Phê b́nh âm tiết, ông viết: lư luận âm tiết là chính trị.

Trong Ca ngợi/hành cử thơ, thực sự Meschonnic làm công việc phê b́nh những quan niệm của nhiều người đương thời, từ xu hướng hiện tượng luận, thông diễn luận, thuyết huỷ tạo, xu hướng trù hoạch, thơ cụ thể, trường phái Heidegger và sau Heidegger, nhóm Tel Quel, những hiện tượng ông gọi là hiệu ứng (như hiệu ứng Saint-John Perse v.v…); tôi sẽ trở lại vấn đề này sau.

Khi xác định thơ là ǵ, trong những điều bàn luận trên, không phải chỉ có tương khắc, mà những nghịch lư qua những thường nghiệm ở quá tŕnh làm thơ. Diễn biến thường nghiệm trong bài thơ, đó chính là quan niệm xuất phát từ bài thơ.

Không phải Meschonnic, nhưng Paul Valéry là người đă đưa ra nhận xét: Đúng là khoảng ba trăm năm nay, người Pháp được giáo dục đến không nhận ra được bản tính thật của thơ và để cho người ta lừa phỉnh vào những con đường hoàn toàn dẫn đến chỗ trái với trú sở của ḿnh. Điều này giải thích tại sao những thủ đắc thơ thỉnh thoảng sản sinh nơi chúng ta lại phải sản sinh ra dưới h́nh thức phản khảng hay phản loạn, hoặc ngược lại, tập trung vào một số nhỏ những đầu óc đầy nhiệt tâm, giữ kỹ sự xác tín cẩn mật của họ [394].

Số nhỏ mà Valéry gợi lên quang cảnh tôi gọi là những hiện tượng (Meschonnic gọi là những hiệu ứng), chỉ nói đến một vài hiện tượng tiêu biểu.

Song trước khi đi vào hành cung này, hăy nghĩ về thơ, từ thực nghiệm làm thơ. Thử tưởng tượng non tám trăm năm trước, một hoàng đế/thi sĩ nẩy hứng từ đầu ngọn bút:

                   Triêu du phù vân kiệu

                   Mộ túc minh nguyên loan

                   Hốt nhiên đắc giai thú

                   Vạn tượng sinh hào đoan [395]

Hào khí của người xưa và đời nay có khác:

                   Ver en la muerte el sueño, en el ocaso

                   Un triste oro, tal es la poesía

                   Que es immortal y pobre. La poesía

                   Vuelve como la aurora y el ocaso

Hăy xem trong giấc ngủ sâu, và trong hoàng hôn

Một khối vàng sầu, đó chính là thơ

vừa bất tử và khốn khổ. Thơ

trở lại như b́nh minh và hoàng hôn [396]

----------------------

[385] Khi quan niệm phát kiến ra ngôn ngữ theo Shelley thúc đẩy con người tạo lại tiết điệu và trật tự cho hoà hợp và thống nhất, nên ông xem “thi sĩ là nhà làm ra luật không được công nhận của thế giới/poets are the unacknowledged legislators of the world”. Shelley, Sdt.

[386] “Dieu a fait le monde en vers.”

[387] Trésor de la Langue Française: Genre littéraire associé à la versification et soumis à des règles prosodiques particulières, variables selon les cultures et les époques, mais tendant toujours à mettre en valeur le rythme, l’harmonie et les images.

[388] H. Morier, Dictionnaire de poétique et de rhétorique 1975: Poésie pure

[389] The New Princeton Encyclopedy of Poetry and Poetics 1993: Poetry.

[390] Meschonnic, Sdt: à cette notation surprenante que la poésie “peut bien se voir comme le plus schizophrène de tous les arts”*. Par la séparation de l’audible et du visible, du son et du sens par rapport à la réalité du poème, le poème étant, selon le point de vue énoncé (celui de la philosophie analytique) une abstraction qui a deux modes de réalisation, une réalisation visuelle et une réalisation auditive.

*nguyên văn tiếng Anh: “Of all the arts, consequently, poetry may well seem the most schizophrenic”, dẫn trên do chính Meschonnic dịch sang tiếng Pháp.

[391] Meschonnic, Sdt: Dẫn mục Poetry trong Princeton Encyclopedy nói trên và dịch: il “véhicule des formes élevées de perception , d’expérience, de sens, ou de conscience dans un langage élevé, c’est-à-dire un mode élevé de discours”.

Quan hệ giữa một h́nh thái…: rapport entre une forme – le vers – et un dire qui s’excepte, par son intensité, de tous les autres modes d’expression.

Quan hệ giữa lư giải…: rapport entre la compréhension de ce que fait un poème et la représentation commune du langage par le signe.

Xu hướng tự dâm của thơ: l’auto-érotisme de la poésie; xu hướng tự động văn tự của thơ: l’auto-écriture de la poésie; hiệu quả Saint-John Perse: effet S.-J. Perse…

[392] Henri Meschonnic (1935-2009), như đă nói đến trong chú thích ở Đường vào văn chương tập I, trang 246 là một tác giả viết nhiều sách, phần lớn chuyên luận thơ từ Pour la poétique I năm 1970 đến  II Épistémonologie de l’écriture; III Une parole écriture; IV Écrire Hugo; V Poésie sans réponse đến những nghiên cứu Le Signe et le Poème 1975, La Rime et la Vie 1990, Traité du rythme, des vers et des proses 1998, Hugo, la poésie contre le maintien de l’ordre 2002, Vivre poème 2006, Heidegger ou le national essentialisme 2007; dịch Kinh Thánh như Gloires 2001, Au commencement 2002, Les noms 2003, Un coup de Bible dans la philosophie 2004, Et il a appelé 2005; làm thơ như Dédicaces proverbes 1972 đến Et la terre coule 2006. Tác phẩm được xem như chính của ông là Critique du rythme, Anthropologie historique du langage/Phê b́nh âm tiết, Nhân loại học lịch sử về ngôn ngữ xuất bản năm 1982 với đề từ dẫn lời Ossip Mandelstam: Dans la poésie c’est toujours la guerre/ В ПОЭЗИИ ВСЕГДА ВОЙНА/Trong thơ luôn luôn là chiến tranh trong Những ghi nhận về thơ,  Toàn tập Sobranie sočinenij q. 2. Ông khẳng định: Lư luận âm tiết có tính cách chính trị. Thường nghiệm, chứ không phải chủ nghĩa nhất nguyên, ở đây là cái đối lập với chủ nghĩa nhị nguyên về kư hiệu. Âm tiết vượt qua phân cát của kư hiệu.

[393] Meschonnic, Sdt: Conflit parce que l’herméneutique ne voit que des questions de sens et d’obscurité. Pas le mode de signifier. 

[394] P. Valéry, Œuvres I (Bibliothèque de la Pléiade 1957)Questions de poésie: Il est exact que depuis trois cents ans environ, les Français ont été instruits à méconnaître la vraie nature de la poésie et à prendre le change sur des voies qui conduisent tout à l’opposé de son gîte … Ceci explique pourquoi les accès de poésie qui, de temps à autre, se sont produits chez nous, ont dû se produire en forme de révolte ou de rébellion; ou bien, se sont, au contraire, concentrés dans un petit nombre de têtes fervents, jalousies de leurs secrètes certitudes.

[395] Thơ Trần Thánh tông (1240-1290) trong Trần Thánh tông thi tập dẫn trong Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Văn tịch chí (Tổ phiên dịch Viện Sử học Việt Nam 1992):

Buổi sớm chơi núi, làn mây nổi/Tối đến ngủ vũng, bóng trăng trong/Bỗng đâu thấy hứng thú/Muôn vẻ nẩy đầu bút lông.

[396] Jorge Luis Borges, Ars Poetica (dịch in trong Thân phận thơ/thi sĩ, Gió Văn số 4, 2004).

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2013