ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

141

CHƯƠNG V:

THÔNG DIỄN HỌC

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99,  Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108,  Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120,  Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125, Kỳ 126, Kỳ 127, Kỳ 128, Kỳ 129, Kỳ 130, Kỳ 131, Kỳ 132, Kỳ 133, Kỳ 134, Kỳ 135, Kỳ 136, Kỳ 137, Kỳ 138, Kỳ 139, Kỳ 140, Kỳ 141,

 

Thời gian  và truyện kể của Ricœur không đơn giản như một khảo luận thông diễn học, v́ vận dụng mọi phương tiện/instrument của ngữ nghĩa học, hiện tượng học, và sau cùng là trở về vấn đề ư thức lịch sử của thông diễn học. Tại sao phải đặt vấn đề thời gian và lịch sử?

Ư thức lịch sử, như trong phần luận về Dilthey đă đề cập, qua ư hướng thông diễn trong nghiên cứu lịch sử của ông “lănh hội đồng cảm với tất cả quá khứ phải trở thành một sức lực khả dĩ tạo h́nh cho tương lai” [215], như viết trong Dự thảo dẫn nhập về phát sinh ư thức lịch sử, ”vận động khoa học Đức thường nhất có nguyên ủy và hiệu lực trong lịch sử tinh thần nói chung là khởi sinh ra ư thức lịch sử”[216]. Raymond Aron trong chương đầu Triết học phê b́nh lịch sử luận về Phê b́nh lư sử của Dilthey nhận xét ư thức lịch sử không chỉ phản bác triệt để siêu h́nh học mà cũng kế thừa nó, biểu hiện tham vọng của Dilthey là tạo cho tiếng nói của tinh thần phải được nghe trong một thời chỉ bận tâm với những chinh phục thế tục, đồng thời đáp ứng những yêu cầu của một thời đại thực nghiệm do tính nghiêm nhặt và xác thực của khoa học.[217] Chính Groethuysen, môn đệ của Dilthey cũng xác tín quyền năng mới này là hiểu được những đời sống khác ở những thời đại và nơi chốn khác, làm sống lại trong chúng ta điều ǵ không trong có đời sống của chúng ta.[218]

Richard Palmer khi bàn về những đề cương của lư giải cũng nhận xét ra một vấn đề nghiêm trọng đáng phê phán trong lư giải văn chương Mỹ ngày nay là thiếu ư thức lịch sử và do đó không có khả năng nh́n thấy sử tính cơ bản của văn chương. Đọc một tác phẩm lớn của văn chương là một kinh nghiệm thực sự ‘lịch sử’, v́ một công tŕnh văn chương tŕnh ra một ‘thế giới’ khác, tuyệt đối không gián đoạn với thế giới của người đọc, mà trái lại, kinh qua nó trong thành thật để t́m thấy tự lănh hội sâu sắc hơn lên, lănh hội được h́nh thành về mặt lịch sử. [219]

Trong chương 10 cũng là chương cuối của phần thứ tư luận về thời gian thuyết thoại, Ricœur tập trung vào việc suy nghĩ trong mọi h́nh trạng thuyết thoại, thành tựu chỉ hoàn tất trong tái lập h́nh dung kinh nghiệm thời gian; đó cũng là chủ đích của nghiên cứu phản ảnh qua nhan đề tác phẩm Thời gian và truyện kể (so sánh của Grondin về mục tiêu của Heidegger trong Hữu thể và thời gian với Thời gian và truyện kể của Ricœur không chính xác, v́ một đằng tham vọng xây dựng một hữu thể luận mới, một đằng thiết lập một Poetik/sáng tạo luận mới trên cơ sở khoa học văn chương – đó là lư do tại sao Ricœur chỉ ra công tŕnh nghiên cứu ẩn dụ song sinh với công tŕnh nghiên cứu truyện kể; nỗ lực làm mới ngữ nghĩa học trong cả hai công tŕnh La Métaphore viveTemps et Récit chỉ sinh ra trên tŕnh độ diễn ngôn, nghĩa là những hành tác ngôn ngữ qua chiều kích bằng hoặc cao hơn câu. Đó là một lănh vực sáng tạo rộng lớn bao gồm phát biểu ẩn dụ và diễn ngôn thuyết thoại [220]). Khi xác định “lịch sử” không chỉ mang ư nghĩa trong phương thức của lịch sử hay phương thức của giả tưởng, mà c̣n để chỉ lịch sử do con người làm ra; cho nên thông diễn học ở đây áp dụng vào ư hướng hữu thể của ư thức lịch sử.

Từ thảo luận về hai phạm trù “không gian kinh nghiệm” và “chân trời kỳ vọng” mà Reinhart Koselleck quan niệm không chỉ ở vị thế đối lập song c̣n xác định lẫn nhau, v́ “có thể xét lại những kỳ vọng nuôi dưỡng, phải thu tập những kinh nghiệm”[221] trong những phân tích ngữ nghĩa về thời gian lịch sử dẫn đến ba niềm tin về thời hiện tại có triển vọng mới ở tương lai, làm gia tăng nhanh những biến đổi tốt hơn, và con người càng có khả năng làm ra lịch sử, đến khảo sát những luận đề như cấu trúc nguyên uỷ do ảnh hưởng của quá khứ qua những lư luận của Gadamer (ư thức về kỳ thành lịch sử/Wirkungsgeschichtliches Bewußtsein), Michel Foucault (tương phản giữa gián đoạn và liên tục trong lịch sử), Habermas (tranh biện với Gadamer nhân danh phê phán ư thức hệ) quanh những vấn nạn về tính truyền thống (để chỉ cách thể kế tục lịch sử liên kết, nói như Koselleck là “thời tính hóa lịch sử”) và những truyền thống nh́n dưới quan hệ biện chứng và hiện tượng luận, tương hỗ giữa hai khái niệm hoàn cảnh và chân trời, v́ chúng ta ở trong hoàn cảnh và từ quan điểm này mọi viễn tượng mở ra trên một chân trời rộng lớn. Nói đến một chân trời chuyển động là nhận thức ra được một chân trời duy nhất, đối với mỗi ư thức lịch sử, cấu thành từ những thế giới lạ, không liên quan đến thế giới của chúng ta, đến lượt chúng ta phải đặt ḿnh vào trong đó. Ư tưởng về một chân trời duy nhất, theo Ricœur không phải dẫn trở lại Hegel hay Nietzsche, song gợi lên ư niệm về  hợp nhất những chân trời, rốt cuộc đáng ngại trong thông diễn học về ư thức lịch sử là t́nh trạng căng thẳng giữa chân trơời quá khứ và chân trời hiện tại. Để rọi một tia sáng mới cho vấn đề quan hệ giữa quá khứ và hiện tại này, trong phản chiếu chân trời lịch sử mà chúng ta kinh qua, trong căng thẳng với chân trời hiện tại, hiệu lực kỳ thành của quá khứ do bị ảnh hưởng của quá khứ. Ở đây, công tŕnh của lịch sử với công tŕnh của nhà sử học tương trợ lẫn nhau. Ricœur nhận ra ở đó một phần tương đương giữa thông diễn học bản văn với thông diễn học về quá khứ lịch sử được củng cố ở sự kiện là khoa sử luận, như một tri thức nhờ những dấu vết, phụ thuộc vào những bản văn mang lại cho quá khứ địa vị chứng liệu, nghĩa là lănh hội bản văn thừa hưởng từ quá khứ như một kinh nghiệm điển h́nh trong mọi quan hệ với quá khứ. Bộ diện văn chương của kế thừa này, E. Fink đă ví như trổ một “cửa sổ” mở ra phong cảnh bao la của cái ǵ tự tại là quá khứ [222] .

Lư giải bản văn dưới mắt nhà thông diễn học Đức đương thời với Ricœur là Manfred Frank, đưa ra một lối nh́n khác. Trong Lư giải bản văn [223]  Frank định nghĩa bản văn là một diễn ngôn (Rede) được xác định trong viết, có liên hợp và phần lớn thuộc về văn chương, liên hợp biểu hiệu tính thống nhất của bản văn không là một chức năng của ngữ pháp mà là tính lưu động trí thức của người đọc với quyền năng sáng tạo, thông qua lư giải, thế cho sự vắng mặt của tính thống nhất bản văn. Ông xác quyết một bản văn viết ra trong một ư nghĩa nhất định th́ độc lập với ư hướng của tác giả [tức là nhà văn], có những đặc tính khu biệt với ngôn-tác/speech-act, v́ hành vi của nói có dự phần khai mở một bộ diện nào đó của thế giới (hiểu nó dẫn đến hưóng định của ngựi nói), trong khi viết không có giới hạn, có thể tham phần vào bất kỳ thế giới nào, kể cả đă biến đi.

Với quan điểm đó, Frank phê b́nh lư giải của Hirsch thiên về vai tṛ chủ yếu của tác giả, song viết tách rời với cái đă được viết ra khỏi ư nghĩa/Sinn mà tác giả định hướng cho nó; trong lănh hội của người đọc, bản văn nắm được tham chiếu/Bedeutung vượt lên kư ức của nguồn. Cho nên, lư giải là đọc một cách sáng tạo.

Lư giải ngữ pháp của Schleiermacher, theo Frank, mở ra quan điểm “cấu trúc một bản viết” trong lịch sử thông diễn học: quá tŕnh cấu trúc hoá này bao gồm hai tầng: quan hệ dọc trong đó trật tự ngữ học hay ngữ học văn bản tiếp cận nhau (như ngữ âm, kư âm, ngữ h́nh, đồng vị v.v…) , Benveniste gọi là quan hệ hợp nhất, và quan hệ ngang duy tŕ những thành tố thuộc trật tự đồng tính với nhau, nói khác đi là những quy luật trên một mức độ đặc thù cấu thành quyết định phân bố chúng (như trật tự của những chữ trong câu, những câu trong đoạn, những đoạn trong bản văn, bản văn trong “vùng ngôn ngữ toàn diện” của thời đại và trong liên văn bản v.v…. Schleiermacher đă nhận thức những bước khác nhau của trôn ốc thông diễn hiển hiện như vậy). Frank nhận xét ngày nay, A.J. Greimas và R. Barthes đă phát triển và thực hiện phần nào quá tŕnh cấu trúc hoá mà lư giải ngữ pháp đă dự tưởng.

Mặt khác, Frank quan niệm một bản văn được viết ra không chỉ ở sự kiện, song c̣n từ những phẩm chất mỹ học; lư giải quả thật thường liên hệ với lư giải những bản văn thi phú. Cho nên lănh hội bản văn là thưởng ngoạn nó như thể một công tŕnh nghệ thuật. Chính từ góc nh́n này, ông phê b́nh thông diễn học của Ricœur đă sử dụng biểu hiện sáng tạo nghệ thuật như một bước rẽ nhỏ dành cho ư nghĩa phi vật chất đi theo, ngơ hầu khả dĩ đồng nhất về mặt vật chất.             

 

---------------------------

[215] Dilthey, GS VIII Weltanschauungslehre Abhandlungen zur Philosophie der Philosophie (Hrsg. von Bernhard Groethuysen 1931): la compréhension sympathique de tout le passé se transforme en une force qui nous permette de modeler le future. [dẫn theo bản dịch tiếng Pháp của Luois Sauzin: Théorie des conceptions du monde, Essai d’une philosophie de la philosophie 1946].

[216] Dilthey, GS XI Vom Aufgang des geschichtlichen Bewußtseins, Jugendaufsätze und Erinnerungen (Hrsg. von Erich Weniger 1936): Die deutsche wissenschaftliche Bewegung, welche am meisten original und wirksam in die allgemeine Geschichte des Geistes eingegriffen hat, ist der Aufgang des historischen Bewußseins.

[217] R. Aron, La philosophie critique de l’histoire, Essai sur une théorie allemande de l’histoire 1938: la conscience historique n’est pas seulement la réfutation vivante de la métaphysique, elle en est aussi l’héritière. En elle se rejoignent les deux ambitions de Dilthey: faire entendre en un temps uniquement préoccupé de conquêtes temporelles la voix de l’esprit, répondre aux exigences d’une époque positive par la rigueur et la certitude des sciences..

Aron khảo lư luận Đức qua những học thuyết của Dilthey, Rickert, Simmel, Max Weber.

[218] B. Groethuysen, Introduction à la philosophie allemande depuis Nietzsche” trong Philosophie et histoire 1995.

[219] R. Palmer, Hermeneutics, Interpretation Theory in Schleiermacher, Dilthey, Heidegger, and Gadamer 1969.: A critical problem in American literary interpretation today is a lack of historical consciousness and, consequently, an inability to see the essential historicality of literature.

[220] Ricœur, Temps et Récit: c’est une vaste sphère poétique qui inclut énoncé métaphorique et discours narrative. 

[221] R. Koselleck: Gehegte Erwartungen sind überholbar, gemachte Erfahrungen werden gesammelt, dẫn trong Vergangene Zukunft: Zur Semantik geschichtlicher Zeiten (Tương lai qua: Luận về ngữ nghĩa của thời gian lịch sử) 1988. Koselleck (1923-2006), sử gia Đức có những tác phẩm như Vom Sinn und Unsinn der Geschichte, Zeitschichten: Studien zur Historik và cùng W. Conze, Otto Brunner soạn bộ Geschichtliche Grundbegriffe/Khái niệm cơ bản lịch sử.

[222] Eugen Fink, §34 Bild als “Fenster” in die Bildwelt (Ảnh tượng như thể “cửa sổ” trong thế giới ảnh tượng), in trong Studien zur Phänomenologie (1930-1939) và trong De la Phénoménologie §34 (Bd. Pháp ngữ 1974).

[223] M. Frank, Textauslegung 1974 in Erkenntnis und Literatur 1982 (bản dịch Anh ngữ The Interpretation of a Text trong Transforming the hermeneutic context: from Nietzsche to Nancy, Gayle Ormiston và A. Schrift ed. 1990). Manfred Frank (s. 1945-) triết gia Đức thuộc thế hệ thông diễn học sau Gadamer và Ricœur, phê phán xu hướng phản lư trong tư tưởng Pháp qua Foucault, Deleuze, Derrida, Lyotard trong Was ist Neostrukturalismus? 1984; một tiểu luận nhan đề Die Grenzen der Beherrschbarkeit der Sprache, Das Gespräch als Ort der Differenz von Neostrukturalismus und Hermeneutik (Giới hạn khả năng thống trị của ngôn ngữ, Đối thoại như cứ địa khu biệt giữa tân cấu trúc luận và thông diễn học) trong Text und Interpretation, Philippe Froget (Hrgs.) 1984; những tác phẩm khác như Das individuelle Allgemeine 1977 chuyên cứu về Schleiermacher, Das Sagbare und das Unsagbare, Studien zur neuesten französischen Hermeneutik und Texttheorie 1980 luận về khuynh hướng thông diễn học mới nhất ở Pháp. 

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2014