ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

64

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, 

Phá thể tiểu thuyết (tiếp theo)

Khi quan niệm thời cáo chung của kỷ nguyên hiện sinh, có nghĩa là kết thúc học thuyết biểu hiện/biểu tượng thống trị cái nh́n về hành tác văn chương, Federman muốn nói đến kỷ nguyên của Tiểu thuyết mới, của phá thể tiểu thuyết (bao hàm chống tiểu thuyết, siêu tiểu thuyết), theo ông thiết yếu phải phê phán cái nh́n văn chương hiện sinh của Jean-Paul Sartre.  

Trong bài viết Tiểu thuyết ngày nay hay Đi t́m Vô tri thức [67], Federman khẳng định tại sao phải nói về thời đại hiện sinh: Để có thể hiểu những chức năng của Tiểu thuyết mới như thế nào và tại sao nó quay đi với truyền thống, thiết yếu phải trở về xem xét kỷ nguyên hiện sinh với viễn quan văn chương ra làm sao:

Vào năm 1947, J.P. Sartre đặt vấn đề Văn chương là ǵ? trên tạp chí Les Temps Modernes theo Federman “đă nêu lên một vấn đề chủ yếu cho những ai tham gia vào văn chương một cách nghiêm túc với tư cách một người sáng tác, một nhà phê b́nh hay một học giả…không đơn giản là một vấn nạn, nhưng là cả một bài tiểu luận dài, trước tiên như thể để dẫn nhập vào Thời Mới/Les Temps Moderne [tạp chí của nhóm Sartre]… và sau đó in thành sách nhan đề Situations II”.

Federman nhận xét toàn bộ vấn nạn mà nhóm Tiểu thuyết mới đối đầu ở Pháp trong thập niên 1950s cũng như mọi hoạt động văn chương từ sau Thế chiến Hai ở khắp nơi trên thế giới có thể coi như mặc nhận tương ứng với khái niệm cơ bản của Sartre về tham dự vào văn chương, điều mà Sartre gọi là văn chương dấn thân/nhập cuộc/la littérature engagée. Federman tóm lược những điểm theo ông trong đề xuất của Sartre là: văn chương nhập cuộc đó chỉ ra một quan niệm lạc quan và duy lư về những hoạt động văn chương, quyển sách như một phương tiện thông giao, văn chương như một xác định vị thế, quan điểm lập trường về mọi vấn đề đạo đức, xă hội, chính trị; nhà văn tham dự vào việc h́nh thành lịch sử, viết như một h́nh thái giải phóng, một lực lượng giải thoát tha nhân khỏi ức chế, trấn áp về mọi mặt đạo đức, xă hội và chính trị. Những đề xuất này có vẻ cao quư v́ chỉ ra chức phận của nhà văn trong một dẫy những quy tắc  nếu như nhập cuộc lịch sử theo nghĩa như một sự biến phổ quát tương ứng với tự do cá nhân, do đó hành động viết là hoàn tất trong không gian chật hẹp của khả hữu tương đối; nhà văn chỉ đáp ứng những yêu cầu cơ bản trong chức phận cũng như nghệ thuật nếu như lột mặt nạ thế giới này, cái thế giới của chúng ta như một cơ chế đầy dẫy những bất công. Nhà văn không thể trốn lánh thời đại của ḿnh, nhưng phải ôm lấy nó. Văn chương phải sửa soạn cho cách mạng xă hội và theo chiều hướng xă hội chủ nghĩa, theo Sartre, bây giờ văn chương là phải đi chinh phục được tự do toàn diện cho mọi người, sửa soạn cho tự do của tương lai.

Quả thực đó là những tư tưởng đẹp, song Federman có vẻ diễu cợt khi nhận xét là mặc dầu ảnh hưởng vào thời đại đấy, mặc dầu nhiều tranh căi đấy, song văn chương, đặc biệt là tiểu thuyết, ở Pháp cũng như ở mọi nơi khác không ai lưu tâm, tôn trọng những ư tưởng của Sartre. Thay v́ lôi cuốn vào khủng hoảng của lương tâm, khủng hoảng của ư thức hàm chứa trong những ư tưởng của Sartre, văn chương trong 45 năm [sau cái tuyên ngôn văn chương nhập cuộc đó] chỉ quan tâm tới chính nó, tới văn chương, tới khủng hoảng của văn chương, khủng hoảng của ngôn ngữ và của thông giao, khủng hoảng của tri thức, và không quan tâm tới những vấn đề xă hội và chính trị, trừ một số những trường hợp hiếm hoạ ở những nơi và những hoàn cảnh đặc thù (như ở Đức chẳng hạn trong một thập niên hay như sau Thế chiến Hai, ở Nam Phi, hay ở một số quốc gia châu Mỹ La tinh [68]). Ở mọi nơi khác, tự thân tiểu thuyết – đây là nói Tiểu thuyết mới – quay lưng đi với Sartre và viễn quan hiện sinh [69].      

Trên đây là phê phán của Raymond Federman dưới góc nh́n phá thể tiểu thuyết đối với luận thuyết văn chương nhập cuộc của Sartre. Tuy nhiên, thực sự quan niệm văn chương của Sartre có biến chuyển qua ba thời:

thời thứ nhất vào lúc ông đă tiếp cận hiện tượng luận và triết học hiện sinh của Đức, đang khởi thảo L’Etre et le Néant, hoàn tất La Nausée 1938 và những bản văn phê b́nh in thành Situations I ;

thời thứ hai vào lúc ông đă hoàn tất L’Etre et le Néant 1943 (được xuất bản dưới thời Đức Quốc xă chiếm đóng), chủ nghĩa hiện sinh trở thành phong trào thời thượng, và Sartre đề xuất văn chương nhập cuộc trong tiểu luận đánh dấu Situations II;

thời thứ ba vào lúc ông đă xuất bản Critique de la raison dialectique I năm 1960 và tự truyện Les Mots năm 1964;

Hai quyển sách L’existentialisme est un humanisme cũng như Qu’est-ce que la littérature? đáp ứng yêu cầu về một tư tưởng đă trở thành vận động tuy Sartre xem giải thích văn chương này như một “tiểu luận bút chiến đánh giá lại vai tṛ của người nhận trong hiện hữu của đối tượng văn chương”, mà ông gọi là “con vụ lạ/étrange toupie” chỉ có người đọc mới làm nó chuyển động.   

Ở tự truyện Chữ/Les Mots, Sartre đă bày tỏ: Tôi đă bắt đầu cuộc đời của tôi cũng như chắc chắn sẽ kết thúc như thế: ở giữa những quyển sách [70] cũng như nỗi đam mê viết [71]. Song viết không phải v́ khoái lạc viết, nhưng là chạm khắc một h́nh tượng vinh quang trong những chữ. (Tôi sẽ nói đến trong phần luận về tự truyện sau).

Truyện ngắn Tường ở trong tập truyện duy nhất của Sartre, cùng thời với La Nausée, mà điểm then chốt là xuất phát trong trầm uất. Quả thực Melancholia/Trầm uất là nhan đề đầu tiên Sartre muốn để trên tập tiểu thuyết đầu tay này. Ông ghi nhận vào khoảng 1935, đă cảm thấy mang một chứng trầm uất kéo dài nhiều tháng mà ngày nay nghĩ lại, ông xem đó như một khủng hoảng về cá tính liên hệ đến giai đoạn chuyển tiếp sang đời sống trưởng thành.

Viết La Nausée hay Le Mur ở thời đầu đời văn nghiệp của Sartre đi liền với vị thế của người phê b́nh trong Situations I. Liệu con người sáng tác có xung đột với con người phê b́nh?

Trước hết ảnh hưởng của những nhà văn Mỹ như Faulkner, Dos Passos, Hemingway v.v…để lại những dấu ấn trên sáng tác của nhiều tác giả Pháp trong giai đoạn này. Trong tập tiểu luận phê b́nh của Sartre tất nhiên phải có những tên tuổi đó và giúp cho ông có những phản tư đặc sắc, như khi viết về Faulkner:

Thử lùi lại để nh́n xa,những tiểu thuyết hay cũng giống như những hiện tượng tự nhiên; người ta quên là chúng có tác giả, người ta chấp nhận chúng như thể những tảng đá hay cây cối, bởi v́ chúng ở đó, chúng hiện hữu [72] .

Khi viết về John Dos Passos:

Một quyển tiểu thuyết, chính là một tấm gương: mọi người đều nói điều đó. Nhưng đọc một tiểu thuyết th́ sao? Tôi tin là nhẩy vào trong gương. Bất ngờ người ta thấy đang ở phía bên kia tấm kính giữa những con người và vật có vẻ thân quen. Nhưng đó đúng là chúng có vẻ như thế, thực ra chúng ta không bao giờ thấy. Những sự vật ở thế giới chúng ta, đến lượt chúng, th́ ở ngoài và trở thành những phản ảnh. Bạn gấp quyển sách lại, nhẩy qua bờ kính và trở lại trong thế giới lương thiện này, và bạn lại t́m thấy những nhà cửa, vườn tược, người ngợm không có ǵ để nói với bạn; tấm gương đă tự sửa đằng sau bạn, phản ánh chúng một cách b́nh thản. Sau cái đó bạn đoan chắc nghệ thuật là phản ảnh…Dos Passos sử dụng ảo ảnh phi lư và ngoan cường này rất có ư thức để đưa chúng ta đến chỗ phản kháng…Chính v́ nghệ thuật của ông không vô bằng, ông muốn chứng tỏ.

Và Sartre nhận xét:

Thế giới của Dos Passos là phi khả hữu – cũng như thế giới của Faulkner, của Kafka, của Stendhal – v́ nó mâu thuẫn. Song chính v́ điều đó mà nó đẹp: đẹp là một mâu thuẫn che kín. Tôi [JPS] coi Dos Passos là một nhà văn lớn nhất của thời đại chúng ta (1938)[73].

Mặt khác, Sartre phê phán kịch liệt những nhà văn viết như thể ông Trời tạo ra mọi vật, như khi đả kích François Mauriac:

(Mauriac) một ngày kia đă viết là nhà tiểu thuyết đối với những vật ông sáng tạo ra như thể Chúa Trời đối với vật sáng tạo của Trời, và mọi điều cổ quái  trong kỹ thuật viết của ông được giải thích bằng điều ông lấy làm quan điểm của Thượng đế đối với những nhân vật của ông: Thượng đế thấy bên trong và bên ngoài, chân để của linh hồn và thân thể, cùng lúc toàn vũ trụ. Cũng cung cách như thế. Ông Mauriac có toàn tri toàn thức về tất cả những ǵ chạm đến trong thế giới nhỏ bé của ông; nhưng điều ông nói về những nhân vật của ông là lời Phúc âm, ông giải thích, xếp loại , kết án chúng mà không cho khống tố [74].    

 

-------------

[67] R. Federman, Fiction Today or the Pursuit of Non-Knowledge 1988 (in trong Critifiction, Postmodern Essays, 1993.

[68] Nhận xét này của Federman khá chính xác. Như trường hợp nhà văn Heinrich Böll (giải Nobel văn chương 1972) ở Đức nổi lên sau Thế chiến Hai với những tiểu thuyết Und sagte kein einziges Wort, Der Zug war pünktlich, tập truyện Das Brot der frühen Jahre v.v…Gerhard Joop trong lời Bạt cho tiểu thuyết Und sagte kein einziges Wort/Và không nói một lời của Böll đánh giá: với những tác phẩm vén mở những nguồn hiểm nguy che dấu của đời sống thời hậu chiến, Heinrich Böll nay đă tiếp tục với hy vọng vào  một niềm tin trong đời sống mới/daß H.B. seine Aufgabe, die verborgenen Gefahrenherde des deutschen Nachkriegslebens aufzudecken, nunmehr mit der Hoffnung auf einen neuen Lebensglauben fortführt.

Nhận xét về văn chương hậu chiến ở Việt nam, khi người ta đặt vấn đề làm thế nào h́nh thành một tác phẩm lớn cho cuộc chiến, tôi đă viết: Chừng nào sự phân hoá ngôn ngữ và tư tưởng vẫn c̣n là hội chứng của xă hội thời hậu chiến, chỉ có những tác phẩm thất bại. (Tác phẩm và chiến tranh, in trong Tẩu khúc Văn chương/Triết lư 2004).

[69] X. chú thích 53 kỳ 61.

[70] J.-P. Sartre, Les Mots: J’ai commencé ma vie comme je la finirai sans doute: au milieu des livres.

[71] Trong thư tín, Sartre bày tỏ hai đam mê chính là đọc và viết: tôi không thể trông thấy một tờ giấy trắng mà lại không thèm muốn viết một cái ǵ lên trên (Je ne peux pas voir une feuille de papier blanc sans avoir envie d’ écrire quelque chose dessus), Lettres au Castor et à quelques autres, 1983.

[72] Sartre, Sartoris par W, Faulkner trong Situations I.

[73] Sartre, A propos de John Dos Passos et de “1919”, Sdt.

[74] Sartre, M. François Mauriac et la liberté, Sdt.

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2013