ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
42
Chương II
MỸ HỌC VÀ VĂN CHƯƠNG
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42,
Mỹ học: xác định tác phẩm nghệ thuật? (tiếp theo)
Vấn đề Socrate không đơn giản là nhận xét của Nietzsche về diễn biến lịch sử chứng tỏ sự tàn tạ của Bi kịch và suy thoái triết học, song là tranh biện về chuyển biến mỹ học. Luc Ferry là một trong những người chú ư đến khu biệt này, khi phân định ba thời Kant, Hegel và Nietzsche nói đến ở trên. Quan niệm của Ferry khá rơ, sau khi luận về một chủ đề cổ điển đối lập giữa tâm và trí/entre le cœur et la raison mà ông coi như thời tiền sử của mỹ học (la préhistoire de l’esthétique), ông phân tích phản tư và liên chủ thể trong thời Kant, chủ thể tuyệt đối hay cái chết của nghệ thuật trong thời Hegel và chủ thể tỏa chiết và mỹ hóa văn hóa trong thời Nietzsche. Phân định các thời trong tiến tŕnh lịch sử không phải là tùy tiện song là xác định chuyển biến toàn diện và triệt để, có nghĩa là thay đổi, đảo ngược tất cả những ǵ kế thừa và đă có, cho nên có lúc Ferry đă dùng từ “cách mạng” để xác định quan điểm phân tích của ông, và sau khi tŕnh bày những đặc sắc của mỗi thời, Ferry đóng diễn tiến biện chứng khi bàn về suy thoái của những trào lưu tiền phong. Tôi không tranh luận hay phê phán những luận cứ của Ferry ở đây, chẳng hạn việc đánh giá Hegel trở lại chủ nghĩa cổ điển mà Kant đă phê phán, hoặc chủ nghĩa cá nhân hiện đại, mà cả Ferry lẫn người đồng chí về mặt ư thức hệ của ông là Alain Renaut quan niệm [75]. Điều chính yếu ở thời Nietzsche mà Ferry nói đến là khi chống biện chứng, Nietzsche đă làm công việc đánh giá lại mỹ học. Cho nên Ferry nhấn mạnh đến chủ điểm bất biến nơi Nietzsche là khi phân tích khởi nguyên của Bi kịch Hy lạp, và tiếp nối là khởi sinh ra triết học trong thời kỳ này, nghĩa là khi ngược trở về những căn nguyên Hy lạp, đúng hơn là từ Socrate, biện chứng tỏ ra không những phản bi kịch mà c̣n không có ǵ là thẩm mỹ. Nhận xét của Ferry xác minh điều ông gọi là “thời Nietzsche”: trong một ư nghĩa, vẫn cần làm rơ, là “thời của Nietzsche” với phủ định biện chứng theo Platon và Hegel về nghệ thuật, mang một quan hệ tương tự (không có nghĩa là đồng nhất) như quan hệ mà “thời của Kant” đối với chủ nghĩa thuần lư cổ điển là, ngay cả nếu như những con đường tạm gửi đây đó thực khác nhau, trong cả hai trường hợp vẫn nhằm để chinh phục hay tái khôi phục tính tự lập của khả giác - với Kant là “khái niệm”, với Nietzsche là “ư chí chân lư” biện chứng – cũng như mở ra không gian thiết yếu cho chính hiện hữu của mỹ học [76].
Nói đến “thời” như Ferry phân tích ở đây, thực sự phải trở về nguyên ủy: Baumgarten, người xây dựng Mỹ học như một khoa học độc lập [77], định nghĩa mỹ học trong § 1 tác phẩm Aesthetica hiểu theo nghĩa lư luận về những nghệ thuật cao đẳng, học thuyết về nhận thức thứ yếu, nghệ thuật về tư tưởng đẹp, nghệ thuật về tương đồng với lư trí, là khoa học của nhận thức khả giác; trong định nghĩa này bao hàm hai điều, Baumgarten đánh giá mỹ học là nhận thức thứ yếu/gnoseologia inferior, song lại xem như tương tự với lư trí/analogon rationalis [78]. Xét như vậy, những thời mà Ferry phân chia định mốc lịch sử khởi từ Baumgarten, nghĩa là sau khi đă có khả hữu của khoa Mỹ học, như thể những khoa học nhân văn khác, như Xă hội học, Nhân học, Dân tộc học sau này.
Vậy, thời của Nietzsche có đặc sắc ǵ, để xem như một quăng lịch sử? Trước hết, cái đẹp phân biệt với cái xấu, cho nên ông xem Socrate như tiêu biểu cái xấu, xú diện. Tại sao Nietzsche đả kích nặng nề Socrate như vậy? Trong phần trên, tôi đă dẫn thái độ của Nietzsche trong “vấn đề Socrate” khi ông gọi Socrate như biểu hiện của ác ma, nói đến tương phản của cái thuộc Dionysus với Socrate. Có phải Nietzsche trút hận thù vào Socrate? Nhiều nhà lư giải Nietzsche có nói đến cái tương phản, đôi khi là mâu thuẫn trong tư tưởng Nietzsche. Quả thực ở những bản văn sơ kỳ, tư kiến của ông đối với Socrate khá tốt, chẳng hạn ông đă coi Pythagore, Héraclite và Socrate là ba mẫu thuần túy nhất của triết học thời trước Platon; Pythagore điển h́nh cho nhà hiền triết cải cách tôn giáo, Héraclite điển h́nh cho người đi t́m chân lư cô độc và cao ngạo, Socrate điển h́nh cho người hiền t́m kiếm vĩnh cửu bao quát. Tuy đối lập giữa Socrate là mẫu người đi t́m chân lư không ngừng với Héraclite là mẫu người cô độc tiêu biểu cho cuộc chơi của Dionysus trong thế giới, như ở Khởi sinh triết học vào thời đại bi kịch hy lạp, Nietzsche đề cao tri giác cơ bản mỹ học/ästhetische Grundperception nơi Héraclite đối với thế giới như một hí trường, song ông coi Socrate như người thầy của nghịch thuyết và là triết gia đầu tiên về đời sống/Lebensphilosoph, tức là nhà tư tưởng đầu tiên bắt tư tưởng phục ṭng đời sống, không phải đời sống phải phục ṭng tư tưởng. Đọc Biện giải/Apologie [79] của Platon, Nietzsche nhận xét dường như Platon đă nhận được cái tư tưởng quyết định như làm sao một triết gia phải ứng xử đối phó với những con người từ biện giải của Socrate như thể người thầy thuốc của họ, như một con ṃng đeo lên cổ con người, nên Nietzsche rút ra khuôn mẫu của triết gia là một người thầy thuốc văn hóa. Trong Khởi nguyên của Bi kịch, tác phẩm đầu tay, Nietzsche nói đến bản chất chủ nghĩa Socrate mỹ học có quy luật tối thượng xác định “để trở nên đẹp, mọi sự phải khả tri” như một đối trọng với châm ngôn của Socrate là “hiểu biết là đức hạnh” [80], tuy Nietzsche nhận ra nghịch thuyết của Socrate có tính nghiêm chỉnh, nhưng ông nhận ra vẫn có ǵ gần gũi với ông đến độ ông phải thường xuyên chống chỏi.
Sang đến những bản viết về sau, quan niệm của ông đối với Socrate đă thay đổi. Ở Văn kỳ của những ngẫu tượng, Nietzsche không c̣n tán dương Socrate mà kịch liệt phê phán, trường hợp Socrate như biểu hiện căn để của triệu chứng triết học Hy lạp thoái hóa, đó là bắt đầu thời kỳ Platon. Ông coi Socrate như một nhân vật giả tưởng của Platon [81]. Đó là vào thời kỳ chống chủ nghĩa Platon, đánh giá Cơ đốc giáo như một thứ chủ nghĩa Platon. Nietzsche khẳng quyết, triết học của ông là một chủ nghĩa Platon lộn ngược. Hơn nữa, khi đối lập cuộc chơi của Héraclite đối lập với cái nghiêm chỉnh của Socrate, cũng tương tự như đối lập giữa Dionysus với Kẻ khổ hạnh trên thập tự giá/der Gekreuzigte.
Song cơ bản của việc phê phán, chống chủ nghĩa Platon, như trong Văn kỳ của những ngẫu tượng, Nietzsche nêu ra tiêu đề “làm sao thế giới-chân lư rốt cuộc trở thành một chuyện hoang đường”, chính là hàm ư nhà hiền triết, nhà đức hạnh, nhà tín ngưỡng chính là cái “thế giới-chân lư” ấy.
Phê phán “thế giới-chân lư” dường như là mục tiêu cho những người nhân danh giáo điều lên án Nietzsche là điển h́nh của chủ nghĩa phản lư. Thực ra, đề cương chính yếu của tư tưởng Nietzsche ở đây là khởi sự của một nền tảng mỹ học. Heidegger là một trong những người theo Nietzsche, hiểu Nietzsche đă lư giải một luận điểm cơ bản của Nietzsche là “ư chí tới quyền năng như thể nghệ thuật” trong bộ Nietzsche [82].
-------------------------
[75] Hai triết gia này đă viết chung với nhau nhiều tác phẩm: Philosophie politiques III 1985, Système et critiques 1985, La Pensée 68 1985, 68-86. Itinéraires de l’individu 1987, Heidegger et les Modernes 1988.
[76] “En un certain sens, qui reste à préciser, le “moment nietzschéen” entretient avec la négation dialectique, platonico-hégélienne de l’art, une relation analogue (ce qui ne signifie pas identique) à celle que le “moment kantien” entretient avec le rationalism classique: même si les voies empruntées sont, ici et là, fort différentes, il s’agit, dans les deux cas, de conquérir ou de reconquérir l’autonomie de la sensibilité – par rapport au “concept” chez Kant, à la “volonté de vérité” dialectique chez Nietzsche – et d’ouvrir ainsi l’espace nécessaire à l’existence même de l’esthétique. Luc Ferry, Homo Aestheticus.
[77] Alexander Gottlieb Baumgarten [Aesthetica 1750-58] “begründete die Ästhetik als selbständige Wissenschaft”, Philosophisches Wörterbuch, Heinrich Schmidt, G. Schischkoff.
[78] Tương đồng lư trí/analogon rationalis, nghĩa là những quan năng thứ yếu theo Baumgarten bao gồm: quan năng nhận thức cái ǵ đồng nhất giữa các sự vật, khu biệt giữa các sự vật, kư ức nhậy cảm, quan năng thi ca/facultas figendi, quan năng lượng giá/facultas dijudicandi, kỳ vọng vào những trường hợp tương tự, quan năng khả giác chỉ định/facultas characteristica sensitiva. Những quan năng thứ yếu này có chung điểm là nắm bắt được những tương quan giữa mọi sự vật của thế giới khả giác, cho nên cấu thành tương đồng lư trí, v́ theo gương lư trí, chúng hoạt động nhằm sản xuất ra khách thể tính khi liên kết những biểu tượng giữa chúng. Cái đẹp hiểu theo Baumgarten được xác định như mối liên lạc cảm giác những biểu tượng.
[79] Biện giải là thiên đối thoại bênh vực Socrate (Verteidigung des Sokrates).
[80] [so werden wir jetzt dem] Wesen des ästhetischen Sokratismus schon nähertreten dürfen, dessen oberstes Gesetz ungefähr so lautet: “alles muß verständig sein, um schön zu sein”, als Parallelsatz zu dem sokratischen “nur der Wissende ist tugendhaft”. Sdt.
[81] Trong Ecce Homo [như một tự truyện của Nietzsche], ông viết: Dergestalt hat sich Plato des Sokrates bedient, al seiner Semiotik für Plato (cũng cung cách như vậy, Platon sử dụng Socrate như thể chứng tích cho Platon).
[82] Heidegger, Nietzsche 1961 gồm những bài giảng trong những năm học kỳ từ 1936 đến 1940 tại Freiburg im Brisgau và những nghị luận khai triển trong những năm 1940 đến 1946. Bản dịch sang Pháp ngữ của Pierre Klossowski năm 1971.
(c̣n nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2012