ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
50
Chương III
LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50,
Quyển sách (tiếp theo)
Như đă nói ở trên, Borges tự hỏi những giả tưởng ông viết ra có phải là truyện kể huyễn hoặc. Khái niệm huyễn hoặc có một truyền thống lâu đời trong văn chương, như một thể loại đặc sắc. Trong lịch sử tiểu thuyết Việt nam, hai bộ sách lâu đời nhất là Lĩnh Nam chích quái và Việt điện u linh tập có thể xem như truyện kể huyễn hoặc? dật sử? huyền sử? [19] Khi viết dẫn nhập vào văn chương huyễn hoặc, Tzvetan Todorov muốn đi tới một kết luận: t́nh trạng nghịch lư của văn chương ở chỗ chỉ lo những ǵ mà ngôn ngữ thường ngày gọi là những mâu thuẫn [20]. Song mối quan hệ giữa văn chương nói chung và văn chương huyễn hoặc ra sao? Thực sự, có thể nói văn chương huyễn hoặc theo Todorov xuất hiện có hệ thống vào cuối thế kỷ 18 ở Âu châu với Cazotte, và ở những truyện ngắn của Maupassant một thế kỷ sau. Phải chăng văn chương huyễn hoặc không c̣n tồn tại nữa?
Todorov nh́n dưới góc cạnh phạm trù để t́m hiểu chức năng của huyễn hoặc; không phải tính cách của những sự biến siêu tự nhiên, nhưng từ phản ứng nó tạo ra. Vấn đề này theo ông chỉ đặt ra khi siêu tự nhiên và huyền diệu luôn luôn hiện hữu trong văn chương, song khi xét đến một sự biến, một hiện tượng th́ câu hỏi thường đưa ra là xem nó thuộc về thực tại hay tri tưởng, có thực hay không có thực. Nhận thức về văn chương hiện đại dứt khoát xác định là không thể bảo vệ khu biệt ấy; chẳng hạn với Northrop Frye hay Blanchot, văn chương cũng như toán học không quan tâm tới phản đề giữa hữu và vô hữu, chẳng hạn không thể nói nhân vật Hamlet [trong kịch Shakespeare] hiện hữu hay không hiện hữu. Văn chương huyễn hoặc thể hiện hai mặt: biểu hiện tinh chất văn chương trong giới hạn giữa thực và phi thực, mặt khác là tiền đ́nh của văn chương trong nỗ lực vượt chướng ngại siêu h́nh của ngôn ngữ thường nhật.
Frye đă đề xuất phân loại những phạm trù xác định những phương thức của giả tưởng, khởi từ quan hệ giữa nhân vật [trong tiểu thuyết, chẳng hạn] và chúng ta/người đọc cho thấy nhân vật có ưu thế về mặt tự nhiên đối với người đọc cũng như với những quy luật của tự nhiên, như trong thần thoại; nhân vật có ưu thế về mặt mức độ đối với người đọc và những quy luật tự nhiên, như trong truyền kỳ hay những câu chuyện thần tiên; nhân vật có ưu thế về mức độ đối với người đọc song không có ưu thế với những quy luật của tự nhiên, như trong thể loại mô phỏng cao cấp; thứ nữa là quan hệ b́nh đẳng của nhân vật đối với người đọc cũng như với những quy luật của tự nhiên, như trong thể loại mô phỏng thứ cấp; sau nữa là quan hệ thua kém của nhân vật đối với người đọc, như trong thể loại phúng thich. Phạm trù cơ bản khác theo Frye là tự chân (tựa hồ như thật) [trong truyện kể tự chân quan niệm mọi sự đều có thể được phép làm] có thể nói cấu tạo ra hai cực của văn chương; phạm trù thứ ba dựa trên hai xu hướng chủ yếu của văn chương, như trong hài kịch liên kết nhân vật với xă hội, trong khi bi kịch cô lập nhân vật đối với xă hội. Trong phân loại, Frye xem phạm trù nguyên mẫu/archetype rất quan trọng, xây dựng trên cơ sở đối lập giữa thực (như thể loại phúng thích) và (l)ư tưởng (như thể loại lăng mạn mơ mộng), thể loại hài kịch đi từ thực đến mộng, trong khi thể loại bi kịch đi từ mộng đến thực [21]. Đối với sự phân chia thể loại, Frye quan niệm thính chúng là cơ sở để xác định hư kịch là tác phẩm được biểu hiện, thơ trữ t́nh là tác phẩm để ca, anh hùng thi là tác phẩm để kể, tản văn là tác phẩm để đọc, cho nên anh hùng thi là phụ thuộc, c̣n tản văn th́ liên tục.
Lư luận thể loại văn chương là đối tượng chính của sáng tạo học, đă có một lịch sử lâu đời từ cổ đại với Aristote đến Hegel; khi nêu Frye, Todorov muốn nhằm thảo luận về một lư luận hiện đại đối lập với học thuyết cấu trúc. Theo ông, hệ thống Frye tiêu biểu cho hệ thống cổ điển xây dựng trên những thể loại lư luận hơn là căn cứ vào lịch sử. Số lượng thể loại có được không phải v́ không quan sát được trước, mà là do nguyên lư hệ thống đề đặt ra. Thiết yếu có thể diễn dịch tât cả những tổ hợp khả hữu khởi từ những phạm trù đă chọn ra, kể cả nếu như có tổ hợp nào không biểu hiện được, cũng phải suy diễn ra nó.
Tạm thời không thảo luận phương pháp phân loại ở đây trước khi có được một định nghĩa về thể loại/Gattung [22]. Tôi trở lại vấn đề nói đến ở trên, về truyền kỳ huyễn hoặc. Trong sách đă dẫn của Todorov đưa ra nhiều định nghĩa, từ định nghĩa thứ nhất lấy trong quyển sách của Cazotte, Quỷ yêu với nhân vật chính Alvare sống nhiều tháng với một nhân vật nữ Biondetta mà y nghi là quỷ, những cung cách rơ ra là đến tử một thế giới khác nhưng lối ứng xử th́ thật ra như người, một người đàn bà, đang yêu. Hỏi cô ta nguồn gốc từ đâu, th́ được trả lời, là Sylphide, nhưng giống dân Sylphide có thực hiện hữu? Alvare không cần để ư, v́ y tự nghĩ: tất cả điều này với tôi như một giấc mộng, song đời sống con người có là điều ǵ khác đâu?
Thực hay mộng? chân hay giả? [23] truyện kể/récit/conte [tôi không gọi là tiểu thuyết, có định ư] huyễn hoặc này phải chăng là lănh địa chung từ Đông sang Tây như câu hỏi ở trên về huyễn hoặc? dật sử? huyền sử? mà hai tác phẩm lâu đời nhất của văn chương Việt là Lĩnh Nam chích quái và Việt điện u linh tập, con người, thế giới, thời khai thiên lập địa, lập quốc, ma, thần, người… cho đến những tác phẩm về sau này, dân giả như Liêu Trai chí dị v.v…
Dựa vào trường hợp Cazotte, khái niệm huyễn hoặc theo Todorov có thể xác định trong quan hệ với những khái niệm về thực và tưởng [24].
Tuy Todorov hứa hẹn sẽ trở lại thảo luận vấn đề này ở chương chót về văn chương và huyễn hoặc, song ở đây tôi thử đưa ra một vài nhận xét, tiêu biểu trong văn chương của chúng ta, như Việt Điện U Linh tập của Lư Tế Xuyên [25] để giải quyết mấy nan đề mà những học giả nghiên cứu từ : thời đại, tác giả, tác phẩmv.v…
Những vấn nạn chính như: Lư Tế Xuyên ở vào thời Lư hay thời Trần? ông biên tập hay sáng tác? ở vào thời đại đă có văn tự, nhưng chưa có máy in, sinh hoạt văn chương c̣n mơ hồ giữa khoa cử và sáng tạo, những công phu t́m kiếm tuy đáng trân trọng về mặt lao động, song kết quả dẫn tới đâu, đối với văn học cổ điển thật là một hư trường chữ nghĩa uyên áo hay ảo giả? Một tác phẩm như Việt Điện U Linh tập trải qua những tiếm b́nh, tăng bổ, tùng biến, trùng bổ v.v… thử hỏi chẻ sợi tóc ra làm tư cũng chỉ dẫn đến đường kiệt.
Con đường phê b́nh văn chương hiện đại đă mở ra những chiều hướng về quan hệ tiếp nhận, sự vắng mặt của tác giả, có thể là những chân trời mới, để người đọc ung dung tự tại khai mở tác phẩm, dầu là cổ điển hay hiện đại, trong một phức thể toàn diện. Đó là điều tôi đề cập ở những chương đă nói đến hay sắp nói đến.
----------------
[19] Trong toàn bộ những tiểu thuyết văn chương cổ điển Việt nam, dưới những thể loại khác nhau, như chích quái, ngẫu lục, tùy bút, kư v.v… như Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ), Truyền kỳ tân phả (Đoàn thị Điểm), Tang thương ngẫu lục (Phạm đ́nh Hổ và Nguyễn Án), Vũ trung tùy bút (Phạm đ́nh Hổ), Công dư tiệp kư (Vũ phương Đề) cùng với Lĩnh Nam chích quái và Việt điện u linh tập đều xếp chung vào truyện kư. Khác biệt giữa những bản văn này với thực lục, dưới quan niệm cổ điển, là chuyện hoang đường, những điều quái loạn; khác biệt với chính sử ở chỗ truyền hệ Thần Nông cho đến những danh xưng Xi Vưu, Du Vơng; tham chiếu từ những Giao Châu kư, Giao Chỉ kư, Báo Cực truyện xuất phát từ những hư cấu truyện kư; huyền thuyết từ những Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh, Đồng cổ, Long độ, Đồng châu, Bạch hạc. Trí tưởng của con người đi trước sự biến, và vấn đề hiện diện hay vắng mặt của tác giả càng được củng cố bằng nhận xét của người đời sau, chẳng hạn trong lời Tựa của Vũ Quỳnh ở thế kỷ 15 khi đọc Lĩnh Nam chích quái khẳng định “có phải chỉ riêng khắc vào đá viết vào tre mới là quư hơn ở bia miệng đâu?”.
[20] “elle ne vit qu’en ce que le langage quotidien appelle…des contradictions” T. Todorov, Introduction à la littérature fantastique 1970.
[21] Northrop Frye, Anatomy of Criticism. So sánh với quan niệm của Hegel (ở chương II).
[22] Trong khi nói đến hệ thống phân loại, Todorov so sánh với hệ thống trong sinh học, như hệ thống Mendeleïev, người ta có thể mô tả những đặc tính của những thành tố chưa được phát hiện, cũng như mô tả đặc tính của những thể loại, và những tác phẩm sẽ tới.
Thực sự, ngay từ mở đầu, Todorov đă dựa trên quan điểm luận lư của Karl Popper xác định: chúng ta không thể chứng thực được việc quy kết những mệnh đề phổ quát khởi từ những mệnh đề đặc thù, dầu là chúng ta có được vô số những mệnh đề này, v́ nếu kết luận theo kiểu đó luôn luôn chứng tỏ ra sai lầm, chẳng hạn chúng ta có thể quan sát được vô số những con thiên nga trắng, điều đó cũng không thể chứng thực kết luận là mọi con thiên nga đều trắng; dầu có nghiên cứu bao nhiêu hiện tượng, bao nhiêu tác phẩm, cũng không được phép suy diễn ra những quy luật phổ quát. Từ chuyện thiên nga đến chuyện tiểu thuyết, Todorov rút ra nhận xét là chân lư khoa học tổng quát này có thể áp dụng vàoviệc nghiên cứu thể loại.
Khi nghiên cứu lịch sử thể loại văn chương, Karl Viëtor nhận ra đă hiểu tại sao Gœthe không dùng từ Gattung mà chỉ gọi thơ tục dao, phúng thích, đoản thi, truyện kể, phúng thi là những phương thức thơ/Dichtarten, khi viết: Có ba h́nh thái tự nhiên/Naturformen của thi ca: một h́nh thái kể rơ ràng, một h́nh thái phẫn khích và phấn khởi, một h́nh thái cử hoạt độc đáo. Cả ba phương thức thi ca/Dichtweisen này có thể hoạt động với nhau hoặc riêng rẽ. Viëtor, Lịch sử những thể loại văn chương (in trong Théorie des genres 1986).
[23] Tzvetan Todorov, Sdt: Réalité ou rêve? Vérité ou illusion? Quyển sách của Cazotte nhan đề: le Diable amoureux: Tout ceci me paraît un songe, me disais-je; mais la vie humaine est-elle autre chose?
[24] Le concept de fantastique se définit donc par rapport à ceux de reel et d’imaginaire. Sdt.
[25] Lư Tế Xuyên, Sdt, nguyên tác chữ Hán, bản dịch quốc ngữ của Lê Hữu Mục, 1959.
Lư Tế Xuyên giữ vai tṛ của một Thư Hỏa Chính Chưởng, sống với kinh kệ, đèn sách, cho nên năm sinh, năm mất, hành trạng của ông là một bí ẩn, huyễn hoặc. Hỏi về ông cũng giống như hỏi về móng rồng, móng rùa có thật không? Trong truyện Cao Nương, con gái của Triệu Việt vương với Nhă Lang, con trai của Lư Nam đế chung quanh việc lừa tráo móng rồng trong Việt Điện U linh tập như một bản sao của truyện Mỵ Châu, con gái An Dương Vương với Trọng Thuỷ, con trai Triệu Đà. Đặt vấn đề này cũng chẳng khác ǵ những chuyện trầu cau v.v… trong lănh vực nhân chủng/dân tộc học, luận về huyền thuyết vùng văn hóa Nam Á.
Lư Tế Xuyên dựa trên những tác phẩm có trước, như tục truyền, Tam Quốc chí, Giao Châu kư (Triệu Xương), Sử kư (Đỗ Thiện), Báo Cực truyện, Giao chỉ kư để làm công việc của một nhà nhân học, hay kư lục? Thật sự, ông là một nhà văn, một tác gia quan niệm về thần, về đền, về vương, nhân thần, hạo khí, linh tích, Việt Điện U linh tập có một cái nh́n văn, triết, sử như những Nam Hoa kinh, Đạo Đức kinh, cần đến cái nh́n khai phá.
(c̣n nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2012