ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

38

Chương II

MỸ HỌC VÀ VĂN CHƯƠNG 

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, 

 

Mỹ học: xác định tác phẩm nghệ thuật?  (tiếp theo)

Theodor Adorno, triết gia trường phái Lư luận phê b́nh Frankfurt, tác giả Ästhetische Theorie/Lư luận mỹ học đánh giá Kant và Hegel đă đưa mỹ học lên tầm quyền lực nhất; Luc Ferry sau Sartre cũng nhận định trong ḍng lịch sử tư tưởng, có những dấu mốc thời đại, mà Kant và Hegel là hai thời quan trọng đó. Mỹ học Kant tŕnh bày trong Phê b́nh quyền năng phán đoán là một trong bộ ba Phê b́nh h́nh thành nhằm đi t́m giải đáp những vấn nạn: tôi có thể biết ǵ? tôi phải làm ǵ? tôi được phép hy vọng ǵ? Triết học hệ thống Hegel thể hiện ba giai đoạn,từ Hiện tượng luận tinh thần, qua Khoa học luận lư đến Bách khoa toàn thư Khoa học triết học, một triết học về nghệ thuật hay mỹ học, Những bài giảng về Mỹ học. Sự khác biệt giữa hai hệ thống Kant và Hegel khá rơ ràng trong khởi sinh cũng như cấu trúc tư tưởng - nếu như bộ ba  Phê b́nh của Kant nêu ra mối quan hệ giữa khả năng nhận thức-lư trí-phán đoán làm nổi bật vai tṛ chủ thể/con người, cho nên ngay về mặt mỹ học Kant đă xác định: Một cái đẹp [của] tự nhiên là một sự vật đẹp ; cáí đẹp [của] nghệ thuật là một biểu tượng đẹp của một sự vật [33]- điều đó không hẳn chỉ cái tương phản giữa tự nhiên và nghệ thuật, nhưng đển nói đến sự can thiệp/hiện diện của con người trong tự nhiên và quyền năng, cho nên Kant c̣n khẳng quyết: Nghệ thuật đẹp chứng tỏ tính ưu việt của nó ngay cả ở chỗ miêu tả sự vật như thể đẹp mà có thể trong tự nhiên th́ xấu hay khó hài ḷng, vừa ư [34].

Lúc sinh thời, Hegel không xuất bản tác phẩm đặc biệt nào về triết học nghệ thuật như Schelling [35] , tuy ông cũng có dự án viết triết học nghệ thuật [36] song những bài giảng về Mỹ học, về Nghệ thuật trong những năm 1820/21 và 1823 chỉ được xuất bản sau khi ông mất. Vả lại hệ thống biện chứng của ông đă hoàn tất trong bộ ba tác phẩm kể trên, cho nên trong giới học giả hậu thế ở dầu thế kỷ XXI này mới có nhận xét: đóng góp của Hegel vào khoa mỹ học ít được nhận biết rộng răi và coi trọng, dầu có một vài người khá quen thuộc với lư luận về bi kịch và học thuyết “cáo chung/cứu cánh  của nghệ thuật”, song nhiều nhà triết học và nhà văn viết về nghệ thuật ít hoặc không chú ư đến những bài giảng về mỹ học của ông [37]. Nhận xét này có vẻ thậm xưng v́ không đánh giá đúng mức quan trọng của mỹ học trong hệ thống tư tưởng Hegel. Tuy nhiên, điều đó cũng giúp người đọc Hegel quan tâm đến lư giải của Kojève trong bài giảng về Hegel đă là một sự biến đáng kể trong quá tŕnh tư tưởng của triết gia.Trong tập Hegel và nghệ thuật, Rüdiger Bubner (1941-2007) dạy tại đại học Heidelberg đề cập vấn đề Tôn giáo nghệ thuật của Hegel [38] đưa ra nhận xét là Humboldt đă dùng từ Kunstreligion này khá sớm khi nói về tôn giáo (mà theo ông, Hegel không biết bản văn này v́ thuộc loại di cảo, mà chỉ biết bản văn của Schleiermacher Reden über die Religion/Diễn từ về tôn giáo 1799, song trái với hướng ư Hegel v́ Schleiernmacher dùng để chỉ tính hướng nội của phái Lăng mạn về cảm tính chủ quan); theo Bubner, từ “tôn giáo nghệ thuật/Kunstreligion” [39] mà Schleiermacher dùng để nói về Hy lạp hơn là Ai cập và phương Đông. Cụm từ “tôn giáo của nghệ thuật”  chỉ xuất hiện ở chương áp chót của Hiện tượng luận tinh thần và không vay mượn từ bất kỳ tác giả nào khác, và Hegel dĩ nhiên chế ra từ mới này dựa trên cơ sở nghiên cứu sử trong lịch sử văn hóa của ông. Chương về “tôn giáo” bắt đầu tái tạo về mặt biện chứng một chiều kích căn bản cho nhận thức tiền triết học về chính chúng ta và quan hệ của chúng ta với thế giới. Phần lớn các văn hóa đều nhận biết có tôn giáo, cho nên triết học  nói từ lâu rồi về “tôn giáo tự nhiên’, và đối lập với nó, Hegel  nói đến “tôn giáo do người tạo ra”, từ đối lập này rốt cuộc nổi lên “nghệ thuật-tôn giáo (die Kunst-Religion) có dấu nối giữa nghệ thuật và tôn giáo. Theo đường lối này,  đặc tính tổng hợp của chủ đề và cùng với cơ sở triết học đă được biết trong tŕnh diện ra ngoài. Khác với quan niệm thông thường [40], Hegel đă phá đổ một cách có hệ thống phản đề giữa tôn giáo tự nhiên và tôn giáo thần khải. Những h́nh thái của tôn giáo tự nhiên đă nói đến ở trên về thờ ánh sáng, cây cỏ, thú vật thuộc về phương Đông cổ, bước quá độ từ ảnh tượng đông phương sang tôn giáo đặc sắc nghệ thuật của người Hy lạp đă hoàn thành nhờ vào sự kiện là “lao động bản năng” của thần tạo hóa tiến hành sinh ra từ tư tưởng, sản xuất nghệ thuật này theo phán quyết: Tinh thần là nghệ nhân [41] . Bubner nhận xét lối phân chia các tôn giáo không theo đúng lịch đại v́ Hegel không quan tâm, mà chú trong đến phẩm tính mỹ học cũng như h́nh thành tôn giáo nghệ thuật có tính chính trị, như ông viết mở đầu phần luận về tôn giáo-nghệ thuật: đó là dân tộc tự do, trong đó những phong tục đạo lư cấu thành bản thể của mọi thứ, và tất cả [mọi người] cũng như mỗi cá thể hiểu biết thực tại kỳ thành và hiện hữu này là chính ư chí và sự nghiệp của họ [42]. Bubner cũng nhận xét sự thống nhất giữa hai mặt ngôn ngữ và công tŕnh nghệ thuật được Hegel chú trọng như một bước biện chứng trong phần luận này; ông cũng thảo luận những h́nh thái nghệ thuật của sử thi, bi kịch , hài kịch và thâu tóm trong đoạn mở đầu tôn giáo thần khải: Thông qua tôn giáo nghệ thuật, Tinh thần đă tiến triển từ h́nh thái bản thể  qua h́nh thái chủ thể, v́ tôn giáo nghệ thuật sản xuất ra h́nh tượng của tinh thần và như vậy đặt để trong nó hoạt độngtự thức, mà trong bản thể khủng cụ chỉ có biến đi hay trong tin cậy không biết được ḿnh là ǵ [43] .

Đi từ bản thể sang chủ thể là một bước tiến quan trọng trong quá tŕnh biện chứng mà Hegel đă nói đến ngay từ lời mở đầu Hiện tượng luận tinh thần, đề ra cương lĩnh của toàn hệ thống tư tưởng của ông. Theo Bubner, đây là chủ thể hóa lịch sử của tinh thần lần thứ nhất, kể từ sự hoàn thành nguyên ủy của tôn giáo nghệ thuật Hy lạp, trước khi thời đại mới bắt đầu đăng tŕnh. Điều đó muốn nói xây dựng kiến trúc hệ thống  mà Hegel đă vạch ra từ văn hóa Hy lạp (tụ định vị ở trung điểm của quá tŕnh đi từ bản thể trở thành chủ thể) là h́nh thái chân chính của đời sống giữa chủ nghĩa tự nhiên ở phương Đông và sự biến thần khải của Thuợng đế độc nhất trong Cơ đốc giáo. Dưới góc nh́n thông diễn luận, Bubner xác định là trong phần thảo luận về tôn giáo nghệ thuật, Hegel đă khảo sát một mô h́nh cho đời sống xă hội hiện tại và tương lai, dầu nh́n từ việc Hegel phóng mô h́nh của ông vào quá khứ xa xưa, hay mượn (l)ư tưởng từ người Hy lạp; điều quan trọng là Hegel khai phá trong tôn giáo nghệ thuật một con đường hàn gắn những chia rẽ của thế giới hiện đại.

Quan điểm hữu thần trong việc đánh giá phần tín ngưỡng-mỹ học của Bubner đối chiếu với quan điểm vô thần của Kojève đề cập ở trên liệu có dẫn tới những nan đề nào trong vấn đề chúng ta đang thảo luận?

 

-------------

[33] Eine Naturschönheit ist ein schönes Ding; die Kunstschönheit ist eine schöne Vorstellung von einen Dinge. Kritik der Urteilskraft, I.Teil, Kritik der ästhetischen Urteilskraft, § 48.

[34] Die schöne Kunst zeigt darin eben ihre Vorzüglichkeit, daß sie Dinge, die in der Natur häßlich oder mißfällig sein würden, schön beschreibt. Sdt. Kant lấy ví dụ những Nữ thần thù hận Furien, bệnh tật, chiến tranh tàn phá vẫn được miêu tả như là đẹp trong những bức họa.

Những nhà tư tưởng trước hay đồng thời với Kant, như Aristote, Boileau (1636-1711), E. Burke (1729-1797)  cũng có những nhận xét tương tự.

Về mặt hội họa, tranh của Bosch (1450-1516), Brueghel Pieter II (1564-1638) , Matthias Grünewald (1470-1538), Jacques Callot (1592-1635) thường vẽ những người và cảnh kỳ cục (baroque) như vậy. Những trường phái hội họa hiện đại như siêu thực, lập thể, khốn khó (misérabilisme, với những họa sĩ như Francis Gruber, Bernard Buffet) hay biểu tượng (như Ensor, Permeke), Lucian Freud, Francis Bacon là chứng cớ cho nhận xét nói trên. Cho nên một nhà chuyên cứu mỹ học Kant như E. Schaper khẳng định: triết học nghệ thuật của Kant có sức mạnh quan trọng, v́ nhiều vấn đề mỹ học hiện đại đă được h́nh dung trước và nêu lên lần đầu tiên trong lư luận của Kant. 

[35] Friedrich Wilhelm Joseph Schelling, Die Philosophie der Kunst, 1802-3, đề xuất từ những bài giảng tại Jena: tradet philosophiam artis seu Aestheticen ea ratione et method, quam in constructione universae philosophiae secutus est, et quam alio loco pluribus exponent.

[36] Hegel, Philosophie der Kunst oder Ästhetik (1826), A. Gethmann-Siefert và B. Collenberg-Plotnikov x.b.  2004.

[37] Hegel’s contribution to aesthetics, … is less widely acknowledged and appreciated. Some will be familiar with Hegel’s theory of tragedy and his…doctrine of the “end of art”, but many philosophers and writers on art pay little or no attention to his lectures on aesthetics. Stephen Houlgate, Introduction: An Overview of Hegel’s Aesthetics, in trong  Hegel and the Arts, nhiều người viết,. 2007.

[38]  Rüdiger Bubner, The “Religion of Art”, bản dịch của chính Stephen Houlgate, in trong Hegel and the Arts dẫn trên, do chính Houlgate chủ biên (tuy giới thiệu Bubner trong mục Contributors ở cuối sách, song Houlgate không ghi rơ nguyên tác tiêu đề tiếng Đức tiểu luận này).

Bubner (1941-2007) theo học ở Tübingen, Wien, Heidelberg và Oxford, viết luận án Phänomenologie, Reflexion und Cartesianische Existenz. Zu Jean-Paul Sartres Begriff des Bewußtseins (Hiện tượng luận, Phản tư và Hiện hữu theo Descartes. Về khái niệm Ư thức của J.-P. Sartre) tŕnh ở đại học Heidelberg năm 1964, nhận bằng tiến sĩ danh dự/Ehrendoctorwürde của phân khoa Thần học ở đại học Freiburg, Thụy sĩ. Dạy ở Frankfurt am Main từ 1973, ở đại học Tübingen (1979-1996), Heidelberg từ 1996, mất năm 2007. Từng làm chủ tịch hiệp hội quốc tế bảo trợ nghiên cứu  triết học Hegel (Präsident der Internationalen Vereinigung zur Förderung des Stadiums der Hegelschen Philosophie).

Những sách của ông đă được dịch sang tiếng Anh như Modern German Philosophy 1981, German Idealist Philosophy 1997, The innovation of Idealism 2003. Tác phẩm viết về triết học Đức hiện đại chịu ảnh hưởng nguồn tư tưởng triết học Anh-Mỹ hấp thụ trong thời gian học ở Oxford nên một phần chính nói vê triết học ngôn ngữ và lư luận khoa học, luận về triết học Heidegger, Apel, Habermas, Gadamer, về triết học thực tiễn và phép biện chứng, cho nên đề cập khá nhiều về Lukács, nhóm tân Mác-xít, về Thomas Kuhn, Feyerabend là những người không thuộc triết học Đức, về nhóm thực chứng luận và không biết ǵ về Nicolai Hartmann và nhiều trường phái đầy ảnh hưởng khác ở Đức, một là khuyết điểm lớn, hai là tinh thần nhiệt tín môn phái xuẩn động của nhiều người viết lịch sử triết học. [Để biết về những trường phái này, xem Triết học nào cho thế kỷ XXI (ĐPQ)].   

[39] Trong nguyên bản tiếng Đức tác phẩm Hiện tượng luận tinh thần do Felix Meiner xuất bản, từ “Die Kunst-Religion”  được viết có dấu nối (-), nhóm người dịch G. Jarczyk và P.-I. Labarrière cũng như một vài nhà nghiên cứu Hegel khác chú ư đến dấu nối này, do đó trong chú giảỉ ghi nhận: Die Kunst-Religion [sic, nguyên văn của người dịch] và giải thích là nghệ thuật đánh dấu tôn giáo, những dịch giả tiếng Anh  đều dùng cụm từ “in the form of Art” như để giải thích giữa tôn giáo và nghệ thuật có một tương quan. Tuy nhiên, trong Philosophie des Geistes thuộc bộ Bách khoa trong những nét đại cương/Enzyklopädie der philosophischen Wissenschaften im Grundrisse, Hegel dùng cụm từ Die Religion der Kunst (trong lần xuất bản thứ nhất, và trong lần xuất bản thứ hai, thu gọn lại một từ Art. theo nhận xét của Gustav Emil Mueller). Bubner xem dấu nối quan trọng, nên trong chú thích (11), nhận xét “tiếc thay, dấu nối đă bị bỏ ra ở bản Hiện tượng luận tinh thần do Suhrkamp xuất bản”.  

[40] Theo quan niệm thông thường, cùng với xu huớng (có thể giải thích được về mặt nhân học) linh hồn con người hướng về Thần linh, Tuyệt đối tự vén lộ ra công chính trong tín ngưỡng nhất thần. Ở đó có sự phân cách sâu xa giữa tín ngưỡng đa thần chất phác với Cơ đốc giáo, v́ tôn giáo này sống trong đoan quyết là độc quyền nắm giữ bản chất của tôn giáo, và sứ mạng cao cả của người Cơ đốc giáo là đưa những người ngoại đạo theo đạo của ḿnh.

[41] Der Geist ist Künstler. [Xem chú thích 21 phân liệt ba loại tôn giáo của Hegel].

[42] “er ist das freie Volk, worin die Sitte die Substanz aller ausmacht, deren Wirklichkeit und Dasein alle und jeder einzelne als seinen Willen und Tat weiß.” Sdt.

[43] “Durch die Religion der Kunst ist der Geist aus der Form der Substanz in die des Subjekts getreten, den sie bringt seine Gestalt hervor, und setzt also in ihr das Tun oder das Selbstbewußtsein, das in der furchtbaren Substanz nur verschwindet, und im Vertrauen sich nicht selbst erfaßt. Sdt.

 

(c̣n nữa)

       Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

© gio-o.com 2012