ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

105

Chương III

LƯ LUẬN VĂN CHƯƠNG VÀ PHÊ B̀NH VĂN HỌC 

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99,  Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105,   

  

Thơ phá thể (tiếp theo)

 

Như đă nói ở trên, đọc thơ SchibbolethIn eins của Celan phải gắn liền với lịch sử, thời gian và lưu đày. Nói như Gadamer, tác phẩm của Celan là “một thông điệp trong chai”, cho nên quyển sách Gadamer viết về Celan, không phải là những kết quả thông qua nghiên cứu học thuật, nhưng toan tính đưa lên thành chữ nghĩa kinh nghiệm của một người đọc thông điệp đă tới tay [435].

Không thể đọc thơ Celan nếu không nhận ra thân phận lưu đày, thân phận do thái [từ juifs viết chữ thường, như Lyotard, Xem: Triết học nào cho thế kỷ XXI]; trong thơ Schibboleth:

                   Nói khẩu lệnh, nói ra

                   trong quê nhà xa lạ

Trong In eins, nói đến h́nh tượng người lưu đày:

                   … ông, Abadias,

                   lăo già từ miền Huesca, đến với bầy chó nhỏ

                   trên cánh đồng, trong lưu đày

Kinh qua lưu đày ngay từ thiếu thời, tới những năm đầu 1940s, cha chết, mẹ bị xử tử ở xứ tuyết Ukraine xa xôi, Celan ví thân phận lưu đày qua h́nh ảnh cây thụ cầm/Harfe lạc âm, chát chúa với những sợi dây tơ đứt, trong thơ Mùa đông/Winter, rồi Mẹ/Mutter, Những bông tuyết đen/Schwarze Flocken hỏi:

                   Was wär es, Mutter: Wachstum oder Wunde –

                   versänk ich mit im Schneewehn der Ukraine?

                   Điều ǵ xảy đến, thưa Mẹ: u lên hay tích thương –

                   giá như con ch́m với mảng tuyết Ukraine?

Diaspora/Di cư là thân phận của viết: Richard Stamelman trong bài viết về Edmond Jabès muốn nói đến viết như thể du mục, những sáng tạo trong lưu đày:”sống trong lưu vong đối với ông (Jabès) có nghĩa là viết trong lưu đày”, nhắc lại một câu thơ của Celan:

                   …in der Dünung

                   wandernder Worte

                   … trong g̣ đống

                   của những chữ lang thang [436]

Trong In eins, không chỉ lặp lại khẩu ngữ Schibboleth, thi sĩ để kết bài thơ bằng một khẩu hiệu: “b́nh an cho mọi nhà tranh/Friedew den Hütten” lặp lại chỉ yếu cách mạng từ nơi Georg Büchner :“Friede den Hütten, Krieg den Palästen /b́nh an cho mọi nhà tranh, chiến đấu với mọi lâu đài”[437].

Từ Hütte/nhà tranh c̣n dùng trong bài “Tôi đă đốn tre”:

                   ICH HABE BAMBUS GESCHNITTEN:

                   für dich, mein Sohn.

                   Ich habe gelebt.

 

                   Diese morgen fort-

                   getragene Hütte, sie

                   steht.

                  

                   Ich habe nicht mitgebau: du

                   weiß nicht, in was für

                   Gefäße ich den

                   Sand um mich her tat, vor Jahren, auf

                   Geheiß und Gebot. Der deine

                   kommt aus dem Freien – er bleibt

                   frei.

 

                   Das Rohr, das hier Fuß faßt, morgen

                   steht es noch immer, wohin dich

                   die Seele auch hinspielt im Un-

                   gebundnen.

                  

TÔI ĐĂ ĐỐN TRE:

                   cho con, con trai của ba.

                   Tôi đă sống.

 

                   Sớm mai sẽ -

                   tháo dỡ căn nhà tranh này, nó

                   vững.

 

                   Tôi không cùng xây: con

                   không biết, trong loại

                   B́nh nào tôi để

                   Cát bao quanh tôi, những năm qua, nhằm

                   Chỉ huy và ra lệnh. B́nh của con

                   đến từ nơi trống – nó vẫn

                   trống.

 

                   Tranh, trụ chốt ở đây, sớm mai

                   vẫn vững bền măi, bất cứ nơi nào

                   tâm hồn con có nhởn nhơ trong không-

                   ràng buộc.

 

Nhà tranh/Hütte lại xuất hiện lần thứ ba trong bài thơ “Todtnauberg”:

                   In der

                   Hütte,

 

                   Die in das Buch

-  wessen Namen nahms auf

vor dem meinen? -,

die in dies Buch

geschriebene Zeile von

einer Hoffnung, heute,

auf eines Denkenden

kommendes

Wort

im Herzen,

 

ở trong

Lều tranh,

 

ḍng chữ trong sách

-  tên những ai đă ghi

trước tên tôi? -,

trong quyển sách này

ḍng chữ ghi lại từ

một niềm hy vọng, hôm nay,

của nhà tư tưởng

đến từ

chữ

xuất phát ở con tim,

                                                                                                              

 

 

 Todtnauberg là một ngôi làng nhỏ trong khu Rừng Đen/Schwarzwald thuộc thị xă Todtnau, nơi triết gia Heidegger có căn nhà gỗ/chalet (nơi ông đă ngồi viết một phần tác phẩm Sein und Zeit). Celan trong dịp nói chuyện ở đại học Freiburg đă được Heidegger mời đến thăm vào Hè 1967 tại căn nhà này. Cuộc gặp gỡ giữa thi sĩ và triết gia này đánh dấu bằng bài thơ Todtnauberg  [438] trên, Celan viết một tuần lễ sau.

 Cùng một từ Hütte mang ba ư nghĩa suy tư theo thời đại khác nhau: ở In eins là yếu chỉ cách mạng, luồng tư tưởng của Schibboleth dầu diễn ra bất cứ nơi nào cũng phản ảnh đối lập giữa thống trị và lưu đày bị trị, ở Ich habe Bambus geschnitten là tương phản hiện tại/tương lai, giữa tháo dỡ và xây dựng, song nền tảng vẫn là tranh trụ; ở Todtnauberg căn nhà tranh là nơi chốn/địa điểm lịch sử, với quyển sách mà khách khi đặt bút, tự hỏi: những người ghi tên ở đây trước ḿnh là những ai? những người thích nghĩa  đă có chung một ư nghĩ: viết ǵ trên quyển sách hẳn đă  mang đầy những danh tính Quốc xă tham dự vào chính sự 1933.

Vậy niềm hy vọng trong câu thơ trên ở chỗ nào? Thi sĩ nói rơ: heute/hôm nayeines Denkenden/nơi nhà tư tưởng một chữ - kommendes Wort. Lại một ẩn ngữ? Chờ đợi/hy vọng ở nhà triết học lớn ông hằng ngưỡng mộ một chữ thốt ra từ thâm tâm/trái tim. Ông đă ghi ra lời đó trên quyển sách:

Ins Hüttenbuch, mit dem Blick auf den Brunnenstern, mit einer Hoffnung auf ein kommendes Wort im Herzen. Am 25. Juli 1967 – Paul Celan [439].

Trong dị bản câu thơ trên trước từ “kommendes” c̣n mang thêm từ “ungesäumt/không thể chậm trễ” chứng tỏ Celan mong mỏi cấp thiết một lời từ Heidegger [440].

Có người mệnh danh Celan là thi sĩ của ḷ thiêu người/Holocaust poet v́ quả thực thơ ông từng diễn tả khủng cụ và xấu xa đê hèn của thế kỷ ông sống, quang cảnh chết chóc của trại tập trung, trừng giới của phát xít và độc tài, như bài Todesfuge/Tẩu khúc Chết trong tác phẩm thơ xuất bản đầu tiên:

       Sữa đen của buổi sớm chúng ta uống vào lúc hoàng hôn

       chúng ta uống lúc trưa và sáng chúng ta uống vào đêm

       ….

       Sữa đen chúng ta uống mi vào đêm

       chúng ta uống mi lúc sáng và trưa chúng ta uống mi vào lúc hoàng hôn

       …

       một người sống trong căn nhà y chơi với rắn y viết

       y viết khi bóng tối rơi xuống trên nước Đức mái tóc em vàng Margarete

       mái tóc em thành tro Sulamith chúng ta đào huyệt  trong cơn gió nhẹ để người nằm xuống không chật/tự do

       …

       y chơi với rắn và mơ chết là một chủ nhân từ nước Đức

 

       mái tóc em vàng Margarete

       mái tóc em thành tro Sulamith [441]

 

Margarete là h́nh ảnh người yêu trong Faust của Goethe [tác giả ưa chuộng của quản giáo trại tập trung Auschwitz] biểu hiện đối lập giữa mỹ nhân Đức tự do nhởn nhơ, trong khi Sulamith, người con gái yêu của Jerusalem bị chết trong ḷ thiêu, tóc cũng như toàn thân biến thành tro.

Celan quả thực là chứng nhân sống sót của bị vong và lưu đày: sự đối lập giữa nhà thơ và nhà tư tưởng, thường được nói đến nhiều trong cuộc gặp gỡ của thơ và tư tưởng (kinh nghiệm như chữ dung của Lacoue-Labarthe [442]).

Song tôi nghĩ, dưới góc nh́n toàn bộ tác phẩm thơ của Celan là một sử thi hiện đại; sử thi hàm ngụ ca ngợi những con người, sự hùng tráng bi đát của con người kinh qua những sự biến, vận động của thời gian và lịch sử, đối kháng của con người trước áp chế, thống trị.  

Thơ của Celan đôi khi bị xem là tối tăm, bí hiểm, hoang mộng; quả thực có những bài như những thơ đă dẫn ở trên, nếu không có lư giải, kinh qua/experiri, peraô, führen của những tác giả khai phá ông. Chẳng hạn như bài thơ Gadamer dẫn lại trong lời bạt sách Wer bin Ich und wer bist Du?:

       DU LIEGST im großen Gelausche,

       um buscht, umflockt.

 

Geh du zur Spree, geh zur Havel,

geh zu den Fleischerhaken,

zu den roten Äppelstaken

aus Schweden –

 

Es kommt der Tisch mit den Gaben,

er biegt um ein Eden –

 

Der Mann ward zum Sieb, die Frau

mußte schwimmen, die Sau,

für sich, für keinen, für jeden –

 

Der Landwehrkanal wird nicht rauschen.

Nichts

         stockt.

 

Bạn nằm trong lắng nghe tuyệt lặng

bao quanh với những bụi hồng, bông tuyết

 

bạn, đi tới Spree, tới Havel,

tới những móc treo thịt,

tới những cọc đỏ táo

từ Thụy điển –

 

nơi đây có bàn với những tặng phẩm,

ṿng quanh một Eden (Thiên đường) –

 

người đàn ông trở thành một cái sàng, người đàn bà

phải bơi, lợn nái,

cho chính nàng, cho không một ai, cho mọi người –

 

Kinh Landwehr không rầm rộ

không có ǵ

       dừng lại. [443]

 

---------------------------

[435] Hans-Georg Gadamer, Wer bin Ich und wer bist Du? 1973 : versucht das vorliegende Buch, die Erfahrungen eines Lesers in Worte zu fassen, den solche Flachenpost erreicht hat. (Vorwort).

[436] Richard Stamelman, Nomadic Writing: The Poetics of Exile (in trong hợp tuyển The Sin of the Bo ok: Edmond Jabès, Edited by Eric Gould 1985) : “To live in exile for him means to write in exile”.

Stamelman  nhận xét “nhà văn và người Do thái chung môt số phận” khi dẫn lời Jabès: mọi nhà văn ở trong hoàn cảnh nào đó trải qua kinh nghiệm thân phận Do thái, v́ mọi nhà văn, mọi người sáng tạo sống trong một cung cách lưu đày.

Bị chú: E. Jabès (1912-1991) là người Do thái ở Ai cập, sau cuộc khủng hoảng ở kênh Suez năm 1956 bị chế độ Nasser bắt buộc phải dời Ai cập và định cư tại Pháp. Ông làm thơ bằng tiếng Pháp.

Thơ dẫn trên của Celan trích trong bài Sprich auch du.

[437] Khẩu hiệu nói trên ở trong bài phúng thích của Georg Büchner (1813-1837), nhà thơ Đức là người viết bản phúng thích Der Hessische Landbote này năm 1834 (với sự hỗ trợ của nhà thần học Friedrich Ludwig Weidig) nhằm chỉ trích nhà cầm quyền Hesse-Darmstadt và kêu gọi cách mạng. Weidig bị bắt và bị tra tấn đến chết. Büchner trốn thoát qua Strasbourg và viết những tác phẩm Dantons Tod (cái chết của Danton) 1835, Lenz, Leonce und Lena 1836 và Wozzeck (chưa hoàn tất) năm 1836. Ngay từ thời sinh viên, ông đă tham gia phong trào Xă hội tranh đấu cho nhân quyền (Gesellschaft für Menschenrechte).

Ông là anh của nhà triết học, vật lư học Ludwig Büchner (1824-1899).

Giải thưởng văn chương G. Büchner thành lập từ năm 1923 trao giải hàng năm. Paul Celan nhận được giải thưởng này năm 1960.

[438] Bài thơ đánh dấu cuộc gặp gỡ lịch sử về mặt văn học, giữa một nhà triết học già đă có thời phục vụ cho Đức Quốc xă và một nhà thơ trẻ, người Do thái gốc từ Romania, cha mẹ là nạn nhân của chế độ phát-xít tiêu diệt Do thái. Bản thân Celan làm thơ bằng tiếng Đức, ngôn ngữ ông coi là của những kẻ sát nhân. Khá nhiều bài thích nghĩa luận về bài thơ này, như Otto Pöggeler, học giả chuyên cứu Heidegger, J.D. Golb, M. Hamburger, Pierre Joris và nhất là Philippe Lacoue-Labarthe trong tác phẩm La poésie comme expérience 1986.

Có thể so sánh một số bản dịch Anh và Pháp đoạn thơ dẫn trên:

của Michael Hamburger:                

In the

hut,

 

the line

-  whose name did the book

register before mine? -,

the line inscribed

in that book about

a hope, today,

of a thinking man’s

coming

word

in the heart,

của Jean Daive:

                   dans le

                   refuge,

 

                   écrite dans le livre

                   (quel nom portrait-il

                   avant le mien?),

                   écrite dans ce livre

                   la ligne,

                   aujourd’hui, d’une attente:

                   de qui pense

                   parole à venir

                   au cœur,

của André du Bouchet:

                   dans la

hutte,

 

là, dans un livre

-  les noms, de qui, relevés

avant le mien? –

là, dans un livre,

lignes qui inscrivent

une attente, aujourd’hui,

de qui méditera (à

venir, in-

cessamment venir)

un mot

du cœur

của Phillipe Lacoue-Labarthe:

                   dans le

                   chalet,

 

                   là, dans un livre

                   -  de qui, les noms qu’il portrait

                   avant le mien? –

                   dans ce livre

                   la ligne écrite sur

                   un espoir, aujourd’hui,

                   dans le mot

                   à venir

                   d’un penseur,

                   au cœur,

Bị chú: trong sách nói trên của Lacoue-Labarthe, chính tác giả đă dẫn những bản dịch vừa kể để tham chiếu.

[439] “Trong quyển sách nhà tranh, ngắm nh́n ngôi sao giếng, với niềm hy vọng vào một chữ thốt ra từ tâm. Ngày 25 tháng Bẩy 1967. Paul Celan” – Otto Pöggeler dẫn trong Spur.

[440] Trong Triết học nào cho thế kỷ XXI, tôi nói đến một nghịch lư: nhà thơ Do thái trẻ đáp lời mời viếng thăm của Heidegger, đă hy vọng một lời nói ra tự sâu trong tim/mit einer Hoffnung auf ein kommendes Wort im Herzen – Lyotard diễn tả thất vọng ấy trong những ḍng cuối sách Heideger et “les juifs”: ‘Celan’ không phải là khởi đầu hay kết cuộc của Heidegger, nó chỉ là cái không có của ông, cái thất vọng trong ông, cái ông thiếu, và ông không có cái thiếu này.

Lacoue-Labarthe nhận xét bài thơ Todtnauberg nói ra điều này: ngôn ngữ trong đó Auschwitz được nói lên và ngôn ngữ nói lên Auschwitz. Ông không rơ Celan có thể chờ đợi chữ ǵ, song ông nghĩ chữ đó là “pardon/xin lỗi”. Celan đă đặt chúng ta trước chữ này. Phải chăng đó là một dấu hiệu? (La poésie comme expérience).

Bị chú: trên khan trường chính trị thế giới đă có biết bao lần, những chính khách, lănh đạo tôn giáo đời sau “xin lỗi” nạn nhân (một dân tộc, quốc gia, chủng tộc, tín đồ) về những lỗi lầm, tội ác của những đời trước. Lacoue-Labarthe sử dụng từ trên trong ư nghĩa đó. Pierre Joris trong bài viết Celan/Heidegger: Translation at the mountain of death 1988 cũng diễn tả quan niệm tương tự: Celan came to see Heidegger to ask for a word of apology in relation to the events of the Second World War: the destruction, like cattle, of the Jewish people (Celan đến thăm Heidegger để yêu cầu một lời xin lỗi đối với những sự biến trong Thế Chiến Hai: huỷ diệt dân Do thái như súc vật).

[441] Celan, Todesfuge (trong Mohn und Gedächtnis 1952):

       Schwarze Milch der Frühe wir trinken sie abends

       wir trinken sie mittags und morgens wir trinken sie nachts

       …

       Schwarze Milch der Frühe wir trinken dich nachts

       wir trinken dich morgens und mittags wir trinken dich abends

       …

       ein Mann im Haus der spielt mit den Schlangen der schreibt

       der schreibt wenn dunkelt nach Deutschland dein goldenes Haar Margarete

       dein aschenes Haar Sulamith wir schaufeln ein Grab in den Lüften da liegt man nicht eng

       …

       er spielt mit den Schlangen und träumet der to dist ein Meister aus Deutschland

 

       dein goldenes Haar Margarete

       dein aschenes Haar Sulamith

[442] Lacoue-Labarthe, Sdt. Chủ điểm trong sách của ông là hai bài thơ của Celan: một là Tübingen, Jänner biểu hiện cho Hölderlin, thi sĩ Đức mà Heidegger và Celan cùng thích; hai là Todtnauberg  dành cho Heidegger.

Bị chú: Lacoue-Labarthe giải thích chữ dùng của Celannhư Jänner là tiếng cổ, thay v́ Januar để chỉ tháng Giêng có ư hàm ngụ thơ của Hölderlin trong thời kỳ “điên”.

Ông cũng giới thiệu người đọc lư giải của Roger Munier trong Mise en page về những ư nghĩa của từ expérience:

Expérience nguyên ngữ tiếng La tinh experiri có nghĩa thử, chứng nghiệm, căn ngữ là periri như trong periculum để chỉ nguy hiểm, hiểm họa, căn nguyên ngôn ngữ Ấn-Âu per gợi ư tưởng thử nghiệm, thử thách, gần với ngôn ngữ Hy lạp peirô có nghĩa giao ngang v.v...

[443] Gadamer, Sdt: bài thơ in trong tập Schneepart 1971 của Paul Celan.

Spree và Haven là hai ḍng sông chẩy qua vùng Berlin, Saxony, Branden và Đông Bắc nước Đức. Móc treo thịt để treo những sát nhân của Hitler. Eden là khu chung cư đôi nhà cách mạng Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg bị xử bắn. Kinh Landwehr là noi thây Luxemburg bị liệng xuống.

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2013