ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

135

CHƯƠNG V:

THÔNG DIỄN HỌC

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99,  Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108,  Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120,  Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125, Kỳ 126, Kỳ 127, Kỳ 128, Kỳ 129, Kỳ 130, Kỳ 131, Kỳ 132, Kỳ 133, Kỳ 134, Kỳ 135,

Nhiệm vụ của thông diễn học theo Gadamer là vượt lên khỏi những tư kiến nằm dưới những ư thức mỹ học hay ư thức lịch sử và ư thức thông diễn giới hạn trong một kỹ thuật nhằm tránh những ngộ nhận và vượt lên tha hoá tàng ẩn trong những ư thức này. Ông nói đến khả năng nhận thức lẫn nhau, hay rơ hơn, "một đồng thuận sâu sắc/ein tiefes Einverstảndniss"[179].

Thông diễn học theo một định nghĩa nhất định là thuật lư giải/ars interpretandi, trong quan niệm của Gadamer là nhận ra vị thế con người là hữu tại thế, chịu ảnh hưởng Heidegger như ông nhận xét "trong Hữu và Thời [của Heidegger] câu hỏi thực rơ ràng không phải là hữu có thể hiểu ra sao, mà là làm thế nào nhận thức ra hữu", trong đồng thuận với Heidegger, ông quan niệm: có thể hiểu, hữu chính là ngôn ngữ/Sein, das verstanden werden kann, ist Sprache. Trong Chân lư và Phương pháp  ở những trang cuối, ông xác định: khi ta hiểu một bản văn, ư nghĩa của nó quyến rũ ta chẳng khác nào vẻ đẹp quyến rũ ta; lănh hội ra sao, đó chính là góc độ quan trọng trong thông diễn học triết lư, thể hiện một chuyển biến ở bản văn và lư giải nó dưới những góc nh́n khác nhau, đồng thuận về ư nghĩa khai mở những chiều hướng mới của nghệ thuật lư giải.[180]

Trong tiểu luận Tính phổ cập của vấn đề thông diễn học, Gadamer nhận xét quyền năng thực của ư thức thông diễn học là khả năng nh́n ra cái ǵ đáng là vấn đề, cho nên trước mắt nh́n thấy toàn diện kinh nghiệm của chúng ta, kinh nghiệm của con người và phổ cập về đời sống, đạt đến tŕnh độ cơ bản, nói theo Johannes Lohmann, có thể gọi là "cấu tạo ngữ học của thế giới". Ngay cả ư thức có hiệu lực của lịch sử cũng hoàn thành trong ngữ học.[181]

Như đă nói ở trên, nhiệm vụ đặc biệt của thông diễn học theo Gadamer là tránh ngộ nhận, cho nên hiểu biết lẫn nhau là mở rộng kinh nghiệm của chúng ta về thế giới, tuyên ngôn phổ cập của thông diễn học là điều có thể hiểu được, v́ lănh hội gắn liền với ngôn ngữ. Có thể nói thành quả này là mối quan hệ giữa người và người, trước tiên là những hội hữu ngôn ngữ mở rộng về mặt ngôn, từ vựng, ngữ pháp với vô vàn đối thoại tiến triển giữa người nói và người nghe, đó là chiều kích cơ bản của thông diễn học.[182] 

Là nhà nghiên cứu Platon/als Platoniker như ông xác nhận, Gadamer dẫn Platon trong quan niệm "mọi vật hiện hữu được phản ảnh trong tấm gương ngôn ngữ", để xem xét đối tượng qua những tấm gương của ngôn từ phản ảnh chân lư toàn diện, đầy đủ.[183] Mối quan hệ giữa tu từ học và thông diễn học hỗ tương lẫn nhau trong ư nghĩa đó. Những mặt khác trong tranh biện giữa thông diễn học triết lư của Gadamer với các tác giả khác (như Habermas, Apel, Derrida tôi đă nói đến ở chương 6) chỉ để xác định lập luận của ông Ềvấn đề thông diễn là phổ quát và cơ bản cho mọi kinh nghiệm giữa con người với nhau, cả về mặt lịch sử lẫn thời hiện tạiỂ trong lời Tựa Chân lư và Phương pháp/WM, ông nói đến cái tai trong, khả năng nghe bên trong, verbum interius, nhân từ câu cuối trong bài thơ của Mörike,  Ềtai ta nghe và nhận thức được cái lung linh của vẻ đẹp ở bản lai diện mục của nó. Người thông dịch/thông diễn đă đem lại chính văn, biến đi, và chỉ c̣n bản văn lên tiếng nóiỂ[184] hẳn khá gần gũi với quan niệm phê b́nh văn chương hiện đại?

Thông diễn học như đă nói là khoa học về thông diễn/lư giải và Emilio Betti (1890-1968), Paul Ricỵur (1913-2005) ưa dùng thuật ngữ này trong những tác phẩm chính của họ [185]. 'Thông diễn học ngờ vực' là mối tranh luận giữa Gadamer và Ricỵur, điều được minh thị rơ rệt qua Gadamer trong bài viết "khi đề nghị thảo luận về "thông diễn học ngờ vực, tôi [HG. Gadamer] nhớ rơ là Ricỵur dùng [cụm từ này]; Ricỵur không bao giờ phản đối mà không cách ǵ thỏa hiệp, có thể không tránh phản đối - ít ra là trong cách giải quyết ban đầu - thông diễn học trong nghĩa cổ điển của lư giải mang ư nghĩa của những bản văn, với phê phán rốt ráo và nghi ngờ chống lại lănh hội và lư giải.[186]  

Trong bài viết Paul Ricỵur, nhà hiện tượng luận thế hệ nửa đầu thế kỷ XX, tôi nói đến tiến hóa tư tưởng của ông đi từ một hiện tượng luận ư tượng đến thông diễn học, đến lư giải phân tâm học qua thông diễn, khi nghiên cứu học thuyết Freud mà vô thức có vai tṛ chủ chốt, ông nhận ra trên b́nh diện thông diễn, lư giải là một thao tác của ngờ vực.[187] Trong bài viết nói trên, Gadamer viết tiếp: Ngờ vực triệt để này do Nietzsche khởi xướng và có những bằng cứ hùng hồn nhất trong phê phán hệ tư tưởng cũng như với phân tâm học. Ông nghĩ vấn đề nghi hoặc thông diễn có thể hiểu được trong nghĩa triệt để và rộng lớn hơn, há chẳng phải mọi h́nh thái thông diễn là một h́nh thức vượt qua nhận thức ngờ vực? Husserl chẳng hạn khi xây dựng hiện tượng luận trên cơ sở đường lối của Descartes qua nghi ngờ những biểu diện hay xác tín của những ấn tượng đầu tiên. Đó là thành quả của khoa học hiện đại, rơ ràng là vấn đề ngờ vực có chỗ đứng trong phạm vi vấn đề của chúng ta bây giờ. Nỗ lực lănh hội  từ quan điểm ngờ vực là lối giải quyết ban đầu không có hiệu lực và cần phải có sự hỗ trợ của những phương pháp khoa học để khắc phục những ấn tượng ban đầu này. Luợc qua quá tŕnh, từ lối giải quyết theo tu từ học và phê b́nh, một bên là những luận cứ khả tín đến một bên là những luận cứ thuyết phục luận  lư,  t́nh h́nh ở cuối thế kỷ 17 cho đến đầu thế kỷ 18 hội tụ giữa thông diễn và tu từ học, dần dà thông diễn học thống trị có một vị thế cốt cán về kinh nghiệm của con người, với những Schleiermacher, Dilthey, Heidegger đă nói đến ở trên. Chỉ xét đến phê phán của Gadamer đối với Ềthông diễn học ngờ vựcỂ của Ricỵur về phân rẽ giữa niềm tin vào  toàn vẹn của bản văn và ư nghĩa dễ hiểu của những bản văn này với nỗ lực đối lập nhằm vạch mặt những ư đồ ẩn dấu đằng sau cái gọi là tính khách quan; chước sách này phát triển trong phê b́nh hệ tư tưởng, trong phân tâm học và trong tư tưởng chịu ảnh hưởng từ chính tác phẩm của Nietzsche [188].Chước sách này khá bén nhọn khiến người ta phải chấp nhận lối phân loại hai h́nh thái lư giải, một là theo định ư của tác giả, hai là khai mở ư nghĩa theo chiều hướng hoàn toàn không lượng trước, phản lại ư nghĩa của tác giả. Theo Gadamer, ngay Ricỵur cũng phải từ bỏ những toan tính đem chúng lại với nhau, bởi v́ có một khu biệt cơ bản liên quan đến toàn diệnvai tṛ triết lư của thông diễn học.

Phản ứng của Ricỵur ra sao trong cuộc tranh biện này? ễt ra cũng đă có hai bài viết: “Herméneutique et des Critiques des ideologies” và “Philosophie et Langage”[189].     

 

 

------------------------

[179] H.-G. Gadamar, Sdt:  Es gibt weder ‘das’ Ich noch ‘das’ Du , es gibt ein Du-Sagen eines Ich und es gibt ein Ich-Sagen gegenüber einem Du; aber das sind Situationen, denen immer schon Verstảndigung vorhergeht. Zu jemandem Du-Sagen Ố wir wissen es alle Ố setz ein tiefes Einverstảndnis voraus/Không có ǵ là ‘tôi’ và ‘anh’ cả, chỉ có một nói- với- anh của một tôi và một nói-với-tôi đối với một anh; song luôn có thông giao đi trước những hoàn cảnh này. Chúng ta đều biết nói về anh với một người nào đó là đă giả định trước một đồng thuận sâu sắc.

Trong chương 6 Cơ sở tư tưởng thời quá độ khi đặt vấn đề thông giao hay tranh biện triết lư, tôi muốn nói đến những xung đột của đấu trường tranh biện hiện đại, dưới góc nh́n thông diễn, có thể gọi như Ricỵur "xung đột những lư giải/conflit des interprétations, đặc biệt là giữa Apel, Gadamer và Habermas, giữa thông giao phổ quát, kư hiệu siêu nghiệm và thông diễn triết học. Tôi đă sơ lược những nét chính thông diễn học của Gadamer, chủ điểm như Gadamer viết trong lời tựa lần xuất bản thứ hai Chân lư và Phương pháp : Tôi không có ư định tạo ra một nghệ thuật hay kỹ thuật lănh hội theo kiểu những thông diễn luận có trước. Tôi không kỳ vọng khai triển một hệ thống quy tắc nhằm mô tả diễn tŕnh phương pháp của những khoa học nhân văn... Mối quan tâm thực sự của tôi trước sau vẫn là triết lư: không phải cái chúng ta làm hay phải làm, mà là cái ǵ xẩy đến với chúng ta bên trên điều chúng ta muốn và làm.

Mọi khoa học nhân văn đều sử dụng phương pháp lư giải, thông diễn học triết lư của Gadamer khác với thông diễn học cổ điển ở chỗ khái niệm lư giải trở thành một khái niệm phổ quát và muốn bao dung cả truyền thống trong toàn bộ của nó.

[180] Xem: ch. 6 Cơ sở tư tưởng thời quá độ: Thông giao hay thông diễn, tranh biện triết lư giữa Gadamer và Habermas.

[181] Gadamer, Sdt: Das hermeneutische Bewußtsein [hat seine eigentliche Wirksamkeit, daß] man das Fragwürdige zu sehen vermag... [Wenn wir ...] uns vor Augen gestellt haben, das Ganze unseres Erfahrungslebens...an unsere eigene, allgemeine und menschliche Lebenserfahrung.

Denn jetzt haben wir die Fundamentalschicht erreicht, die man (mit Johannes Lohmann) die 'sprachliche Weltkonstitution' nennen kann.

Das wirkungsgeschichtliche Bewußtsein hat seinen Vollzug im Sprachlichen.

Bị chú: J. Lohmann, 'Philosophie und Sprachwissenschaft', veröffentlicht in der Reihe Erfahrung und Denken, Schriften zur Förderung der Beziehungen zwischen Philosophie und Einzelwissenschaften, Nr. 15 (1965)['Triết học và ngữ học', xuất bản trong tập Kinh nghiệm và Tư duy, những bài viết bảo trợ cho mối liên lạc giữa triết học và khoa học thống nhất, số 15, 1965.[

[182] Gadamer, Sdt: Verstehen ist sprachgebunden.

Es ist die eigentliche Zuordnung der Menschen zueinander, die sich damit ergibt, daß jeder zunảchst eine Art Sprachkreis ist, und daß sich sich diese Sprachkreise berühren und mehr und mehr verschmelzen. Was so zustandekommt, ist immer wieder die Sprache, in Vokabular und Grammatik wie eh und je, und nie ohne die innere Unendlichkeit des Gesprảches, das zwischen jedem solchen Sprechenden und seinem Partner im Gange ist. Das ist die fundamentale Dimension des Hermeneutischen.

[183] Gadamer, Rhetorik, Hermeneutik und Ideologiekritik Ố Metakritische Erörterungen zu ‘Wahrheit und Methode’ in GW 2, Hermeneutik II : Plato hat mit Recht davon ausgehen können, daß wer die Dinge im Spiegel der Reden betrachtet, ihrer in ihrer vollen und unverkürzten Wahrheit gewahr wird/Tu từ học, Thông diễn học và Phê b́nh ư thức hệ - Tranh biện siêu phê phán về ‘Chân lư và Phương pháp’ trong GW , Thông diễn học II: Platon có lư khi khẳng định là người nào nh́n sự vật trong gương của ngôn từ cũng có thể nhận ra chúng trong chân lư toàn vẹn. 

[184] Gadamer, Text und Interpretation 1983 in GW 2: unser Ohr hört und unser Verstảndnis vernimmt den Schein des Schönen als sein wahres Wesen. Der Interpret, der seine Gründe beibrachte, verschwindet, und der Text spricht. (in nghiêng do tôi)  Xem: Cơ sở tư tưởng thời quá độ, chương 6 (ĐPQ).

Bị chú: Gadamer dẫn tranh luận giữa Emil Staiger và Martin Heidegger về câu thơ cuối bài thơ Auf eine Lampe/bên đèn của thi sĩ Eduard Mörike (1804-1875):

                   Was aber schön ist, selig scheint es in ihm selbst.

                   Cái ǵ đẹp dĩ nhiên, dường như tự thiêng trong tự tại.

[185] E. Betti, Teoria generale della interpretazione 1955; P. Ricỵur, De l'interprétation, Essai sur Freud 1965; Le conflit des interprétations, Essais d'herméneutique 1969.  Trong những tác phẩm của Ricỵur, Xung đột giữa những lư giải dẫn trên xuất bản năm 1969 và Từ văn bản đến hành động/Du texte à l'action xuất bản năm 1986 lần lượt mang tiểu đề Essais d'herméneutique I và Essais d'herméneutique II  ngụ ư xác định rơ rệt là những nghiên cứu thuộc "thông diễn học", một khoa học c̣n xa lạ với học giới Pháp, và có thể nói, Ricỵur là triết gia đi tiền phong về thông diễn học trong sinh hoạt tư tưởng của xứ này.

Lư giải/interpretation là thuật ngữ quen thuộc trong giới tư tưởng Anh-Mỹ, khởi đầu với tác phảm của E. D. Hirsch.

[186] H.-G. Gadamer, The Hermeneutics of Suspicion : "In proposing to discuss the hermeneutics of suspicion, I clearly had in mind the usage of Paul Ricỵur; Ricỵur, who never opposes without somehow reconciling, could not avoid opposing - at least in a first approach - hermeneutics in the classic sense of interpreting the meaning of texts, to the radical critique of and suspicion against understanding and interpreting"   dẫn theo bài viết in trong Hermeneutics, Questions and Prospects, Eds. by G. Shapiro và Alan Sica 1984. Hai tác giả biên soạn này không nói rơ xuất xứ và tên người dịch (?) bàn văn trên sang tiếng Anh trong Dẫn nhập, cũng như thư tịch.

Bị chú: “The Hermeneutics of Suspicion” cũng đă in trong Man and World, 17 (1984).

[187] ĐPQ, Paul Ricỵur, nhà hiện tượng luận thế hệ đầu thế kỷ XX, in trong Cơ sở tư tưởng thời quá độ 2007. 

[188] Khi liệt cử “phê b́nh ư thức hệ”, “phân tâm học” và “tư tưởng chịu ảnh hưởng Nietzsche”, Gadamer không chỉ nói riêng Ricỵur, song c̣n chỉ những người phê b́nh đả kích ông như Habermas, Derrida v.v.

Habermas mở cuộc tấn công đầu tiên vào năm 1967 trong Zur Logik der Sozialwissenschaften nhằm vào một phân đoạn trong WM của Gadamer, cùng năm Gadamer phản biện trong bà́ giảng về  Tính phổ cập của vấn đề thông diễn học dẫn nơi trên chú thích [181], và tiểu luận Rhetorik, Hermeneutik und Ideologiekritik dẫn nơi trên, xem chú thích [183].

[189] “Thông diễn học và những phê b́nh ư thức hệ” trong hợp tuyển “Démythisation et Idéologies/Giải hoặc thần kỳ hóa” 1973, E. Castelli (éd.) và “Triết học và Ngôn ngữ” trong “La philosophie contemporaine/Triết học hiện đại” tập III 1969, Raymond Klibansky (éd.) .

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2014