ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
11
Dẫn nhập
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,
9. Khoa học văn chương (tiếp theo)
Khi phê phán h́nh thái luận Nga, Bakhtin đă có sẵn hai khái niệm/thiết bị: một là tách rời/tháo gỡ, hai là quá chuyển/ вненаходивмость/vnenaxodimost [121] để đối lập với khái niệm lạ lẫm dựa trên hai thiết bị biến lệch và biến dạng. Tranh biện này chỉ ra 'khoa học văn chương' từ một góc nh́n khác với h́nh thái luận.
Từ luận về vấn đề chất liệu, Bakhtin muốn chỉ ra đời sống thực đă hàm ngụ ư thẩm mỹ v́ đời sống trở nên thực đối với con người ngay từ trực quan mỹ học và không có thực tại trung tính có thể đối lập với nghệ thuật. Cho nên nghệ thuật không phải tách rời khỏi cuộc sống mà tham dự vào đời sống, có một vị thế duy nhất, thiết yếu và không thể thay thế trong ḷng đời sống. Khi tôi chạm mặt tha nhân trong đời sống hàng ngày, kinh nghiệm tôi có được xác định ở 'ngoại diện', cho nên luôn luôn diễn ra là người ta có thể nh́n thấy một cái ǵ đó song lại không nh́n được ra bản thân; người ta có thể thấy cả thế giới đằng sau kẻ khác, chẳng hạn nh́n thấy kẻ khác đau mà chính anh ta không nh́n thấy được cả một bầu trời xanh làm nền để đau khổ mang lại ư nghĩa nơi tha nhân. Bakhtin gọi t́nh trạng đó là 'thặng dư/izbytok' trong viễn quan của tha nhân, nghĩa là người khác cũng có cái nh́n về tôi, như tôi nh́n họ, ở mọi h́nh thái hoạt động, dầu là thẩm mỹ, đạo đức, chính trị v.v.. Tuy nhiên, t́nh trạng đó không gần với 'thần nhập/Einfühlung' trong hiện tượng luận v́ Bakhtin lư giải tha nhân không thể hợp nhất với tôi, bởi như vậy họ chỉ nh́n và biết những ǵ tôi đă thấy và hiểu, nghĩa là lặp lại trong ṿng tự ngă đóng kín nơi tôi, song tha nhân 'ở ngoài' tôi, để ra khỏi ṿng luẩn quẩn đó, Bakhtin đưa ra khái niệm 'sống trong/vzhivańe' [122] như một lĩnh hội sáng tạo, tạo ra một cái ǵ mới, phong phú.
Khái niệm 'quá chuyển/ транстрадиенцво' bao hàm cả ba ư nghĩa: nhận thức, đạo đức và thẩm mỹ. Khi nói đến 'sống trong' ở trên, Bakhtin có ư phê phán quan niệm đạo đức phủ nhận mối quan hệ này giữa cá nhân với cá nhân [giữa anh với tôi] không phải quan hệ phổ quát hóa chung chung, cũng như phê phán quan niệm thần nhập hiện tượng luận [123] đă xóa bỏ tha nhân khi sáp nhập vào chủ thể. Ư nghĩa sống trong vẫn bảo toàn vị thế ta và tha nhân như hai người, về mặt mỹ học, có ư nghĩa quá chuyển bởi vẫn tách rời ở ngoại diện đối với tha nhân [trong ví dụ 'người đau khổ'] và t́nh trạng đồng hữu của hữu/sobytie byt́ia. Chính ở quan niệm này làm rơ vị thế của tác giả và nhân vật trong sáng tạo nghệ thuật: tôi tạo ra nhân vật và để nhân vật sống trong vị thế của tôi [124].
Trong luận văn Vấn đề nội dung, chất liệu và h́nh thái trong nghệ thuật sáng tạo ngôn từ Bakhtin nhấn mạnh đến một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỹ học là khám phá tiếp cận với những triết đề mỹ học, sáng tạo ra một lư luận của triết học trực giác trên cơ sở lư luận nghệ thuật. Mối quan hệ giữa nội dung và chất liệu được xác định theo Bakhtin như sau: thực tại của tri thức và hành động đạo đức đi vào trong đối tượng mỹ học, từ một quá tŕnh h́nh thành nghệ thuật toàn diện bằng phương tiện của một chất liệu đặc thù, chính là nội dung của một tác phẩm nghệ thuật. Mối quan hệ giữa nội dung và h́nh thái có tính cách giao hỗ, v́ nội dung là thời khoảng cấu tạo cần thiết của đối tượng mỹ học, mà h́nh thái nghệ thuật phải tương liên với nó, ngoài quan hệ giao hỗ, h́nh thái không có ư nghĩa ǵ nữa. Nói khác đi, không có nội dung, h́nh thái không có giá trị về mặt mỹ học, không làm trọn chức năng cơ bản của nó.
Như đă xét đến ở trên qua khái niệm 'quá chuyển', 'ngoại diện', vị trí của nhà nghệ thuật/tác giả cho phép tự hoạt động nghệ thuật thống nhất, cho một h́nh thái và hoàn thành sự biến từ bên ngoài. Bakhtin từng giải thích h́nh thái có giá trị về mặt mỹ học là biểu hiện của mối quan hệ cơ bản với thế giới của nhận thức và hành động; tuy nhiên quan hệ này không phải là nhận thức hay đạo đức, v́ nhà nghệ thuật/tác giả không can thiệp vào sự biến như một tác nhân trực tiếp tham dự trong đó; ông đứng ở ngoài sự biến như một khách quan chiêm không liên quan, song hiểu được ư nghĩa giá trị học [hiểu về mặt đạo đức] của những ǵ xẩy ra. Khách quan chiêm không kinh qua sự biến song đồng kinh nghiệm nó, v́ nếu như không cùng đánh giá tới một chừng mực th́ không thể quan chiêm sự biến đặc biệt như một sự biến. H́nh thái luận cũng như Bakhtin tin tưởng rất đúng là nhà nghệ thuật/tác giả phải 'ở ngoài' tác phẩm, cho nên những thuộc từ tâm lư không thể lẫn với những sắc thái nghệ thuật; tuy nhiên khu biệt giữa hai phía là, h́nh thái luận quan niệm ngoại diện là kỹ thuật, phi đạo đức, thuộc máy móc c̣n đối với Bakhtin, ngoại diện là vị thế tất yếu thiết yếu cho đồng nghiệm tác phẩm nghệ thuật, chịu trách nhiệm về nội dung của nó. Cả hai cũng quan niệm tính văn chương là đặc sắc cơ bản của khoa học văn chương, tùy thuộc không phải vào những phẩm chất nội tại của tác phẩm, nhưng vào chức năng hoạt động của chúng, tuy nhiên với h́nh thái luận là chức năng trong hệ thống, không kể đến tác giả (không hiện diện trong tác phẩm, như một quan niệm văn chương và phê b́nh luận hiện đại) song đối với Bakhtin, hiệu ứng mỹ học là chức năng không cần hệ thống, nghĩa là tác giả đóng một vai tṛ đặc thù triệt để chuyển tất cả trách nhiệm đạo đức từ nội dung nơi cá nhân ḿnh qua phương tiện ứng dụng tích cực của h́nh thái. Chính những sắc thái khu biệt này nên nhiều nhà nghiên cứu lúng túng trong việc có nên xếp Bakhtin chung hàng ngũ với những nhà hính thái luận. Vả lại, vào lúc tư trào h́nh thái luận đang nở rộ th́ Bakhtin là người phê b́nh và phản biện: Định hướng thứ nhất là quan niệm chất liệu đời sống thực theo Bakhtin không thể cắt ĺa khỏi nghệ thuật, v́ đời sống đă được mỹ hóa như một h́nh thái thực trong 'trực giác mỹ học'. Khái niệm 'làm lạ/ostranenie' của h́nh thái luận, theo Bakhtin, cũng không tạo thành nền cho h́nh thái nghệ thuật, hay sản sinh ra được những giá trị thực. Ông ngờ là những nhà h́nh thái luận sợ nội dung v́ ngộ nhận nó. Về mặt này, ông mượn từ âm nhạc để lư giải: 'âm nhạc th́ không có tất định liên hệ tới đối tượng và khu biệt tri thức, song có một nội dung sâu sắc: h́nh thái của nó dẫn ta vượt ra bên ngoài giới hạn của âm thanh âm hưởng học, nhưng chắc chắn không dẫn ta đi vào chỗ trống giá trị học. Nội dung ở đây về bản chất mang tính đạo đức'. Khi phê phán xu hướng sáng tạo học đương thời của ông về 'thiếu định hướng mỹ học có tính chung, triết lư cho sự thống nhất nghệ thuật, như một lĩnh vực văn hóa thống nhất của con người' nên đă đơn giản hóa tới cùng cực nhiệm vụ khoa học, hời hợt và bất túc, Bakhtin ghi chú lập luận của ông nhất trí nhiều điểm với bài viết giá trị của học giả Aleksandr A. Smirnov (1883-1962) về mặt đạo đức: 'mọi phán đoán về tính 'phi luân lư' của thi ca là một ngộ nhận hoàn toàn. Thơ chỉ có thể gọi là phi luân lư theo ư nghĩa chấp nhận thách đố với mọi hệ thống cụ thể của luân lư, song thơ không những không loại bỏ nguyên tắc tự xác định đạo đức mà tự bản chất c̣n nhận thức ra nó' [125].
Bakhtin cũng xác định 'nghiên cứu nghệ thuật' xem chất liệu là cơ sở vững chắc nhất cho suy xét khoa học. Hoạt động mỹ học hướng về một chất liệu đă cho, tạo ra một h́nh thái cho riêng chất liệu này; một h́nh thái có giá trị về mặt mỹ học là h́nh thái của một chất liệu đă cho, nhận ra được từ quan điểm khoa học tự nhiên hay khoa ngữ học.
Nhiều học giả nghiên cứu quan hệ giữa Bakhtin và h́nh thái luận nhận xét họ sinh ra để bổ túc lẫn nhau v́ mục tiêu của cả hai nhằm thiết lập một khoa học văn chương, nghiên cứu văn chương từ quan điểm khoa học, tuy mỗi bên có những phương pháp và thủ tục tiến hành khác nhau; mặt khác họ đều nhận ra 'tính văn chương' nhằm khu biệt văn chương (bao gồm thơ, văn xuôi và những h́nh thái khác) với ngôn ngữ thông thường.
Trong Mấy tiêu chí để tiếp cận lư luận văn học hiện đại [xem chú thích 117 trên gio-o kỳ 10] tôi đă nói đến những khái niệm sơ khởi cấu thành h́nh thái luận Nga của Shklovsky, Eikhenbaum, Jakobson, sự ngộ nhận về bất xác của khoa học văn chương theo H́nh thái luận là do tư kiến sai lầm khi cho rằng trường phái này không hiểu những quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống xă hội, cho là họ chủ trương nghệ thuật vị nghệ thuật; để phản bác quan niệm sai lầm này, Jakobson chỉ ra một điều là những người phê phán H́nh thái luận quên mất hiện hữu của chiều thứ ba v́ chỉ nh́n mọ́ sự trên cùng mặt phẳng; h́nh thái luận quan niệm tính tự trị của chức năng nghệ thuật, như chức năng của thơ là một nhân tố tự sinh, không thể giản lược máy móc vào những nhân tố khác.
Khi phân tích quan niệm ông gọi là mỹ học chất liệu, Bakhtin xem như giả thuyết để làm việc của các nhà h́nh thái luận trong nghiên cứu nghệ thuật văn chương, và nhận xét là người ta có thể nhận ra trong những công tŕnh của họ chứa nhiều quan sát có giá trị khoa học, song cũng nhiều khẳng định không chính đáng, chẳng hạn công tŕnh về tiết điệu của V.M. Zhirmunsky, về âm luật thơ Nga của B.V. Tomashevsky có giá trị khoa học cao cấp. Tuy nhiên, Bakhtin cho rằng mỹ học chất liệu chỉ phong phú trong việc nghiên cứu kỹ năng của sáng tạo nghệ thuật, song không thể chấp nhận được nếu coi là cơ sở để nhận thức và nghiên cứu tinh sáng tạo nghệ thuật như một tổng thể, dẫn đến những sai lầm cơ bản và những nan đề khó vượt.. Điểm đáng chú ư là Bakhtin chủ trương khoa học văn chương có định hướng gần với khoa học thực nghiệm, xây dựng trên mảnh đất của khoa học tự nhiên, như Freud quan niệm phân tâm học là một khoa học tự nhiên. Ông cũng chỉ ra phương pháp h́nh thái của những nhà h́nh thái luận này không thể liên hệ với mỹ học h́nh thái của Kant, Herbart. Về điểm này, các nhà h́nh thái từng phủ nhận, như Boris Tomashevsky trong Formal'nyj metod: Vmesto nekrologa [126] hay Boris Eichenbaum trong Vokrug voprosa o 'formalistach [127]:
Trước hết, hiển nhiên không có 'phương pháp h́nh thái...Cái đang bị đe dọa không phải là những phương pháp nghiên cứu văn học mà là những nguyên tắc mà khoa học văn chương dựa vào đó được h́nh thành - nội dung, đối tượng cơ bản của nghiên cứu, và những vấn đề tổ chức cho nó thành một khoa học đặc thù.
Từ 'h́nh thái' có nhiều nghĩa thường gây ra nhiều lẫn lộn. Chúng tôi phải minh xác là sử dụng từ này trong một ư nghĩa đặc biệt, không phải tương ứng với khái niệm 'nội dung' nhưng với một cái ǵ chủ yếu cho hiện tượng nghệ thuật, như là nguyên tắc tổ chức.
Xác định sắc thái đặc thù của từ 'h́nh thái’ của Eichenbaum có thể thấy những tiểu dị với nhà h́nh thái luận ở ngoài nhóm Opojaz như Zh́munsky, người có quan niệm chiết trung về danh xưng 'phương pháp h́nh thái' thường đem lại những công tŕnh đa biệt nhất lại với nhau trong việc khảo sát ngôn ngữ sang tạo/thơ và văn phong trong nghĩa rộng của những từ này, những thi pháp/sáng tạo luận lịch sử và lư thuyết, những nghiên cứu về âm luật, phối âm, và giai điệu, văn thể học, sáng tác, và cấu trúc t́nh tiết, lịch sử văn loại và văn thể v.v.. Khác biệt giữa Zhirmunsky và Eichenbaum có thể biểu hiện rơ ở chỗ, đối vớI Zhirmunsky, là một nhiệm vụ mới trong nghiên cứu, một phạm vi mới của vấn đề nghiên cứu, c̣n với Eichenbaum là một khoa học văn chương độc lập.
Quan niệm một khoa học văn chương như nhóm h́nh thái luận 'chính thống' (như Shklovsky, Eichenbaum, Tomashevsky) biểu hiện từ thiết lập nghiên cứu văn chương là một nghiên cứu khoa học, khai phá cái ǵ cấu tạo ra 'tính văn chương' trong tác phẩm là kết quả của chất liệu và cấu thành của tác phẩm, đi t́m nộI dung của tác phẩm dựa trên 'ảnh tượng' và chat liệu tác phẩm không phải ở h́nh tượng hay cảm xúc, nhưng ở từ, chữ nghĩa. Shklovsky, người đại biểu ṇng cốt của Opojaz xác định: Văn chương được lập thành từ chữ nghĩa và những quy luật chi phối ngôn ngữ cũng chi phối chính văn chương.
---------------------
[121] Những nhà nghiên cứu, dịch giả Anh ngữ như Caryl Emerson, Gary Saul Morson, Michael Holquist, Vadim Liapunov v.v.. dùng nhiều từ khác nhau: outsideness, trangredience, transgradience, extralocality, exotopy [từ sau cùng này chuyển từ tiếng Pháp trong bản dịch tác phẩm Mikhail Bakhtin, The Dialogical Principle của Tzvetan Todorov] để dịch tân từ này của Bakhtin [ông giản lược câu tiếng Nga: nakhodit'sja vne (định vị ở ngoài biên của người hay vật) thành vnenakhodimost (t́nh trạng định vị ngoài biên liên hệ/với)].
[122] Trong tiểu luận (di cảo) mang nhan đề Về một triết học hành vi/K filosofi postupka S.G. Bocharov xuất bản, dẫn giải như một tiếp nối di cảo Tác giả và nhân vật trong hoạt động mỹ học (xem chú giải 118 gio-o kỳ 10) Bakhtin viết: Tôi chủ động đi vào như một sinh hữu/vzhivaius trong một cá nhân, và quả thực không đánh mất bản ngă hay mất vị thế đặc thù của ḿnh bên ngoài cá nhân này. Đó không phải là chủ thể chiếm hữu bất ngờ của ngă thụ động, song là cái Tôi chủ động đi vào y; sống trong/vzhivanie là hành vi của tôi, và chỉ ở hành vi này có sản xuất và làm mới.
[123] Bakhtin không chỉ ra đối tác, song trong thời kỳ này, công tŕnh bàn rộng về 'thần nhập' của các nhà hiện tượng luận, phải kể ngoài Ideen I của Husserl, tác phẩm của Edith Stein Zum Problem der Einfühlung 1917.
[124] Trong K filosofi postupka nói đến ở trên [chú giải 122] Bakhtin viết: Trong đáp ứng trách nhiệm mỹ học của diễn viên và toàn thể con người để thích ứng đóng vai tṛ vẫn ở trong đời sống thực, để vai tṛ như một tổng thể là hành vi đáp ứng hoàn thành bởi con ngựi diễn, không phải con người được diễn, nghĩa là nhân vật. Toàn thế giới mỹ học như một tổng thể chính là một thời khoảng của Hữu -như- thể- sự- biến mang lại trong cộng thông với Hữu- như- thể- sự biến qua một ư thức đáp ứng trách nhiệm - thông qua hành động đáp ứng của nhân vật tham dự. Lư mỹ học là một thời khoảng của lư thực tiễn.
[125] Dẫn theo G. S. Morson & Caryl Emerson, Mikhail Bakhtin, Creation of a Prosaics 1990 từ bản văn Những con đường và nhiệm vụ trong nghiên cứu văn học/Puri i zadachi nauki o literature in trong Literaturnaja mysl' 1923.
[126] Phương pháp h́nh thái: thay thế vào người chép sổ tử nhân, in trong Sovremennaja literature: Sbornik statej 1925.
[127] Bàn về vấn đề 'h́nh thái' in trong Pečat' i revoljucija 1924.
(c̣n tiếp)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2011