ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
126
CHƯƠNG V:
THÔNG DIỄN HỌC
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120, Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125, Kỳ 126,
Trong Triết học nào cho thế kỷ XXI, tôi đă đề cập lư luận thế giới quan trong Toàn tập VIII: Luận về thế giới quan/Weltanschauungen của Dilthey giải quyết toàn diện ẩn ngữ của đời sống thông thường thể hiện cùng cấu trúc xác định bởi những quy luật của tâm lư học theo cách mà trong ḍng đời, chúng ta nắm được thực tại h́nh thành cơ sở để chúng ta sử dụng lập ra những giá trị của những trạng huống và đối tượng phân biệt cái làm thỏa măn hay tạo ra đau khổ, cái hài ḷng hay bất măn, cái thừa nhận hay huỷ bỏ v.v…Quá tŕnh phân tích này phản ảnh nỗ lực trải nghiệm thế giới đời sống qua khoa tâm lư học miêu tả, là nguồn ảnh hưởng tới hiện tượng luận Husserl. Dilthey c̣n để lại một công tŕnh h́nh thành tâm lư học cấu trúc, với xác định cấu trúc là mối quan hệ hiện hữu trong những thành phần cấu tạo trong kinh nghiệm sống [96]; cái ǵ được cấu trúc là có trong những quan hệ cấu trúc khác và tạo thành một niệm tượng luận/Schematismus, một định vị trong quy tŕnh tâm linh cấu thành thể thống nhất đời sống/Lebenseinheit.
Gens dẫn lời của Georg Misch trong Dẫn nhập cho Toàn tập V chỉ ra con đường tâm lư học đă bao hàm con đường thông diễn học để cấu thành vấn đề của biểu hiện và ư nghĩa đời sống trong sáng tạo học: Nhưng chính qua sự mở rộng phổ quát này làm cho con đường tâm lư học bao gồm cả văn chương, cùng với những giá trị đạo đức, như thể biểu hiện ư nghĩa của đời sống, như “thế giới quan triết lư-tôn giáo”, cũng như tất cả sung măn của “những nội dung quyết định đối với ư nghĩa của hiện hữu con người” mà con đường tâm lư học hướng dẫn nó liên kết với khoa học lịch sử chủ yếu thuộc về thông diễn học [97]. Cho nên, theo Gens, tâm lư học của Dilthey phải nghĩ như một thông diễn học, v́ có thể kể từ những năm 1890s, toàn bộ khoa học tinh thần/nhân văn đi một ṿng thông diễn quyết định trong tư tưởng Dilthey hiểu theo nghĩa thông diễn học trước hết không phải là một khoa trong các khoa học, nhưng là chiều kích tri thức riêng của những khoa học tinh thần/nhân văn. Nói như Bernhard Groethuysen trong lời tựa Toàn tập VII, thông diễn học là nguyên lư không như bộ môn có đối tượng riêng, nhưng v́ nó cấu tạo tinh thần hướng dẫn những khoa học này [98].
Những vấn đề như biểu ngữ “ chúng ta lănh hội đời sống tâm linh” là do sự cộng tác của mọi thế lực tâm linh trong lănh hội, nghĩa là thông diễn học, hay “phê b́nh lư trí sử” hàm ngụ một tri thức thuộc loại thông diễn học. Ba mục tiêu về tri thức luận, luận lư học và phương pháp luận đă nói đến ở trên theo Dilthey chỉ ra vai tṛ thông diễn học là một thành tố nền tảng trong h́nh thành những khoa học tinh thần/nhân văn.
Chính v́ thế trong Triết học nào cho thế kỷ XXI, tôi đă đề cập mối tương giao giữa Dilthey và Husserl, như ảnh hưởng của bộ Nghiên cứu luận lư học/Logische Untersuchungen của Husserl đối với Dilthey, và ngược lại, Husserl qua ảnh hưởng Dilthey đă chuyển hướng từ giai đoạn Nghiên cứu luận lư sang giai đoạn Ư niệm về một hiện tượng luận thuần tuư. Một Husserl trong tác phẩm cuối đời đă viết: trong khi triết lư, nhà triết học đồng hành với chính ḿnh, cũng như hiểu những triết gia khác trong cuộc đồng hành này, trong bằng hữu và thù địch, mỗi triết gia tự tạo một “sáng tạo thơ/Dichtung của ḿnh cho lịch sử triết học”[99]. Ông đă ca ngợi Dilthey như một trong những nhà nhân bản lớn nhất đă cống hiến tất cả năng lực của toàn đời ông cho việc làm sáng tỏ mối quan hệ giữa tự nhiên và tinh thần cũng như hoàn thành tâm lư học tâm vật lư cần bổ xung bằng một khoa tâm lư miêu tả mới.
Về quan hệ giữa Dilthey và Heidegger, như tôi đă luận trong vấn đề trở về với Dilthey/Rückher zu Dilthey, đến thông diễn học hiện tượng luận; một số điểm chủ yếu muốn nói đến ở đây là tiếp cận triết học đời sống/Lebensphilosophie là “giai đoạn thiết yếu trên con đường triết học”, h́nh thành thế giới quan lịch sử xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lịch sử, chủ đích là “sử tính, chứ không phải sử, hữu của sử tính, hữu chứ không phải hiện thể, thực tại chứ không phải cái thực”, Dilthey đă vạch ra một con đường về thực tại đúng nghĩa hữu lịch sử. Tuy nhiên Heidegger quan niệm phải t́m ra con đường mới cho hiện tượng luận để đặt vấn đề sử tính, liên quan đến hữu của hiện thể; con đường đó chính là con đường hiện tượng luận của thông diễn học.
Trong giáo tŕnh học kỳ Hạ 1923, chủ yếu là thông diễn học in trong Toàn tập GA 63, nhan đề Hữu thể luận – Thông diễn học về kiện tính, đáp ứng cách ngôn “về với chính sự vật” như Heidegger quan niệm “vấn tính của triết học liên quan đến hữu của đời sống kiện tính/das faktische Leben là một dữ kiện nguyên ủy, như kinh nghiệm sống/Erlebnis của Dilthey. Gadamer trong bài viết về bước ngoặt của Heidegger năm 1979 nhận xét hữu thể luận cơ bản của Heidegger được xây dựng như một thông diễn học kiện tính.
Như tôi đă nói ở trên, những người đặt nền tảng cho thông diễn học khởi đầu là những nhà thần học. Như trường hợp Heidegger: giáo tŕnh về thông diễn học kiện tính cùng thời với giáo tŕnh Hiện tượng luận về đời sống tôn giào (học kỳ Đông 1920-21)[100].
--------------------------
[96] Dilthey, Die geistige Welt GS V: (Ich nenne nun) Struktur die Beziehung, die zwischen Bestandteilen in einem Erlebnis ist.
[97] G. Misch, Introduction au GS V: Mais c’est précisement par cet élargissement universel qui lui fait englober, conjointement aux valeurs éthiques, la littérature en tant qu’expression de la signification de la vie, comme la vision du monde philosophico-religieuse et ainsi toute la plenitude des contenus décisifs à l’égard de la signification de l’existence humaine, que le chemin de la psychologie l’a conduit à relier celle-ci à la science de l’histoire qui appartenait essentiellement à l’herméneutique.
Nguyên văn tiếng Đức: Aber sein Weg der Psychologie drängte gerade durch diese universal Erstreckung. Mit der er neben den ethischen Werten die Dichtung als einen Ausdruck für die Bedeutung des Lebens und dazu, … die “religiös-philosophische Weltanschauung”, somit die ganze Fülle der “Inhalte, welche über die Bedeutung der menschlichen Existenz entcheiden”, übergreift, auf eine Verbindung mit der Historie hin, die der Hermeneutik wesenseigen war.
[98] Xem B. Groethuysen, Vorbericht des Herausgebers GS VII: Nun aber hat die Hermeneutik keinen selbständigen Gegenstand, dessen Erkenntnis grundlegen ware für die Auffassung und Beurteilung weiterer davon abhängiger Gegenstände.Die hermeneutischen Grundbegriffe lassen sich nur an den Geisteswissenschaften selbst zur Darstellung bringen
[99] E. Husserl, Die Krisis der Europäischen Wissenschaften und die transzendentale Phänomenologie (Beilage XXVIII), bản dịch tiếng Pháp của G. Granel: son “poème de l’histoire de la philosophie”.
Tôi sẽ nói đến trong dự thảo viết về Husserl và chủ nghĩa (l)ư tưởng trong thế giới hiện đại.
[100] M. Heidegger, Phänomenologie des religiösen Lebens: 1. Einleitung in die Phänomenologie der Religion; 2. Augustinus und der Neuplatonismus; 3. Die philosophischen Grundlagen der mittelalterlichen Mystik, GA 60, C. Strube (Hrsg.).
(c̣n nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2014