ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
37
Chương II
MỸ HỌC VÀ VĂN CHƯƠNG
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37,
Mỹ học: xác định tác phẩm nghệ thuật? (tiếp theo)
Alexandre Kojève [22] nổi tiếng là nhà nghiên cứu Hegel với những chuyên luận tại École Pratique des Hautes Études khai phá những vấn nạn chính trong tác phẩm Hiện tượng luận tinh thần của Hegel (mặc dầu chuyên đề trong giảng khoa của ông, kế tục Koyré là triết học tôn giáo của Hegel). Người đọc Hiện tượng luận tinh thần qua suốt sáu chương đầu có thể ngạc nhiên tại sao chương thứ bảy lại là : tôn giáo? Kojève giải thích, chương sáu phân tích cổ đại Hy lạp, chương bảy trước tiên khảo sát những tôn giáo nguyên thủy, tôn giáo Hy lạp và Cơ đốc giáo; theo ông có sự sai lệch giữa hai chương, v́ ở chương sáu, Hegel phân tích sự tiến hóa lịch sử (từ thế giới Hy-La sang thế giới Cơ đốc [từ nguồn cội đến Cách mạng Pháp] đến thế giới hậu cách mạng), trái lại ở chương bày, nghiên cứu những tôn giáo cấu tạo theo ḍng tiến hóa này (Tôn giáo tự nhiên, trước tôn giáo Hy-La, đến Cơ đốc giáo và phát triển thần học Tin lành). Kojève nhận xét, ở chương sáu Hegel muốn nghiên cứu mặt xă hội, chính trị của con người, quan hệ giữa Đặc thù và Quốc gia (xem Hy lạp h́nh thành Quốc gia và Xă hội đầu tiên theo đúng nghĩa của nó), trong khi tôn giáo phản ảnh không những quan hệ giữa con người với quốc gia với thế giới xă hội, song cả những quan hệ với thế giới tự nhiên, với Thiên nhiên, nghĩa là với môi trường con người sống trước khi xây dựng quốc gia; điều này giải thích thời kỳ hậu cách mạng, hậu Cơ đốc, cũng là hậu tôn giáo nói chung, Triết học [ở đây là triết học Đức] thay thế Tôn giáo, và Khoa học [hiểu theo nghĩa của Hegel là thành tựu triết học] thay thế mọi loại tôn giáo trong đời sống/hiện hữu con người.
Kojève phê phán lư giải hữu thần/théiste của những người theo Hegel “hữu khuynh/de droite” khi ông trưng ra đoạn mở đầu chương bảy trong Hiện tượng luận tinh thần:
“ Quả thực Tôn giáo [hiểu] như thể Ư thức [-ngoại tại] của Thực thể-cơ bản tuyệt đối như thế [überhaupt] cũng xuất hiện trong những h́nh thành-cụ thể [Gestaltungen] [mà chúng ta xét ] đến ở đây, và một cách tổng quát – chúng phân biệt [lẫn nhau] như thể Ư thức [ngoại tại][Chương I đến chương III], Ư thức tự tại [chương IV], Lư trí [ch.V] và Tinh thần [ch.VI]. Chỉ riêng [Tôn giáo xuất hiện ở đó] quan điểm của Ư thức [ngoại tại], nhận thức Thực tại-cơ bản tuyệt đối. Không phải thực tại cơ bản tuyệt đối tự ngă và quy ngă, không phải Ư thức tự tại của Tinh thần, xuất hiện trong những h́nh thành cụ thể” [23].
Lư giải hữu thần theo Kojève giả định những từ như Thực tại-cơ bản tuyệt đối và Tinh thần mang ư nghĩa để chỉ Thượng đế, như vậy đoạn văn trên hàm ngụ có một thượng đế, một tinh thần khác với tinh thần con người, hiển lộ trong những tôn giáo khác nhau và nẩy sinh ra trong tinh thần con người suốt ḍng lịch sử. Ông nhận xét lư giải này tuyệt đối bất khả, và trong Hiện tượng luận tinh thần, Tinh thần không ǵ khác hơn tinh thần con người, không có tinh thần ở ngoài thế giới, chỉ có tinh thần ở trong thế giới, đó là con người. Như vậy, Hegel đă quan niệm thực tại-cơ bản tuyệt đối/absolutes Wesen như thế nào? Thực tại đó là thế giới hàm ngụ con người sống trong thế giới; cơ bản của cái thực này, tức bản chất của nó là con người. Kojève xác định: con Người là Thực tại-cơ bản của cái Thực hiện hữu,[24] tuy nhiên không phải con người cá thể mà là toàn bộ nhân loại về mặt không gian và thời gian, bao hàm trong khái niệm Weltgeist, Volksgeist, cũng như Geschichte. Thực tại-cơ bản ấy trong ngữ cảnh đoạn văn đă dẫn của Hegel được xem xét từ “quan điểm của Ư thức“ [vom Standpunkt des Bewußtseins aus], mà Ư thức ở đây, theo lư giải của Kojève [25] là Ư thức thực tại ngoại tại [Conscience-de-la-réalité-extérieure], nghĩa là phi Ngă đối lập với Ngă, khách thể được nhận thức với chủ thể nhận thức. Về mặt quan điểm của con Người-Ư thức, Thực tại cơ bản ấy là Quốc gia, và Thực tại-cơ bản tuyệt đối là Thượng đế, là thần thánh, cho nên Hegel phải nói đến tôn giáo, nghĩa là thái độ của con người đối lập với thượng đế. Cho nên phần thứ nhất của hữu thần th́ đúng, song không đúng với phần thứ hai, đó là “Ư thức tự tại của Tinh thần”, phải xét theo ư nghĩa vô thần như thế nào? Hỏi như thế, có nghĩa là hiểu “Tôn giáo”, và “Thực tại-cơ bản tuyệt đối” ra sao? Đó là vấn đề của con người nói chung sống trong thế giới, nói đến tinh thần thế giới/Weltgeist và tinh thần dân tộc/Volksgeist, đến quốc gia. Trước Hegel, triết học là triết học của ư thức, một mặt xem chủ thể đối lập khách thể, con người cá thể đối lập với thế giới tự nhiên, mặt khác coi khách thể tự trị ở bên ngoài chủ thể; triết học trước Hegel tất yếu phải cầu tới tôn giáo; mọi tôn giáo nẩy sinh phần bổ túc triết học. Chỉ khởi từ lúc Quốc gia chuyển biến như thế nào để thăng hóa, triệt tiêu sự đối lập Đặc thù và Phổ quát, giữa Triết học và Tôn giáo, con người sẽ thấy thực tại-cơ bản tuyệt đối cũng chính là thực tại-cơ bản của con người. Đến lúc đó thực tại-cơ bản ấy không c̣n đối lập với con người, và không c̣n mang tính thần thánh, nhận biết điều đó không phải nhờ Thần học, nhưng là Nhân học/Anthropologie [26].
Đến đây, Kojève xác quyết chỉ có lư giải vô thần đoạn văn này mới là lư giải duy nhất phù hợp với toàn quyển Hiện tượng luận tinh thần. Trong quá tŕnh tổng quát của tiến hóa nhân học vô thức, thần bí và tượng trưng này, con Người nói về ḿnh ngỡ rằng nói về cái ǵ khác, nghĩa là một thứ thần thoại, trong từ ngữ của Kojève, về nghệ thuật cũng như thần học. Cho nên chương bảy nói về tôn giáo và nghệ thuật khai mở cho con người thực tại phổ quát (xă hội, chính trị) của ḿnh. Khi luận về “tôn giáo” Hy-La, Hegel ít nói đến thần học vô tín ngưỡng mà nói nhiều về nghệ thuật như điêu khắc, sử thi, bi kịch và hài kịch.
Để xác quyết lư giải này, Kojève dẫn một bản văn khác trong Hội luận ở Iéna (1803-1804) , nghĩa là cùng thời viết Hiện tượng luận tinh thần, ở đó Hegel nói đến Tinh thần tuyệt đối của một Dân tộc là phạm vi tuyệt đối phổ quát, bao nhiếp trong nó mọi Ư thức đặc thù , là bản chất tuyệt đối bất khả phân, sinh động và độc nhất. Điều đó có nghĩa là con người quan chiêm Quốc gia, Dân tộc như những thực thể tự lập, diễn đạt qua Nghệ thuật và Thần học. Điều này c̣n được khẳng định ở một bản văn khác trong Hệ thống Đạo lư: “Thượng đế của Dân tộc là một cách lư tưởng quan chiêm Dân tộc” [27].
Tuy nhiên, lư giải thái độ của cá thể con người đối với Thực tại-cơ bản tuyệt đối xem như tha thể, quan hệ Chủ-Nô mà Kojève phân tích là chính yếu: người nô lệ qua Lao động đưa lên hàng Tri năng/Verstand (sáng tạo ra những khái niệm trừu tượng), nhưng người nô lệ làm việc tùy thuộc vào ư chí của Chủ, thi hành những mệnh lệnh của chủ, sống trong một Thế giới chưa phải của nó. Người nô lệ đi tới một quan niệm siêu nghiệm về Bản chất/Wesen bởi v́ Bản chất này đối với nó là Bản chất của một Thế giới thưộc vào kẻ khác với nó, thuộc người Chủ. Nói tóm lại, Bản chất là một loại Chủ toàn năng: đó là Thượng đế sáng tạo, hay ít ra thống trị thế giới. Thái độ tôn giáo/tín ngưỡng, nuôi dưỡng hoài niệm, cảm giác đau khổ v́ cái bất túc của thực tế con người sống, Kojève khẳng định Ư thức khốn khổ/das unglückliche Bewußtsein chính là ư thức Cơ đốc giáo, là tâm lư học của người Thiên chúa giáo, đối với Hegel là loại điển h́nh hoàn hảo nhất của người có tín ngưỡng/tôn giáo.Tránh khỏi tâm lư tín ngưỡng là tiêu diệt sự khốn khổ của Ư thức, t́nh cảm của bất túc. Kojève chỉ ra: giải pháp đầu tiên thực hiện trong cuộc Cách mạng Pháp, khiến cho khoa học vô thần tuyệt đối của Hegel khả thi [28].Thứ đến là hiện hữu trực tiếp của Lư trí, v́ trí thức đi t́m trong cái hiện tại trực tiếp, nghĩa là không phải sau khi chết, nhưng muốn ngay tức th́ tại đây/hic et nun: nếu thái độ tín ngưỡng làm giảm giá trị cái thực, th́ thái độ nghệ thuật đánh giá tích cực cái thực, nghĩa là Thế giới đă cho đó không coi như cái Xấu, mà chỉ có thể coi như cái Đẹp. Kojève nhấn mạnh đến khoa học vô thần của Hegel là “tinh thần tri thức tự tại” [29] theo đúng nghĩa của nó, chính trong khoa học này, tinh thần hiểu như tinh thần con người v́ không có cái ǵ khác. Ông cũng nhắc đến những thần học mà Hegel phân tích trong chương VII, tinh thần cũng tự ư thức chính nó, nhưng chưa được hiểu là trực tiếp/unmittelbar, và thay v́ ‘trực tiếp’, có thể nói là “tự tại” để đối lập với “quy ngă”, và “tự tại” cũng mang ư nghĩa “ta quy/đối với chúng ta”, cho nên Kojève xác quyết: chính chúng ta, [tức là] Hegel và những ngựi đọc ông, biết là mọi Thần học thực sự chỉ là một khoa nhân học.[30]
Kojève lư giải tiếp về khoa nhân học ư thức vô thần của Hegel chỉ là kết quả tất yếu của tiến triển biện chứng ở giai đoạn lịch sử, dẫn qua đoạn văn tiếp tục ở phần đầu chương bảy:
“Nhũng h́nh thái-cụ thể của Tinh thần đă xét đến [ở chương VI: tức là chương về Tinh thần]: Tinh thần chân-thực, [Tinh thần] tự tha hóa-hay-trở nên xa lạ với chính nó, và [Tinh thần] tự xác thực về mặt chủ quan - cấu thành Tinh thần trong toàn bộ của chúng trong Ư thức [-ngoại tại], Ư thức này, đối lập với thế giới của nó, không nhận ra trong chính nó” [31].
Tinh thần chân-thực, chính là ngẫu tượng giáo [là “tà giáo” đối với người Cơ đốc], tinh thần tha hóa, chính là Cơ đốc giáo, và tinh thần tự xác thực về mặt chủ quan, chính là giả-Tôn giáo của Triết học và thần học tin lành Đức hậu-cách mạng (của Kant, Fichte, Jacobi, những nhà lăng mạn, và cả Schleiermacher v.v…)
Kojève giải thích rơ đoạn văn trên là: ở đâu có Thần học là có ngộ nhận từ phía con người, con người sống trong thế giới tưởng là ư thức được hữu thể tâm linh ngoại giới, siêu nhân; toàn bộ Thần học mà con người tưởng tượng ra tưởng là ư thức được cái ǵ khác với chính ḿnh; cho nên tinh thần này đối lập với Thế giới thực và với Tinh thần ở trong Thế giới này, nghĩa là với con Người mà nó không nhận biết. Chính là Tinh thần nói đến trong chương bảy dẫn trên.
Tại sao lại gọi là Tôn giáo của Nghệ thuật? Kojève lư giải Kunstreligion chính là tôn giáo của những người chủ: Con người/Chủ không bắt buộc phải dùng đôi tay để làm việc mưu sinh tồn nữa, mà hưởng thụ lao động của người khác/nô lệ, và không tiếp cận với Tự nhiên. Trong xă hội nông nghiệp, h́nh thành một giai cấp Chủ sống bằng những sản phẩm nông nghiệp mà không tham gia vào việc sản xuất. Trong thế giới Nhận biết/Anerkennung, người nô lệ nhận biết người chủ và lao động trong thái độ khiếp sợ và làm việc cho người khác. Sự khác biệt giữa chủ và nô là ở chỗ nhàn rỗi: người chủ không cần phải lao động, tuy nhiên làm cái khác: nghệ thuật; có thể gọi đó là “lao động trí thức/geistiger Arbeiter”, nghĩa là làm việc mà không phải “lao động”. Cái đẹp/Mỹ là đối tượng đem lại khoái lạc không cực khổ, chính là sống “như nghệ sĩ” [32]: người chủ đi t́m những sản phẩm của người nô lệ nào đẹp và đánh giá chúng với tư cách nhà thẩm mỹ - những sản phẩm này tách ra khỏi nỗ lực sản xuất và người sản xuất. Cho nên tôn giáo của y là một tôn giáo nghệ thuật, thần thánh hóa cái Hữu như thể cái Mỹ, trong khi quên rằng Mỹ là một tác phẩm của con người. Chẳng hạn người ta tiếp tục xây cất những đền đài, mà cái đáng kể, chính là vẻ Đẹp của ngôi đền và con người thưởng thức nó.Tôn giáo Hy lạp là tôn giáo nghệ thuật v́ là tôn giáo có giai cấp; chính giai cấp chủ hiểu rơ vẻ đẹp lao động của người nô lệ. Người chủ hoặc đắm đuối trong lạc thú, hoặc làm nghệ thuật mà không cần lao động, nhưng cái Thế giới ấy là giả, nghĩa là thế giới giả tưởng của nghệ thuật và văn chương.
---------
[22] Alexandre Kojève (1902-1968) sinh trưởng ở Nga, từ 1909 đến 1919 đă theo học ở trường Medvednikov [trong những năm này, ông học tiếng La tinh, Pháp, Anh, Đức], Aleksandr Vladimirovic Kozevnikov/Vladimir Kojevnikov (tên gốc Nga của Kojève) quyết định rời bỏ nước [sau khi bị từ chối vào đại học v́ lư do nguồn gốc gia đ́nh tư sản] cùng với người bạn tên Georges Witt [gốc Đức] khoảng cuối năm 1919 băng qua biên giới Ba lan, sống ở đây khoảng sáu tháng trước khi được phép sang ở Đức từ 1920, trong những năm này, ông theo học tại nhiều đại học và có dịp tiếp cận với triết học Đông phương, học tiếng Phạn, tiếng Hoa, tiếng Tây tạng [trong tập Kư triết học/Journal philosophique, Cahier philosophique 1917-1920* (Nina Ivanov dịch từ tiếng Nga, như đă dịch L’athéisme mà Kojève cũng viết bằng tiếng Nga) cũng như quyển sách viết về Kant, ông có những suy niệm như Cogito, ergo non sum/tôi suy nghĩ, tức là tôi không hiện hữu, nếu Kant sống ở xứ Phật châu Á, ắt là một nhà Phật giáo, hay chủ nghĩa vô thần là vượt khỏi ṿng luân hồi của khổ và sống v.v…], thời gian du lịch qua Ư, say mê nghệ thuật Ư và có định ư viết Những nguyên lư của triết học không-hiện hữu/In-Existant, một siêu h́nh học lấy hứng từ nguồn Phật giáo và mỹ học; tuy nhiên ông vẫn quyết định ở lại Đức và theo học tại đại học Heidelberg, năm 1926 ông soạn luận án về triết học tôn giáo của Wladimir Solowjews/Die religiose Philosophie Wladimir Solowjews dưới sự bảo trợ của Karl Jaspers, ông kết hôn với Cécile Shoutak [nguyên là em dâu của Alexandre Koyré], và định cư ở Paris từ năm 1927, ông theo học ở Sorbonne và nghiên cứu triết học tôn giáo và ngôn ngữ Đông phương, trong những năm 1928-1931, theo học toán và vật lư học cùng lúc với triết học. Trong những năm 1932/33, ông cũng như Bataille tham dự lớp của Koyré giảng về triết học tôn giáo của Hegel tại École Pratique des Hautes Études, mùa hạ năm đó, Koyré nhận dạy tại Cairo và đề nghị Kojève thay ông tiếp tục hội luận này. Kojève khởi sự hội luận về Hiện tượng luận tinh thần của Hegel trong suốt sáu năm 1933/39 và hai lần diễn thuyết về “Ư niệm cái chết trong triết học Hegel”, bốn lần diễn thuyết về “Biện chứng của cái thực và phương pháp hiện tượng luận”. Thính chúng của ông có nhiều tên tuổi quan trọng trong học giới Pháp như Raymond Aron, Georges Bataille, André Breton, Henri Corbin, Pierre Lkossowski, Aron Gurwitsch, Jacques Lacan, Maurice Merleau-Ponty, Raymond Queneau, Eric Weil… [trong chuyên luận của Dominique Auffret liệt kê danh sách từng năm những học viên và bàng thính viên; Sartre và Simone de Beauvoir không theo học lớp của Kojève, sơng đă đọc những bài của ông trên tạp chí Mesures].
Raymond Queneau thu tập những bài giảng, ghi chép trong suốt tháng giêng 1933 đến tháng Năm 1939 xuất bản năm 1947 dưới nhan đề Dẫn vào việc đọc Hegel/Introduction à la lecture de Hegel, kể cả những tóm lược hàng năm in trên Kỷ yếu của École des Hautes Études, sáu bản văn đầy đủ của những bài giảng đầu trong những năm 1937/38, những bản văn diễn thuyết nói trên.
Trong lời Tựa tác phẩm Khái niệm, Thời gian,và Diễn ngôn. Dẫn nhập vào hệ thống tri thức (viết khoảng năm 1952) Kojève viết như lời trần t́nh về việc hiểu Hegel và những ảnh hưởng của những người khác đối với ông: Trước hết là bạn thân Alexandre Koyré của ông ,người đă bắt đầu lư giải Hiện tượng luận ở École Pratiques des Hautes Études (Sorbonne). Ông đă nói về Thời gian Hegel, và đối với Kojève, như người ta nói, là một mạc khải. Ông ghi nhận là tiếp thu được những bài giảng của Koyré nhờ có một nhân thức sâu sắc kinh đi.ển trong lịch sử triết học (kể cả kinh điển của Ấn độ và Trung hoa); c̣n phải kể đến việc đă đọc Sein und Zeit của Heidegger [tuy nhiên, Kojève nhận xét Heidegger đă chuyển hướng sai khi tưởng “vượt” Hegel để “trở về” trước tiên với Platon (qua Husserl), tiếp nữa là với Aristote, rồi đến Hölderlin và sau cùng là Parménide, cũng như Héraclite…Ngoài ảnh hưởng của Heidegger [ex-Heidegger sic], phải kể đến những người bạn như Jacob Klein, Leo Strauss nhờ họ mà Kojève hiểu Platon, đến Eric Weil mà ông tiếp cận Diễn ngôn/Logos của chủ nghĩa tân thực chứng/néopositivisme.
Một số những tác phẩm khác của Kojève đă xuất bản trước và sau khi ông mất như: Essai d’une histoire raisonnée de la philosophie païenne/Khảo luận về một lịch sử suy lư của triết học vô tín ngưỡng (3 tập viết trong những năm 1953/55, x.b. năm 1968/73), Kant (xb. 1973), Esquisse d’une phénoménologie du droit/Lược khảo một hiện tượng luận về quyền (viết năm 1943, xb. 1981), La notion d’autorité/Quan niệm về quyền thế (viết năm 1942, xb. 2004), L’athéisme/Vô thần luận (viết năm 1931, xb. 1998), L’idée du déterminisme dans la physique classique et dans la physique moderne/Ư niệm tất định thuyết trong vật lư học cổ điển và trong vật lư học hiện đại (viết năm 1932, xb. 1990), Le Concept, le Temps et le Discours (Introduction au système du Savoir/Khái niệm, Thời gian và Diễn ngôn, Dẫn nhập hệ thống Tri thức viết khoảng năm 1952, xb. 1990), Identité et réalité dans le “Dictionnaire” de Pierre Bayle/Tính đồng nhất và thực tại trong “từ điển” của Pierre Bayle (giảng khoa 1936/37, xb. 2010),”Les peintures concrètes de Kandinsky/Những bức tranh cụ thể của Kandinsky” 1936 xuất bản năm 1966 với nhan đề “Pourquoi concret/Tại sao lại cụ thể” trong XXᵉ Siècle số 27 [Wassily Kandinsky sinh năm 1866, là chú của Kojève v́ là anh em cùng mẹ khác cha với Vladimir Kojevnikov, thân phụ ông] .
* gồm: 1917, Tư duy về vấn đề cuộc chiến ở những đảo Arginuses
1920a, Sống và chết
1920b, Descartes và Phật
1920c, Những cứu cánh tột cùng của đạo lư Thiên chúa giáo và Phật giáo
1920d, Bàn về vấn đề thuật ngữ của triết học Không-hiện hữu
1920e, Về chủ đề Không-hiện hữu trong nghệ thuật, và về nghệ thuật của Không-hiện hữu.
[23] Dịch theo bản dịch của Dẫn vào việc đọc Hegel: Il est vrai que la Religion, [comprise] comme Conscience [extérieure] de la Réalité-essentielle absolue en-tant-que-telle [überhaupt] est apparue aussi dans les formations-concrètes (Gestaltungen), [que nous avons considérées] jusqu’ici, et qui – d’une manière-générale – se distinguent [les unes des autres] comme Conscience [-extérieure][Chap. I-III], Conscience-de-soi [Chap. IV], Raison [Chap V], et Esprit [Chap VI]. Seulement [la Religion y est apparue] du point de vue de la Conscience [-extérieure], qui prend-conscience de la Réalité-essentielle absolue. Ce n’est donc pas la Réalité-essentielle absolue en et pour soi-même, ce n’est pas la Conscience de-soi de l’Esprit, qui est apparue dans ces formations-concrètes.
Nguyên tác tiếng Đức: In den bisherigen Gestaltungen, die sich im allgemeinen als Bewußtsein, Selbstbewußtsein, Vernunft und Geist unterscheiden, ist zwar auch die Religion, als Bewußtsein des absoluten Wesens überhaupt vorgekommen; allein vom Standpunkt des Bewußtseins aus, das sich des absoluten Wesens bewußt ist; nicht aber ist das absolute Wesen an und für sich selbst, nicht das Selbstbewußtsein des Geistes in jenen Formen erschienen.
[24] L’Homme est la Réalité-essentielle du Réel existant.
[25] Bản dịch của Kojève, như dẫn ở trên, khác hẳn với những bản dịch của Hyppolite, hay Gwendoline Jarczyk và P.-J Labarrière (tiếng Pháp), J.B. Baillie hay A.V. Miller (tiếng Anh) chẳng hạn.
[26] Trong giảng khóa 1934-1935, Kojève đă rọi ánh sáng mới vào lư giải Hiện tượng luận tinh thần của Hegel được minh nhiên là một nhân học triết học/une anthropologie philosophique.
[27] Ce Dieu du Peuple/Gott des Volkes est la manière idéelle de contempler le Peuple” [trong System der Sittlichkeit, bản dịch của Kojève; bản dịch tiếng Anh của Knox và Harris: He [God of people] is an ideal way of intuiting it].
[28] “qui a rendu possible la science athée absolue de Hegel”. Sau Kojève, một nhà triết học Lỗ-ma-ni C.I. Gouliane nhận xét Hegel thiết lập mối quan hệ giữa nghệ thuật và tinh thần cũng như với tôn giáo, con người được nâng lên tới tinh thần tuyệt đối, quan niệm nghệ thuật mang lại một cái tuyệt đối mới về thiên chức tinh thần, xác định những mục đích lịch sử mới của vận động xă hội và tái tạo cá nhân. Nghệ thuật là một cách khẳng định tự do, “không chịu đặt dưới những quy tắc”, không câu nệ bắt chước thực tại, mà tái tạo, tái phát hiện thế giới về mặt cái đẹp. Gouliane, Hegel ou la philosophie de la crise 1970.
[29] “sichselbst wissende Geist”.
[30] Nguyên văn tiếng Pháp: “an sich” signifie aussi “für uns”: c’est nous, Hegel et ses lecteurs, qui savons que toute Théologie n’est en fait qu’une anthropologie.
Trong tiết 9 luận về khoa học văn chương ở phần Dẫn nhập [xem lại: trên gio-o kỳ 19], tôi đă nói đến khái niệm hữu ta quy/für-uns-Sein của Nicolai Hartmann trong Das Problem des geistigen Seins và Ästhetik; sẽ trở lại vấn đề trong chương XII: Hữu thể luận văn chương.
Nicolai Hartmann là một trong những triết gia quan trọng nhất luận về Hegel (trong Triết học duy tâm Đức, tập Hai: Hegel/Die Philosophie des deutschen Idealismus, II. Teil: Hegel 1923). Người đọc có thể tham khảo ĐPQ, Từ điển triết học giản yếu, mục Georges Bataille nói đến Hartmann đă nêu lên ảnh hưởng của biện chứng chủ/nô nơi Hegel ít được biết đến như biện chứng về khốn khổ, song lợi ích hiện tại rất lớn, chẳng hạn như lư luận đấu tranh giai cấp Mác-xít mà Bataille dẫn trong bài Hegel et le problème de la dialectique du réel (dịch và in trên Revue de métaphysique et de morale 1931).
[31] “Les formes-concrètes de l’Esprit qui ont été considérées [dans le Chapitre VI, à savoir] : l’Esprit vrai-ou-véritable, [l’Esprit aliéné-ou-devenu-étranger à lui-même, et [l’Esprit] subjectivement-certain de lui-même, - constituent dans-leur-ensemble l’Esprit dans la Conscience [-extérieure], laquelle Conscience, en s’opposant à son Monde, ne se reconnait pas en lui.”
Nguyên văn tiếng Đức: Diejenigen Gestalten desselben, die betrachtet worden, - der wahre, der sich entfremdete, und der seiner selbst gewisse Geist, - machen zusammen ihn in seinem Bewußtsein aus, das seiner Welt gegenübertretend in ihr sich nicht erkennt.
[32] Kojève viết: c’est vivre “en artiste”.
(c̣n nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2012