ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

6

Dẫn nhập

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6,

 

6. Những lư trí đa diện (tiếp theo)

Từ sau Dilthey với dự án phê b́nh lư trí lịch sử đă mở đường cho những công tŕnh phê b́nh nhiều mặt lư trí, theo phương thức Kant hoặc không-Kant. Những lư trí đa diện , từ lư khoa học, lịch sử, chính trị, phân tâm học, luật pháp, thần kinh sinh học, tâm bệnh học, xă hội, kư hiệu học, lượng tử, phương pháp luận,  nghĩa là thuộc những bộ môn khoa học khác nhau, đến những lư thông giao, biện chứng, hiện tượng luận, nhiếp ảnh, khuyển sĩ, nhân bản, tửu thần, tiền, Nhà nước, Islam v.v.. nghĩa là nhiều mặt kinh nghiệm sống của con người đă được nghiên cứu, viết ra thành sách [73]. 

Từ lư hàm ngụ nhiều nghĩa, như trong câu nói quen thuộc của Pascal: 'Trái tim có những lư/lẽ mà lư trí không hề biết’ [74] cho nên tác phẩm viết chung của Léon Chertok và Isabelle Stengers mang tên Le cœur et la raison. L'hypnose en question de Lavoisier à Lacan 1989  khi dịch sang Anh ngữ lấy nhan đề A Critique of Psychoanalytic Reason và hai tác giả viết trong lời Tựa ấn bản này: Biểu ngữ 'trái tim và lư trí’ [trong bản Pháp ngữ] nói lên vấn đề chướng ngại mà trái tim đặt để cho quyền lực lư trí.. . đối chiếu với vấn đề xác định lịch sử là một phần của nhận thức thuần lư hiện đại, mà phân tâm học và tâm lư học phụ thuộc.

Phê b́nh lư phân tâm học trong ấn bản tiếng Anh làm nổi bật hai điểm mà nhan đề tiếng Pháp không lộ rơ, một là vai tṛ chủ yếu của phân tâm học trong lịch sử quan hệ giữa 'tâm và lư', hai là phân tích của phân tâm học qua trường phái Pháp không phải ở chỗ giải đáp song luận trái tim và lư trí,song ở chỗ có tham vọng giải đáp vấn đề này trên con đường thường tồn một cách đặc thù, nhưng thất bại. Tại sao vậy? Hai tác giả tin tưởng sự thất bại này chỉ ra cái vĩ đại của phân tâm học nhằm thôi thúc  đặt chính vấn đề lư trí, nói rơ hơn, là vấn đề mô thức của thuần lư hướng đạo cho những khoa học hiện đại. Điều đó c̣n có nghĩa là phê b́nh lư phân tâm học hàm ngụ một phê b́nh lư khoa học [75]. Sáng tạo ra phân tâm học của Freud thực sự đă đối đầu việc làm thế nào xây dựng một khoa học trong lĩnh vực xem ra về bề mặt thuộc lĩnh vực phản lư, từ những thái độ, dục vọng, bệnh hoạn có tính phản lư, đến phản lư của những triệu chứng thuộc về xác thịt 'như không biết đến giải phẫu học'. Lư phân tâm học của Freud là tiết hợp giữa lư luận và thực tiễn của phân tâm học không đơn giản là mô h́nh của thực tiễn thuần lư khác. Quan niệm về 'tâm' ở đây của phân tâm học không như quan niệm 'ứng xử' trong tâm lư học thực nghiệm, có nghĩa không nhằm bảo đảm một khoa học giống như những khoa học khác; công tŕnh của Freud vẫn mang tính độc nhất v́ sáng tạo ra một thực tiễn cho thấy trở ngại trái tim đặt để cho những nỗ lực của lư trí có thể khả niệm, mặt khác tạo ra một thực tiễn khiến vấn đề tâm là trở ngại của khoa học không có giới hạn.

Chủ điểm của Phê b́nh lư phân tâm học là vấn đề thôi miên, như hai tác giả xác định trong lời tựa ấn bản gốc Pháp ngữ là , không nhằm chỉ ra thôi miên 'ở khắp nơi', song muốn vén mở cái 'phi thức' chung mà triệu chứng đáng kể nhất là vấn đề thôi miên [76]. Cho nên quyển sách của hai tác giả mở ra một phiêu lưu thực nghiệm họ toan tính đẩy tớI tận cùng giớI hạn: lư trí cọ sát vớI trở ngại của trái tim, và ngược lại, trái tim cưỡng lại những yêu sách của lư là hai mặt của cùng một đồng tiền, của cùng một lư tưởng. Cái lư tưởng của một tri thức rốt cuộc khám phá ra những phương tiện phán đoán; lư tưởng của những ngườI sở hữu tri thức đó rốt cuộc có thể làm địch thủ của họ phải im lặng và phán đoán địch thủ nhân danh nhũng biểu diện hăo huyền những vấn đề họ đề ra.

Phê b́nh lư trí có thể xuất phát từ những lư thực dụng, lư thông giao, lư luận lư như trong hội luận chung quanh vấn đề khủng hoảng hiện tượng luận và thực dụng luận về tiến bộ khoa học, để có khả năng đo lường trong đối đầu hai mặt: phê phán những kết quả của cương lĩnh phương pháp luận Husserl, làm nổi bật cái sai của tri thức luận trong cái khung chung là phê b́nh lư hiện tượng luận [77], như J. Poulain đề xuất. Cho nên trong hội luận này, người ta nói đến vượt tri thức luận như phê b́nh lư hiện tượng khai triển nhằm t́m lại chân lư của sự nghiệp hiện tượng luận khởi từ căn rễ của kinh nghiệm.

Những lư của phân tâm học, hiện tượng luận chẳng hạn chỉ ra những mặt của lư triết lư, song chỉ xuất hiện ở thời đại mới. Thi ca đă tiềm tàng cùng với sự có mặt của con người tối cổ. Một phê b́nh lư thơ, như Claude Esteban thực hiện, trên cơ sở nào? liệu có khả hữu?

Khởi sự tiểu luận đầu tiên trong Phê b́nh lư thơ của Esteban là tuyên ngôn của Rimbaud: 'Phải tuyệt đối mới' [78]- nhà thơ đại biểu cho cái mới, hiện đại, tương phản với Baudelaire trong quan niệm: cái mới là cái tạm thời, thoáng qua, ngẫu nhiên, là nửa phần của nghệ thuật đối với nửa kia là vĩnh cửu, bất biến [79]. Dâng hiến cho nghệ thuật, trước tiên là thơ mới, với Baudelaire là nắm bắt cái phù du, tạm thời, theo vận động của thế giới, say mê 'bóng câu qua cửa', tưởng như cái phi thời gian chẳng ǵ khác hơn một khoảnh khắc bị tước trọn quyền năng, quay trở lại chống lại những ǵ câu nệ, với những chữ, những âm, những ḍng, để giữ lại một khoảng trời xanh, h́nh thù một thành phố, cái nh́n của một thiếu phụ bỏ đi.Cho nên cái mớI cũng là dấu chỉ của một suy thoái bản thể, một sa đọa trong bất toàn, một lưu đày. Ngược lại, Rimbaud không chia xẻ cái ư thức phân thân của tương lai thơ như thế, ngay từ những kinh nghiệm viết đầu tiên đă tin vào cái tất yếu qua ngôn ngữ đến cái tức th́ của thời gian băng ngang thể xác và tâm hồn. Tuyệt đối mới với Rimbaud là một phúc đáp bằng xác thịt cho những khuyến dụ chuyển động của sự vật và khí lực của sự biến thuần tuư. Thời gian theo Rimbaud hóa thân trong mỗi sợi tơ của vật thể như một chuỗi liên tục giây phút, như một trêu chọc không ngừng của rung cảm. 

Cái mới trong nhăn quan Rimbaud trườc tiên là đào sâu tự tại đến tri giác quá mẫn/hyperesthesia , đến cảm thụ kinh hoàng, cái thức và cưỡng thúc này của cái tức thời, và có thể nếu  phương thức sao chép chữ thảo không ǵ khác hơn kư lục, chứng nhân đam mê, thụ động, phi ngă; Rimbaud thốt lên: cái đó hiển nhiên dướI mắt tôi, tham dự vào sự nở trứng của tư tưởng, tôi nh́n nó, nghe nó; nắm bắt những hôn mê, ấn định cái không thể định thức bằng những kư hiệu mới, nhẹ dạ, bay bổng, từ nay không c̣n những quy luật tĩnh của khái niệm can thiệp, đó chính là thiên đỉnh của Đại Thế kỷ khoa học, thiên thần hay đạo sĩ toan tính la lên trước khi câm lặng.

Tiếng nói của Rimbaud đối vớI Esteban là tuyên chỉ cái mới, cái hiện đại, một loại ư chí ông gọi là phi thời bởi không liên hệ với quá khứ của cá thể, cũng chẳng tương ứng với tương cận và liên tục của thờI gian tha nhân. Cái mới vớI Rimbaud là một bản đọc của thế giới cảm xúc không có tiền lệ, như một giao trả do cái bất biến hay vĩnh cửu hóa âm hiểm của những cấu trúc tinh thần biểu hiện 'bản chất' của hữu thể, 'bản nhiên' của con người, 'cái phi chạm' của những yếu tố cấu tạo ra chân trờI luận lư của chúng ta.

Nhà thơ Esteban xác định chính ở Rimbaud từ nay mà thi ca của chúng ta cũng như biểu hiện của thế giới có ngôn ngữ chính thực của cái mới, hiện đại. Rimbaud, nhà thơ từng tuyên ngôn: tôi sáng chế ra màu sắc của những nguyên âm: A đen, E trắng, I đỏ. Tôi sẽ trở lại bàn vế quan điểm phê phán lư thơ trong phần thi ca.

7. Về một phê b́nh lư trí văn chương.

Trong khoảng đầu thập niên 70 [của thế kỷ 20] khi khởi viết tương quan giữa văn chương và triết học, tôi đă có dự án viết về một phê b́nh lư trí văn chương. Như tôi đă nói đến ở tiết 1, lư văn là một trong những cái có thể chia phần, như Descartes ở thế kỷ 17 đă phát hiện lương tri, lương thức là cái mọi con người đều có về mặt tiềm tàng, nghĩa là đồng đều ở tất cả mọi con người. Công việc đó chưa thực hiện th́ xẩy ra sự biến 75, mọi việc đ́nh chỉ [kể cả quyển sách Triết học và Văn chương  xuất bản năm 1974 cũng nằm trong ngọn lửa phần thư]. Tại sao phải viết phê b́nh lư trí văn chương? 

Ở nửa sau thế kỷ XX, văn chương không chỉ giới hạn trong sáng tác, thưởng ngoạn thuần túy trong lĩnh vực mỹ học, nhưng là những tranh luận về tính cách khoa học, khả hữu của một khoa học văn chương. Khi tranh biện như thế, vấn đề không c̣n ở những giả vấn đề, như 'vị nhân sinh' hay 'vị nghệ thuật' [80], song ở tính khoa học của nó, điều đó hàm ngụ nhận thức tự tại của văn chương (của sáng tạo, trong những luận cương của Kant), phương pháp luận, và những lư luận văn chương. Trong những tranh biện này, can dự mọi người từ những khoa học khác nhau, triết học, sử học, văn học sử, ngữ học, kư hiệu học, ngữ nghĩa học, nhân loại học, xă hội học, tâm lư học, tâm bệnh học v.v.. Khẳng định hay phủ nhận khoa học văn chương, hay tính khoa học, hay tính văn chương, thực sự dẫn đến nguyên ủy là hỏi: một phê b́nh lư trí văn chương có khả hữu?

Trước khi đi vào vấn đề, tôi nghĩ đến hiện tượng học như một đóng góp lớn lao trong lĩnh vực phê b́nh lư trí hiện đại. Husserl đă chỉ ra vai tṛ phương pháp luận ở đó:

'Hiện tượng học tự bản chất của nó phải đưa ra yêu cầu là triết học 'đệ nhất' và cung ứng những phương tiện cần thiết để thực hiện phê b́nh lư trí; do đó nó đ̣i hỏi  vượt ra khỏi toàn diện những giả định và thấu hiểu phản tỉnh tuyệt đối liên hệ đến nó. Bản chất chân chính của nó là thực hiện sáng tỏ nhất liên quan đến bản chất chân chính của nó và do đó liên quan đến những nguyên lư phương pháp của nó'[81]. 

Trong quan điểm Husserl, phê b́nh lư trí dẫn đến tự đánh giá bản chất hiện tượng luận nhằm đạt tới một khoa học thuần lư của triết học, lư về mặt khách quan là quan hệ ngoại tại giữa nhận thức với cái nó biết, tức đối tượng  trong bộ diện ư nghĩa của nó.                                                                               

Vấn đề của văn chương đặt ra những tranh luận liên quan đến thực và giả, chẳng hạn tác phẩm văn chương như thể tiểu thuyết, thuộc lĩnh vực thực (sự kiện), hay ảo/giả (ư niệm, nhân vật [82]). Dilthey, người đă xây dựng một nền tảng cho khoa học văn chương khi chỉ ra những yếu tố của sáng tạo học, như kinh nghiệm sống/Erlebnis, tri tưởng sáng tạo/dichterische Phantasie, sáng tạo thơ/disterische Scaffen. Tuy nhiên công tŕnh của Dilthey chưa hoàn tất v́ phần đă xuất bản năm 1887 so với dự thảo 1907/08 ông định thay thế nhiều phần như tâm lư học giải thích/erklärende Psychologie bằng tâm lư học cấu trúc/Strukturpsychologie. Những yếu tố khác như thế giới quan/Weltanschauung, tinh thần thời đại/Zeitgeist cần được khai triển, không chỉ giới hạn trong thông diễn nhưng ở nhiều mặt khoa học khác. Tôi sẽ trở lại những vấn đề này ở những chương kế tiếp.

Tuy nhiên, phải khởi từ Kant trong đề từ ông dẫn lời Baco de Verulamio:

De re autem, quae agitur, petimus: ut homines eam non opinionem, sed opus esse cogitent; ac pro certo habeant, non sectae nos alicuius, aut placiti, sed utilitatis et amplitudinis humanae fundamenta moliri.

Trong một mạn đàm cách đây đă lâu, tôi có nói: Nhiều nhà triết học đă viết về văn chương, nhưng thường chỉ là những tư tưởng tản mạn. Trừ một hai nhà, như Roman Ingarden. Nhiều người đă nói về nhiều lĩnh vực khác, như lư trí sử, lư trí biện chứng, lư trí phân tâm học.. . nhưng văn chương vẫn là một lĩnh vực bao quát [83]. 

Khi nghiên cứu mặt phê b́nh văn học của nhiều tác giả, trong đó có những học giả viết tiếng Anh như E.D. Hirsch, Walter A. Davis, P.D. Juhl bàn về lư hội [84], tôi phát hiện trong tiểu đề tác phẩm của Walter Albert Davis ghi Một phê b́nh lư trí văn chương.

 

------------

[73] Những tác phẩm đă xuất bản như Kritik der wissenschaftlichen Vernunft 1978 của Kurt Hübner, A Critique of Psychoanalytic Reason 1992 của Léon Chertok & Isabelle Stengers, Critique de la raison juridique của André-Jean Arnaud 1997/2003 và của Simone Guyard-Fabre  2003, Une critique de la raison méthodologique 2000 của Stanley Aronowitz, Critique de la raison sociale 2001 của Jan Spurk, Critique de la raison sémiotique 1985 của Marc Angenot, Critique de la raison quantique 2004 của Patricia Kanark-Leite, Critique de la raison phénoménologique 1991 do Jacques Poulain chủ trương [Trong chương 5 Cơ sở tư tưởng thờI quá độ, tôi đề cập hai tham luận của Rorty và Putnam ở hội luận này, xem chú thích 8 của chương này], Critique de la raison photographique của Jérôme Thelot, Critique de la raison psychiatrique của David-Frank Allen, Kritik der zynischen Vernunft 1983 của Peter Sloterdijk [Trong Triết học nào cho thế kỷ XXI, phần I tiết 3 tôi đă nói đến sách này, tr. 582-586], Critique de la raison humanitaire 2006 của Boris Martin và Karl Blanchot, Critique de la raison d'Etat của Jean Mallet, Pour une critique de la raison islamique 1984 của Mohammed Arkoun, Critique de la raison poétique 1987 của Claude Esteban, Critique de la raison neurobiologique, de la raison bachique, de la raison d'Errance, de la raison vénale v.v..

[74] Le cœur a ses raisons, que la raison ne connaît point, Pensées, §277.

[75] Trong Phê b́nh lư khoa học/Kritik der wissenschaften Vernunft 1978 của Kurt Hübner dẫn trên, chương 13 luận về cơ sở lư luận của khoa học nhân văn, trong đó tác giả xét đến biên giới giữa khoa học nhân văn và tự nhiên trên một góc nh́n khác vớI lối nh́n cổ điển. Tuy nhiên đây là vấn đề khác; tôi không so sánh quan điểm của Hübner với quan điểm, của Chertok và Stengers ở đây.

[76] Thôi miên được nhiều chuyên gia sử dụng trong y học, như Mesmer, de Chastenel, Liebault, Bernheim, Charcot cho đến Freud là ngườI đầu tiên chỉ ra thôi miên làm lộ những biểu hiện hoạt động của vô thức, và qua thực tiễn đă khám phá ra phân tâm học.

 [77] Critique de la raison phénoménologique 1991. Xem chương 5 Cơ sở tư tưởng thờI quá độ 2007, và chú giải trên.

 [78] Il faut être absolument modern, Critique de la raison poétique 1987. Claude Esteban (1935-2006), nhà thơ Pháp theo học tại trường Cao đẳng Sư phạm ở Paris, dạy văn chương Tây ban nha tại Đại học Sorbonne cho đến năm 1996.

 [79] La modernité, c'est le transitoire, le fugitive, le contingent, la moitié de l'art dont l'autre est l'éternel et l'immuable. Sdt.

[80] Như một số những nhà 'hiện thực xă hội chủ nghĩa' tồi dùng làm phương tiện để hủy diệt đối phương; hay kiểu 'trí thức giả cầy' trong hiểu biết hạn chế, lư giải 'văn chương dấn thân' như phương tiện chính trị, trong khi Sartre đặt vấn đề trong Qu'est-ce que la literature/Văn chương là ǵ? từ phản tư trên những kinh nghiệm hiện tượng luận về ư nghĩa của văn tự, về lư của viết, những miêu tả đă tŕnh bày trong L'Etre et le Néant/Hữu và Vô.

[81] Die Phänomenologie ihrem Wesen nach den Anspruch erheben muß, 'erste' Philosophie zu sein und aller zu leistenden Vernunftkritik die Mittel zu bieten; daß sie daher die vollkommenste Voraussetzungslosigkeit und in Beziehung auf sich selbst absolute reflektive Einsicht fordert. Ihr eigenes Wesen ist es, vollkommenste Klarheit über ihr eigenes Wesen zu realisieren und somit auch über die Prinzipien ihrer Methode. Ideen zu einer reinen Phänomenologie und phänomenologischen Philosophie, § 63.

[82] Như trong Tự truyện 1997, tôi đặt vấn đề: trong văn chương chỉ có những nhân vật thực, trong triết học chỉ có những nhân vật phi thực - như ư niệm chẳng hạn.

[83] Xem Tẩu khúc 2004.

[84] Hirsch với Validity in Interpretation 1967, The Aim of Interpretation1976; Davis với The Act of Interpretation 1978; Juhl với Interpretation 1980, chỉ kể một vài tiêu biểu.             

  (c̣n tiếp)

Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2011