ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Khái luận phê b́nh lư trí văn chương
biên khảo triết học nhiều kỳ
29
Chương I
TRIẾT HỌC VÀ VĂN CHƯƠNG
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29,
Phụ lục (tiếp theo)
Ở chương phá truyện/phá thể tiểu thuyết [55] tôi luận về diễn tiến văn chương, từ tiểu thuyết thực nghiệm qua phá thể tiểu thuyết, những nhăn hiệu như chủ nghĩa hậu tân/hậu hiện đại, tân tiểu thuyết mới, những dạng thức tiểu thuyết, từ đoản văn phi lư, tiểu thuyết mới/nouveau roman đến tiểu thuyết rắn/tản văn cụ thể, song bản như tiểu thuyết Cái hôn của người đản bà giăng dện của Manuel Puig [56], từ chương 3 trở đi có hai phần: phần trên là song thoại và phần dưới là những tham luận đánh dấu đường ranh giữa triết học và văn chương mỏng manh như lưỡi dao cạo.
Tiểu thuyết nói trên của Puig có thể coi như một thử nghiệm điển h́nh của giả tưởng/phi giả tưởng:
Ở chương 3, sau khi Molina kể phim truyện về mối t́nh của người thiếu nữ trong ban hợp xướng với sĩ quan Đức thời chiếm đóng nước Pháp, về nàng ca sĩ Leni với một sĩ quan cao cấp Đức, mà Molina có cảm tưởng Valentin không thích v́ phim có vẻ tuyên truyền cho Quốc xă, và nhớ tới người bạn trai thích nghe y kể hơn, trong đối thoại:
- Hượm khoan đă, Molina, mày lầm rồi, nếu tao hỏi về nó là v́ tao cảm thấy…biết giải thích với mày thế nào đây?
- Ṭ ṃ, có phải ư mày muốn nói vậy.
- Không phải. Tao nghĩ là cần biết rơ mày hơn để hiểu mày hơn. Nếu như tụi ḿnh đang ở trong cái pḥng giam này, cần phải thông cảm nhau, vả tao lại ít biết những người có thị dục luyến ái như mày*
Cái hoa thị (*) dẫn xuống chú thích ở cuối trang là: Nhà nghiên cứu người Anh D.J. West xét có ba loại lư luận chính về nguồn gốc thể chất của đồng tính luyến ái, và phủ bác cả ba lư luận này…[57]
Ba lư luận West đề cập là (1) ứng xử t́nh dục bất b́nh thường bắt nguồn tự sự mất quân b́nh trong kích thích tố/hormona nam, nữ; (2) t́nh dục tương tác/intersezualidad hay đồng thể lưỡng tính/bán nam bán nữ/hermafroditas; (3) giả định về nhân tố di truyền quyết định, song những nghiên cứu loại này vẫn chỉ đưa ra những dữ kiện c̣n mơ hồ.
Chú thích cuối trang ở chương 4 là tài liệu thông tin quốc tế của phim trường Tobis-Berlin nhằm cổ động siêu phẩm Destino, về nữ danh ca Leni Lamaison nói đến ở trên. Sang chương 5, chú thích ở cuối trang trở lại với D.J. West, về những lư giải b́nh dị nhất, phi khoa học về những nguyên nhân của đồng tính luyến ái như (1) lư luận về đồi trụy, (2) lư luận về quyến rũ, (3) lư luận về phân cách (thanh niên sống biệt lập nam, nữ) và phân tâm học của Freud về những đặc thù t́nh dục bắt nguồn từ thời thơ ấu.
Ở chương 6, tiếp nối những đoạn in chữ nghiêng từ chương 5 (là những đoạn văn Valentin đang đọc [không ngừng đọc trong tù], như: một người đàn bà châu Âu, một người đàn bà thông minh, một người đàn bà đẹp, một người đàn bà có học thức, một người đàn bà với kiến thức về chính trị quốc tế, một người đàn bà với kiến thức về chủ nghĩa Mác…), chú thích ở cuối trang về mối quan tâm của những môn đệ Freud tới những khổ hạnh cá nhân chịu đựng, như lư luận của Anna Freud trong Phân tâm học về trẻ con chẳng hạn [58] chỉ ra h́nh thái khái quát nhất của chứng loạn chức năng thần kinh/neurosis nơi cá nhân muốn kiểm soát những dục t́nh bị cấm đoán và muốn hủy diệt chúng dẫn tới ẩn ức; chú thích ở cuối trang trong chương 7 trở lại với khả tính định hướng đồng tính luyến ái càng tăng khi đứa trẻ nam càng đồng nhất hóa với người mẹ trong lư luận phân tâm học của chứng loạn chức năng thần kinh của O. Fenichel, lư luận về đồng tính luyến ái nam bắt đầu từ chỗ tụ kết nhất thời nơi người mẹ đến cuối cùng là đồng nhất hoàn toàn thành đàn bà trong luận về chứng ái kỷ của Freud.
Nơi chương 8, chú thích cuối trang ở trong phần đối thoại giữa cai ngục và người tù dẫn quan niệm của Freud về ức chế/represión khởi từ áp đặt chế ngự của một cá nhân này lên tha nhân, mà cá nhân thứ nhất không ai khác hơn là người cha, để luận về h́nh thái gia trưởng/forma patriarchal của xă hội, đến quan niệm tương tự của Otto Rank về hệ thống cai trị nhà nước đầy quyền lực của đàn ông, quan niệm ức chế tính dục của Dennis Altman trong Áp bức và giải phóng đồng tính luyến ái, luận thuyết của sử gia Rattray Taylor về xă hội cổ đại Hy lạp ngay từ thế kỷ IV tr. Công nguyên, của Wilhem Reich, của Herbert Marcuse về giải phóng tính dục.
Chú thích cuối trang ở chương 9 về một biến thái của khái niệm ức chế mà Freud gọi là “thăng hóa/sublimación” để chỉ vận động tinh thần, thông qua đó có những xung lực t́nh dục với ngơ thoát, bao hàm mọi hoạt động (như nghệ thuật, thể thao, lao động chân tay) cho phép sử dụng năng lực t́nh dục coi như thái quá nếu đối chiếu với những công chuẩn xă hội chúng ta. Sự khác biệt cơ bản giữa ức chế và thăng hóa theo Freud ở chỗ thăng hóa cần thiết để duy tŕ cộng đồng văn minh, và Norman O. Brown đă phê phán quan điểm này trên cơ sở giả định nhân loại nếu không có tầm hạn chế, không có ức chế th́ không thể tổ chức thành những hoạt động thường trực. Herbert Marcuse, Dennis Altman, Kate Millet chủ trương giải phóng t́nh dục, mục đích của cách mạng t́nh dục phải là một tự do không giả nhân giả nghĩa.
Chú thích cuối trang kết thúc chương 10 chỉ ra những tranh biện khác nhau về đồng tính luyến ái, như Flugel cho thấy ngay từ thuở thơ ấu, xu hướng đồng nhất với cha mẹ thiên về bảo thủ truyền thống, lên án những bất b́nh thường t́nh dục, trong khi xu hướng ngược lại theo những mục tiêu tiến bộ, bác bỏ phân chia giai cấp và cảm thông với những thiên hướng phi ước, như đồng tính luyến ái; Freud quan niệm vượt giai đoạn “suy thoái đa dạng/perversion polimorfa” do những áp lực văn hóa-xă hội là dấu hiệu trưởng thành, trong khi nhiều trường phái phân tâm học hiện đại không đồng ư, khi quan niệm ức chế “suy thoái đa dạng” như một nguyên nhân chính đằng sau dị h́nh nhân cách (Marcuse quan niệm chức năng xă hội của đồng tính luyến ái biểu hiện thành phần xă hội bị ức chế; Dennis Altman phân tích những thành tố chính của ức chế một đằng là tiêu diệt tính dục khỏi mọi hoạt động của con người không phải thuộc về t́nh dục, mặt khác phủ định lưỡng tính cố hữu nơi con người). Ở chú thích cuối trang chương 11 tiếp dẫn khái niệm “suy thoái đa dạng” Freud dùng để chỉ nhục dục ấu thơ để nói đến khoái lạc bất định nơi trẻ con từ thân thể của nó hay của kẻ khác, Norman O. Brown và Marcuse tiếp nhận song phân biệt với Freud ở chỗ phủ bác sự thăng hóa, Fenichel khẳng định nền văn minh Âu tây áp đặt người cha hay người mẹ là gương mẫu cho con gái hay con trai, cho nên khi chúng không thỏa măn với gương mẫu này, kết quả dẫn đến đồng tính luyến ái. Anneli Taube phân biệt thái độ đồng tính luyến ái nam có t́nh thần chịu đựng, ứng xử bảo thủ với thái độ đồng tính luyến ái nữ có tinh thần vô chính phủ, bạo động. Cả hai thái độ trong xă hội tư bản bị áp đặt của tẩy năo để chấp nhận mô h́nh ứng xử kiểu ‘tư sản’, đặt để ở ngoài ṿng những phong trào giải phóng giai cấp và hoạt động chính trị, trong khi những nước xă hội chủ nghĩa nghi hoặc giới đồng tính luyến ái, cho măi đến những năm 60s, mới biến chuyển với những mặt trận giải phóng đồng tính luyến ái.
Nhận xét: Những chú thích cuối trang từ chương 3 đến chương 11 trong Cái hôn của người đàn bà giăng dện có phải là những thích nghĩa như chức năng của nó trong mọi khảo luận? rơ ràng ở tiểu thuyết này, chú thích cuối trang là một thông bản/paratextual footnotes [59]. Thông bản trong suốt sách tập trung vào vấn đề đồng tính luyến ái qua lư giải của trường phái phân tâm học cũng như những người phê phán Freud. Thông bản trong tiểu thuyết có thể là giả bản/pseudo-texte, hay ngoại bản/péri-texte, tùy thuộc vào người đọc.
Trong phá thể tiểu thuyết nói đến ở trên, tôi cũng đưa ra một ví dụ khác: Cao-miên: Quyển sách cho những người thấy truyền h́nh quá chậm [60] của Brian Fawcett chia làm hai phần: phần trên là 13 truyện ngắn/đoản thiên, phần dưới là tiểu luận gồm 11 phiên đoạn. Trong lời tựa, tác giả khẳng định phó bản/subtext của quyển sách này đáp ứng xác tín về diễn ngôn được thông hiểu rộng răi là cơ bản của những định chế dân chủ nên khả thị và khả trực [61]. Phần trên là tri tưởng, phần dưới là lịch sử; một đằng là giả tưởng, một đằng là kư ức.
Song giả tưởng trong những đoản văn của Fawcett không hẳn như hư cấu:
Ở đoản văn thứ nhất mang tên Về những khó khăn kiểm sát đám đông:
Vào một buổi sáng nắng ráo tại Đại học Kent State ở Kent, Ohio, quân nhân của Vệ binh Quốc gia Ohio nổ súng vào một đám đông sinh viên phản đối lính Mỹ xâm lược đất Miên năm ngày trước. Vào lúc vệ binh ngừng bắn, bốn sinh viên chết và chín người khác bị thương. Đó là ngày 4 tháng Năm 1970…
Ở đoạn 1 tiểu luận phần dưới viết:
Chúng ta nghĩ là chúng ta biết những ǵ xảy đến ở Cao miên. Một bài báo hiện đang xuất hiện trên National Graphic với những h́nh ảnh chụp hàng đống sọ trắng tràn ngập những cánh đồng lúa, và những bức tường treo đầy h́nh ảnh người bị tra tấn, viết bản tự thú rồi bị giết –cùng với gia đ́nh của họ - bởi v́ họ biết viết biết đọc, đeo kính, nói ngoại ngữ hay lầm lẫn trong lư giải học thuyết Khờ-me Đỏ.
Phần lớn nạn nhân của Khờ-me Đỏ bị giết v́ họ có thể nhớ một thứ thế giới khác với thế giới Khờ-me Đỏ toan tính dựng lại trên đống đổ nát của Chiến tranh Việt nam. Nhiều người khác bị giết v́ họ tưởng tượng một thứ thế giới khác. Cả hai thứ trí nhớ và tri tưởng là phạm tội tử h́nh trên đất Miên Khờ-me Đỏ…
Tiểu luận có là phó bản của giả tưởng/hay ngược lại? không hẳn.
Nhưng trước hết trong tương quan triết học và văn chương, Philippe Sabot trong sách đă nói đến [62] phân tích ba loại “lược đồ/schemes” phân tích hay thích nghĩa triết học của văn chương: lược đồ nghị luận, lược đồ thông diễn và lược đồ sản xuất. Ba tác giả tiêu biểu của mỗi loại lược đồ là Gilles Deleuze, Paul Ricœur và Vincent Descombes.
--------------
[55] Đặng Phùng Quân, Tự truyện 1997
[56] Manuel Puig, El beso de la mujer araña 1976 (bản dịch tiếng Anh Kiss of the spider woman củaThomas Colchie, tiếng Pháp Le baiser de la femme-araignée của Abert Bensoussan), người đàn bà-nhện c̣n có thể hiểu như giăng dện để bắt mồi, từ nhện hàm ngụ gái giang hồ, nhân vật trong phim Molina kể. Ở chương 14, Valentin nói với Molina là “người đàn bà-nhện, giặng bẫy đàn ông trong lưới dện/Vos sos la mujer araña, que atrapa a los hombres en su tela”.
Manuel Puig có xu hướng viết truyện phim điện ảnh, toàn cảnh tiểu thuyết này theo lối đối thoại giữa hai người tù Luis Alberto Molina, kẻ đồng tính luyến ái, (bị kết án tám năm tù v́ tội xâm phạm t́nh dục vị thành niên) và Valentin Arregui Paz, kẻ sách động chính trị (bị bắt năm 1972, đă làm reo tuyệt thực để phản đối về cái chết của tù nhân chính trị Juan Vicente Aparicio, tháng 4 năm 1975 bị chuyển về giam chung pḥng với Luis Alberto Molina). Trong suốt 16 chương, trừ chương 15 là báo cáo về Molina người tù số 3.018 được thả và bị theo dơi để hành động nhằm giăng bẫy tổ chức của Valentin, mọi chương khác là đối thoại giữa Molina và Valentin cũng như giữa cai ngục và Molina (thuyết phục và khai thác y cộng tác để phá tổ chức cách mạng của Valentin).
Làm thế nào để hai nhân vật, khác biệt về nhân cách, chí hướng ở chung trong căn pḥng nhà tù có thể nói chuyện với nhau trong suốt mười mấy chương sách? Ngoài những đối thoại qua lại, mà không cần nhà văn miêu tả, người đọc có thể h́nh dung được sinh hoạt, những sự biến quá khứ của họ (trừ tên họ và lai lịch nhân vật, phải đợi tới chương 8 mới rơ qua báo cáo gửi cai ngục), ngay từ mở đầu chương 1, khởi sự đột ngột với “có điều hơi lạ là nàng không phải một người đàn bà như những người khác/A ella se le ve que algo raro tiene, que no es una mujer como todas” để kể một phim truyện, chỉ nêu tên nhân vật chính là Irena, cử hoạt như một con mèo/se mueve como una gata [Puig không nói ra, song người đọc quen thuộc với điện ảnh có thể biết đó là phim Cat People/người mèo xếp vào loại phim kinh dị/horror film, quay năm 1942, đạo diễn Jacques Tourneur, dựa trên truyện của Val Lewton, cũng là nhà sản xuất phim]. Molina c̣n kể những phim truyện ở những chương sau, như phim tuyên truyền của Quốc xă/Nazi về mối t́nh của Leni, người đàn bà Pháp yêu một sĩ quan Đức trong thời chiếm đóng Paris (chương 3/4), phim thứ ba về một chàng thanh niên đam mê đua xe do chính ḿnh lắp ráp, gặp gỡ một người đàn bà lớn tuổi hơn, cuối cùng đi theo kháng chiến (chương 5), phim thứ tư vê quỷ nhập tràng/zombie (chương 9/10/11, cũng để chỉ một phim khác của đạo diễn Jacques Tourneur Tôi đi với một quỷ nhập tràng/I walked with a Zombie 1943, cũng Val Lewton sản xuất), phim thứ năm về mối t́nh của người phóng viên trẻ với vợ của một trùm Mafia, lận đận cho đến khi họ được sống bên nhau trong tuyệt vọng của nghèo khổ và bệnh hoạn .
Cái hôn, như nhan đề tiểu thuyết của Puig là biểu tượng của t́nh dục bất b́nh thường (thể hiện nơi Molina đồng tính luyến ái) lấy cảm hứng từ phim của J. Tourneur, ngay ở chương I, Irena hôn người bạn t́nh, lập tức biến thành người đàn bà/con báo dùng móng vuốt cào nát cổ họng và mặt y. Ở chương 14, Valentin người đàn ông với đầy nam tính sau cùng đă quyết định làm t́nh với Molina, người đọc có thể hiểu chỉ qua những câu đối thoại:
- Molina, hứa là không để bất cứ đứa nào ăn hiếp mày.
- Tao hứa.
- …
- Mày có thể dẹp quyển sách đi, sớm hơn không?
- …
- Không đợi lúc tắt đèn ư?
- …
- Cởi quần áo ra như vậy, có bị lạnh không?
- …
- Thân h́nh mày đẹp thật…
- …
- Chu choa…
- Molinita…
- Sao hử?
- Không …Tao có làm mày đau không?
- Không…Ái, đó, chỗ đó, đấy.
- Đau không?
- Đỡ hơn lúc năy, để nhắc chân lên đă. Cách này, để trên vai mày.
- …
- Đấy, chỗ đấy.
Kết thúc cuộc kê gian là đề nghị của Valentin:
- Molina, cái ǵ đây? Có phải mày muốn yêu cầu cái điều mày đă đề nghị trước kia?
- Cái ǵ?
- Cái hôn.
- Không phải, đó là chuyện khác.
- Mày có muốn tao làm bây giờ không?
- Ừa, nếu nó không làm mày tởm.
- Đừng làm tao nổi giận
- …
- …
- Cám ơn
- Cám ơn mày.
Tại sao phải có cái hôn? Molina tự nhận không thể nói về y như một người đàn ông, v́ y không cảm thấy như một người đàn ông/pero cuando hablo de él yo no puedo hablar como hombre, porque no me siento hombre. Cái hôn biểu hiện của bẫy giập và cái chết. Molina phải chết.
[57] Nguyên văn:
- Un momento, Molina, estás muy equivocado, si yo te pregunto es porque tengo un…¿cómo te puedo explicar?
- Una curiosidad, eso es lo que tendrás.
- No es verdad. Creo que para comprenderte necesito saber qué es lo que te pasa. Si estamos en esta celda juntos mejor es que nos comprendamos, y yo de gente de tus inclinaciones sé muy poco*
*El investigador inglés D.J. West considera que son tres las teorias principales sobre el origen fisico de la homosexualidad, y refuta a las tres…
[58] Trong bản dịch Anh ngữ, Thomas Colchie cắt bỏ không dịch mấy đoạn Puig viết về những môn đệ của Freud, như “Los seguidores de Freud se han interesado vivamente por las tribulaciones que el individuo ha debito sufrir a lo largo de la historia para aprender a reprimirse y asi adecuarse a las exigencias socials de cada época/Những môn đồ của Freud quan tâm mạnh mẽ đến những khổ hạnh mà cá nhân phải chịu đựng suốt gịng lịch sử cũng như học cách kiềm chế cũng như thích nghi với những yêu cầu xă hội trong mỗi thời đại …” hay “ Los freudianos ortodoxos, asi como los disidentes sostienen que las primeras manifestaciones de la libido infantile son de character bisexual/Những môn đệ chính thống của Freud cũng như những môn đệ ly khai đều hậu thuẫn quan niệm sơ bản của nhục dục ấu thơ là đặc điểm lưỡng tính…” mà không giải thích lư do.
[59] Linda Hutcheon đă dùng từ này trong A Poetics of Postmodernism 1988 viết một đoạn ngắn nói về Kiss of the Spider Woman của Puig: Quan điểm chính trị cách mạng của Valentin và quan điểm chính trị t́nh dục của Molina quan hệ mật thiết với nhau như số phận của hai con người hoàn toàn khác biệt lại chia nhau một căn pḥng nhà tù. Trong tiểu thuyết này, có một số những chú thích cuối trang có tính cách thông bản với những lư luận phân tâm học về thống trị khai triển trong xă hội gia trưởng bắt chúng ta phải để ư đến hai thứ ức chế chính trị mà những công tŕnh thuyết thoại tranh đấu cho tính dục đồng tính luyến ái và tranh đấu cho phụ nữ. Molina xem người nữ như đối lập với mọi cái ǵ là xấu/ác và bất công trong xă hội và nhấn mạnh đến chỗ đối chiếu với y qua những đại danh tử thuộc nữ. Y dạy cho Valentin cái song hành giữa chiến đấu cho giải phóng giai cấp và chiến đấu cho giải phóng t́nh dục, và qua thuyết thoại về những truyện phim minh họa cũng như thể hiện hành vi của y qua những bài học nghị luận và tử tế. [in nghiêng theo tôi- ĐPQ].
Nhận xét của Hutcheon như vậy hàm ngụ giải thích những chú thích cuối trang trong tiểu thuyết này là thuộc về nhân vật Molina. Điều này theo tôi có lẽ Hutcheon dựa trên 9 hoa thị chỉ chú thích cuối trang, có 6 hoa thị đánh dấu ở lời đối thoại của Molina.
Tuy nhiên, chú thích cuối trang đầu tiên ở chương 3 đánh dấu hoa thị ở lời đối thoại của Valentin, và y là người đọc sách. Những ư nghĩ của Valentin phản ánh tư tưởng của tác giả nhiều hơn, v́ Manuel Puig (1932-1990, người Á căn đ́nh) là người khuynh tả và sống gần như trọn đời lưu vong. Chú thích cuối trang ở chương 8 đánh dấu hoa thị ở lời đối thoại của cai ngục.
Những chú thích cuối trang là thông bản/paratexte, từ ngữ có lẽ người dùng đầu tiên là Gérard Genette (1987), song ư nghĩa thông bản áp dụng cho tiểu thuyết của Puig theo tôi tiếp đầu ngữ ở đây gần với ư nghĩa parà/tout près Alexandre Kojève dùng cho thông đề/para-thèse trong bộ Khảo luận lịch sử của ông (1968).
[60] Brian Fawcett, Cambodia: A Book for People Who Find Television Too Slow 1986.
[61] In response to a conviction that widely comprehended discourse is fundamental to democratic institutions, I have made the subtext of this book visible and literal to the best of my ability. Sdt.
[62] Xem chú thích 25.
(c̣n nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2012