ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Khái luận phê b́nh lư trí văn chương

biên khảo triết học nhiều kỳ

142

CHƯƠNG V:

THÔNG DIỄN HỌC

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11,  Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14,  Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23,Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26,  Kỳ 27,  Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32,  Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39,  Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58,  Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64,  Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,  Kỳ 78,   Kỳ 79,  Kỳ 80,   Kỳ 81, Kỳ 82,Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99,  Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108,  Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120,  Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125, Kỳ 126, Kỳ 127, Kỳ 128, Kỳ 129, Kỳ 130, Kỳ 131, Kỳ 132, Kỳ 133, Kỳ 134, Kỳ 135, Kỳ 136, Kỳ 137, Kỳ 138, Kỳ 139, Kỳ 140, Kỳ 141, Kỳ 142,

 

 

Khi quan niệm lư giải là đọc một cách sáng tạo, và quyền năng sáng tạo này có khả năng thay vào chỗ vắng mặt sự thống nhất bản văn (Frank cũng phê b́nh huỷ tạo của Derrida kế thừa quan niệm của Platon và Aristote không nhận thức được biểu hiện cá thể trong bản văn là điều kiện khả hữu cho ư nghĩa của bản văn), v́ cấu trúc hoá thống lănh những h́nh thái ngôn ngữ (Sprachgebilden) của xu hướng tiền phong đa năng và phân bố. Ngay cả nếu như lư giải ngữ nghĩa khiến người ta cảm thấy chao đảo, cũng không ngừng nhận ra chính những h́nh thái ngôn ngữ này là những trạm của hoạt động có mục đích sáng tạo, như thể những công tŕnh/tác phẩm (Werke).

Tác phẩm là ǵ? Frank dẫn lời Andras Sandor để nhận xét tác phẩm ít được lưu ư tranh luận như bản văn, trong khi thực sự chỉ có thể nói về bản văn, nếu như cấu trúc vật chất của diễn ngữ (materielle Ausdrucksgefüge) có ư nghĩa, song với điều kiện cấu trúc của tác phẩm như toàn bộ những chuyển biến thành diễn ngôn, lư giải hay phô bày ra (Aufführung). Theo như xác định này, bản văn được viết ra tự phô bày trong “những biểu thị công tŕnh” sự thống nhất lư tưởng của cái ǵ cấu thành từ tác phẩm. Frank cũng dẫn định nghĩa tương tự ở Wolfgang Iser: tác phẩm là bản văn được cấu thành (konstiuiertsein) trong ư thức người đọc; bản văn ở đây hiểu theo nghĩa cơ cấu vật chất khách quan của biểu ngữ không cụ thể hoá, mà là bản văn dưới dạng để trắng được điền vào (Textformular).

Nhận xét về ngữ nguyên của những từ bản văntác phẩm cũng đóng vai tṛ trong mỹ học hiện đại như một tiêu chuẩn quy định phạm vi sáng tạo nghệ thuật tiền hiện đại, Iser và Sandor đưa từ ngữ này về tham chiếu không thường sử dụng trong ngôn ngữ như thể h́nh trang trí chạm trổ (Flechtwerk). [224] V́ thế, định nghĩa của Schleiermacher theo Frank có vẻ hợp lư, khi phân biệt ba đặc tính trong nội dung của tác phẩm. Biểu ngữ Tat-sache dùng để chỉ một sự vật có ư nghĩa,  hiện hữu là nhờ vào tác động/Tat của một cá thể sáng tạo ra ư nghĩa. Như vậy tác phẩm đă được cấu trúc, được xếp trong một “loại” diễn ngôn, một mẫu phong cách có quy ước, mà Schleiermacher c̣n gọi là điển h́nh xác định trong ngôn ngữ, hay quyền năng của một h́nh thái đă xác định, chẳng hạn một công tŕnh nghiên cứu có hệ thống, một đoạn trong thủ sách hay một bài thơ trữ t́nh. Đặc tính thứ ba biểu thị mọi công tŕnh bao gồm ít nhiều những dấu ấn nổi bật của một tác phẩm cá thể, có một phong cách rơ ràng, không chia xẻ với công tŕnh nào khác, phong cách ấy mang tính đặc thù không thể quy giản của một tác phẩm. Theo Frank, trong ba đặc tính kể trên (cấu trúc hoá, thành phần của thể loại và phong cách), chỉ có phong cách, viết hay nói, là đặc thị của diễn ngôn.

Giữa cấu trúc và bản văn có lối song hành rơ ràng là, mặc dầu bản văn là diễn ngôn được viết ra, song có thể mô tả chúng trong đường lối tương tự theo nhà ngữ học một khi bản văn không chỉ là hành động/Tathandlungen mà c̣n là tác phẩm/Tatsachen. Đó là nền tảng cơ bản về mặt phương pháp  của những hoạt động trong phân tích cấu trúc bản văn  thường thấy nơi thực tiễn ngữ học lư giải ngữ pháp dưới ảnh hưởng của Saussure, h́nh thái luận Nga, thần thoại luận cấu trúc của Lévi-Strauss, kế tục và khu biệt nơi Benveniste, A.J. Greimas, Barthes, và Julia Kristeva.

Mối quan hệ giữa thông diễn học và tân cấu trúc luận là vấn đề Frank luận bàn trong tiểu luận Giới hạn khả năng thống trị của ngôn ngữ nhằm đối chiếu giữa hai lư luận này và tranh biện phê phán trong tác phẩm Tân cấu trúc luận là ǵ? [225]. Trong cuốn sách đồ sộ này gồm 27 bài giảng, Frank đề xuất ba vấn nạn đối với tân cấu trúc luận từc quan điểm thông diễn học. Tất nhiên, quan điểm của ông xuất phát từ thông diễn học Schleiermacher và tư trào tân cấu trúc luận (hay hậu cấu trúc luận, tuỳ vào người đọc ở góc nh́n nào) với những đại biểu như Louis Althusser, Michel Foucault, Gilles Deleuze (và Felix Guattari), Jacques Derrida gồm toàn những nhà tư tưởng Pháp [226]. Vấn nạn thứ nhất hỏi về nền tảng của tân cấu trúc luận trong triết học lịch sử và giải thích hiện tượng lịch sử; vấn nạn thứ hai liên hệ tới chủ thể, v́ tính chủ thể là nơi ẩn náu của lư giải siêu h́nh về hữu thể, ở đó bước ngoặt ngữ học là cơ sở của biến chuyển thông diễn, phân tích và tân cấu trúc từ nguyên lư chủ thể trong triết học cổ điển; vấn nạn thứ ba đề ra với tân cấu trúc luận là làm sao giải thích ư nghĩa và biểu hiện ư nghĩa?

Giải quyết vấn nạn thứ nhất, sau khi t́m hiểu hiện tượng lịch sử, tính chủ thể và lư luận về h́nh thành dấu hiệu và những hiệu quả của ư nghĩa qua những nhà tư tưởng như Foucault (trong sử luận/historiographie của Foucault vứt bỏ khái niệm con ngựi có quyền lực phóng chiếu lịch sử - trong tiểu luận Giới hạn khả năng thống trị của ngôn ngữ kể trên, Frank dẫn lời kết luận của Les mots et les choses của Foucault mà theo ông là người đă nhắc nhở chúng ta đôi khi là [thiên nhiên] cũng hoạt động không cần con người “khi con người biến đi như một bóng cát bên bờ đại dương”[227] v́ coi con người chủ thể chỉ là một phát kiến lăng mạn mới đây cũng tàn tạ ngay thuở bắt đầu) do ảnh hưởng “lịch sử Hữu thể” của Heidegger giải thích tri thức/epistemes không trên cơ sở những hành vi của chủ thể, nhưng do những phương tiện của những t́nh cờ may rủi/Schickungen mà người ta không thể biết nguồn gốc, song có thể tái dựng những “tiên thiên lịch sử” qua lư luận diễn ngôn mà Foucault gọi là khảo cổ học/archéologie. Frank quan niệm chỉ có tự phản tư thông diễn học mới giải quyết được những nan đề khảo cổ học này: một hệ thống như ngôn ngữ hay luận lư chỉ có thể trong sáng nếu như những hành động ứng dụng cụ thể (diễn ngôn, mệnh đề) hoàn toàn được thực hiện với việc thực hành những mệnh lệnh của hệ thống, nghĩa là mỗi đề xuất của dấu hiệu hay của phát biểu phải là bằng cứ của một điển h́nh bất biến. Vả lại, ứng dụng những thành tố của ngôn ngữ là việc của lư giải cá thể, những hiệu ứng của ư nghĩa không bao giờ dự tưởng với đoan chắc tuyệt đối trên cấp hệ thống, không thể kiểm soát được về mặt hệ thống.

Vấn nạn thứ hai liên quan đến việc giải thích hiện tượng chủ thể tính, điều mà những nhà tân cấu trúc luận gọi là làm lệch tâm chủ thể. Frank cũng khởi sự từ nhắc đến phê phán của Heidegger với tư tưởng hiện đại đă ức chế tư tưởng Hữu thể v́ thiên về ảo tưởng “tự có quyền năng của chủ thể”  trong khi hiện thể/Dasein, tức con người là chỗ mà Hữu/Sein quan tâm đến, đ̣i hỏi mối tự quan hệ trong cách thế ông gọi là “thông diễn học”, có nghĩa là liên quan đến lư giải [trong cả ba từ ngữ Deutung, Interpretation, Auslegung], hiện thể nỗ lực có một lư giải về Hữu của nó và hữu như thể Hữu (το όν ή όν) v́ khi hỏi Hữu là ǵ? Có nghĩa là đi t́m cái ǵ là sự vật tức t́m hiểu về bản chất/quidditas.

Vấn nạn thứ ba nhằm vào nan đề của tân cấu trúc luận liên quan đến việc giải thích ư nghĩa và biểu hiện ư nghĩa, khi khảo sát việc phân tích ngôn ngữ trong định hướng về mặt thực dụng là nói đến triết học ngôn ngữ của tân cấu trúc luận. Martin Schwab trong giới thiệu thông diễn học của Frank nhận xét Frank thuộc vào thế hệ những triết gia thông diễn tập trung vào hai đóng góp đáng kể cho thông diễn học hiện đại ở chỗ đưa vào mô h́nh cấu trúc của ư nghĩa và vai tṛ chủ thể cá nhân không thể giản lược v́ chỉ ra tính duy nhất và đặc thù trong việc sản xuất tạo ra ư nghĩa. Cấu trúc luận không thừa nhận ư nghĩa tự trị và ưu thế trong khi Frank quan niệm dấu hiệu tuy cấu thành trong môi trường lịch sử, có hệ thống, không có hiện hữu cá thể và xác định độc lập với môi trường chung quanh, song thay v́ không cần đến ư nghĩa, cấu thành dấu hiệu trong hệ thống và ngữ cảnh đ̣i hỏi phải có ư nghĩa.  Trong khi cấu trúc luận quan niệm hoạt động có ư nghĩa không ǵ khác hơn là diễn động của những cấu trúc và ư nghĩa là mạng liên hệ trong cấu trúc, nếu điều đó thực th́ ngữ ư không thể khu biệt với ngữ thái, không thể là một phạm trù độc lập cũng như không thể là kết quả của hoạt động tạo ra ư nghĩa của người phát ngôn. Frank đứng về phía Schleiermacher phê b́nh cấu trúc luận giảm trừ ư nghĩa đă không nghĩ đến mạng quan hệ giữa những ngữ thái luôn luôn tạo ra như thể ngữ cảnh; cấu trúc thuyết thoại, tri thức khoa học sử, hệ thống thân thuộc, cấu trúc ngữ âm hay cú pháp chỉ đắc thủ qua xuất hiện như thể thuyết thoại, thần thoại, bộ lạc, ngôn ngữ, hay thể tri thức cụ thể. Cấu trúc và ngữ cảnh không thể hiện hữu rời nhau và tác động lẫn nhau, qua thông diễn học, cấu trúc cấu thành từ ư nghĩa v́ nó được xem như ư nghĩa thông qua ngữ cảnh.

Trong Bản văn vô tận [228] Frank đồng hoá bản văn với du hành v́ văn chương phản ảnh thân phận của nó trong khi không giới hạn ẩn dụ cuộc du hành của đời, giả định một khái niệm trừu tượng của “bản văn”: viết (das Schreiben) văn chương đúng ra là không định vị trong lư luận thể loại nữa.

--------------------

[224] M.Frank dẫn A. Sandor, Text und Werke: Forschungslage und Versuch eines literaturwissenschaftlichen Modells/Bản văn và tác phẩm: Nghiên cứu và khảo luậnvề một mô h́nh khoa học văn chương trong Deutsche Vierteljahrshefte 53 (1979) và W. Iser, Der Akt des Lesens. Theorie ästhetischer Wirkung/Hành động đọc. Lư luận hiệu ứng mỹ học (1976).

[225] M.Frank, Die Granzen der Beherrschbarkeit der Sprache in Text und Interpretation [xem chú thích 223] và Was ist Neostrulturalismus? 1984.

[226] M. Frank, Was ist Neostrukturalismus: Khởi đầu bài giảng 6, Frank dẫn tác phẩm nổi tiếng của J.-F. Lyotard La condition postmoderne/điều kiện hậu hiện đại là chứng cớ hiển nhiên về trường phái tân cấu trúc luận chủ trương vứt bỏ yêu cầu của siêu h́nh học về hệ thống và ngự trị và lẽ tất yếu tư duy những ‘hệ thống mở’ không cần thống nhất nội tại dựa trên cơ sở làm tan ră khả năng duy tŕ một siêu ngôn ngữ phổ cập.Khả năng này cho phép tư duy về “Tuyệt đối”  trong “tính cấu trúc của cấu trúc”, nghĩa là những hệ thống không có thống nhất nội tại và không có tâm điểm tuyệt đối là điều kiện không thể thoát khỏi của hiện thể/Dasein và hướng định chúng ta trong thế giới. Về cơ bản đó là quan niệm nền tảng của triết học sau Hegel, từ Schelling đến Heidegger, Sartre và Gadamer, có thể gọi đó là triết học về hữu hạn. Ông dẫn xác định của Heidegger trong Sein und Zeit: Seiend ist das Dasein geworfenes, nicht von ihm selbst in sein Da gebracht (Hiện hữu như thể bỏ rơi hiện thể, đem tới đó không theo ư nó) làm cơ sở đề cập đến điểm khởi hành của một bên là thông diễn học với Gadamer, sau Heidegger và một bên là tân cấu trúc luận.  Điểm chung đó là ư thức, hay lănh hội không phải là công tŕnh của ư thức hay lănh hội của chúng ta, mà là một cái ǵ đó xẩy ra hay đến với chúng ta. Cho nên Gadamer nói, quả thực lịch sử không thuộc về chúng ta, mà chúng ta thuộc về lịch sử. Theo Frank, trước đó Fichte hay Schleiermacher đă nói đến “một cảm giác phụ thuộc và có điều kiện”(Fichte) hay “cảm tưởng phụ thuộc tuyệt đối”(Schleiermacher) trong cuộc tranh biện về nguyên uỷ của ư thức. Điều đó chỉ muốn nói dẫn đến kinh nghiệm về tự thức không có nền tảng, ngay tân cấu trúc luận, như trong tác phẩm của Michel Foucault hay Louis Althusser cũng trở về kinh nghiệm này, chẳng hạn họ biến đổi dạng thức về cái nh́n được trồng, muốn diễn tả qua cái nh́n  mà chúng ta tiếp cận thế giới không phải chúng ta sáng tạo, mà đúng hơn là cái nh́n được trồng vào chúng ta. Đối với Foucault, một trật tự diễn ngôn  trồng vào trong chúng ta cái nh́n về thế giới: trường quan hệ đặc thị một h́nh thành diễn ngôn là cứ địa trong đó tượng trưng hoá và hiệu quả có thể được tri giác, định vị và xác định.

[227] M. Frank, Sdt: Foucault war es, der uns vor einiger Zeit daran erinnert hat, daß sie ebensogut ohne den Menschen funktionieren wird: “Wenn er verschwindet wie am Meeresufer ein Gesicht im Sand.”*

* Foucault, Les mots et les choses: [alors on peut bien parier] “que l’homme s’effacerait, comme à la limite de la mer un visage de sable”.    

[228] M. Frank, Der unendliche Text, theo bản dịch Anh ngữ của Michael Schwerin in trong Glyph 7 1980 trích từ Die unendlicheFahrt/cuộc du hành vô tận 1979.   

 

(c̣n nữa)

  

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2014