ĐẶNG PHÙNG QUÂN
HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG
TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
biên khảo triết học nhiều kỳ
kỳ 131
(tiếp theo)
Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, Kỳ 111, Kỳ 112, Kỳ 113, Kỳ 114, Kỳ 115, Kỳ 116, Kỳ 117, Kỳ 118, Kỳ 119, Kỳ 120, Kỳ 121, Kỳ 122, Kỳ 123, Kỳ 124, Kỳ 125, Kỳ 126, Kỳ 127, Kỳ 128, Kỳ 129, Kỳ 130, Kỳ 131,
Chương IV
Thiên địa thời : Chủ nghĩa (l)ý tưởng trong Hiện diện hiện tượng luận
Chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm
Trong Suy niệm kiểu Descartes, Suy niệm thứ Năm (5) : Khai mở khu vực hữu siêu nghiệm như liên chủ thể đơn tử luận/Enthüllung der transzendentalen Seinssphäre als monadologische Intersubjektivität là thiên Suy niệm dài nhất của tác phẩm, có 23 tiết (kể cả 2 tiết §§63-64 xem như kết luận), trình bày từ vấn đề kinh nghiệm tha nhân nhằm đối kháng với vấn nạn quy kết hiện tượng luận đưa đến một duy ngã luận siêu nghiệm/transzendentaler Solipsismus, qua nội dung tri kiện-hiện thể như một dữ kiện về tha nhân để lập thành lý luận kinh nghiệm về tha nhân/konstitutive Theorie der Fremderfahrung, vấn đề giảm trừ kinh nghiệm siêu nghiệm vào khu vực sở hữu/Eigenheitssphäre, ngã siêu nghiệm và sở hữu như thể khu vực của tính hiện thể và tiềm thể của dòng kinh nghiệm sống/Sphäre der Aktualitäten und Potentialitäten des Erlebnisstromes, ý hướng gián tiếp trong kinh nghiệm tha nhân như đồng hiện diện/Appräsentation, kinh nghiệm tha nhân trong ghép đôi/Paarung, lập thành cộng đồng những đơn tử/Vergemeinschaftung der Monaden, Tự nhiên liên chủ thể/intersugjektive Natur như hình thái đầu của tính khách quan/erste Form der Objektivität, lập thành những trình độ cao hơn của cộng đồng liên đơn tử/intermonadologischenGemeinschaft, song hành giữa giải thích nội tại của tâm linh với giải thích ngã luận siêu nghiệm/Parallelität interpsychischer und egologisch transzendentaler Auslegung, khu biệt hóa những vấn đề trong phân giải ý hướng của những cộng đồng liên chủ thể/Problemgliederung der intentionalen Analytik der höherer intersubjektiven Gemeinschaft, cái Tôi và thế giới xung quanh/Umwelt, giải thích hữu thể luận và vị thế trong tổng thể của hiện tượng luận cấu thành siêu nghiệm/im Ganzen der konstitutiven transzendentalen Phänomenologie, những kết quả về mặt siêu hình học của giải thích kinh nghiệm tha nhân, để tới chung cục là nhiệm vụ phê bình kinh nghiệm và nhận thức siêu nghiệm/Aufgabe einer Kritik der transzendentalen Erfahrung und Erkenntnis.
Trong Suy niệm 5 liệt cử ở trên, những vấn đề Husserl luận đến trong những tiết từ § 42 đến §62 và chung cục, nhằm chỉ ra chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm là hiện tượng luận siêu nghiệm, đó là lý do hiện tượng luận của Husserl, khu biệt với hiện tượng luận của những người sau, kể cả những học trò thân cận như Scheler, Heidegger v.v..., và những tác phẩm đã xuất bản hay còn trong dạng bản thảo, sau Những Suy niệm, mặc nhiên Husserl ít nhắc tới từ ngữ "chủ nghĩa (l)ý tưởng siêu nghiệm", song lại nhấn mạnh đến "hiện tượng luận siêu nghiệm" - điều đó không có nghĩa là ông từ bỏ chủ nghĩa (l)ý tưởng mà chỉ có ý nghĩa là không muốn luẩn quẩn tới vòng song/đối duy tâm/duy thực, duy tâm/duy vật thường tranh cãi trong lịch sử triết học từ trước đến nay.
Về vấn đề tha nhân và vấn đề liên chủ thể là những song/đối quan trọng trong quan niệm và mục tiêu của nhiều xu hướng triết học khác nhau thời hiện đại (hiểu theo nghĩa từ Husserl đến những triết gia vào đầu thế kỷ 21 này),
tiết § 42 vấn nạn kinh nghiệm tha nhân được hiểu như sau : để có một khái yếu trong ý hướng minh nhiên và ẩn tàng nhằm chỉ ra và chứng thực tha ngã/alter ego trong lĩnh vực ngã siêu nghiệm của chúng ta, để khám phá trong những ý hướng, tổng hợp, động lực nào ý nghĩa tha ngã được hình thành, và kinh nghiệm hài hỏa về tha nhân được chứng thực hiện hữu ngay tự chính nó, theo Husserl là những sự kiện thuộc về sở địa hiện tượng luận;
do đó, trong tiết § 43, xác định : trước tiên tôi có tha nhân mà qua kinh nghiệm cho tôi trong nội dung tri kiện-hiện thể, thuần túy như tương ứng với cogito/tôi nghĩ chứng tỏ nhiệm vụ của hiện tượng luận muôn màu muôn vẻ; một mặt là kinh nghiệm tha nhân hiện hữu. mặt khác là những đối tượng trong thế giới/Weltobjekte, song cũng là những chủ thể trong thế giới này/Subjekte für diese Welt. Có thể hình dung những đối tượng văn hóa chẳng hạn, như sách vở, dụng cụ, công việc v.v... đồng thời mang theo chúng ý nghĩa đươc kinh nghiệm (ở/tại-) đó -cho- mọi-người/Für-jedermann-da (nghĩa là, muốn nói cho mọi người trong cộng đồng văn hóa tương ứng, ví dụ như cộng đồng văn hóa Âu châu, v.v...);
nói đến hiện tượng luận là phải nói đến giảm trừ hiện tượng luận, cho nên sang tiết § 44 giới hạn bản ngã trong ý hướng hiện thể và tiềm thể cấu thành một khu vực sở hữu là nói đến giảm trừ này vào khu vực siêu nghiệm sở hữu đặc thù của tôi, hay trong chính Tôi cụ thể siêu nghiệm, không lý đến mọi sự mà cấu thành siêu nghiệm cho tôi như tha thể, có một ý nghĩa. Đó là, một cấu trúc chủ yếu là một phần của cấu thành toàn bộ trong đó ngã siêu nghiệm, khi cấu thành một thế giới khách quan, có đời sống riêng; điều đó cũng muốn nói đến tôi như thể bản ngã, hữu cụ thể của tôi là một đơn tử, trong sở hữu riêng biệt trong chính tôi và cho tôi.
Vấn đề đặt ra là, làm thế nào bản ngã của tôi, trong sở hữu đặc thù của nó có thể cấu thành trong việc "kinh nghiệm về tha thể", nói rõ ra là một cái gì trong ý nghĩa không kể đến việc tạo ra cái chính Tôi, mà nói đến cái tương tự như chính cái Tôi ? Hói như vậy có nghĩa là nói đến một thế giới khách quan trong ý nghĩa toàn diện.
Trong tiết luận về giảm trừ hiện tượng luận này, cái Tôi như thể bản ngã trong thái độ siêu nghiệm, trước hết giới hạn cái gì thuộc sở hữu của tôi, trong chân trời kinh nghiệm siêu nghiệm của tôi : trước hết nói đến nó là không-xa lạ/Nicht-Fremdes, khởi từ giải tỏa chân trời này khỏi những gì xa lạ; có thể kể từ loại bỏ những gì xa lạ-về tinh thần/Fremdgeistigen, hơn nữa tính cách của "thuộc về thế giới xung quanh" không có nghĩa là chỉ cho những người khác ở thời đặc biệt trong kinh nghiệm thực tại, mà là cho mọi người, tính cách ở đó và thân cận với mọi người, có thể là "vấn đề" hay "không là vấn đề" với mỗi người trong cuộc sống và tranh đấu, tính cách của mọi đối tượng thuộc về thế giới hiện tượng và tính cách liên quan đến tha tính/Fremdheit, không thể bỏ qua, song có thể loại ra về mặt trừu tượng. Tuy nhiên, khi trừu tượng như thế, chúng ta vẫn giữ lại một tầng thống nhất kết hợp của thế giới hiện tượng, tầng hiện tượng là giao hỗ của kinh nghiệm thế giới liên tục, hài hoà; mặc dầu trừu tượng, chúng ta có thể vẫn tiến hành liên tục trong trực quan kinh nghiệm, trong khi vẫn ở trong tầng nói trên. Hơn nữa, tầng thống nhất này đặc biệt vì chủ yếu là tầng nền tảng, nghĩa là : hiển nhiên tôi không thể có "xa lạ/tha" như thể kinh nghiệm, cũng không thể có ý nghĩa thế giới khách quan như ý nghĩa kinh nghiệm, không có tầng này trong kinh nghiệm thực, do đó đảo ngược không ở trong trường hợp này.[116]
----------------------------------
[116] Husserl, Cartesianische Meditationen, V Meditation : Enthül der transzenlen Seinssphäre als onadologische Intersubjektivität :
§ 42. Exposition des Problems der Fremderfahrung n Gegenstellung gegen de Einwand des Solipsismus/trình bày vấn đề kinh nghiệm tha nhân trong vị thế đối kháng với bác thuyết duy ngã luận :
Wir müssen uns doch Einblick verschaffen in die explizite und implizite Intentionalität, in der sich auf dem Boden unseres transzendentalen Ego das alter ego bekundet und bewährt, wie, in welchen Intentionalitäten, in welchen Synthesen, in welchen Motivationen der Sinn anderes Ego sich in mir gestaltet und unter den Titeln einstimmiger Fremderfahrung sich als seiend, und in seiner Weise sogar als selbstda sich bewährt. Diese Erfahrungen und Leistungen sind ja transzendentale Tatsachen meiner phänomenologischen Sphäre.
§ 43. Die noematisch-ontische Gegebenheitsweise des Anderen als transzendentaler Leitfaden für die konstitutive Theorie der Fremderfahrung/cách thai tri kiện-hiện thể như một dữ kiện về tha nhân đề lập thành lý luận kinh nghiệm về tha nhân :
Zunächst habe ich an dem erfahrenen Anderen, so wie er sich mir geradehin und in Vertiefung in seinen noematisch-ontischen Gehalt gibt (rein als Korrelat meines cogito...), den transzendentalen Leitfaden.In der Merkwürdigkeit und Vielfaltigkeit dieses Gehaltes zeigt sich schon die Vieseitigkeit und Schwierigkeit der phänomenologischen Aufgabe an. Z. B. die Anderen erfahre Ich, und als wirklich seinde, in wandelbaren, einstimmigen Erfahrungsmannigfaltigkeiten, und zwar einerseits als Weltobjekte, nicht als bloße Naturdinge. .. Anderseits erfahre Ich sie zugleich als Subjekte für diese Welt.
... so alle Kultureobjekte (Bücher, Werkzeuge und Werke irgendweicher Art usw.), die dabei aber zugleich den Erfahrungssinn des Für-jedermann-da mit sich führen (scilicet für jedermann der entsprechenden Kulturgemeinschaft, wie der europäischen, etc.)
§ 44. Reduktion der transzendentalen Erfahrung auf die Eigenheitssphäre/giảm trừ kinh nghiệm siêu nghiệm đến khu vực sở hữu :
Die Reduktion auf meine transzendentale Eigensphäre oder mein transzetales konkretes Ich-selbst durch Abstraktion von allem, was mir transzendentale Konstitution als Fremdes ergibt, hat hier einen ungewöhnlichen Sinn., ..Vielmehr handelt es sich um eine wesensmäßige Struktur der universalen Konstitution, in der transzendentale Ego als eine objektive Welt konstituierendes dahinlebt.
Das mir als Ego spezifisch Eigene, mein konkretes Sein als Monade rein in mir selbst und für mich selbst in abgeschlossener Eigenheit.
... die Frage gestellt werden, wie mein Ego innerhalb seiner Eigenheit unter dem Titel "Fremdefahrung " eben Fremdes konstituieren kann - also mit einem Sinne, der das Konstituierte von dem konkreten Bestande des sinnkontituerenden konkreten Ich-selbst ausschließt, irgendwilein Analogon. [Zunät betrifft das irgendweiche alter ego's, dann aber alles,] was von diesen Sinnbestimmungen gewinnt, kurzum eine objektive Welt in der eigentlichen und vollen Bedeutung.
... Als transzendental Eingestellter versuche Ich zunächst innerhalb meines transzendentalen Erfahrungshorizontes das Mir-Eigene zu umgrenzen. Es ist, sage Ich mir zunächst, Nicht-Fremdes. Ich beginne damit, diesen Erfahrunshorizont von allem Fremden überhaupt abstraktiv zu befreien....
Wir können dafür auch sagen, wir abstrahieren von allem Fremdgeistigen als dem,was am hier fraglichen Fremden seinen spezifischen Sinn ermöglicht. Auch der Charakter der Umweltlichkeit für jedermann, das Für-jedermann-da- und -zugänglich-Sein, Jedermann-in-Leben-und-Streben-etwas-angehen-oder-nicht-angehen-Köne, der allen Objekten der phänomenlenWelt und ihre Fremdheit ausmacht, ist nicht zu übersehen und ist abstraktiv auszuschließen.
... In der Abstraktion verbleibt uns eine einheitlich zusammenhängende Schicht des Phänomens Welt, des transzendentalen Korrelats der kontinuierlich einstimmig fortgehenden Welterfahrung. Wir können trotz unserer Abstraktion kontinuierlich in der erfahrenden Anschauung fortgehen, ausschließlich in dieser Schlicht verbleibend. Diese einheitliche Schicht ist ferner dadurch ausgezeichnet, daß sie die wesensmäßig fundierende ist, d. h. Ich kann offenbar nicht das Fremde als Erfahrung haben, also nicht den Sinn objektive Welt als Erfahrungssinn haben, ohne jene Schicht in wirklicher Erfahrung zu haben, während nicht das Umgekehrte der Fall ist.
(c̣n tiếp)
Đặng
Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2017