ĐẶNG PHÙNG QUÂN

HUSSERL VÀ CHỦ NGHĨA (L)Ư TƯỞNG

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

biên khảo triết học nhiều kỳ

kỳ 74

(tiếp theo)

 

Kỳ 1, Kỳ 2 , Kỳ 3 , Kỳ 4 , Kỳ 5 , Kỳ 6 , Kỳ 7 , Kỳ 8 , Kỳ 9 , Kỳ 10 , Kỳ 11 , Kỳ 12 , Kỳ 13 , Kỳ 14 , Kỳ 15 , Kỳ 16 , Kỳ 17 , Kỳ 18 , Kỳ 19 , Kỳ 20 , Kỳ 21 , Kỳ 22 , Kỳ 23 , Kỳ 24 , Kỳ 25 , Kỳ 26 , Kỳ 27 , Kỳ 28 , Kỳ 29 , Kỳ 30 , Kỳ 31 , Kỳ 32 , Kỳ 33 , Kỳ 34 , Kỳ 35 , Kỳ 36 , Kỳ 37 , Kỳ 38 , Kỳ 39 , Kỳ 40 , Kỳ 41 , Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45,  Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70,Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74,

 

Chương III

Luận lư học thuần túy hay hiện tượng luận siêu nghiệm

 

 

Nghiên cứu luận lý như khởi sự một đấu trường

 

Khi phê bình tác phẩm Những bài giảng về đại số học của luận lý, Husserl còn trở lại với vấn đề "đại số học luận lý" của Schröder qua một bài viết khác nhan đề Phép tính về kết quả và luận lý học nội dung trên Quí san triết lý khoa học cũng vào năm 1891. Khi áp dụng phép tính đồng nhất vào những nội dung của khái niệm, Schröder phân biệt "nội dung hữu hiệu" của một khái niệm với nội dung "lý tưởng" của nó; nội dung lý tưởng thì chứa đựng toàn thể những dấu hiệu có giá trị của đối tượng nội dung, chẳng hạn nội dung lý tưởng của khái niệm "vàng" bao gồm toản thể những dấu hiệu đặc biệt có thể tiêu biểu cho cái thực sự là "vàng". Như vậy, những nội dung lý tưởng nhìn nhận một so sánh với những phức số và như vậy không có gì chứng tỏ đối lập với giải thuyết toán thuật học bằng phép tính đồng nhất. Chắn hẳn Schröder muốn chứng tỏ là một luận lý những nội dung lý tưởng hạn chế trong một cái vòng : chủ yếu của luận chứng này là một luận lý như vậy không thể khả hữu, chính vì Schröder đã gán cho nó lẽ tất yếu là khai triển trên những nội dung lý tưởng đã cho một cách hữu hiệu, tuy nhiên trong khi giữa vô số những dấu hiệu đặc biệt của đối tượng khái niệm, chỉ có một số cực nhỏ có thể cho chúng ta mà thôi. Theo Husserl, luận chứng này hoàn toàn sai, và điều chỉ ra là ở điểm nào không thể thiết lập ưu tiên độc quyền cho luận lý trương độ và loại bỏ tiên thiên luận lý nội dung, chính sự việc có thể chứng tỏ tức thời là luận lý những nội dung lý tưởng cũng có thể tạo ra điều y hệt như luận lý trương độ, có thể giải đáp những vấn đề với cùng những quy tắc, công thức và phép tính như nhau.[16]

Ông trở lại vấn đề này trong tranh luận với Vogt nhân bàn về bài viết về "Luận lý học là gì ?" của ông này trên Quí san triết học nói trên số XVI. Ông xác định Vogt đã thu nhận những ý niệm và quan điểm của ông về những cơ sở luận lý của phép tính  và  ... hoàn toàn mới,và dùng làm nền tảng cho trình bày"luận lý học sơ cấp" của Vogt - trong đó quả thực cũng không có gì khác ngoài việc lập thành trực tiếp phép tính cho những hình thái phán đoán của luận lý học nội dung..[17]

Trong bài điểm sách "Tranh luận giữa những nhà duy tâm lý học và những nhà hình thái học trong luận lý học hiện đại", 1902 của Melchior Palágyi xuất bản hai năm sau bộ Nghiên cứu luận lý, cho nên Husserl nhận xét, quả thực "tác giả không khảo sát tranh luận của những nhà duy tâm lý học với những nhà hình thái học nói chung như nhan đề sách, mà chỉ khảo về tranh luận của tôi  [Husserl] với những nhà duy tâm lý học trong bộ Nghiên cứu luận lý đã xuất bản từ năm 1900.". Palágyi không nêu tên bất cứ nhà hình thái học nào khác ngoài Husserl, có thể xem như phương trình: những nhà hình thái học hiện đại = Husserl;  Palágyi có một phương pháp của riêng ông, chỉ đọc thoáng nhanh vài chương hay vài đoạn trong quyển I bộ Nghiên cứu luận lý, phần còn lại đối với ông như không hiện hữu; dầu quyển II đã xuất bản chín tháng trước quyển sách của ông, và quyển II này bàn hầu như về mọi vấn đề nói đến ở đây.

Những điều Huserl chỉ ra trong việc Palágyi hoàn toàn không nói đến bất kỳ những lý luận nào của ông, có thể xem như trình bày những nét chính trong bộ Nghiên cứu luận lý, cũng như cơ bản của hiện tượng luận, như: "khu biệt quyết định để hiểu ý nghĩa những lý luận của ông", "khu biệt giữa luận lý học trong ý nghĩa khá rộng của một bộ môn thực tiễn với "luận lý học thuần túy" như thể hệ thống lý luận của những chân lý thuần túy hình thức (phạm trù)"; luận lý "thuần túy" hay "hình thái" đối với Husserl "chỉ là một tựa đề dẫn nhập để hiểu những truyền thống và xu hướng lịch sử, gắn liền với một loại mệnh đề gọi là luận lý thuộc một bộ môn tiên thiên, độc lập với tâm lý học, đương nhiên cũng bao hàm mở rộng toán học hình thức và sau cùng đồng nhất với toán học phổ quát/mathesis universalis trong ý nghĩa Leibniz đã đề ra"; "phân biệt giữa kỹ thuật của những lý thuyết luận lý-hình thức, phải gửi trở về nhà toán học, với khu vực của những vấn đề thuần triết học, nghĩa là minh giải, trong một lý luận nhận thức, những khái niệm cơ bản và những mệnh đề cơ bản thuần luận lý qua những phân tích quảng bác của tâm lý học miêu tả, (tức hiện tượng luận), trước hết là hiện tượng luận miêu tả về những sinh động của tư tưởng trên một phạm vi trước đây chưa đạt tới".[18]  

Trong Kiểm điểm những tác phẩm tiếng Đức về luận lý học trong những năm 1895-1899, Husserl đã viết hai bài trên Văn khố cho triết học có hệ thống, tập 9 năm 1903 để thảo luận "Những vấn đề nền tảng về luận lý học" xuất bản  năm 1895 của Julius Bergmann, tác phẩm mà ông đánh giá là có "những ý tưởng sâu sắc và phong phú", "vững vàng và nghiêm cách trong vận động khoa học, chăm chú nghiêm túc trong khai triển những khái niệm, những vấn đề và những lý luận chủ yếu, một khiên liên có phê phán với những khuynh hướng quí giá của luận lý học cổ điển, với một sức độc đáo lớn lao trong lý giải  và trong tái tổ chức của tác giả", "tác giả cũng trung thành, có thể xem như một giá trị không phải là nhỏ, với ý niệm về một luận lý học thuần túy như thể bộ môn khoa học tiên thiên", tuy nhiên Husserl phê phán Bergmann đã "không đặt để đúng chỗ cho loại nền tảng tâm lý học quả thực cần thiết để làm sáng tỏ ý nghĩa của những khái niệm và những quy luật thuần túy luận lý", ý Husserl muốn nói đến "những phân tích thuần túy miêu tả những sinh động của tư tưởng mà chúng ta chỉ ra như đã có trước mọi tâm lý họ thường nghiệm giải thích, khởi sinh, đúng ra là như những phân tích hiện tượng luận".[19]

Trong thảo luận với tác giả "Những vấn đề nền tảng về luận lý học", ông cũng đưa ra một vài phản tư về "nội dung của một biểu hiện" có thể lý giải qua nhiều khái niệm quan trọng khác nhau, ...nhưng đứng trên quan điểm luận lý, nội dung có thể chỉ thị nhiều sự vật là 1) đối tượng của biểu hiện; 2) ý nghĩa của biểu hiện, chẳng hạn chỉ thị ý nghĩa đồng nhất của diễn ngữ duy danh; cùng một đối tượng có thể xét nhờ vào những chỉ thị ý nghĩa khác nhau, song từ ngữ dùng cho "ý nghĩa" hay "chỉ thị ý nghĩa" không là "nội dung" của biểu hiện, mà chính là "biểu hiện"; 3) nội dung đối lập với hình thức phạm trù. Nội dung là toàn bộ những biểu hiện thành phần dẫn đến diễn tả trực tiếp chính đối tượng/Gegenstand hoặc những thành phần/Objekte, những đặc trưng, những hình thức phức tạp liên quan tới nó. Như vậy, trong hai biểu hiện khác nhau về mặt ý nghĩa, ông đưa ra ví dụ như "Socrate, người thầy của Platon" và "người thầy của Platon hay Socrate", nội dung, trong ý nghĩa thực tế, cũng vẫn vậy, nghĩa là toàn bộ những biểu hiện (chỉ thị ý nghĩa) Socrate, Platon, người thầy; khác biệt ở trong "hình thái luận lý; 4) Nếu như, để nói về "nội dung" của biểu hiện, căn cứ trên nội dung của đối tượng, người ta có thể nhắm vào tổng thể những thành phần và thời khoảng của đối tượng trong biểu hiện (chỉ thị ý nghĩa) diễn ngữ minh thị hay ám tàng của chúng.[20]

Khi đưa ra những "phản tư" dẫn trên, thực sự Husserl đã chuyển lại những ý tưởng trong bộ Nghiên cứu luận lý để thảo luận về một tác phẩm luận lý xuất bản hơn 5 năm về trước, đứng trên quan điểm hiện tượng luận. Vị thế của ông vào lúc này không giống như trong tranh luận với Vogt bảy, tám năm về trước, và khẳng định rõ rệt trong bài kiểm điểm "Tương quan luận lý học với tâm lý học" của Theodor Elsenhans như "sự minh giải này đòi hỏi một hiện tượng luận về nhận thức" trong bài viết thứ ba trên Văn khố cho triết học có hệ thống năm 1903.                        

     

 

-----------------

[17] Husserl, Articles sur la logique :  Le calcul de la conséquence et la logique du contenu (Vierteljahrsschrift für wisschaftliche Philosophie, 15 , 1891) :

[Schröder] distingue en effet le "contenu effectif" (factischen) d'un concept de son contenu "idéal". Celui-ci embrasse la totalité des marques distinctives valables qui reviennent à un objet du concept en tant que tel; ainsi par exemple le contenu idéal du concept d'or embrasse la totalité des marques distinctives qui peuvent être énoncées d'une manière valabre de l'or en tant que tel. On voit aussitôt que les contenus idéaux admettent à leur tour une comparaison à la manière des multiplicités et qu'ainsi rien ne semble s'opposer à leur traitement algorithmique par le calcul identique.

Schröder a sans doute cherché à prouver qu'une "logique des contenus idéaux" renferme un cercle ...    l'essentiel de l'argumentation de Schröder consiste en ceci qu'il tient pour impossible une telle logique, parce qu'il lui attribue à tort la nécessité d'opérer sur des contenus idéaux effectivement (wirklich) donnés, alors que pourtant, parmi l'infinité des marques distinctives d'un objet de concept, il n'y en a qu'un nombre extrêmement petit qui peut nous être donné d'une manière propre. Cette argumentation est entièrement fausse; et ce qui montre à quel point elle est incapable d'établir un privilège exclusif de la logique de l'extension et un rejet a priori de la logique du contenu, c'est le fait, qui peut être immédiatement prouvé, que cette logique des contenus idéaux est capable elle aussi de faire exactement la même chose que ce que fait une logique de l'extension; que tous les problèmes que résout la première, l'autre est elle aussi en état de les résoudre, et même, cela, avec exactement les mêmes règles, les mêmes formules et les mêmes calculs.                 

[18] Husserl, Sdt : la "Logique élémentaire" de A. Vogt et mes exposés sur la logique du calcul logique (Vierteljahrsschrift für wissenschaftiche Philosophie 17 (1893) :

J'ai dit que M. Vogt avait simplement accepté mes idées et mes prises de position qui concernent les fondements logiques du calcul et qui ... sont entièrement nouvelles; et qu'il en avait fait la base de son exposé de "logique élémentaire" - dans lequel en effet il ne s'agit aussi de rien d'autre que d'établir directement le calcul pour les formes du jugement de la logique du contenu.

[19] Husserl, Sdt: Recension du livre de Melchior Palágyi: Le conflit des psychologistes et des formalistes dans la logique moderne (Zeitschrift für Psychologie und Physiologie der Sinnesorgane 31 (1903) :

"il ne traite pas à proprement parler du conflit des psychologistes et des formalistes en général, mais seulement de mon conflit avec les psychologistes dans les Recherches logiques parues depuis 1900".

[Il passe sous silence] "la distinction qui est décisive pour comprendre simplement le sens de mes théories et qui se trouve établie d'une manière détaillée : celle que je fais entre la logique dans le sens très large d'une discipline pratique et la  'logique pure" en tant que système théorique des vérités purement formelles (catégoriales)"; "la logique "pure" ou "formelle" n'est pour moi qu'un titre introduit pour comprendre des traditions et des tendances historiques, rattaché à une certaine classe de propositions dites logiques..., dont je cherche à montrer ici: c'est qu'elles appartiennent à une discipline propre a priori, indépendante de toute psychologie, qui comprend naturellement aussi en s'élargissant la mathématique formelle... et qui finalement est identique à la mathesis universalis dans le sens généralisé formulé par Leibniz"; "je distingue entre la simple technique des théories logico-formelles, qui doit être renvoyée aux mathématiciens, et la sphère des problèmes proprement philosophiques, c'est-à-dire de l'élucidation, dans une théorie de la connaissance, des concepts fondamentaux et des propositions fondamentales purement logiques, par de vastes analyses de psychologie descriptive (de "phénoménologie")"; surtout à la phénoménologie descriptive des vécus de pensée sur une étendue telle que cela n'était guère arrivé auparavant".    

[20] Husserl, Sdt: Compte rendu des ouvrages allemands de logique des années 1895-1899, premier article par Edmund Husserl (Archiv für sytematische Philosophie, vol. 9, 1903): Jul. Bergmann, Les problèmes fondamentaux de la logique. Seconde édition, complètement remaniée, 1895 :

[Parmi les œuvres parues pendant les années sur lesquelles porte ce compte rendu], "cet ouvrage profond et riche en idées "; [dans ce nouvel ouvrage se retrouvent tous les mérites des précédents]: "le sérieux et la rigueur dans  la démarche scientifịque, un soin sévère dans l'élaboration des concepts, des problèmes et des théories essentiels, un attachement critique à de précieuses tendances de l'ancienne logique, avec une grande originalité dans son interprétation et dans sa réorganisation"; "Il reste fidèle, et nous estimons cela comme un mérite qui n'est pas mince, à l'idée d'une logique pure en tant que discipline a priori."

.....

"Il est vrai qu'il ne fait pas assez de place au genre de fondation psychologique qui est en fait indispensable pour élucider le sens des concepts et des lois purement logiques, je veux parler des analyses purement descriptives des vécus de pensée que nous désignons comme se situant avant toute psychologie empirique explicative, génétique, mieux, comme des analyses phénoménologiques".

[21] Husserl, Sdt: En ce qui concerne d'abord l'expression "contenu d'une représentation", elle peut être interprétée par différents concepts importants... mais, du point de vue logique, contenu peut signifier plusieurs choses : 1) l'objet de la représentation; 2) le sens de la représentation, par exemple la signification identique de l'expression nominale. Le même objet peut être visé au moyen de significations différentes. Mais le terme employé usuellement pour ce "sens" ou cette "signification", ce n'est pas "contenu" de la représentation, mais normalement "représentation" elle-même; 3) contenu par opposition à forme catégoriale. Le contenu est l'ensemble des représentations partielles (significations partielles) qui conduisent à exprimer directement ou bien l'objet (Gegenstand) lui-même, ou bien des éléments (Objekte), des marques distinctives, des formes complexes qui s'y rapportent. Ainsi, dans les deux représentations différentes quant au sens: "Socrate, le maître de Platon" et "le maître de Platon ou de Socrate", le contenu serait, dans le sens actuel, le même, à savoir l'ensemble des représentations (significations) Socrate, Platon, maître; la différence se trouve dans la "forme" logique; 4) Si, pour parler du "contenu" de la représentation, on se fonde sur le contenu de l'objet, on peut viser l'ensemble global des parties et des moments de l'objet, qui se trouvent dans la représentation (signification) leur expression explicite ou implicite.

(c̣n tiếp)                                                                                           

Đặng Phùng Quân
 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2016